Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 3 months ago #63165


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 30 Tháng 11:
THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ

1130_StAndrew.jpg


Cũng như anh trai mình là thánh Simon Phêrô, thánh Anrê làm nghề đánh cá. Ngài là môn đệ của thánh Gioan tẩy giả. Tuy nhiên, khi Gioan giơ tay chỉ về phía Đức Chúa Giêsu và nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa,” Anrê đã lập tức rời bỏ Gioan tẩy giả mà đi theo Thầy Chí Thánh. Chúa Giêsu biết Anrê đang bước theo mình thì quay lại hỏi: “Anh tìm gì thế?” Anrê trả lời rằng mình muốn biết nơi ở của Đức Chúa Giêsu. Và Đức Chúa Giêsu trả lời: “Hãy đến và xem!” Anrê đã lưu lại với Chúa Giêsu một thời gian khi ngài nhận ra đây đích thực là Đấng Mêsia (x. Ga 1,35-39). Từ lúc ấy, Anrê quyết định bước theo Chúa Giêsu. Và ngài đã trở thành môn đệ đầu tiên của Đức Chúa Giêsu.

Sau đó, thánh Anrê đem anh mình là Simon (thánh Phêrô) đến với Chúa Giêsu. Đức Chúa Giêsu cũng nhận Simon làm môn đệ của Người. Đầu tiên, hai anh em vẫn tiếp tục nghề đánh cá và phụ giúp gia đình. Sau đó, Chúa Giêsu mời gọi họ bỏ luôn lối sống cũ để trở nên môn đệ “toàn phần” của Người. Chúa Giêsu hứa làm cho họ trở thành những ngư phủ đi lưới người ta, và lần này hai anh em đã bỏ chài lưới của mình luôn. Người ta tin rằng sau khi Đức Chúa Giêsu lên trời, thánh Anrê đã đến rao giảng Tin mừng tại Hy Lạp. Người ta cũng nói rằng thánh nhân đã bị giết chết trên một cây thập giá hình chữ X, chỉ bị trói chặt chứ không bị đóng đinh. Anrê sống hai ngày trong tình trạng đau khổ như thế. Thánh nhân vẫn tìm được đủ nghị lực để rao giảng cho những người đến tập trung quanh vị tông đồ dấu yêu của họ.

Hai quốc gia đã chọn thánh Anrê tông đồ làm thánh bổn mạng, đó là nước Nga Sô và xứ Scốtlen.

Khi thánh Anrê tông đồ trông thấy cây thập giá mà ngài sắp phải chịu chết trên ấy, thánh nhân đã kêu lên: “Ôi thập giá tốt lành! Thập giá đã trở nên xinh đẹp nhờ Thân Xác Chúa Kitô!” Chúng ta hãy cầu xin thánh Anrê giúp chúng ta biết nhận ra thập giá riêng của mỗi người chúng ta. Thánh nhân sẽ củng cố nghị lực cho chúng ta để chấp nhận thập giá ấy cách quảng đại.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 4 months ago #63164


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 29 Tháng 11:
THÁNH GIOAN Ở MONTECORVINO (1247-1328)

1129_StJohnMontecorvino.jpg


Vào lúc Giáo Hội dính líu vào những cuộc xung đột giữa các quốc gia ở Âu Châu, thì đó cũng là lúc Giáo Hội đến với Á Châu để loan truyền Tin Mừng của Ðức Kitô cho người Mông Cổ. Thánh Gioan ở Monte Corvino đến Trung Cộng vào khoảng thời gian khi Marco Polo chuẩn bị rời khỏi đây.

Trước khi là một tu sĩ, Thánh Gioan đã từng là một quân nhân, một quan tòa và một bác sĩ. Vào năm 1278, trước khi đến Tabriz, Persio (ngày nay là Iran), ngài đã nổi tiếng về rao giảng và giáo dục. Năm 1291, ngài là đại diện cho Ðức Giáo Hoàng Nicholas IV để đến Mông Cổ bệ kiến vua Kublai Khan. Trong chuyến đi ấy, cùng đi với ngài còn có một thương gia người Ý và một linh mục Ðaminh. Khi phái đoàn đến được phía tây Ấn Ðộ thì vị linh mục Ða Minh từ trần. Còn lại Cha Gioan và người thương gia Ý, họ đến Trung Cộng vào năm 1291 thì vừa lúc ấy Kublai Khan từ trần.

Các Kitô Hữu theo phái Nestoria, là con cháu của những người bất đồng quan điểm với Công Ðồng Ephêsô, đã từng cư ngụ ở Trung Cộng từ thế kỷ thứ bảy. Cha Gioan đã giúp họ trở lại với Giáo Hội, cũng như giúp một số người Trung Hoa ở đây đón nhận đức tin Kitô Giáo, kể cả Thái Tử George của tỉnh Tenduk, nằm về phía tây bắc của Bắc Kinh. Sau này, Thái Tử George đặt tên cho con trai của ông theo tên vị linh mục thánh thiện này.

Cha Gioan thành lập trụ sở truyền giáo ở Khanbalik (bây giờ là Bắc Kinh), là nơi ngài xây cất hai nhà thờ; đó là những nhà thờ truyền giáo đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo ở Trung Cộng. Vào năm 1304, ngài chuyển dịch Thánh Vịnh và Kinh Thánh Tân Ước sang tiếng Tatar.

Ðể đáp ứng với thỉnh cầu của Cha Gioan, vào năm 1307, Ðức Giáo Hoàng Clement V đã đặt ngài làm Tổng Giám Mục của Khanbalik, và bài sai bảy giám mục Âu Châu đến trông coi các giáo phận lân cận. Một trong bảy vị này chưa bao giờ rời khỏi Âu Châu. Ba vị khác từ trần trên đường đến Trung Cộng; ba vị giám mục còn lại và các tu sĩ khác đến Trung Cộng vào năm 1308.

Khi Cha Gioan từ trần năm 1328, ngài được người Kitô Hữu cũng như người không có đạo vô cùng thương tiếc. Sau đó không lâu, ngôi mộ của ngài trở thành nơi hành hương. Vào năm 1368, Kitô Giáo bị cấm ở Trung Cộng khi người Mông Cổ bị trục xuất và triều đại nhà Minh bắt đầu.

Lời Bàn: Khi Thánh Gioan đến Trung Cộng, ngài tượng trưng cho niềm khao khát của Giáo Hội muốn loan truyền Tin Mừng đến một nền văn hóa mới và sẽ được phong phú bởi nền văn hóa ấy. Các chuyến tông du của Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II cho thấy tính cách hoàn vũ của Tin Mừng, và nhu cầu cần phải tiếp tục các công cuộc đầy thử thách để Tin Mừng bén rễ vào các nền văn hóa khác biệt.

Lời Trích: Năm 1975, Ðức Giáo Hoàng Phao-lô VI viết, "Qua sức mạnh thần thánh của Tin Mừng mà Giáo Hội rao giảng, hoạt động truyền giáo là để tìm cách thay đổi lương tâm con người về phương diện cá nhân cũng như tập thể, thay đổi các sinh hoạt họ tham dự, và đời sống cũng như môi trường cụ thể của họ" (Truyền Giáo trong Thế Giới Ngày Nay, #1)


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 4 months ago #63161


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 28 Tháng 11:
THÁNH JAMES Ở MARCHE (1394-1476)

1128_StJamesMarches.jpg


Thánh James sinh ở Marche thuộc tỉnh Ancona miền trung nước Ý, dọc theo bờ biển Adriatic. Sau khi lấy tiến sĩ giáo luật và dân luật tại Ðại Học Perugia, ngài gia nhập dòng Phanxicô và bắt đầu một cuộc sống thật khắc khổ. Ngài ăn chay chín tháng trong một năm, và mỗi đêm chỉ ngủ có ba tiếng. Ngài hãm mình đến độ Thánh Bernardine ở Siena phải bảo ngài giảm bớt lại.

Thánh James học thần học với Thánh John ở Capistrano. Ðược thụ phong linh mục năm 1420, Thánh James bắt đầu cuộc đời rao giảng và bởi đó ngài đã đi khắp nước Ý cũng như đến 13 quốc gia thuộc Trung và Ðông Âu Châu. Sự hăng say của ngài đã giúp nhiều người trở lại đạo (người ta ước lượng khoảng 250,000 người), và giúp lan tràn việc sùng kính Thánh Danh Chúa Giêsu. Bài giảng của ngài thúc giục giáo dân cải thiện đời sống, và nhiều thanh niên gia nhập dòng Phanxicô vì sự ảnh hưởng của ngài.

Cùng với Thánh John ở Capistrano, Thánh Albert ở Sarteano và Thánh Bernardine ở Siena, Thánh James được coi là một trong "bốn cột trụ" của phong trào Nghiêm Thủ (Observant) của dòng Phanxicô. Các ngài nổi tiếng vì sự rao giảng.

Ðể chống với tệ nạn xã hội về số phân lời quá cao, Thánh James thiết lập một tổ chức gọi là "montes pietatis" (núi bác ái) -- đó là một tổ chức bất vụ lợi để cầm đồ với lãi suất thật thấp. Dĩ nhiên, các tay cầm đồ ác đức không hài lòng với tổ chức này, nên đã hai lần họ thuê người đến giết ngài, nhưng cứ mỗi lần đối diện với ngài là các hung thủ đều quên hết dự tính ở trong đầu.

Ngài từ trần ở Naples ngày 28-11-1476 và được phong thánh năm 1726.

Lời Bàn: Thánh James muốn lời Chúa ăn sâu trong tâm hồn của người nghe. Lời giảng của ngài là để chuẩn bị mảnh đất tâm hồn, bằng cách lấy đi những sỏi đá và lầm mềm lòng những cuộc đời đã khô cằn vì tội lỗi. Chúa muốn lời của Người bén rễ trong đời sống chúng ta, nhưng để được như thế, không những chúng ta cần người rao giảng đầy sùng tín, nhưng chính chúng ta cũng phải tích cực lắng nghe.

Lời Trích: "Lời Chúa thật thánh thiện và đáng yêu quý dường nào! Chỉ có lời Chúa mới soi tỏ mọi tâm hồn tín hữu, làm thoả mãn người đói khát, an ủi kẻ đau khổ; lời Chúa giúp linh hồn tạo được công nghiệp và giúp mọi nhân đức phát triển; lời Chúa gìn giữ linh hồn khỏi nanh vuốt ma quỷ, giúp người độc ác nên thánh thiện, và mọi người trên mặt đất trở thành công dân nước trời" (Trích Bài giảng của Thánh James).


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 4 months ago #63160


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 27 Tháng 11:
THÁNH FRANCESCO ANTONIO FASANI (1681-1742)

1127_StFrancescoAntonioFasani.jpg


Sinh ở Lucera (miền nam nước Ý), Francesco gia nhập dòng Phanxicô năm 1695. Mười năm sau khi được chịu chức linh mục, ngài dạy triết cho các đệ tử, làm quản lý nhà dòng và sau đó làm bề trên. Khi nhiệm kỳ chấm dứt, ngài làm giám đốc đệ tử viện và sau cùng trông coi một giáo xứ trong vùng.

Trong các công việc, ngài là một người nhân từ, đạo đức và hãm mình. Ngài được người ta tìm đến để xưng tội và nghe giảng. Một trong những nhân chứng cho việc phong thánh của ngài xác nhận, "Trong bài giảng, ngài nói một cách bình thường, nhưng tâm hồn tràn ngập tình yêu Thiên Chúa và tha nhân; như được Chúa Thánh Thần nung đốt, ngài đưa ra các lời lẽ cũng như hành động trong Phúc Âm, khích động người nghe và thúc giục họ ăn năn sám hối." Thánh Francesco còn là người bạn tốt của người nghèo, ngài không bao giờ do dự tìm đến các ân nhân một khi có nhu cầu cho người nghèo.

Khi ngài từ trần ở Lucera, các trẻ em chạy khắp đường phố và la lớn, "Ông thánh chết rồi! Ông thánh chết rồi!"

Francesco được phong thánh năm 1986.

Lời Bàn: Cuộc đời mỗi người là tùy thuộc chúng ta lựa chọn. Nếu chúng ta keo kiệt, chúng ta sẽ trở nên người bủn xỉn. Nếu chúng ta sống yêu thương, chúng ta sẽ trở nên người nhân hậu. Sự thánh thiện của Thánh Francesco Antonio Fasani là kết quả của những lựa chọn nhỏ bé để cộng tác với ơn sủng của Thiên Chúa.

Lời Trích: Trong bài giảng nhân dịp phong thánh cho Thánh Francesco, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II chia sẻ về đoạn phúc âm Gioan 21:15, trong đó Ðức Giêsu hỏi Thánh Phêrô có yêu Ngài hơn các tông đồ khác không, và sau đó Chúa nói với Thánh Phêrô, "Hãy chăm sóc đàn chiên của Thầy." Ðức giáo hoàng nhận xét yếu tố quyết định sự thánh thiện của một người là tình yêu. "Thánh nhân là người đã biến tình yêu được Ðức Kitô dạy bảo trở thành đức tính căn bản của đời sống, là tiêu chuẩn cho sự suy nghĩ và hoạt động, là đích tối cao cho những khát vọng của ngài" (Trích trong tờ L'Observatore Romano, tập 16, số 3, 1986).



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 4 months ago #63158


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 26 Tháng 11:

THÁNH COLUMBAN

1126_StColumban.jpg


Thánh Columban là nhà truyền giáo nổi tiếng người Ái Nhĩ Lan, hoạt động ở Âu Châu. Khi còn là thanh niên, ngài bị đau khổ dữ dội vì sự cám dỗ của xác thịt, ngài phải xin sự cố vấn của một bà đạo đức sống ẩn tu lâu năm. Qua lời khuyên bảo của bà, ngài nhìn thấy ơn gọi của mình. Ðầu tiên ngài là một tu sĩ trên đảo Lough Erne, sau đó ngài theo học tại tu viện Bangor.

Sau nhiều năm sống tách biệt để cầu nguyện, ngài đến xứ Gaul (nước Pháp bây giờ) để truyền giáo cùng với 12 người bạn. Các ngài được dân chúng quý trọng vì sự hăng say rao giảng, làm việc tông đồ, và luôn tuân giữ lời khấn bác ái, trong khi tu sĩ thời ấy thì lười biếng và dân chúng luôn luôn xung đột. Thánh Columban thiết lập vài tu viện ở Âu Châu mà sau này trở thành các trung tâm tôn giáo và văn hóa.

Như mọi vị thánh khác, ngài cũng bị chống đối. Cuối cùng ngài phải cầu khẩn đến đức giáo hoàng để chống với cáo buộc của các giám mục người Pháp, nhằm minh xác điều ngài giảng dạy là chân thật và chấp thuận các tục lệ của Ái Nhĩ Lan. Ngài khiển trách nhà vua về đời sống dâm loạn của ông dù đã thành hôn. Do đó, thánh nhân đã bị trục xuất trở về Ái Nhĩ Lan. Vì bão lớn, tầu của ngài bị mắc cạn, và ngài lại tiếp tục công việc truyền giáo ở Âu Châu, sau cùng ngài đến nước Ý, là nơi ngài được tiếp đón ân cần bởi ông vua của người Lombard. Trong những năm cuối đời, ngài thiết lập một tu viện nổi tiếng ở Bobbio, và cũng là nơi ngài từ trần. Các văn tự ngài để lại gồm một luận án về sự ăn năn sám hối và các văn bản chống với bè rối Arian, các bài giảng, thi ca và quy luật tu viện.

Lời Bàn: Sự phóng túng tình dục ngày nay đã đến mức quá độ, chúng ta cần nhớ đến gương mẫu sống động của những thanh niên sống khiết tịnh như Thánh Columban. Và cuộc sống an nhàn của thế giới Tây Phương ngày nay trái ngược với hình ảnh bi thảm của hàng triệu người đang chết đói, chúng ta phải chịu khó sống khắc khổ và có kỷ luật như các tu sĩ Ái Nhĩ Lan. Chúng ta cho rằng, họ quá nghiêm khắc, họ đi quá xa. Nhưng chúng ta sẽ đi được tới đâu?

Lời Trích: Trong thư gửi cho đức giáo hoàng nói về sự tương tranh ở Lombardy, Thánh Columban viết: "Chúng con là người Ái Nhĩ Lan, sống ở bên kia quả địa cầu, là những người theo Thánh Phêrô và Phao-lô và các môn đệ đã viết ra những quy tắc thiêng liêng dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Chúng con không chấp nhận những gì khác hơn là giáo huấn và truyền thống tông đồ này... Con thú nhận là con rất đau lòng vì điều tiếng xấu về ngai tòa Thánh Phêrô ở quốc gia này... Mặc dù Rôma thật xa cách, nhưng chúng con rất tôn trọng chỉ vì ngai tòa này... Xin Ðức Thánh Cha hãy để ý đến sự bình an của Giáo Hội, xin ngài đứng giữa đàn chiên và bầy sói."

“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 4 months ago #63156


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 25 Tháng 11:
THÁNH CATARINA Ở ALEXANDRIA (ST. CATHERINE OF ALEXANDRIA)

1125_StCatherineAlexandria.jpg


Thánh nữ Catarina sống vào thời Giáo hội sơ khai. Ngài là con gái của một gia đình dân ngoại giàu có ở thành Alexandria, nước Ai Cập. Thánh nữ là một cô gái rất đẹp và rất ham thích việc học hành. Catarina Alexandria say mê nghiên cứu những vấn nạn sâu xa của triết học và tôn giáo. Một ngày kia, thánh nữ Catarina Alexandria bắt đầu đọc các sách viết về Kitô giáo. Và chẳng bao lâu, Catarina Alexandria trở thành Kitô hữu.

Thánh nữ Catarina Alexandria được 18 tuổi khi hoàng đế Maxentiô bắt đầu bách hại các Kitô hữu. Rất mực can đảm, thánh nữ đáng yêu này đã đến nói cho nhà vua biết về sự độc ác của ông. Khi ông vua này bàn về các tà thần, Catarina đã minh nhiên chỉ cho ông thấy các thần ấy là giả tạo. Maxentiô không thể lý giải được các vấn nạn của Catarina; và vì thế, ông đã triệu vời 50 triết gia ngoại giáo hảo hạng nhất đến để đối phó với Catarina. Một lần nữa, Catarina lại làm sáng tỏ chân lý của đạo Công giáo. Tất cả 50 triết gia này đều phải công nhận rằng Catarina có lý. Hết sức tức giận, Maxentiô đã cho lính giết chết từng người trong họ. Sau đó, ông cố gắng chinh phục Catarina bằng cách tặng cho thánh nữ chiếc vương miện hoàng hậu. Khi biết Catarina Alexandria nhất mực từ chối, ông liền sai quân lính đánh đòn và tống giam Catarina vào ngục.

Đang lúc Maxentiô cắm trại ở nơi xa, vợ ông và một viên sĩ quan đã tò mò đến nghe cô bé Kitô hữu lạ lùng này thuyết giảng. Họ đã tới bên phòng giam của Catarina Alexandria. Kết quả là họ cùng 200 lính canh khác đã được ơn trở lại. Vì chuyện này, hết thảy cả bọn đã bị Maxentiô lên án tử. Bản thân Catarina thì bị đặt trên một bánh xe đầy đinh nhọn để chịu hành hình. Thế nhưng khi bánh xe bắt đầu quay, thì lạ lùng thay, nó cứ bị bật ra. Sau cùng, Catarina Alexandria bị trảm quyết. Thánh nữ được tôn tặng danh hiệu là thánh bổn mạng của các triết gia Công giáo.

Thánh nữ Catarina Alexandria đã trân quý vẻ đẹp của niềm tin Kitô giáo. Đó là lý do thánh nữ có thể thuyết phục cách hiệu quả những người khác tôn giáo cùng tin theo đạo. Chúng ta hãy nài xin thánh nữ Catarina Alexandria giúp chúng ta tăng triển lòng yêu mến đối với các chân lý đức tin như ngài.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 4 months ago #63153


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 24 Tháng 11:
THÁNH ANRÊ DŨNG-LẠC VÀ CÁC BẠN TỬ ĐẠO VIỆT-NAM

1124_StAndrewDung-LacAndCompanions.jpg


Các nhà thừa sai lần đầu tiên đem đức tin Công giáo vào dân tộc Việt Nam hồi thế kỷ thứ 16. Trong những thế kỷ thứ 17, 18 và 19, các Kitô hữu đã phải chịu bách hại vì niềm tin của mình. Nhiều người bị lên án tử, nhất là trong suốt thời gian trị vì của hoàng đế Minh Mạng (từ năm 1820 đến năm 1840). Hôm nay, chúng ta cùng tưởng nhớ 117 vị anh hùng tử đạo đã làm chứng cho niềm tin vào Tin mừng tại Việt Nam. Các ngài được đức thánh cha Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc hiển thánh vào ngày 19 tháng Sáu năm 1988.

Nhóm các vị anh dũng này bao gồm 96 người gốc Việt Nam, 11 vị đến từ Tây Ban Nha và 10 vị gốc Pháp. Có 8 giám mục trong nhóm. Trong số 50 linh mục, thì một số thuộc dòng Đa Minh, số khác là các linh mục địa phận thuộc tu hội Thừa Sai Pari. Thánh Anrê Dũng Lạc, đại diện cho nhóm anh hùng này, là một linh mục giáo phận tại Việt Nam. Thánh Thêôphan Vênard, lễ kính ngày mùng 6 tháng Mười Một vừa rồi, cũng là một trong những linh mục giáo phận. Và có 59 giáo dân thuộc nhóm này.

Các thánh tử đạo Việt Nam đã anh dũng chịu đau khổ để bảo tồn và trao chuyển cho con em kho tàng quý giá mà các ngài sở hữu là đức tin Công giáo.

Chúng ta hãy liên kết lời cầu nguyện của chúng ta với lời cầu nguyện của các thánh tử đạo tại Việt Nam. Chúng ta hãy nài xin Chúa Giêsu chúc lành cho mảnh đất này, mảnh đất đã phải chịu biết bao đau khổ suốt nhiều thế kỷ.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 4 months ago #63151


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 23 Tháng 11:
CHÂN PHƯỚC MIGUEL AUGUSTINÔ PRÔ

1123_BlMiguelPro.jpg


Chân phước Miguel Augustinô Prô sinh năm 1891 tại Guađalup, Mêxicô. Ngài là vị tử đạo của thế kỷ thứ 20. Cuộc bách hại Giáo hội của chính phủ Mêxicô bắt đầu vào năm 1910. Miguel gia nhập tập viện dòng Tên năm 1911. Lúc ấy, Miguel được 21 tuổi, rất can đảm, rất quảng đại và rất năng động. Vào năm 1914, cuộc cách mạng bắt đầu dâng cao. Các tập viện của dòng Tên đều bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ của Mêxicô. Và các tập sinh được gởi qua các chủng viện ngoại quốc để được đào tạo. Miguel Augustinô Prô hoàn thành chương trình học làm linh mục ở Bỉ; và ngài được thụ phong năm 1926.

Sức khỏe của vị linh mục trẻ này rất yếu kém, nhất là Prô thường xuyên bị đau dạ dày. Cuộc trở về Mêxicô một mặt là niềm vui đối với cha Prô, nhưng mặt khác lại là nỗi buồn. Ngài thấy cảnh dân chúng bị chính quyền áp bức mà lẽ ra họ phải được phục vụ. Cha Prô nhận thấy ngài có thể đem đến cho họ niềm an ủi tinh thần. Ngài có thể mang lại cho họ ơn tha thứ của Thiên Chúa qua bí tích Hòa giải. Ngài có thể đem lại cho họ sức mạnh nhờ Thánh Thể Chúa Giêsu. Và, như tất cả các linh mục ở Mêxicô lúc ấy, cha Prô cũng bị cảnh sát mật truy bắt. Vì thế, cha phải tự ngụy trang. Lúc thì cha ở nhà này, khi thì cha ở nhà kia. Cha Prô luôn luôn ở trong tình trạng suýt bị bắt. Rồi cha lại thoát khỏi sự săn lùng của họ!

Cha Prô thi hành công việc mục vụ của mình cách anh dũng cho tới ngày 23 tháng Mười Một năm 1927. Sau đó, cha bị bắt và không được đem ra xét xử, bị lên án vì là linh mục Công giáo. Khi đối diện với đội xử bắn, cha Prô đã giang tay ra cho tới lúc toàn thân của ngài là một cây thánh giá sống động. Sau đó, cha kêu lên một tiếng lớn: “Viva Cristo Rey!” (Vạn tuế Vua Kitô!)

Tổng thống Calles đã ra lệnh cấm người ta tổ chức đám tang công khai. Ông đe dọa sẽ trừng phạt bất cứ ai tới tham dự. Tuy vậy, dân chúng đã tràn ra ngập các ngả đường nơi thi hài của vị linh mục bị giết chết được rước qua. Họ đứng yên và thinh lặng cầu nguyện, cảm tạ Thiên Chúa về đời sống và gương chứng nhân của cha Miguel Prô. Cha Miguel Augustinô Prô được đức thánh cha Gioan Phaolô II tôn phong chân phước ngày 25 tháng Chín năm 1988.

Chân phước Miguel Augustinô Prô đã sống vào thời các tín hữu bị bách hại ở Mêxicô; và lúc ấy cha đã chọn sống theo ơn gọi tu trì. Chúng ta hãy nài xin chân phước Miguel Augustinô Prô ban cho chúng ta ơn yêu mến đức tin Công giáo cách tha thiết như ngài.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 4 months ago #63149


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 22 Tháng 11:
THÁNH CÊCILIA

1122_StCecilia.jpg


Vị nữ thánh bổn mạng nền thánh nhạc này sống vào thời Giáo hội sơ khai. Muốn biết về tiểu sử thánh nữ Cêcilia, chúng ta hãy cùng trở về với thế kỷ thứ 4. Cêcilia là một nữ quý tộc Rôma đã dâng hiến trái tim mình cho Đức Chúa Giêsu. Thánh nữ muốn làm hiền thê của Đức Chúa Giêsu, nhưng thân phụ ngài lại sắp xếp để Cêcilia kết hôn với một chàng quý tộc ngoại đạo. Người ta nói rằng trong lúc cử hành hôn lễ, cô dâu đáng yêu này đã ngồi tách biệt ra. Trái tim ngài dâng lên Chúa Giêsu những lời hát và cầu xin Người trợ giúp. Khi Cêcilia và Valêrianô, vị hôn phu của ngài, ở một mình, thánh nữ Cêcilia mới lấy hết can đảm mà nói cùng Valêrianô rằng: “Anh Valêrianô! Em có điều muốn nói với anh! Anh phải biết em có một vị thiên thần của Thiên Chúa hằng canh giữ em. Nếu anh để em giữ trọn lời hứa là chỉ làm hiền thê của Đức Chúa Giêsu mà thôi, thì vị thiên thần của em sẽ yêu mến anh như ngài đã yêu mến em.”

Valêrianô đã nghe lời thuyết phục của Cêcilia và đã tôn trọng lời hứa trinh khiết của ngài; đồng thời anh cũng trở thành một Kitô hữu. Người em trai của Valêrianô, Tiburtiô, cũng học hỏi đức tin Công giáo nơi Cêcilia. Thánh nữ đã trình bày về Đức Chúa Giêsu cách rất tuyệt vời đến nỗi chẳng bao lâu, Tiburtiô cũng xin chịu phép Thanh tẩy. Cả hai anh em đã cùng nhau làm nhiều việc từ thiện. Khi bị bắt vì tội danh là Kitô hữu, hai anh em đã can đảm thà chịu chết còn hơn là chối bỏ đức tin mới lãnh nhận. Thánh nữ Cêcilia đã âu yếm chôn cất thi hài của hai anh em trước khi chính ngài cũng bị bắt giữ. Thánh nữ đã hoán cải nhiều quan chức, những người trước đây đã bắt ngài hy sinh tế các tà thần. Khi bị ném vào lửa đỏ, thánh nữ Cêcilia đã chẳng hề hấn gì. Sau cùng, người ta đã sai một tên đao phủ đến chém đầu Cêcilia. Người đao phủ đã chặt xuống cổ thánh nữ ba phát, nhưng Cêcilia không chết ngay lúc ấy. Thánh nữ quỳ xuống nền nhà cách bất động. Tuy vậy, qua việc chìa ra ba ngón của một bàn tay và một ngón bên bàn tay kia, thánh nữ Cêcilia vẫn tuyên xưng niềm tin vào một Thiên Chúa Ba Ngôi, nghĩa là Ba Ngôi cùng hiện diện trong một Thiên Chúa.

Đức tin của thánh nữ Cêcilia thật là mạnh mẽ và đã thuyết phục được người khác tin theo Đức Chúa Giêsu. Tình yêu của thánh nữ cũng thật lớn lao và vẫn trung thành với Đức Chúa Giêsu ngay cả khi phải đối diện với những mối nguy hiểm. Chúng ta hãy cầu xin cùng thánh nữ Cêcilia ban cho chúng ta cũng một đức tin và tình yêu đã làm cho ngài nên thánh.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 4 months ago #63148


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 21 Tháng 11:
LỄ ĐỨC MẸ DÂNG MÌNH TRONG ĐỀN THỜ

1121_PresentationVirginMary.jpg


Tin mừng không thuật lại điều gì về thời thơ ấu của Đức Trinh Nữ Maria, nhưng Thánh Truyền đã cho chúng ta biết rằng Đức Mẹ là người con duy nhất của hai thánh Gioakim và Anna. (Chúng ta đã mừng lễ kính các ngài hôm 26 tháng Bảy). Khi còn rất nhỏ, Đức Maria đã được song thân yêu quý đưa lên đền thánh Giêrusalem và tiến dâng cho Thiên Chúa. Từ đây, cả cuộc đời của Mẹ thuộc trọn về Thiên Chúa. Thiên Chúa đã tuyển chọn Đức Maria làm Thánh Mẫu của Đức Giêsu, Con yêu dấu của Người. Trinh Nữ Maria rất sung sướng được phục vụ Thiên Chúa trong đền thờ. Phần thánh Gioakim và thánh Anna, các ngài rất hài lòng hiến dâng người con bé nhỏ thánh thiện của mình cho Thiên Chúa. Các ngài biết rằng Thiên Chúa đã gởi người con quý yêu này đến cho mình.

Trong đền thánh Giêrusalem, vị thượng tế đã tiếp nhận trẻ Maria. Mẹ được đặt sống chung với các trẻ nữ, các trẻ này cũng dâng mình để cầu nguyện và phục vụ đền thánh Giêrusalem. Trong khi Đức Maria được giáo dục tại đền thánh, Mẹ đã đặc biệt nêu gương sáng cho các trẻ đồng môn về hai nhân đức vui tươi và hiền hậu.

Thánh Gioakim và thánh Anna trở về nhà. Các ngài cảm tạ và tôn vinh Thiên Chúa vì người con thật tốt phúc. Và Đức Maria ở lại trong đền thánh Giêrusalem, nơi Mẹ lớn lên trong sự thánh thiện. Mẹ đã dùng những ngày tháng quý báu này để đọc Kinh Thánh, cầu nguyện và phục vụ các tư tế trong đền thờ. Mẹ cũng thêu may các lễ phục xinh đẹp. Mẹ cố gắng thực hiện thật tốt từng nhiệm vụ của Mẹ để làm hài lòng Thiên Chúa. Mẹ lớn lên trong ân sủng và đã đem lại vinh quang lớn lao cho Thiên Chúa.

Mẹ Maria đã sống trọn cuộc đời phục vụ Thiên Chúa. Mẹ luôn ý thức được sự hiện diện thần linh của Người. Mỗi ngày, chúng ta hãy nài xin Mẹ Maria, người Mẹ yêu quý của mỗi người chúng ta, dạy chúng ta cách sống thân mật hơn với Đức Chúa Giêsu Con Mẹ.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 6 years 4 months ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012