Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 5 months ago #63147


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 20 Tháng 11:
THÁNH EDMUND

1120_StEdmund.jpg


Thánh Edmund là một vị quân vương người Anh sống vào thế kỷ thứ 9. Thánh nhân lên ngôi vua khi chỉ mới 14 tuổi. Tuy vậy, địa vị cao cả đã không làm cho Edmund tự hào hay tự phụ gì. Thay vào đó, Edmund luôn bắt chước tấm gương của thánh vương Đavít. Thực ra, Edmund thậm chí đã học thuộc lòng các bài thánh vịnh của vua Đavít. Các thánh vịnh được viết trong Kinh Thánh là những bài ca trác tuyệt dùng để chúc tụng Thiên Chúa.

Vua Edmund cai trị đất nước cách rất khôn ngoan, biểu lộ tấm lòng nhân hậu qua tất cả những công việc ngài làm. Khi quân mandi Đan Mạch xâm chiếm vương quốc của Edmund, thánh nhân đã chống lại họ cách anh dũng. Đội quân của kẻ thù mạnh hơn rất nhiều lần so với đội quân của Edmund. Và rồi, vua Anh bị bắt giữ. Lãnh đạo quân mandi hứa sẽ tha chết cho Edmund nếu Edmund đồng ý chấp thuận một số điều luật của ông ấy. Tuy nhiên, vì những đạo luật này đi ngược lại với quốc gia và tôn giáo của Edmund, nên nhà vua đã từ chối. Edmund tuyên bố sẽ không cứu lấy thân mình nếu xúc phạm đến Thiên Chúa và thần dân. Tức giận, lãnh đạo quân mandi đã ra án tử cho Edmund.

Thánh Edmund bị trói vào một gốc cây và bị đánh đòn cách tàn bạo. Thánh vương đã nhẫn nại chịu đựng mọi sự, miệng kêu tên cực trọng Giêsu để xin Người ban thêm sức mạnh. Tiếp đến, những kẻ hành hạ thánh nhân đã bắn các mũi tên vào khắp các phần thân thể ngài. Họ đã cẩn thận không bắn trúng các cơ phận trọng yếu của Edmund để cho thánh nhân phải đau khổ lâu hơn. Sau cùng, thánh Edmund bị trảm quyết. Ngài qua đời năm 870.

Việc tôn kính thánh vương Edmund như vị thánh tử đạo rất phổ biến tại Anh quốc. Nhiều thánh đường đã được xây cất để tôn kính ngài.

Chúng ta hãy cầu nguyện xin thánh Edmund ban cho chúng ta lòng trung thành với Thiên Chúa và với tổ quốc. Chúng ta cũng có thể bắt chước gương sáng của thánh Edmund bằng cách năng đọc, cầu nguyện và suy gẫm các thánh vịnh trong Kinh Thánh.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 5 months ago #63145


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 19 Tháng 11:
THÁNH AGNES Ở ASSISI (1197-1253)

1119_StAgnesAssisi.jpg


Thánh Agnes là em ruột và là người đầu tiên theo Thánh Clara. Sau khi Clara bỏ nhà đi tu thì hai tuần sau, Agnes cũng bỏ nhà đi theo chị mình. Gia đình các ngài tìm cách ép buộc đưa Agnes về. Họ cố lôi ngài ra khỏi tu viện, nhưng thật lạ lùng thân thể của ngài bỗng dưng nặng chĩu khiến vài người đàn ông cũng không thể nhấc nổi. Người chú của ngài là Monaldo định đánh ngài nhưng bỗng dưng ông bị tê liệt. Sau đó họ phải để cho các ngài yên.

Agnes không thua gì người chị của mình trong việc cầu nguyện và hy sinh hãm mình trong thời gian ở San Damiano. Năm 1221, một nhóm nữ tu dòng Biển Ðức ở Monticelli (gần Florence), xin được trở thành các nữ tu Clara Nghèo Hèn. Thánh Phanxicô gửi Agnes đến làm tu viện trưởng của tu viện này. Sau khi thiết lập các tu viện Clara Nghèo Hèn ở vùng bắc nước Ý, Agnes được gọi về San Damiano năm 1253, khi Clara sắp sửa từ trần.

Ba tháng sau khi Clara từ trần, Agnes cũng đi theo chị mình.

Thánh Agnes được phong thánh năm 1753.

Lời Bàn: Thiên Chúa chắc hẳn phải ưa thích cảnh trớ trêu, vì thế giới đầy dẫy những điều ngược đời. Vào năm 1212, ở Assisi chắc hẳn nhiều người nghĩ rằng Thánh Clara và Agnes đã uổng phí cuộc đời khi các ngài quay lưng lại thế gian. Trên thực tế, cuộc đời của các ngài thực sự đã đem lại sức sống dồi dào, và thế giới được phong phú hơn nhờ gương mẫu của các vị tu sĩ nghèo hèn ấy.

Lời Trích: Charles de Foucald, sáng lập tu hội Tiểu Ðệ và Tiểu Muội của Chúa Giêsu, có viết: "Người ta phải trải qua sự cô độc và thực sự sống ở đó để nhận được ơn sủng của Thiên Chúa. Chính ở đó mà họ từ bỏ tất cả, gạt bỏ tất cả những gì không thuộc về Thiên Chúa, có như thế họ mới dọn được căn nhà linh hồn chỉ để một mình Chúa ngự. Khi làm như vậy, đừng sợ phản bội loài người. Ngược lại, đó là phương cách duy nhất mà bạn có thể phục vụ họ cách hữu hiệu" (Raphaen Brown, Franciscan Mystic, t. 126).



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 5 months ago #63142


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 18 Tháng 11:
LỄ THÁNH HIẾN VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ VÀ THÁNH PHAOLÔ THÀNH RÔMA

1118_RomaStPeter.jpg

Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô


1118_RomaSanPaolo.jpg

Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành

Hoàng đế Roma Constantino năm 323, sau khi cộng nhận đạo Công Giáo, mở ra kỷ nguyên chấm dứt thời kỳ Giáo Hội Công Giáo bị bắt bớ bách hại trong toàn đế quốc Roma, đã cho xây dựng Vương cung thánh đường trên ngôi mộ Thánh Phêrô ở chân đồi Vatican. Phần phía Nam của thánh đường nằm ở bên phần sân diễn trò xiếc giải trí của vua chúa Roma, nơi đây Thánh Phêrô dưới thời Hoàng đế Nero đã bị hành quyết đóng đinh ngược tử vì đạo năm 67 sau Chúa giáng sinh.

Ngôi mộ của Thánh Phêrô nằm ngay dưới bàn thờ chính của đền thờ. Dưới thời Đức Giáo Hoàng Pio XII. vào thế kỷ 20. đã có cuộc khai quật khảo cổ, và tìm thấy ngôi mộ cùng dấu tích sùng kính Thánh Phêrô của giáo hữu thời xa xưa hồi thế kỷ thứ nhất và thứ hai.

Theo truyền thuyết kể lại, ngôi đền thờ thời Constantino được Đức Giáo Hoàng Silvester I thánh hiến ngày 18.11.326, và ngôi đền thờ được xây dựng hoàn thành vào giữa thế kỷ thứ 4 sau khi hoàng đế Constantino qua đời.

Trong thời kỳ các Đức Giáo Hoàng sống lưu vong ở Avignon bên Pháp từ 1309 – 1377, đền thờ bị xuống cấp hư hại. Nhưng sau đó từ năm 1450 đền thờ được sửa chữa lại. Sau cùng dười thời Đức Giáo Hoàng Julius II. năm 1506 ngôi đền thờ cũ có tuổi thọ 1200 năm bị phá hủy hoàn toàn. Và ngài đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi đền thờ mới như đang thấy ngày nay.

Công trình xây dựng đền thờ mới do Kỹ sư Bramente vẽ họa đồ và Kỹ sư Michelangelo thực hiện. Công việc xây dựng kéo dài trên 100 năm. Ngôi đền thờ mới cũng được xây ngay trên ngôi mộ của Thánh tông đồ Phêrô, và là thánh đường lớn nhất của Giáo Hội Công Giáo. Đức Giáo Hoàng Urbano VIII. đã làm phép thánh hiến khánh thành ngôi đền thờ mới cũng vào ngày 18.11.1626, mà trước đó 1300 năm ngôi đền thờ cũ thời vua Constantino ngày 18.11.326 cũng đã được làm phép thánh hiến.

Đền thờ Thánh Phêrô là công trình xây dựng trổi vượt về hình thức nghệ thuật, và mang ý nghĩa trung tâm điểm của Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu.

Công trình này được các vị kỹ sư cùng điêu khắc danh họa góp công sức thực hiện từ Bramante đến Raffael, Peruzzi, Michaelangelo, Giacomo della Porta, phần trang trí nghệ thuật do những kiệt tác của danh họa thiên tài Michaelangelo, Bernini và nhiều người khác nữa.


Thánh Phaolô là vị Tông đồ dân ngoại đã loan truyền tin mừng Chúa Giêsu Kitô từ bên vùng Trung Đông nước Do Thái sang tận Âu châu. Đi tới đâu Ông thành lập Giáo đoàn Kitô giáo, và viết 14 thư mục vụ, như nền tảng giáo lý, gửi các Giáo đoàn Kitô giáo. Và sau cùng vào khoảng năm 64. chết chịu tử vì đạo dưới thời hoàng đế Nero ở Roma.

Ngay từ năm 200 đã có bảng ghi nhớ tưởng niệm ngôi mộ Thánh Phaolô ở Via Ostia. Hoàng đế Constantino theo dấu chứng đó đã cho xây ngôi đền thờ ở ngoài thành Roma năm 324 để kính Thánh Phaolô, và được Đức Giáo Hoàng Sylvester thánh hiến.

50 năm sau, năm 374 Hoàng đế Theodosius I. cho xây mở rộng ngôi đền thờ to lớn thêm ra. Đến thời Đức Giáo Hoàng Leo I (trị vì từ 440-461) ngôi đền thờ được xây dựng hoàn thành. Tháng Bảy 1823 ngôi đền thờ thời Constantino bị trận hỏa hoạn thiêu hủy hư hại nặng, chỉ phần hậu cung thánh với những bức tranh Mosaic từ thế kỷ thứ 5 và 13 còn nguyên vẹn không bị cháy.

Ngôi đền thờ mới kính thánh Phaolô ngoại thành được xây dựng lại ngày 10.12.1855 dưới thời Đức Giáo Hoàng Pio IX. được làm phép thánh hiến.

Trong vương cung thánh đường Thánh Phaolô ở trên phần đầu tường chung quanh có hình vẽ khắc kiểu Mosaic các Đức Giáo Hoàng của Hội Thánh Công Giáo từ Thánh Phêrô, vị giáo hoàng tiên khởi cho tới vị Giáo hoàng đương kim.


Ngày 25.01.1959, vào ngày lễ kính Thánh Phaolô tông đồ trở lại, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII. trong đền thờ này đã tuyên bố mở Công đồng chung Vaticano II 1960-1965. Đền thờ gọi là ngoại thành, vì nằm ở ngoài tường thành Roma do hoàng đế Aureliano xây bức tường bao quanh Roma năm 271 để ngăn chống các tấn công của các sắc dân từ bên ngoài vào trong thành Roma.

BIỂU TƯỢNG Ý NGHĨA THẦN HỌC:

Hai ngôi đền thờ vĩ đại Thánh Phêrô và Thánh Phaolô ở Roma không chỉ to lớn bề thế về công trình lối kiến trúc đồ sộ vững chắc, và những trang hoàng ấn tượng mang dấu ấn rất nghệ thuật
thời trung cổ có một không hai từ xưa nay. Nhưng hai ngôi đền thờ còn là hình ảnh nói lên dấu chỉ về Thiên Chúa vô hình đang hiện diện giữa con người, với những hàng cột cao trong ngoài thán đường, những vòm chỏm tháp vươn cao lên không trung giữa thiên nhiên, những mầu sắc hài hoà của những tảng đá cẩm thạch cùng đường vân thiên nhiên hòa hợp với ánh sáng chiếu tỏa sự trong sáng nét đẹp của thiên nhiên.

Có thể nói được những ý tưởng mà các vị Kỹ sư và các vị danh Họa điêu khắc đã khắc ghi vào công trình gỗ đá xây dựng hai ngôi đền thờ này, bắt nguồn như thức ăn gợi hứng cho họ là con người, là người có lòng tin vào Chúa, là kỹ sư kiến trúc, là nhà danh hoạ chuyên môn, từ ba cuốn sách về thiên nhiên, cuốn sách Kinh Thánh và cuốn sách về Phụng vụ.

Vì thế, hai ngôi đền thờ kết hợp được cả ba mặt kiến trúc trong thời đại trần gian, về lịch sử ơn cứu độ của Chúa phần thiêng liêng, như Kinh thánh thuật lại, và về phụng vụ, nơi con người trần thế cử hành lễ nghi thờ phượng Thiên Chúa.

Hai ngôi đền thờ được xây dựng để kính hai Thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, nhưng họ không phải là nền tảng cho hai đền thờ này. Chính Chúa Giesu Kitô mới là đá nền tảng niềm tin cho đền thờ (1 cor 3,10-11). Vì nơi hai đền thờ này mỗi khi mọi tín hữu Chúa Kitô tụ họp đọc kinh cầu nguyện, cử hành nghi lễ phụng vụ , là tưởng niệm sự sinh ra, chịu chết và sống lại của Chúa Kitô. Đó là nền tảng đức tin của Kitô giáo.

Chúa Giêsu Kitô là đá tảng nâng đỡ cho ngôi đền thờ đức tin của Giáo Hội được vững chắc. Nơi Chúa Giêsu chúng ta học và đọc được Lời của Chúa, cũng như từ nơi Ngài Giáo Hội nhận được sức sống, giáo lý và sự sai đi đến với con người.

Hai ngôi đền thờ này như hình ảnh biểu tượng cho Giáo Hội Công Giáo Roma, cũng đã trải qua những lần bị hư hại xuống cấp, bị hỏa hoạn cháy thiêu rụi, và được sửa chữa lại, xây dựng mới lại. Hai ngôi đền thờ kiến trúc công trình nghệ thuật đứng vững từ hàng bao thế kỷ nay là do luôn được quyét dọn, tân trang bảo trì sửa chữa liếp tục.

Đời sống trong Giáo Hội cũng vậy, có những giai đoạn thoái hóa lên xuống về mặt tinh thần đạo giáo cũng như tổ chức điều hành quản lý. Những khúc ngoặt hay bóng tối đó gây ra những tiếng tăm không tốt, hậu qủa tiêu cực.

Nhưng đồng thời đó cũng là dịp tốt để Giáo Hội nhìn ra biết mình mà điều chỉnh sửa chữa làm mới lại cho tốt lành đúng như ý Chúa muốn, cùng là nhân chứng cho Chúa giữa lòng xã hội con người trần thế. Có thế ngôi nhà đức tin Giáo Hội mới đứng vững được.
______________________________


Hai ngôi đền thờ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô ở Roma như cột trụ của Giáo Hội Công Giáo vừa về mặt tinh thần vừa về mặt kiến trúc cùng bề thế.

Hai vị Thánh tông đồ này cùng được mừng kính chung trong một lễ mừng ngày 29 tháng 06 hằng năm. Và hai ngôi đền thờ kính hai vị Thánh cùng được mừng nhớ đến ngày thánh hiến chung ngày 18.11. hằng năm.
Thánh Phaolô viết nhắn nhủ về Giáo Hội Chúa Kitô: “Tôi muốn nói là trong anh em có những luận điệu như: ”Tôi thuộc về ông Phao-lô, tôi thuộc về ông A-pô-lô, tôi thuộc về ông Kê-pha, tôi thuộc về Đức Ki-tô.” (1 cor 1,12)...

“Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên. Vì thế, kẻ trồng hay người tưới chẳng là gì cả, nhưng Thiên Chúa, Đấng làm cho lớn lên, mới đáng kể. Thật vậy, chúng tôi là cộng sự viên của Thiên Chúa. Anh em là cánh đồng của Thiên Chúa, là ngôi nhà Thiên Chúa xây lên.” (1 cor 3,6-9).


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 6 years 5 months ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 5 months ago #63140


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 17 Tháng 11:
THÁNH ÊLIZABETH NƯỚC HUNGARY

1117_StElizathHungary.jpg


Vị công chúa của nước Hungary này sinh năm 1207. Công chúa kết hôn với Luy, cai trị miền Turingia, đang khi còn rất trẻ. Êlizabeth là cô dâu xinh đẹp rất mực yêu thương người chồng điển trai của mình. Luy cũng đáp lại mối tình của Êlizabeth với trọn cả trái tim. Thiên Chúa đã ban cho họ tất cả ba người con; và họ sống hạnh phúc bên nhau suốt sáu năm.

Sau đó, thánh nữ Êlizabeth phải chịu nhiều đau khổ. Khi Luy qua đời vì căn bệnh dịch hạch, Êlizabeth quá đau đớn đến nỗi phải thốt lên: “Thế giới đối với tôi giờ như đã chết, và tất cả mọi niềm vui thú trong đó cũng tiêu tan!” Những người bà con của Luy không có cảm tình với Êlizabeth vì thánh nữ đã bố thí cho những người nghèo khổ quá nhiều thực phẩm. Khi Luy còn sống, họ không thể gây ra bất cứ phiền toái gì cho Êlizabeth. Tuy nhiên, lúc này họ đã có thể và họ đã thực hiện. Chỉ trong một thời gian ngắn, nàng công chúa xinh đẹp, hiền lành cùng với ba người con đã bị đuổi ra khỏi lâu đài. Họ phải chịu lạnh lẽo và đói khát. Tuy vậy, Êlizabeth không hề phàn nàn về những đau khổ khủng khiếp này. Thay vào đó, thánh nữ đã chúc tụng Thiên Chúa và cầu nguyện hết sức tha thiết. Êlizabeth chấp nhận những đau khổ cũng y như ngài chấp nhận những niềm vui vậy!

Những người thân yêu của Êlizabeth đã đến cứu giúp ngài. Êlizabeth và con cái của thánh nữ một lần nữa lại có nhà để ở. Người cậu của Êlizabeth muốn ngài tái hôn, lý do Êlizabeth còn quá trẻ và hấp dẫn, nhưng thánh nữ đã quyết định dâng mình cho Thiên Chúa. Êlizabeth muốn bắt chước gương sống nghèo khó của thánh Phanxicô Assisi; và ngài đã xin gia nhập dòng Ba Phanxicô. Êlizabeth đến sống trong một túp lều nghèo nàn và ngài đã dùng vài năm cuối đời để phục vụ những người đau yếu và nghèo khổ. Thậm chí thánh nữ Êlizabeth đã đi câu cá để kiếm thêm tiền cho những người nghèo. Êlizabeth qua đời khi mới được 24 cái xuân xanh. Trên giường bệnh, người ta đã nghe Êlizabeth dịu dàng ngâm nga những khúc hát. Thánh nữ tin tưởng cách mãnh liệt rằng Đức Chúa Giêsu sẽ đến đem thánh nữ về với Người. Êlizabeth Hungary về trời năm 1231. Ngài được tôn phong hiển thánh năm 1235. Êlizabeth Hungary là nữ thánh bổn mạng của hội dòng Ba Phanxicô.

Thánh nữ Êlizabeth Hungary là một kiểu mẫu về tình yêu gia đình. Các người làm chồng, làm vợ, làm con đều có thể học hỏi nơi thánh nữ để biết rằng nếu thật lòng yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, chúng ta sẽ có một câu chuyện thật tuyệt vời về lòng yêu thương đối với các thành viên trong gia đình. Chính tình yêu mà thánh nữ Êlizabeth Hungary dành cho người chồng và con cái của ngài đã giúp ngài có được nghị lực để vượt qua những khó khăn và mất mát.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 5 months ago #63139


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 16 Tháng 11:
THÁNH MAGARITA Ở SCOTLAND

1116_StMargaretScotland.jpg


Thánh nữ Magarita là công chúa nước Anh. Thánh nữ sinh năm 1045. Magarita và thân mẫu của ngài đã trẩy tàu sang xứ Scotland để trốn thoát ông vua xâm lược đất nước của họ. Vua Malcolm xứ Scotland đã chào đón hai người. Ông có tình cảm với nàng công chúa xinh đẹp này. Ít lâu sau, Malcolm và Magarita đã nên duyên vợ chồng.

Với tư cách là hoàng hậu, Magarita đã cảm hóa được người chồng và đã giúp cho đất nước Scotland ngày thêm cường thịnh. Malcolm có tính tốt nhưng ông và các quần thần của ông lại cư xử rất thô lỗ cộc cằn. Khi nhận thấy vợ mình khôn ngoan, ông đã sẵn lòng nghe theo lời khuyên của hoàng hậu. Magarita đã giúp nhà vua chinh phục được tính nóng và thực hành những đức tính Kitô giáo. Magarita đã làm cho triều đình trở nên xinh đẹp và văn minh hơn. Đức vua và hoàng hậu là những tấm gương tuyệt vời vì họ thường cầu nguyện và cư xử rất tốt với nhau. Họ bố thí cho từng lớp người nghèo. Họ cố gắng bắt chước Đức Chúa Giêsu qua chính đời sống của họ.

Hoàng hậu Magarita là một ân ban cho hết mọi thần dân thuộc xứ Scotland. Trước lúc Magarita tới, cả xứ còn kém văn minh. Nhiều người có những thói quen xấu và vẫn thực hành như vậy khi sống thân mật với Thiên Chúa. Magarita đã hoạt động đắc lực để mời được những giáo sư tốt và chính hoàng hậu đã khuyến khích nền giáo dục tại đây. Magarita và Malcolm đã cho xây cất nhiều ngôi thánh đường mới. Thánh nữ thích làm những thánh đường đẹp để tôn vinh Thiên Chúa. Thực ra, chính hoàng hậu Magarita đã tự tay may lấy một số áo lễ cho các linh mục.

Magarita và Malcolm sinh được tất cả sáu con trai và hai con gái; và họ rất yêu thương con cái của mình. Cậu con út chính là thánh Đavít. Nhưng Magarita cũng phải chịu nhiều đau khổ. Đang khi chịu cơn bệnh sau cùng, thánh nữ nghe biết người chồng và cậu con trai là Edward đã tử trận. Magarita qua đời bốn ngày sau đó, nhằm ngày 16 tháng Mười Một năm 1093. Đến năm 1250, Magarita được đức thánh cha Innôcentê IV tôn phong hiển thánh.

Thánh nữ Magarita Scotland chỉ cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc thực hiện những điều phải lẽ vì những lý do chân thật. Gương sáng của thánh nữ chính là phản ảnh trung thực về niềm tin của ngài vào Đức Chúa Giêsu. Những việc tốt đẹp thánh nữ đã làm không cố ý để cho người ta ca ngợi. Magarita Scotland đã thực hiện những điều hợp lẽ phải và chỉ có ý làm hài lòng Đức Chúa Giêsu. Chúng ta hãy nài xin thánh nữ Magarita Scotland giúp chúng ta cũng biết hành động như ngài.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng, Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 5 months ago #63136


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 15 Tháng 11:
THÁNH ALBÊTÔ CẢ

1115_StAlbertTheGreat.jpg


Vị thánh này sống vào thế kỷ thứ 13. Ngài được sinh ra trong một lâu đài bên bờ sông Đanub ở Swabia, thuộc miền tây nam nước Đức. Albêtô học tại trường đại học của thành Pađua, nước Ý. Tại đó, ngài quyết định trở thành một tu sĩ dòng Đa Minh. Người cậu của Albêtô cố thuyết phục cháu trai mình đừng theo đuổi con đường tu trì. Nhưng Albêtô đã quyết. Albêtô cảm thấy rằng đây là điều Thiên Chúa muốn về ngài. Thân phụ của Albêtô, bá tước miền Bollstadt, rất đỗi giận dữ. Các tu sĩ Đa Minh tưởng rằng ông sẽ đến bắt Albêtô về nhà. Và họ đã chuyển tập viện đến một nơi rất xa, nhưng thân phụ Albêtô không đến tìm ngài nữa.

Thánh Albêtô cả yêu chuộng việc học hành. Các môn khoa học tự nhiên, nhất là vật lý, thiên văn, địa lý và sinh học là những môn làm Albêtô say mê hơn cả. Thánh nhân đã viết rất nhiều sách về những môn học này. Trong một tác phẩm của mình, Albêtô khẳng định trái đất thì tròn. Albêtô cũng viết sách về triết học, toán học, Kinh Thánh và thần học. Thánh nhân cũng là một giáo sư danh tiếng dạy ở nhiều trường đại học.

Một trong các sinh viên thời danh của thánh Albêtô cả là thánh sư Tôma Aquinô. Hai vị thánh này là hai người bạn chí thân. Thánh Albêtô cả đã hướng dẫn thánh Tôma khởi sự công việc nghiên cứu vĩ đại về triết học và thần học. Thánh nhân cũng bảo vệ những giáo huấn của thánh Tôma sau khi thánh Tôma qua đời.

Lúc về già, thánh Albêtô cả càng sống thánh thiện hơn. Trước đây, thánh nhân diễn tả những tư tưởng uyên thâm của ngài qua các tác phẩm. Bây giờ, Albêtô lại quảng diễn những tư tưởng ấy qua lối sống dành cho Thiên Chúa.

Thánh Albêtô cả bị mất trí khoảng độ hai năm trước lúc ngài qua đời. Thánh nhân trút hơi thở cách an bình đang khi ngài ngồi trên chiếc ghế dựa nói truyện với các anh em tu sĩ Đa Minh. Thánh Albêtô cả là vị thánh bổn mạng của các sinh viên thuộc ngành khoa học tự nhiên.

Chúng ta hãy học nơi thánh Albêtô cả cách thức sử dụng và trân trọng trí tuệ của mình. Chúng ta hãy cầu nguyện cùng thánh nhân và xin ngài giúp chúng ta có được lòng ham biết lành mạnh về thế giới quanh ta, nhất là về Thiên Chúa, Đấng sáng tạo mọi sự và lập ra các luật lệ để cai trị thiên nhiên.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 5 months ago #63134


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 14 Tháng 11:
THÁNH GERTRUDE CẢ (ST. GERTRUDE THE GREAT)

1114_StGertrudeTheGreat.jpg


Thánh Gertrude là một trong những vị thần bí nổi tiếng của thế kỷ 13. Cùng với Thánh Mechtild, thánh nữ tập luyện một đời sống tâm linh gọi là "hôn nhân huyền nhiệm", đó là ngài trở nên vị hôn thê của Ðức Kitô. Ðời sống của ngài kết hợp mật thiết với Ðức Giêsu và Thánh Tâm, từ đó dẫn đến đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Thánh Gertrude sinh ở Eisleben thuộc Saxony. Khi lên năm tuổi, ngài được giao cho các nữ tu Benedictine ở Rodalsdorf chăm sóc, sau này ngài trở thành một nữ tu, và vào năm 1251(?) ngài làm tu viện trưởng của chính tu viện ấy.

Thánh Gertrude rất thích học hỏi. Ngài giỏi tiếng Latinh và sáng tác thơ phú dựa vào Phụng Vụ Thánh. Cuộc đời của thánh nữ, dù không có những biến động sôi nổi hay những hành động đáng kinh ngạc, nhưng sinh hoạt tinh thần của ngài thật đáng khâm phục. Ngài sống cuộc đời bí nhiệm trong tu viện, cuộc đời ẩn giấu với Ðức Kitô. Ngài nổi tiếng là người sùng kính Nhân Tính Thiêng Liêng của Ðức Giêsu trong sự Thống Khổ và trong bí tích Thánh Thể, và ngài cũng yêu mến Ðức Trinh Nữ Maria một cách đặc biệt. Thánh nữ từ trần năm 1302.

Lời Bàn: Ðời sống của Thánh Gertrude là một nhắc nhở cho chúng ta thấy tâm điểm của cuộc đời Kitô Hữu là cầu nguyện một cách riêng tư và trong phụng vụ, một cách bình thường hay huyền nhiệm, luôn luôn có tính cách cá nhân.

* * * * *

THÁNH LAURENSÔ ÔTÔ (ST. LAWRENCE O'TOOLE)

1114_StLaurenceOToole.jpg


Thánh Laurensô Ôtô sinh tại đất nước Ai Len vào năm 1128. Thánh nhân là con trai của một tù trưởng. Khi mới lên 10 tuổi, ông lãnh chúa nước láng giềng đem quân sang xâm chiếm đất đai của thân phụ Laurensô Ôtô và bắt ngài đi đày. Laurensô phải chịu đau khổ suốt hai năm. Sau đó, thân phụ Laurensô bắt ông lãnh chúa phải trả lại con trai cho ông để cậu phục vụ đức giám mục. Ngay khi ông lãnh chúa bằng lòng, thân phụ Laurensô liền vội vã đến thăm con trai mình và ông đã biết ơn cùng đem con về nhà.

Tù trưởng mong muốn một trong số các con trai ông sẽ dâng mình phục vụ Giáo hội. Đang lúc phân vân không biết nên chọn ai thì Laurensô Ôtô mỉm cười và bảo thân phụ đừng băn khoăn nữa. “Đó là niềm mơ ước của con,” Laurensô Ôtô nói, “vì được phục vụ Thiên Chúa trong Giáo hội chính là gia nghiệp đời con!” Vì thế, thân phụ Laurensô Ôtô đã dẫn ngài tới và trao cho đức giám mục coi sóc.

Sau đó, thánh Laurensô Ôtô trở thành linh mục và đan trưởng của một tu viện lớn. Khi thực phẩm trở nên khan hiếm trong khắp vùng xung quanh tu viện, vị đan trưởng tốt lành này đã đem phân phát rất nhiều lương thực để giúp dân chúng thoát khỏi nạn đói. Vì là bề trên, thánh Laurensô Ôtô cũng phải giải quyết nhiều vấn đề khó khăn. Một số đan sĩ đã phê bình ngài vì quá nghiêm khắc. Nhưng Laurensô Ôtô vẫn một mực hướng dẫn cộng đoàn theo lối khổ chế dù bị chỉ trích. Sau đó là chuyện những kẻ cướp bóc và những tay tội phạm sống ở những quả đồi bên cạnh nhà dòng. Tuy nhiên, chẳng có gì làm cho Laurensô Ôtô phải lo sợ cả!

Thánh Laurensô Ôtô quá nổi danh đến nỗi ít lâu sau ngài được chọn làm tổng giám mục thành Đublin. Trong chức vị mới này, Laurensô Ôtô vẫn sống thánh thiện như trước. Mỗi ngày, thánh nhân đều mời những người nghèo khổ đến tiếp chuyện với ngài. Ngoài ra Laurensô Ôtô cũng giúp đỡ nhiều người khác nữa. Thánh nhân rất mực yêu mến dân tộc của ngài và đất nước Ai Len, và ngài đã làm việc hết sức mình để giữ cho quê hương được thịnh vượng. Lần kia, có một kẻ thù đã tấn công Laurensô Ôtô vừa lúc ngài đi lên bàn thờ dâng thánh lễ. Laurensô Ôtô bị đánh gục xuống sàn nhà bất tỉnh, nhưng ngay lập tức, ngài lại tỉnh dậy. Laurensô Ôtô nhờ người rửa vết thương, và ngài đi dâng thánh lễ liền sau đó.

Sau những năm vất vả làm việc cho Giáo hội, thánh Laurensô Ôtô bị bệnh rất nặng. Khi được hỏi có ao ước điều gì không, đức tổng giám mục thánh thiện chỉ mỉm cười và trả lời: “Thiên Chúa biết rõ tôi chẳng có lấy một đồng xu dính túi!” Thánh Laurensô Ôtô đã bố thí hết mọi thứ cho tha nhân ngay từ khi ngài tận hiến mình cho Thiên Chúa. Thánh nhân về trời ngày 14 tháng Mười Một năm 1180. Đến năm 1225, Laurensô Ôtô được đức thánh cha Hônôriô III tôn phong hiển thánh.

Bằng đời sống của mình, thánh Laurensô Ôtô nhắc nhớ chúng ta rằng mối quan tâm chính yếu trong mọi công việc của chúng ta là phải làm hài lòng Thiên Chúa. Chúng ta hãy nài xin thánh Laurensô Ôtô giúp chúng ta can đảm thực hiện những gì là chân thật ngay cả khi bị người khác chỉ trích phê bình.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 6 years 5 months ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 5 months ago #63133


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 13 Tháng 11:
THÁNH PHANXICA XAVIÊ CABRINI

1113_FrancesXavierCabrini.jpg


Thánh nữ Phanxica sinh ngày 15 tháng Bảy năm 1850. Hồi nhỏ sống tại Ý, có lần thánh nữ đã mơ ước mai ngày sẽ được sang Trung Hoa truyền giáo. Phanxica thả những chiếc thuyền giấy trôi theo dòng nước, giả vờ rằng đó là những chiếc thuyền đang chở những nhà truyền giáo sang Trung Hoa. Phanxica cũng bỏ luôn việc ăn kẹo, vì ngài lý luận rằng nếu muốn sống ở Trung Hoa, có lẽ ngài sẽ chẳng có kẹo để mà ăn. Khi trưởng thành, Phanxica đã cố gắng đến gõ cửa tới hai tu viện khác nhau. Nhưng vì sức khỏe yếu kém, Phanxica đều bị từ chối. Rồi Phanxica đi dạy học một thời gian. Sau đó, có một linh mục đến xin Phanxica tới giúp một ngôi nhà nhỏ dành cho các trẻ mồ côi. Nhưng mọi việc trở nên khó khăn cho Phanxica vì bà chủ nhà lại là người kinh doanh bất động sản. Cuối cùng, đức giám mục phải đóng cửa viện mồ côi vì bà chủ nhà rắc rối này.

Cùng lúc ấy, đức giám mục xin Phanxica thiết lập một hội dòng dành cho các chị em tận hiến lo việc giáo dục. Không chần chừ, Phanxica khởi sự ngay. Chẳng bao lâu, hội dòng Chị Em Thừa Sai Thánh Tâm bắt đầu phát triển, trước hết ở Ý rồi lan dần sang các nước khác. Phanxica, còn được mọi người gọi là Mẹ Cabrini, luôn có ý muốn sang Trung Hoa truyền giáo, nhưng dường như Thiên Chúa lại muốn thánh nữ qua Hoa Kỳ. Khi đức thánh cha Lêô XIII nói với Phanxica: “Con hãy đi về bên Tây, đừng sang bên Đông,” thì vấn đề đã được xác định. Thánh nữ Phanxica Xaviê Cabrini đã trẩy tàu sang Hoa Kỳ và trở thành công dân Mỹ quốc. Thánh nữ đặc biệt giúp đỡ nhiều nhóm lớn người Ý di cư. Ngài thực là một người mẹ và là người bạn của họ.

Mẹ Cabrini và các nữ tu của Mẹ khởi sự mọi việc rất khó khăn. Ngay cả đức tổng giám mục giáo phận New York cũng đề nghị Mẹ và các chị em nên trở về nước Ý. Nhưng Mẹ Cabrini trả lời rằng: “Kính thưa đức giám mục, đức thánh cha sai chúng con tới đây; và vì thế, chúng con phải ở lại!” Đức tổng giám mục khâm phục tinh thần dấn thân của Mẹ Cabrini; vì vậy, Mẹ và các nữ tu của Mẹ được phép khởi sự công việc vĩ đại là phục vụ Thiên Chúa. Họ đã thiết lập các trường học, bệnh viện và nhà trẻ tại nhiều tiểu bang trên nước Mỹ. Năm tháng trôi qua! Mẹ Phanxica Xaviê Cabrini đã thực hiện nhiều cuộc hành trình để phát triển hội dòng. Công việc luôn gặp khó khăn, nhưng Mẹ Phanxica Xaviê Cabrini đặt trọn niềm tín thác nơi Thánh Tâm Chúa. Mẹ nói: “Không phải chúng tôi mà là chính Người đang thực hiện mọi sự!”

Mẹ Phanxica Xaviê Cabrini qua đời tại Chicagô ngày 22 tháng Mười Hai năm 1917. Đến năm 1946, Mẹ Phanxica Xaviê Cabrini được đức thánh cha Piô XII tôn phong lên bậc hiển thánh.

Người phụ nữ yếu đuối và hay đau bệnh này đã múc lấy sức mạnh ở đâu để làm được những việc lớn lao như thế? Thưa đó là nhờ cầu nguyện. Chúng ta hãy nài xin Mẹ Phanxica Xaviê Cabrini dạy chúng ta cũng biết quý trọng việc cầu nguyện như Mẹ.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 5 months ago #63131


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 12 Tháng 11:
THÁNH GIÔSAPHÁT (ST. JOSAPHAT)

1112_StJosaphat.jpg


Thánh Giôsaphát sinh tại Ba Lan vào năm 1580; và ngài nhận thánh Gioan làm bổn mạng. Giôsaphát là tu sĩ dòng Ukraina, dòng của thánh Basiliô và ngài đổi tên là Giôsaphát. Ngài là một người rất hy sinh và can đảm. Vì có nhiều phẩm chất thiên phú, Giôsaphát hay được chọn giữ những nhiệm vụ thủ lãnh. Điều này sau cùng đã khiến Giôsaphát phải trả giá bằng chính mạng sống mình.

Giôsaphát là một tông đồ cho niềm tin thống nhất Công giáo. Thánh nhân rao giảng sự hợp nhất giữa các giáo hội Kitô ở Ukraina. Có ba thành phần Kitô hữu chính thức ở đất nước này: các Kitô hữu theo Giáo hội Latinh và hợp nhất với đức giáo hoàng, các Kitô hữu theo Giáo hội Chính thống Hy Lạp và các Kitô hữu theo Giáo hội Công giáo Hy Lạp.

Giôsaphát làm giám mục năm 1617; và ngài được trao cho trách nhiệm trông coi giáo phận Pôlotsk. Thánh nhân dùng gần mười năm sau đó để giúp đỡ bổn đạo hiểu biết và yêu mến đức tin Công giáo. Giôsaphát tổ chức những buổi cầu nguyện và những lớp giáo lý. Ngài năng họp các giáo sĩ trong giáo phận, trao đổi với họ để có được những nguyên tắc khả thi nhằm giúp dân chúng sống thân mật hơn với Chúa Giêsu.

Đức tổng giám mục Giôsaphát có nhiều ảnh hưởng lớn lao trên dân chúng. Ngài là một nhà lãnh đạo đầy năng động. Có vài người không muốn Giáo hội bị đặt dưới quyền cai trị của đức giáo hoàng đã xách động một băng nhóm chống lại Giôsaphát. Và thánh Giôsaphát đã bị giết hại ngày 12 tháng Mười Một năm 1623. Máu ngài bị đổ xuống một dòng sông gần đó. Năm 1867, Giôsaphát được đức thánh cha Piô IX tôn phong lên bậc hiển thánh.

Thánh Giôsaphát là một người xây dựng hòa bình và là một người chữa lành. Thánh nhân mong muốn tất cả mọi người được sống trong bình an. Giôsaphát xác tín rằng điều giúp hợp nhất mọi người không phải là điều làm chia rẽ họ. Chúng ta hãy cầu xin thánh Giôsaphát giúp chúng ta biết cố gắng sống như ngài.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 5 months ago #63129


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 11 Tháng 11:
THÁNH MARTINÔ THÀNH TOURS

1111_StMartinOfTours.jpg


Vị thánh quân nhân này sống vào thế kỷ thứ 4. Ngài gia nhập quân đội Rôma ở Ý khi mới chỉ lên 15. Dù song thân ngoại đạo, Martinô vẫn kiên quyết truy tầm về Kitô giáo. Những người học hỏi đạo Kitô được gọi là những người dự tòng cho tới khi họ được lãnh nhận bí tích Thanh tẩy.

Vào một ngày tiết đông giá lạnh, Martinô cùng đồng bạn tới bên một người ăn xin nằm co ro trước cổng thành phố Amiens. Áo quần mà ông ăn mày đang vận chỉ là tấm giẻ quấn trên người và ông đang run lên vì lạnh lẽo. Các binh lính khác thấy vậy liền bỏ đi, nhưng Martinô cảm thấy cần phải giúp đỡ người hành khất này. Chẳng mang theo của gì, Martinô liền rút thanh gươm cắt tấm áo choàng đang mặc ra làm đôi. Có vài người đã chế nhạo hành vi buồn cười của Martinô khi thấy ngài cắt phân nửa manh áo để bố thí cho người hành khất. Song, cũng có vài người khác tự cảm thấy hổ thẹn vì sự ích kỷ của mình. Đêm ấy, Chúa Giêsu đã hiện ra với Martinô. Người mặc nguyên trên mình phân nửa manh áo mà Martinô đã bố thí cho người hành khất.

“Martinô, vẫn còn là một dự tòng, đã khoác cho Ta manh áo này đấy!” Chúa Giêsu nói. Và ngay sau biến cố kỳ diệu này, thánh Martinô liền đi xin lãnh bí tích Thanh tẩy. Sau đó ít lâu, ngài rời bỏ quân đội.

Rồi thánh Martinô trở nên môn đệ của thánh Hilariô, lúc ấy đang làm giám mục thành Poichiê, nước Pháp. Vì phản bác kịch liệt đối với lạc thuyết Ariô trong nhiều thành phố, Martinô đã bị giam tù. Nhưng thánh nhân lại cảm thấy hạnh phúc khi được sống trong nơi hoang vắng với các đan sĩ khác. Khi người dân thành Tours kéo đến xin Martinô làm giám mục của họ, thánh nhân đã từ chối. Tuy vậy, dân chúng vẫn không nhượng bộ. Họ đã mời Martinô tới thành phố để viếng thăm một bệnh nhân. Khi thánh Martinô đến đó, lập tức họ đã bắt thánh nhân vào nhà thờ. Martinô được đặt làm giám mục thành Tours năm 371. Với tư cách là giám mục, thánh Martinô đã làm mọi điều có thể để giúp nước Pháp thoát khỏi chủ nghĩa vô thần. Thánh nhân đã cầu nguyện, làm việc và rao giảng khắp nơi.

Chúa Giêsu cho thánh Martinô biết được giờ chết đã gần kề. Thoạt khi biết tin này, các môn đệ của thánh nhân đã oà khóc. Họ nài xin ngài đừng bỏ họ ra đi. Vì vậy, thánh Martinô đã cầu nguyện: “Lạy Chúa, nếu dân của Chúa cần con như thế, thì con không thể từ chối. Chỉ mong sao ý Chúa được nên trọn!” Rồi, thánh Martinô còn đang làm việc cho Thầy Chí Thánh ở một nơi hẻo lánh trong địa phận thì Chúa đã gọi ngài về năm 397. Ngôi mộ của thánh Martinô trở thành một trong những ngôi đền nổi tiếng nhất ở Âu châu.

Thật dễ dàng biết bao khi chỉ quan tâm tới những sở thích riêng của mình. Nhưng, như thánh Martinô thành Tours, chúng ta cũng muốn nhận thức được cả những nhu cầu của tha nhân. Chúng ta hãy nài xin thánh Martinô thành Tours giúp chúng ta biết nhận ra những nhu cầu của tha nhân và tìm cách giúp họ theo sức của mình.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012