Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 5 months ago #63123


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 10 Tháng 11:
THÁNH LÊÔ CẢ

1110_StLeoTheGreat.jpg


Thánh Lêô cả là công dân Rôma, sống vào thế kỷ thứ 5. Sau khi đức Sixtô qua đời, thánh Lêô được bầu làm giáo hoàng. Lúc ấy, Giáo hội gặp rất nhiều khó khăn. Quân mandi đang tấn công các Kitô hữu tại nhiều nơi. Bên trong Giáo hội, một số người cũng rao truyền những học thuyết sai lạc. Nhưng thánh Lêô cả là một trong các vị giáo hoàng vĩ đại nhất mà Giáo hội Rôma đã từng có. Thánh nhân tuyệt đối không khiếp sợ trước bất cứ thứ gì hay bất cứ nhân vật nào. Ngài có lòng tin tưởng lớn lao vào sự trợ giúp của thánh tông đồ Phêrô, vị giáo hoàng tiên khởi của Giáo hội. Ngài thường hay cầu nguyện cùng thánh Phêrô.

Để ngăn chặn sự lan tràn của các lạc thuyết, thánh Lêô đã giải thích đức tin chính truyền qua các bài viết nổi tiếng của ngài. Thánh nhân đã triệu tập một công đồng để lên án các giáo thuyết sai lầm. Những ai không từ bỏ niềm tin nhảm nhí sẽ bị trục xuất ra khỏi Giáo hội. Và đức giáo hoàng Lêô cả cũng nhận lại vào Giáo hội những người biết ăn năn hối cải. Ngài xin mọi người hãy cầu nguyện cách riêng cho những người này.

Khi quân mandi, cũng gọi là giặc Hungnô, hung hãn tấn công thành Rôma, mọi người rất đỗi hoảng sợ. Họ nghe biết rằng giặc Hungnô đã đốt phá rất nhiều thành phố. Để cứu vớt Rôma, thánh Lêô cả đã cưỡi ngựa ra gặp vị lãnh đạo hung dữ là Attila. Vũ khí duy nhất thánh Lêô mang theo là lòng tin tưởng mãnh liệt vào Thiên Chúa. Khi gặp nhau, một điều kỳ diệu đã xảy ra! Attila, kẻ lãnh đạo man rợ, đã tỏ lòng tôn kính rất mực đối với đức giáo hoàng. Rồi, ông đã ký một hiệp ước hòa bình với thánh Lêô. Attila sau đó thú nhận rằng ông đã thấy hai hình tượng rất uy nghiêm đứng bên đức giáo hoàng trong lúc ngài nói. Người ta tin rằng đó chính là hai vị đại tông đồ Phêrô và Phaolô. Hai vị này đã được Thiên Chúa sai tới để bảo vệ giáo hoàng Lêô cả và các tín hữu Rôma.

Đức thánh cha Lêô cả được mọi người yêu mến vì đức khiêm nhường và lòng bác ái phi thường. Ngài làm giáo hoàng cai trị Giáo hội được 21 năm. Đức thánh cha Lêô cả về trời ngày mùng 10 tháng Mười Một năm 461.

Chúng ta đọc thấy Giáo hội đang phải chịu bách hại tại một số quốc gia trên thế giới. Chúng ta hãy nài xin thánh Lêô cả ra tay bảo vệ đức giáo hoàng, các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và hết mọi tín hữu. Chúng ta cũng hãy nài xin thánh nhân giúp các tín hữu biết sống can đảm như ngài.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 5 months ago #63119


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 09 Tháng 11:
LỄ CUNG HIẾN ĐỀN THỜ THÁNH GIOAN LATERANÔ

1109_ArchbasilicaOfStJohnLateran-1.jpg


Ngôi đền thờ thánh Gioan Lateranô ở Rôma là ngôi nhà thờ riêng của đức thánh cha. Nó được xem là nhà thờ mẹ của hết mọi nhà thờ trên toàn thế giới. Nhà thờ này được trang hoàng bởi các thánh tích của cuộc thương khó Đức Chúa Giêsu và của nhiều vị thánh tử đạo.

Ban đầu, ngôi đền này là cung điện của một nghị sĩ Rôma rất giàu có là Plautiô Lateranô. Khi ông qua đời, hoàng đế Constantinô đã thừa hưởng ngôi nhà. Constantinô cho xây một nguyện đường bên trong bốn bức tường của cung điện; và ông đã dâng hiến ngôi nguyện đường cho thánh Gioan thánh ký.

Các đức thánh cha đã lưu ngụ tại ngôi đền Lateranô này cho tới đời đức thánh cha Grêgôriô XI. Khi vị giáo hoàng này từ thành phố Avi-nhông trở về, ngài đã di dời nơi ở vào trong đền thánh Phêrô, hay còn gọi là tòa thánh Vatican; và các vị giáo hoàng đã lưu ngụ tại đây kể từ thời gian ấy.

Ngày lễ hôm nay nhắc nhớ chúng ta về giá trị của các ngôi thánh đường được cung hiến để phục vụ và tôn thờ Thiên Chúa.

Khi chúng ta trông thấy một ngôi thánh đường hoành tráng, điều đó nhắc nhớ chúng ta về việc tất cả mọi người được mời gọi để cùng nhau tôn thờ Thiên Chúa. Chúng ta, dân riêng của Thiên Chúa, chính là những viên đá sống động của tòa nhà Giáo hội Chúa Kitô. Chính đời sống thánh thiện và tinh thần phục vụ của chúng ta sẽ góp phần làm cho Giáo hội thêm xinh đẹp.

1109_ArchbasilicaOfStJohnLateran-2.jpg



1109_ArchbasilicaOfStJohnLateran-3.jpg



1109_ArchbasilicaOfStJohnLateran-4.jpg



1109_ArchbasilicaOfStJohnLateran-5.jpg

“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 6 years 5 months ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng, Phan Khắc Lý (Lớp Út Đaminh)

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 5 months ago #63116


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 08 Tháng 11:
THÁNH PHILIPPHÊ HOWARD

1108_StPhilipHoward.jpg


Thánh Philipphê Howard là con trai của ông Tôma, một công tước miền Norfolk. Thánh nhân sinh ngày 28 tháng Sáu năm 1557, lúc nữ hoàng Mary đang nắm quyền trị nước; và lúc ấy, Anh quốc một lần nữa lại trở thành Công giáo. Philipphê Howard được rửa tội trong Giáo hội Công giáo. Nhưng một năm sau, nữ hoàng Êlizabeth I lên ngôi. Bà đã tái thiết Giáo hội Anh giáo, ngăn cấm người ta không được quyền hành đạo Công giáo. Thân phụ của Philipphê là ông Tôma và cả gia đình đều cải sang Anh giáo.

Ông Tôma tái hôn với một quả phụ tên Êlizabeth. Người ta đã sắp xếp cho ba người con trai của ông Tôma cưới ba cô con gái của bà Êlizabeth. Vì thế, Philipphê, lúc ấy 14 tuổi, đã kết hôn với cô Anna. Philipphê chỉ thích quan tâm đến đời sống chính trị xã hội, ít nghĩ tới Thiên Chúa và Anna. Ngài trở thành bá tước miền Arunđel năm 1580 và được chào đón tại hoàng gia với tư cách là một sủng thần của nữ hoàng Êlizabeth I.

Vào một ngày trong năm 1581, Philipphê Howard có mặt tại hoàng gia và chứng kiến một cuộc tranh luận giữa các nhà thần học thuộc Anh giáo và một linh mục dòng Tên là cha Edmund Campiôn. (Bạn hãy đọc tiểu sử cha thánh Edmund Campiôn, sẽ được mừng kính ngày 1 tháng Mười Hai.) Những lời của vị linh mục này, người đã chịu tử đạo sau khi tranh luận với họ, là nguồn mạch cho đức tin của Philipphê Howard. Dần dần, Philipphê Howard suy nghĩ nhiều hơn về ý nghĩa và giá trị khi được làm một Kitô hữu; và Philipphê cũng bớt để ý tới công việc của ngài. Philipphê cảm thấy mình đang ngụp lặn trong niềm tin Công giáo, và, cùng lúc ấy, Philipphê nhận ra mình đã làm cho người vợ phải đau khổ vì đã bỏ mặc cô ấy suốt nhiều năm trời. Sau đó, Anna gia nhập đạo Công giáo; và năm 1584, Philipphê cũng vậy. Philipphê sống rất trung thành với Thiên Chúa, với Giáo hội và với người vợ yêu quý của ngài.

Cùng lúc ấy, Philipphê Howard bắt đầu nhận thấy rằng mình không còn là sủng thần của nữ hoàng Êlizabeth I nữa. Ngài biết cuộc trở lại với Giáo hội Công giáo sẽ là một nguy hiểm cho bản thân ngài. Philipphê Howard viết một lá thư cho nữ hoàng, giải thích những lý do về sự chọn lựa, và sau đó ngài rời bỏ Anh quốc. Nhưng Philipphê Howard đã bị bắt đang khi vượt biển và người ta đã đem ngài tới tháp đài Luânđôn. Vì là bá tước, Philipphê Howard tránh được án tử hình nhưng phải bị án tù chung thân.

Nhà giam của Philipphê lại trở nên nhà nguyện đối với ngài. Philipphê dành nhiều giờ mỗi ngày để cầu nguyện và suy gẫm lời Chúa. Thánh nhân đã trải qua suốt mười năm sống như vậy. Philipphê nài xin cho được gặp mặt người vợ và con trai, sinh ra trong lúc ngài ngồi tù, nhưng đã bị từ chối. Ngài chỉ được phép gặp mặt người thân khi và chỉ khi từ bỏ đức tin Công giáo. Thế nhưng, đức tin của Philipphê Howard và của Anna có thể hy sinh một vài năm vắn vỏi hạnh phúc bên nhau để đổi lấy hạnh phúc đời đời trên thiên đàng.

Philipphê Howard mất trong tù ngày 19 tháng Mười năm 1595, lúc được 38 tuổi. Năm 1970, đức thánh cha Phaolô VI đã tôn phong Philipphê Howard lên bậc hiển thánh. Ngài là một trong số bốn mươi vị thánh tử đạo tại xứ Wales và Anh quốc.

Sau khi qua đời, người ta đã tìm thấy những lời này được Philipphê Howard ghi khắc trên bức tường xà lim của ngài: “Càng chịu đau khổ với Chúa Kitô trên thế gian này, chúng ta càng được hưởng vinh quang với Người trong đời sống mai hậu.” Việc tưởng nghĩ về thiên đàng có thể giúp chúng ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống hay không?


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 5 months ago #63115


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 07 Tháng 11:
THÁNH DIDACUS (1400-1463)

1107_StDidacus.jpg


Với những người thánh thiện thực sự, chúng ta không thể giữ thái độ trung dung. Hoặc chúng ta ngưỡng mộ họ, hoặc chúng ta coi họ là điên dại. Didacus là thánh vì ngài đã hiến dâng cuộc đời để phục vụ Thiên Chúa và cộng đồng dân Chúa. Có thể nào nhận xét ấy được áp dụng cho chính chúng ta hay không?

Thánh Didacus là một bằng chứng sống động của Thiên Chúa khi Người "chọn những gì là điên dại trong thế gian để làm xấu hổ những người khôn ngoan; những gì là yếu đuối để làm xấu hổ kẻ hùng mạnh" (1 Cor. 1:27).

Sinh trưởng trong gia đình nghèo nàn ở một tỉnh nhỏ thuộc giáo phận Seville, Tây Ban Nha, Didacus được cha mẹ đồng ý cho sống với một vị ẩn tu ở thành phố gần đó. Mặc dù còn trẻ, nhưng ngài đã cố bắt chước sự khắc khổ và lòng đạo hạnh của vị ẩn tu này. Họ trồng trọt và làm những dụng cụ bằng gỗ để mưu sinh.

Vài năm sau, ngài bị gọi trở về nhà nhưng sau đó không lâu, ngài gia nhập tu viện Phanxicô ở Arrizafa làm trợ sĩ. Sau khi khấn trọn, Didacus tình nguyện đi truyền giáo ở quần đảo Canary, và hăng say hoạt động, đem nhiều người về với Chúa. Dù là một trợ sĩ, nhưng ngài được chọn làm bề trên cả một tu viện chính ở quần đảo, là tu viện Fuerteventura. Sau đó bốn năm, ngài được gọi về Tây Ban Nha và sống trong nhiều tu viện gần Seville.

Vào năm 1450, nhiều tu sĩ Dòng Phanxicô quy tụ về Rôma để cử mừng năm thánh và dự lễ phong thánh cho Thánh Bernardine ở Siena. Didacus cũng đến đó và ngài phải ở lại Rôma ba tháng để chăm sóc các tu sĩ dòng lâm bệnh nặng.

Sau khi trở về Tây Ban Nha, ngài dành trọn thời giờ để theo đuổi đời sống chiêm niệm.

Vào năm 1463, ngài lâm trọng bệnh khi ở Alcala, và trong lúc hấp hối, Didacus nhìn vào thánh giá và nói: "Ôi mảnh gỗ trung tín, ôi đáng quý thay những cây đinh! Bay được sinh ra với một gánh nặng thật ngọt ngào, vì bay xứng đáng được đỡ lấy Ðức Kitô, là Thiên Chúa của thiên đàng" (Marion A. Habig, O.F.M., The Franciscan Book of Saints, t. 834)

Hoàng Ðế Philip II, vì nhớ ơn ngài đã cứu sống đứa con trai nên đã khẩn khoản xin phong thánh cho ngài. Nhiều phép lạ qua sự cầu nguyện của ngài khi còn sống cũng như sau khi chết được Giáo Hội công nhận. Ngài được phong thánh năm 1588.

Lời Bàn: Với những người thánh thiện thực sự, chúng ta không thể giữ thái độ trung dung. Hoặc chúng ta ngưỡng mộ họ, hoặc chúng ta coi họ là điên dại. Didacus là thánh vì ngài đã hiến dâng cuộc đời để phục vụ Thiên Chúa và cộng đồng dân Chúa. Có thể nào nhận xét ấy được áp dụng cho chính chúng ta hay không?

Lời Trích: "Ngài sinh ở Tây Ban Nha với học lực tầm thường, nhưng cũng như các vị thầy đầu tiên và các vị lãnh đạo mù chữ của chúng ta lại được coi là khôn ngoan. Thiên Chúa chọn Didacus] để cho thấy ơn sủng dồi dào của Thiên Chúa sẽ dẫn đưa nhiều người đến con đường cứu chuộc, bởi đời sống và gương mẫu thánh thiện của ngài, và để chứng tỏ cho thế gian thấy rằng sự điên rồ của Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn loài người, và sự yếu đuối của Người thì mạnh mẽ hơn loài người" (Sắc lệnh Phong Thánh).


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 5 months ago #63113


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 06 Tháng 11:
THÁNH NICHOLAS TAVELIC và CÁC BẠN TỬ ĐẠO (c. 1391)

1106_StNicholasTavelic-Comapnions.jpg


Thánh Nicholas và các bạn là những người trong số 158 tu sĩ Phanxicô được tử đạo ở Ðất Thánh, khi họ được giao cho nhiệm vụ trông coi các vương cung thánh đường ở đây vào năm 1335.

Nicholas sinh năm 1340, trong một gia đình giầu sang và quý phái ở Croatia. Ngài gia nhập dòng Phanxicô và được gửi đi rao giảng ở Bosnia với Deodat Rodez. Năm 1384, các ngài tình nguyện sang Ðất Thánh với nhiệm vụ trông coi các địa danh linh thiêng, chăm sóc các người hành hương và học tiếng Ả Rập.

Vào năm 1391, Nicholas, Deodat, Peter Narbonne và Stephen Cuneo quyết định thuyết phục người Hồi Giáo trở lại đạo một cách công khai. Ngày 11.11.1391, họ đến Ðền Omar ở Giêrusalem và xin được gặp Qadi (giáo sĩ Hồi Giáo). Từ một bản văn viết sẵn, họ nói mọi người phải chấp nhận Phúc Âm của Ðức Giêsu Kitô. Và khi được yêu cầu rút lại lời tuyên bố ấy, họ đã từ chối. Sau khi bị đánh đập và cầm tù, sau cùng họ bị chặt đầu trước đám đông.

Nicholas và các bạn được phong Thánh năm 1970. Họ là các tu sĩ Phanxicô duy nhất được phong Thánh vì tử đạo ở Ðất Thánh.

Lời Bàn: Thánh Phanxicô đưa ra hai đường lối truyền giáo cho các tu sĩ trong dòng. Trong nhiều năm trời, Nicholas và các bạn đã chọn đường lối thứ nhất (sống thầm lặng và làm chứng cho Ðức Kitô). Sau đó, họ cảm thấy được mời gọi để đi theo đường lối thứ hai, là rao giảng công khai. Các tu sĩ Phanxicô hiện vẫn hoạt động ở Ðất Thánh qua đời sống gương mẫu, để nhiều người biết đến Ðức Kitô hơn.

Lời Trích: Trong Quy Luật 1221, Thánh Phanxicô viết cho các tu sĩ được sai đến Saracens (Hồi Giáo) "Có thể tự đối xử trong hai phương cách. Một cách, là tránh tranh luận hoặc cãi cọ, và 'vì Chúa, hãy tùng phục bất cứ ai' (1 Phêrô 2:13), để làm chứng rằng mình là Kitô hữu. Một cách khác, là công khai rao giảng lời Chúa, khi họ thấy đó là ý Chúa muốn, mời gọi những người được rao giảng hãy tin vào Thiên Chúa toàn năng, là Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần, Ðấng Tạo Dựng muôn loài, và qua Chúa Con, Ðấng Cứu Thế, hãy rửa tội cho họ để trở nên người Kitô đích thực và thánh thiện" (Ch. 16).


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 5 months ago #63110


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 05 Tháng 11:
THÁNH BÊTILLA

1105_StBertilla.jpg


Thánh nữ Bêtilla sống vào thế kỷ thứ 7. Cuốn tiểu sử đầu tiên ghi chép về cuộc đời của thánh nữ bằng tiếng Latinh xuất hiện vào năm 800. Thánh nữ Bêtilla sinh tại Soissons, nước Pháp. Ngay ở tuổi hoa niên, Bêtilla đã cảm thấy có ơn gọi sống thân mật với Thiên Chúa. Bêtilla bắt đầu nhận thấy đời sống cầu nguyện và hy sinh mà ngài đang mong muốn có thể được tìm thấy trong chốn viện tu. Bêtilla đến gặp đức giám mục của ngài là thánh Ouwen và xin lời khuyên. Thánh giám mục khuyến khích Bêtilla hãy nên theo tiếng gọi của ngài. Sau đó, song thân Bêtilla gởi ngài tới một nữ đan viện sống theo quy luật của vị tu sĩ gốc người Ai Len là thánh Côlumba. Khi tới đan viện, Bêtilla biết mình đã thực sự tìm được bình an. Nhiều năm trôi qua! Bêtilla dùng thời giờ cầu nguyện và làm nhiều công việc khác nhau. Thánh nữ đặc biệt có lòng hiếu khách đối với những du khách và những bệnh nhân đến thăm tu viện. Thánh Bêtilla cũng chăm sóc những trẻ nhỏ sắp được giáo dục tại tu viện.

Thánh nữ Batilđi, hoàng hậu của vua Clôvis II, thiết lập một tu viện mới. Ngài đã xin Mẹ bề trên của tu viện Soissons gởi một số nữ tu đến tu viện mới này. Bêtilla là một trong số các nữ tu được chọn và thánh nữ được chỉ định làm bề trên nhà ấy. Bêtilla rất đỗi ngạc nhiên nhưng thánh nữ đã quyết định làm những điều tốt nhất theo sức có thể. Bêtilla biết rằng Chúa Giêsu sẽ giúp ngài giải quyết mọi vấn đề. Tu viện dần dần phát triển. Chính hoàng hậu Batilđi cũng trở thành nữ tu sau khi vua Clôvis II băng hà. Sau đó, một bà hoàng khác là Hêreswitha, quả phụ của một ông chúa vùng East Angles, cũng xin vào tu. Mẹ Bêtilla hẳn là đã rất ngạc nhiên khi có tới hai bà hoàng tìm đến sống trong tu viện của mình. Nhưng mọi người đã sống rất bình an vì các bà hoàng cũng sống khiêm tốn y như Mẹ bề trên vậy!

Thánh nữ Bêtilla sống rất thọ và đã cai trị tu viện Chelles suốt 46 năm. Thánh nữ về trời khoảng năm 705.

Chúa Giêsu có một chương trình dành riêng cho mỗi người chúng ta. Người ban cho chúng ta một ít công việc hoặc hướng đi trong cuộc sống. Như thánh nữ Bêtilla, chúng ta hãy cho Đức Chúa Giêsu cơ hội để Người trò chuyện với chúng ta. Phần chúng ta hãy lắng nghe tiếng Người. Chúng ta có thể nài xin thánh nữ Bêtilla giúp chúng ta nhận ra và dõi theo ý muốn của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 5 months ago #63107


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 04 Tháng 11:
THÁNH CARÔLÔ BÔRÔMÊÔ (ST. CHARLES BORROMEO)

1104_StCharlesBorromeo.jpg


Thánh Carôlô Bôrômêô sống vào thế kỷ thứ 16. Carôlô là con trai của một bá tước người Ý và là cháu trai của đức giáo hoàng Piô IV. Như các thanh niên quý tộc hồi ấy, Carôlô Bôrômêô tới học tại đại học Pavia. Tuy vậy, khác với nhiều người trong họ, Carôlô chẳng ham ăn chơi gì. Bề ngoài, dường như Carôlô Bôrômêô là một sinh viên chậm chạp vì ngài không phải là diễn giả khéo léo, nhưng Carôlô đã có nhiều tiến bộ.

Carôlô Bôrômêô chỉ mới 23 tuổi thì người cậu, là đức thánh cha Piô IV, đã trao cho nhiều nhiệm vụ quan trọng. Carôlô cố gắng xoay sở và hoàn thành mọi việc cậu trao cách tốt đẹp. Carôlô Bôrômêô luôn sợ rằng mình sẽ lạc xa Thiên Chúa vì quanh ngài có rất nhiều cám dỗ. Vì lý do này, Carôlô Bôrômêô đã cẩn thận tập trung mọi chú ý để cầu nguyện và làm các việc bổn phận cũng như luôn cố gắng sống khiêm tốn và kiên nhẫn.

Khi thụ phong linh mục và sau đó, làm hồng y tổng giám mục giáo phận Milan, thánh Carôlô Bôrômêô đã trở thành gương mẫu cho bổn đạo của ngài noi theo. Thánh nhân bố thí những số tiền rất lớn cho những người nghèo khổ. Carôlô ăn mặc hết sức đơn sơ nhưng xứng bậc hồng y. Thánh nhân cử hành cách rất cẩn thận và trang nghiêm các nghi lễ của Giáo hội. Tại Milan, dân chúng quen thực hành nhiều thói lệ xấu xa và mê tín. Thế nhưng, bằng những luật lệ khôn ngoan, bằng tấm lòng hiền hậu quảng đại và nhất là bằng chính gương sáng tuyệt vời, thánh Carôlô Bôrômêô đã làm cho giáo phận của ngài trở thành khuôn mẫu cho cả Giáo hội noi theo. Carôlô không phải là diễn giả danh tiếng – chỉ vừa đủ để cho người ta có thể lắng nghe – nhưng ngôn từ ngài dùng thì rất gây hiệu quả!

Khi cơn bệnh hiểm nghèo cướp đi nhiều sinh mạng của người dân trong thành Milan, đức hồng y Bôrômêô chỉ nghĩ tới cách chữa trị cho bổn đạo của ngài. Thánh nhân đã cầu nguyện và sám hối. Carôlô Bôrômêô tổ chức những nhóm người phục vụ và ngài đã vay nợ để mua lương thực cho những người đói khổ. Thậm chí thánh Carôlô Bôrômêô còn cho dựng những bàn thờ ngay tại các ngả đường để những người đau bệnh có thể tham dự thánh lễ ngay bên cánh cửa sổ nhà họ.

Vị thánh vĩ đại này không bao giờ quá bận rộn đến nỗi không thể giúp đỡ những người bé mọn. Lần kia, thánh Carôlô Bôrômêô đã ở lại với một em bé chăn cừu cho tới khi dạy em đọc thuộc lòng kinh Lạy Cha và kinh Kính Mừng. Lúc hấp hối ở độ tuổi 46, thánh Carôlô Bôrômêô than thở cách an bình: “Lạy Chúa, này con xin đến!” Carôlô Bôrômêô qua đời ngày mùng 3 tháng Mười Một năm 1584, và được đức thánh cha Phaolô V tôn phong lên bậc hiển thánh năm 1610.

Nếu bị cám dỗ chỉ mải lo kiếm tìm thoải mái và vui sướng trong cuộc đời, chúng ta hãy dâng lên thánh Carôlô Bôrômêô một lời nguyện. Chúng ta hãy nài xin thánh nhân ban cho chúng ta một tâm hồn quảng đại vị tha khi làm các công việc bổn phận và giúp đỡ những anh chị em thiếu thốn. Đời sống chúng ta sẽ có mục đích và ý nghĩa hơn nếu mỗi ngày chúng ta quyết tâm làm một điều gì đó thật hữu ích để góp phần cải thiện thế giới.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 5 months ago #63105


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 03 Tháng 11:
THÁNH MARTINÔ PORRES

1103_StMartinDePorres.jpg


Thánh Martinô Porres sinh tại thành Lima, nước Pêru, vào năm 1579. Thân phụ ngài là một hiệp sĩ người Tây Ban Nha. Thân mẫu ngài, gốc người Panama, là một nô lệ được phóng thích. Thoạt tiên, thân phụ Martinô đã bỏ mặc ngài, thân mẫu cùng người em gái mà chẳng cung cấp gì. Do vậy, họ đã phải sống cuộc đời rất nghèo khổ.

Rồi Martinô lớn lên, trở thành người rất đạo hạnh và tốt lành. Khi 12 tuổi, thánh nhân được gởi tới học nghề kinh doanh với một thợ hớt tóc. Martinô cũng học biết cách chữa nhiều thứ bệnh. Sau cùng, thân phụ Martinô cũng quyết định chu cấp cho con trai mình ăn học. Tuy nhiên, Martinô lại muốn dâng mình phụng sự Thiên Chúa trong hội dòng Đa Minh. Thầy Martinô Porres chẳng bao lâu đã chứng tỏ là một tu sĩ tuyệt vời. Không ai tốt lành hơn và không ai thánh thiện hơn hay vâng phục hơn thầy Martinô!

Thánh Martinô Porres phục vụ các anh em đồng tu với nghề hớt tóc và y tế. Thánh nhân cũng lãnh trách nhiệm phân phát thức ăn cho những người nghèo khổ đến xin của bố thí trước cổng nhà dòng Đa Minh. Martinô thiết lập một trại mồ côi và một bệnh viện, và thánh nhân đã săn sóc những người đau yếu trong thành phố Lima. Chẳng mấy chốc, Martinô Porres trở nên nổi tiếng về lòng quảng đại đối với những người nghèo khổ và đau bệnh. Người ta ngưỡng mộ ngài vì đời sống thánh thiện. Mọi người trong thành Lima đều tìm đến với thầy Martinô mỗi khi đau yếu. Martinô Porres yêu mến tất cả mọi người như những anh chị em trong Chúa Kitô. Người ta đã tặng những số tiền lớn cho vị tu sĩ đáng yêu và tốt lành này để ngài làm những công việc từ thiện. Họ nhận thấy Martinô Porres tổ chức những công việc bác ái thật tốt đẹp.

Thậm chí cả đến những con vật cũng được vị thánh có tấm lòng vàng này quan tâm săn sóc. Martinô Porres có lần xin lỗi một đàn chuột tới kiếm thức ăn: “Thật tội nghiệp! Những chú chuột bé bỏng nghèo hèn này không đủ ăn!” Trong căn nhà của cô em gái mình, thánh Martinô Porres đã giữ một “chỗ dành cho những chú chó và những chú mèo lang thang.”

Dù được nổi danh ở Lima, thánh Martinô Porres vẫn luôn luôn sống rất khiêm tốn. Thực sự, thánh nhân tự gọi mình bằng danh xưng “thầy chổi cùn.” Martinô Porres về trời ngày mùng 3 tháng Mười Một năm 1639. Khi Martinô Porres mất, các giám mục và các quý tộc trong thành Lima đã tới đưa xác vị thánh đáng yêu về nơi an nghỉ cuối cùng. Họ muốn tôn vinh vị tu sĩ khiêm tốn và thánh thiện này. Năm 1962, chân phước giáo hoàng Gioan XXIII đã tôn phong Martinô Porres lên bậc hiển thánh.

Cha trên trời của chúng ta không phân biệt hay ưu tiên những người da trắng hoặc da mầu, mà Người nhìn thấu tâm hồn chúng ta. Chúng ta hãy nài xin thánh Martinô Porres ban cho chúng ta lòng yêu mến tha nhân của ngài. Thánh nhân sẽ giúp chúng ta nhận thấy hết thảy mọi người thuộc mọi sắc tộc, mọi quốc gia và mọi tôn giáo đều là con cái Thiên Chúa.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 5 months ago #63104


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 02 Tháng 11:
LỄ CÁC ĐẲNG LINH HỒN

1102_LeCacDangLinhHon-0.jpg


Ngày lễ hôm nay là một trong những ngày lễ đáng yêu nhất của lịch phụng vụ Giáo hội. Đó là ngày chúng ta đặc biệt tưởng nhớ đến hết mọi tín hữu đã qua đời – những người đã chuyển từ đời tạm này sang đời sống mai hậu.

Chúng ta không biết được chính xác mỗi linh hồn phải trải qua thời gian thanh luyện bao lâu. Tuy nhiên, chúng ta biết chắc một điều: luyện ngục là nơi có thật! Hôm nay chúng ta dừng lại ít phút để tưởng nhớ đến tất cả những tín hữu đã qua đời. Chúng ta đặc biệt cầu nguyện cho các bậc tổ tiên của chúng ta, những người thân quen và các bạn hữu đã qua đời. Chúng ta cầu cho những người đã có công dạy dỗ chúng ta những điều tốt đẹp. Chúng ta cầu cho những người đã hy sinh cho chúng ta khi họ còn sống. Chúng ta cầu cho những linh hồn mồ côi, cho những người lúc ở đời tạm này đã giữ những chức vụ quan trọng.

Chúng ta tưởng nhớ đến những linh hồn thánh thiện trong luyện ngục và chúng ta nhận biết rằng các vị sẽ được cứu thoát. Giờ đây các vị đang chờ đợi, đang chịu thanh tẩy cho tới khi được ở bên Thiên Chúa, diện đối diện.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho những linh hồn trong luyện ngục và hãy rút ngắn hành trình đến với Thiên Chúa của các ngài. Lạy Chúa Giêsu, xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời, và xin ban ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn ấy. Xin cho họ được an nghỉ trong bình an. Amen.

1102_LeCacDangLinhHon-1.jpg



1102_LeCacDangLinhHon-2.jpg



1102_LeCacDangLinhHon-3.jpg



1102_LeCacDangLinhHon-4.jpg


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 11 6 years 5 months ago #63102


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 01 Tháng 11:
LỄ CÁC THÁNH

AllSaints.jpg


Hôm nay chúng ta kính nhớ tất cả những người nam, người nữ và các trẻ nhỏ, những người đã theo sát Chúa Kitô cách trung thành và anh dũng trong suốt cuộc sống mình và đang được hưởng kiến Người trên thiên đàng.

Một số vị thánh có ngày kính riêng. Giáo hội biểu dương gương chứng nhân của các ngài về đời sống anh dũng, vui tươi vì Chúa Giêsu. Nhưng không đủ các ngày trong năm để kính nhớ vô số các thánh đã sống làm chứng tá cho Chúa trong cuộc đời tạm này.

Có những vị thánh đã sống thân mật với Chúa Giêsu trong suốt cuộc đời mình. Những vị khác chỉ gặp thấy Người trên hành trình sống. Một số vị đã sống cuộc đời rất tốt lành mà chẳng phải khó khăn gì. Số khác đã phạm những lỗi lầm nghiêm trọng, nhưng đã gặp thấy Chúa Giêsu trên bước đường ăn năn và sám hối chân thành.

Các thánh đã sống như thế! Và chúng ta xin các ngài cầu bầu cùng Chúa cho tất cả chúng ta để chúng ta cũng sống cuộc đời thánh thiện và đạt tới nước trời là quê hương vĩnh cửu. Chúng ta biểu dương hành trình sống đã đưa các ngài tới hạnh phúc viên mãn bên Thiên Chúa. Chúng ta cũng mừng kính những thành viên trong chính gia đình của mình, những người thân quen, hàng xóm và bạn bè, những người mà chúng ta tin rằng giờ đây đang hưởng kiến tôn nhan Thiên Chúa trên nước trời.

Hôm nay chúng ta hãy hoan hỷ cùng với chư thánh trên thiên quốc. Chúng ta hãy thưa truyện với các ngài, cảm ơn các ngài về tấm gương chứng nhân các ngài đã sống. Chúng ta cũng hãy cảm ơn các ngài vì đã giúp đỡ chúng ta vượt qua bao khó khăn và cám dỗ. Hãy nài xin các ngài phù trợ chúng ta trên mỗi hành trình sống của mình.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012