Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: THÁNH PHAOLÔ: MÔNĐỆ của CHÚA GIÊSU hay VỊ SÁNG LẬP thứ hai của KITÔ GIÁO?

Re: THÁNH PHAOLÔ: MÔNĐỆ của CHÚA GIÊSU hay VỊ SÁNG LẬP thứ hai của KITÔ GIÁO? 11 years 3 months ago #45173


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 11 years 3 months ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.

Re: TIỂU SỬ THÁNH PHAOLÔ - TÔNG ĐỒ DÂN NGOẠI 11 years 3 months ago #45172


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
:musicband :boat :boat :boat

THÁNH PHAOLÔ: MÔN ĐỆ của CHÚA GIÊSU

hay VỊ SÁNG LẬP thứ hai của KITÔ GIÁO?


Khi so sánh các thư của thánh Phaolô với bốn Phúc Âm, chúng ta không khỏi ngạc nhiên ghi nhận sự kiện này. Đó là thánh Phaolô hầu như hoàn toàn không biết gì về Đức Giêsu thành Nagiarét. Thật vậy, trong các lời rao giảng và trong các sinh hoạt của mình Phaolô hầu như không bao giờ nhắc tới Đức Giêsu thành Nagiarét; mặc dầu thánh nhân có trích một số lời của Chúa Giêsu đó đây trong các thư gửi cho tín hữu. Chẳng hạn như giới răn yêu thương: chúc phúc cho kẻ bắt bớ (Rm 12,14; 1 Cr 4,12); yêu thương tha nhân như chính mình, không làm hại người khác, không ngoại tình, giết người, trộm cắp, tham lam. Vì yêu thương là giữ trọn lề luật (Rm 13,9-10; 1 Cr 7,10.25; 9,14; 10,27; 11,23 tt.; 13,2; 1 Ts 4,15). Trong chương 4,4 thư gửi tín hữu Galát thánh Phaolô có nhắc tới sự kiện Thiên Chúa gửi con Ngài xuống thế, sinh bởi một người nữ, sinh ra dưới ách thống trị của lề luật. Nhưng đó cũng chỉ là một kiểu nói tổng quát, chứ không đề cập rõ ràng tới Đức Giêsu thành Nagiarét.

Ngoài ra, cũng nên ghi nhận rằng đề tài nước Thiên Chúa mà Chúa Giêsu rất thích rao giảng, không lôi kéo sự chú ý của thánh Phaolô. Phaolô cũng không biết tới các giáo huấn bằng dụ ngôn của Chúa Giêsu và các trình thuật phép lạ như kể trong truyền thống phúc âm. Đàng khác các đề tài mà thánh Phaolô khai triển rộng rãi như sự công chính hóa duy nhất nhờ lòng tin, lời phê bình triệt để đối với luật lệ Môshê, thần học về thập gía vv... không thấy có trong truyền thống phúc âm. Thật ra, thánh Phaolô chỉ tập trung vào cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô mà thôi. Nhưng thánh nhân không chú ý tới cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô như là các sự kiện, mà tìm đọc hiểu ý nghĩa sâu thẳm của chúng như là biến cố trọng tâm trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Có thể nói rằng cái nhìn của thánh Phaolô đối với Chúa Giêsu Kitô có tính cách tổng hợp. Trong nghĩa nó định nghĩa Chúa Kitô từ sự phục sinh, mạc khải cho thấy căn cước dấu ẩn đích thực của Đấng bị đóng đanh trên thập gía. Tưởng cũng nên nhắc lại nét độc đáo trong nền thần học của thánh Phaolô. Đó là cách kết cấu biện chứng pháp của nó. Thật vậy, thần học của thánh Phaolô tập trung trong cái phản đề mâu thuẫn, đâm rễ sâu trong thập gía. Thập gía diễn tả cái yếu hèn của nhân loại bị đẩy tới độ tột cùng của sự bất lực và điên dại, nhưng đồng thời nó lại chính là nơi Thiên Chúa Cha tỏ lộ vinh quang và quyền năng của Ngài, là Đấng đã cho Đức Kitô sống lại từ cõi chết và là Đấng tạo dựng sự sống từ hư không (Cf. 1 Cr 1,18-25; 2 Cr 13,4). Đứng trước thực tại siêu việt này, thánh Phaolô không chú ý tới những gì Chúa Giêsu nói và làm nữa, vì đối với thánh nhân chúng không còn quan trọng nữa

Dĩ nhiên, quan điểm trên đây của thánh Phaolô chỉ là một cái nhìn phiến diện. Nó là lý do giải thích tại sao chúng ta lại không thể tìm thấy nơi thần học của thánh Phaolô suối nguồn chính thống duy nhất của lòng tin kitô. Phaolô đã bỏ qua giai đoạn loan báo Tin Mừng trong cuộc đời dương thế của Chúa Giêsu để chỉ nêu bật gương mặt Đức Kitô đã chết và đã phục sinh. Nghĩa là Phaolô đã chọn trình bầy biến cố thê thảm nhất, nhưng quan trọng nhất trong cuộc đời Chúa Cứu Thế. Dĩ nhiên là trong sứ điệp kitô sự kiện Chúa Giêsu rong ruổi trên khắp các nẻo đường đất Palestine để rao giảng Tin Mừng cứu độ và làm các phép lạ chữa lành mọi người rơi vào ách thống tri của qủy dữ, cũng quan trọng chứ không phải là sự kiện phụ thuộc (Cv 10,31). Các Phúc Âm được biên soạn ra sau đó đã trình thuật các giáo huấn và các phép lạ của Chúa Giêsu chính là để cột buộc các cộng đoàn kitô vào Đức Giêsu thành Nagiarét một cách chặt chẽ hơn; đồng thời cũng nhằm mục đích ngăn chận kiểu cách giải thích lòng tin theo khuynh hướng quá thiêng liêng và hứng khởi, đề cao Đức Kitô phục sinh mà lãng quên Đức Giêsu lịch sử. Mặt khác, cũng không được quên rằng thánh Phaolô đã không là môn đệ của Đức Giêsu thành Nagiarét. Khác với 12 tông đồ Phaolô đã không "ăn uống" với Đức Giêsu lịch sử, nghĩa là chia sẻ cuộc sống thường ngày của Ngài trong những năm Đức Giêsu rao giảng Tin Mừng cứu độ (Cf. Cv 10,41). Phaolô đã gặp gỡ Chúa Giêsu, đúng thế, nhưng trong ánh sáng rạng ngời của buổi sáng ngày phục sinh, chứ không phải trong chuỗi ngày lao nhọc hay cảnh tượng thê thảm tối tăm của cuộc tử nạn ngày thứ sáu. Và Chúa Kitô phục sinh đã thu hút trọn sự chú ý của Phaolô.

Phaolo_2013-01-23.jpg


Tuy nhiên, đây lại chính là điều khiến cho nhiều thần học gia thắc mắc đặt vấn đề. Họ tự hỏi không biết thái độ chỉ chú ý tới Chúa Kitô phục sinh trên đây của thánh Phaolô có nghĩa là thánh nhân chỉ trung thành với Chúa Giêsu Kitô có một nửa, hay phải kết án thánh nhân là đã phản bội lòng đạo đức đơn sơ và nhân bản của Đức Giêsu thành Nagiarét vị ngôn sứ nổi danh của vùng Galilea? Lý do là vì Phaolô đã thay thế lòng đạo đức đó bằng một thứ cơ cấu tín lý xa lạ. Đây là lập trường của nền thần học tự do bên nước Đức, với gương mặt điển hình là học giả Harnack. Còn học giả W. Wrede thì muốn gán cho thánh Phaolô vai trò vị sáng lập thứ hai của Kitô giáo. Thật ra, kiểu cách đặt vấn nạn cực đoan và cuồng nhiệt như thế dễ đưa tới các kết luận lệch lạc. Để có thể lượng định vấn đề một cách quân bình và vô tư hơn, có lẽ phải nêu bật rằng việc đối chiếu tương quan giữa thánh Phaolô và Đức Giêsu phải được xây dựng trên các nền tảng gián tiếp và qua các trung gian. Nghĩa là phải đối chiếu Đức Giêsu thành Nagiarét với các cộng đoàn kitô tiên khởi. Vì thánh Phaolô liên hệ với Đức Kitô chính là qua trung gian của các cộng đoàn kitô tiên khởi gốc hy lạp, trong đó Phaolô đã lớn lên như là tín hữu và như là tông đồ. Khi nhìn vấn đề như thế, chúng ta sẽ nhận thấy khoảng cách giữa Phaolô và Đức Giêsu thành Nagiarét không đến nỗi qúa xa vời như thường tưởng nghĩ. Vì những gì Phaolô khai triển cũng bắt nguồn từ niềm tin của các kitô hữu tiên khởi cũng như từ truyền thống tông đồ và tiếp tục trong cùng một nguồn mạch lịch sử ấy.

Thật thế, trước khi Phaolô, vị tông đồ dân ngoại, là nhân vật có cá tính rất mạnh xuất hiện, người ta đã chứng kiến một bước chuyển tiếp định đoạt trong lịch trình tiến triển thần học. Đó là sự kiện Đức Giêsu, người viết Tin Mừng Nước Trời bằng chính các lời rao giảng, các việc làm, cái chết và sự sống lại của Ngài, kể từ sau các lần hiện ra với các môn đệ, đã trở thành Chúa Kitô được các môn đệ rao giảng. Nghĩa là Đức Giêsu thành Nagiarét, Đức Giêsu lịch sử đã trở thành nội dung của Tin Mừng được các tông đồ loan báo cho thế giới. Thánh Phaolô đã chỉ là người tháp cuộc đời mình vào dòng phát triển sinh động ấy của Tin Mừng và đẩy mạnh tiến trình phát triển ấy cho tới các kết qủa tột cùng của nó. Và điểm đặc biệt nhất là thánh nhân đã soan thảo ra cho môi trường kitô không do thái và hy lạp một thứ từ ngữ thần học thích hợp để rao truyền nội dung Tin Mừng ấy là Chúa Kitô phục sinh.

Đàng khác, chúng ta không thể phê phán sự tiếp nối lịch sử đó của công tác rao truyền Tin Mừng từ bên ngoài các biến chuyển tình thế còn kéo dài và tồn tại. Nghĩa là lịch trình phát triền thần học trong khoảng cách giữa Đức Giêsu thành Nagiarét và thánh Phaolô, và trong khoảng cách giữa Đức Giêsu thành Nagiarét và Kitô giáo của thập niên thứ nhất đã có thêm nhiều sự thật khách quan liên hệ tới biến cố Chúa Giêsu sống lại, tới công tác rao giảng của các tông đồ và sự kiện giáo hội phát sinh được lồng khung vào đó. Riêng trên bình diện xã hội-văn hóa cần phải ghi nhận sự chuyển tiếp từ thế giới Palestine sang thế giới hy lạp. Do đó, sự trung thành với Đức Giêsu thành Nagiarét không thể cô đọng trong một thời điểm tất định máy móc không thay đổi của qúa khứ. Quan niệm sự trung thành với Đức Giêsu lịch sử như thế như cũng tựa như ướp xác sứ điệp và ý nghĩa con người của Đức Giêsu, rồi đặt trong viện bảo tàng tích chứa các kỷ vật khảo cổ cho người ta thăm viếng nhin ngắm, mà không trình bầy chúng một cách linh hoạt và sống động như lòng tin vào Chúa Kitô phục sinh đòi buộc. Nói cách khác, nếu muốn lượng định sự trung thành của thánh Phaolô với Đức Giêsu thành Nagiarét, cần phải theo tiêu chuẩn thứ hai này. Nghĩa là phải duyệt xét "trường hợp" của Phaolô theo tiêu chuẩn tiến trình sinh động của lòng tin và công tác rao truyền Tin Mừng trong các biến chuyển tình hình của Giáo Hội thời khai sinh. Đúng đắn mà nói, Đức Giêsu cũng như Phaolô đều đã ý thức rõ ràng được biến cố cứu độ đột nhập vào lich sử loài người như là một ơn của Thiên Chúa. Thời giờ định đoạt trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa điểm trên mặt đồng hồ lịch sử nhân loại và mọi người đều được mời gọi đáp trả lại tiếng gọi cứu rỗi ấy

Tóm lại, xác tín lòng tin trước sau vẫn là một. Nếu có gì thay đổi chăng, thì đó chính là sự thay đổi của ngôn ngữ. Và đây không phải là chuyện nhỏ. Đức Giêsu lịch sử, Ngôn sứ thành Nagiarét đã dùng thứ ngôn ngữ Nước Trời của Thiên Chúa để loan báo cho mọi người biết Nước Trời đã hiện diện trước ngưỡng cửa cuộc đời con người và được hiện thực trong hoạt động giải phóng của Ngài ( Mc 1,15). Trong khi thánh Phaolô người "mắc nợ người hy lạp và dân ngoại cũng như mắc nợ kẻ khôn ngoan và người vô học" (Rm 1,14), thì tìm cách diễn tả Tin Mừng cứu độ đó với các phạm trù được khai triển trong ngôn ngữ mang nhiều sắc thái thần học hơn như sự công chính hóa, hòa giải, giải phóng, cứu độ và ơn thánh vv...

Lm. Giuse Linh Tiến Khải
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 11 years 3 months ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.

THÁNH PHAOLÔ: MÔNĐỆ của CHÚA GIÊSU hay VỊ SÁNG LẬP thứ hai của KITÔ GIÁO? 12 years 3 months ago #605


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
:boat :music :orgue :boat


TIỂU SỬ THÁNH PHAOLÔ

Sách Tông Đồ Công Vụ cho chúng ta biết khá đầy đủ về thân thế, đời sống và hoạt động tông đồ của thánh Phaolô.

Thánh Phaolô chào đời vào đầu kỷ nguyên tại thành Tácsê. Song thân là người Do Thái nhưng đã gia nhập quốc tịch Roma. Sinh được tám ngày, hai ông bà đem con đi chịu phép cắt bì và đặt tên là Saulê để kính nhớ Saulô vị đế vương thuộc chi họ Bendamin. Saulê hấp thụ nền giáo dục thuần túy Do Thái. Nhà trường chuyên dạy các cổ tục Do Thái, nhất là Thánh Kinh Cựu Ước. Cũng theo cổ tục, dù con nhà giàu và trí thông minh, Saulê cũng phải học một nghề, đó là nghề dệt dạ. Khi mãn trường làng, trường tỉnh, Saulê được coi là thầy thông giáo, là một biệt phái thực thụ. Với hai tước hiệu ấy, Saulê vinh quy về Tácsê phụng dưỡng cha mẹ.

image007.gif


Sau nhiều năm tại Tácsê, Saulê được cử lên Giêrusalem với sứ vụ truyền đạo Do Thái và truy tầm những người tin theo đạo mới, đạo Kitô. Tiêu biểu cho các nạn nhân bị bách hại là thầy phó tế Têphanô. Muốn triệt hại đạo Kitô, Saulê đã tình nguyện xin Caipha cấp giấy và cho người tùy tùng, lên đường đi Đamát truy nã dân Kitô. Sau bảy ngày đường ngựa bay, Saulê và đoàn tùy tùng đã tiến gần thành Đamát với mộng ước sẽ thu nhiều thắng lợi. Ngờ đâu, lúc còn phóng ngựa, Saulê bị một luồng sáng từ trời cao giãi xuống, bao phủ Saulê, quật ngã ngài xuống đất, và trong ánh sáng vang lời phán bảo. Chúng ta hãy nghe chính lời Saulê thuật lại : “Trưa hôm ấy, khi tôi đi dến gần Đamát, bỗng chốc có một luồng sáng từ trời chiếu xuống bao phủ tôi, tôi ngã xuống đất và nghe rõ có tiếng bảo : ‘Hỡi Saulê, Saulê, sao ngươi bắt bớ Ta ? Tôi thưa lại ‘Ông là ai ?’ – ‘Ta là Giêsu Nagiarét ngươi đang tầm nã, bắt bớ’. Đoàn tùy tùng hoảng sợ, họ nom thấy ánh sáng, nhưng không nghe tiếng nói với tôi. Tôi hỏi tiếp ‘Thưa Ngài, tôi phải làm gì bây giờ ?’ – ‘Ngươi hãy chỗi dậy vào thành Đamát, ở đó có kẻ sẽ cho ngươi biết tất cả những việc phải làm’. Ánh sáng đã làm cho tôi mù quáng, không nom thấy gì nữa. Đoàn tùy tùng dắt tôi đi vào thành.

Khi ấy, có ông Anania, một nhân vật được toàn thể đồng bào Do Thái mến phục, đến bên tôi mà nói : ‘Hỡi anh Saulê, hãy mở mắt ra mà xem’. Tôi mở mắt ra và trông thấy được. Ông nói với tôi rằng : ‘Thiên Chúa các tổ phụ chúng ta đã tiền định cho anh nhận thánh ý Người, được trông thấy Đấng công chính, và nghe lời Người phán dạy, giờ đây anh còn trì hoãn chi nữa. Anh hãy chỗi dậy và chịu phép Rửa Tội, tẩy rửa các tội lỗi anh đã phạm và kêu cầu Danh Thánh Chúa’. Tôi trở về Giêrusalem. Khi tôi đang cầu nguyện trong đền thờ, tôi được một linh kiến : Tôi trông thấy Chúa Giêsu và Chúa phán bảo tôi ‘Hãy mau rời khỏi Giêrusalem, vì ở đây người ta không tin lời con giảng nữa’. Tôi thưa : ‘Lạy Chúa, chính họ đã biết rằng con đã bắt giam và đánh đòn những người tin Chúa trong các hội đường. Và khi họ đổ máu ông Têphanô, chứng nhân của Chúa, con cũng có mặt ở đấy. Con đã hoan nghênh và giữ quần áo cho các kẻ giết ông Têphanô’. Nhưng Chúa bảo tôi ‘Con hãy đi, Ta muốn sai con đi đến với dân ngoại ở xa xôi’ “ (xCv 22).

Cùng với Banabê, Saulê đến gặp thánh Phêrô và đề nghị Giáo Hội cử một phái đoàn đi truiyền giáo các miền phụ cận. Toàn thể chấp nhận lời đề nghị và tổ chức cuộc bỏ thăm để cử những nhân vật lãnh trách nhiệm đầu tiên đi truyền giáo. Trước khi thi hành, các ngài ăn chay cầu nguyện xin ơn Thánh Linh hướng dẫn. Bỗng chốc ai nấy đều nghe tiếng Chúa Thánh Thần phán bảo : “Hãy tách biệt Saulê và Banabê ra để thi hành công tác đã dự định”… Vì thế, Banabê và Saulê được ủy thác việc đi truyền giáo cho dân ngoại.

Lấy tư cách là trưởng phái đoàn, Banabê đề nghị tới truyền giáo tại đảo Síp (Chypre). Đây là hành trình truyền giáo thứ nhất. Để đánh dấu bước đường truyền giáo hứa hẹn nhiều thành quả tốt đẹp, Saulê từ nay đổi tên là Phaolô. Mỹ tự này ngàn đời sẽ được ghi trong sử xanh của Giáo Hội. Cuộc hành trình này gồm bảy địa điểm truyền giáo chính : Salamina, Papgô, Antiôkia, Icôniô, Líttra, Đécdê và Pécdê. Sau bốn năm hoạt động, Phaolô cùng Banabê và một số kỳ lão trở về Giêrusalem dự Công Đồng bàn về việc ‘chư dân trở lại Kitô giáo có buộc phải cắt bì hay không ?’.

Sau Công Đồng, thánh Phaolô cùng với Sila, Timôtê và Luca khởi sự cuộc hành trình truyền giáo thứ hai. Cuộc hành trình này nhằm ba mục tiêu : Kinh lý các giáo đoàn đã xây dựng lần trước. – Tuyên bố và giải thích thông điệp Công Đồng Giêrusalem. –Thiết lập thêm các cộng đoàn mới : Philipphê, Tétsalônica, Bêrêa, Aten, Corintô, Galata…

Khi đã ổn định các cộng đoàn mới, thánh Phaolô về Antiokia vừa nghỉ ngơi vừa chuẩn bị cho cuộc hành trình thứ ba. Đoàn truyền giáo lần nầy hùng hậu hơn lần trước, gồm các ông Aríttacô, Caiô, Eráttô, Luca, Sêcunđô, Sôphate, Técxiô, Timôtê, Titô và Tikiô. Mục tiêu vẫn là để khích lệ và hoàn chỉnh các cộng đoàn đã thành lập và mở thêm các cộng đoàn mới, mà trung tâm là thành Ephêsô.

Muốn theo dõi đầy đủ công trình truyền giáo của thánh Phaolô, sau cuốn Tông Đồ Công Vụ, chúng ta còn phải đọc 12 thư ngài đã viết, thường được phân loại như sau : Năm thư lớn, một thư cho cộng đoàn Galát, hai thư cho cộng đoàn Corintô, một cho cộng đoàn Roma, hai cho cộng đoàn Técsalonica. – Bốn thư viết trong tù, là thư viết cho cộng đoàn Côlôsêô, cộng đoàn Philippê, cộng đoàn Ephêsô, và cho ông philêmôn. – Ba thư mục vụ, là hai thư viết cho giám mục Timôtê và một thư viết cho Titô.

Thời gian lưu trú ở ngoại quốc đã lâu, thánh Phaolô sắp đăt lại công việc và trở về Giêrusalem. Từ lâu, người Do Thái thù ghét ngài vì nghe biết các thành công truyền giáo của ngài. Họ muốn tìm cách triệt hạ ngài. Thì đây, là dịp may họ đang chờ đợi : Phaolô vừa về tới Giêrusalem, họ đã ùa tới bắt trói và bỏ tù ngài trong suốt hai năm tại ngục thất Xêsarê. Biết âm mưu thâm độc của người Do Thái là muốn giết mình, thánh Pholô liền nại tới quyền công dân Roma, và đòi được đưa về xử tại Roma. Lời xin của thánh nhân được chấp nhận, người ta giải ngài về Roma cùng với một số phạm nhân khác…

st-paul.jpeg


Về Roma, thánh Phaolô bị giam giữ ít lâu, rồi được trả tự do. Nhưng qua năm 64, với tính ngông cuồng, hoàng đế Nêrô đã bí mật cho phóng hỏa cả kinh thành Roma. Dân chúng nổi loạn chống hoàng đế, hoàng đế đổ lỗi cho dân Do Thái-Kitô. Sắc lệnh bách hại được ban hành, nhiều kitô hữu bị bắt giam và ra tòa lãnh án. Thánh Phaolô cùng chịu chung số phận với các tín hữu. Ngài bị bắt và bị án tử hình… đúng như lời ngài đã nói trước : “Chẳng những tôi vui lòng chịu trăng trói, gông cùm, mà lại chịu chết vì Chúa Giêsu nữa” (Cv 21,13). Lòng khao khát đó ngày nay đã thành sự thực. Thánh Phaolô hoàn toàn tọai nguyện. (Trích sách Hạnh Các Thánh của Hương Việt, tháng 6, trang 148-156).

Lạy Chúa Giêsu, cuộc trở lại của thánh Phaolô và những hoạt động truyền giáo của ngài làm vững mạnh đức tin của chúng con vào ơn sủng của Chúa. Xin Chúa hoán cải Giáo Hội, xin Chúa ban cho mỗi người trong Giáo Hội có thể hiên ngang nói được như thánh Phaolô:

Tôi đành mất tất cả để được Chúa Kitô ; Không phải tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi”. Amen

TGM/HP
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 11 years 3 months ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012