Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: Cổ học Tinh hoa _ ÐÁNH DẤU THUYỀN TÌM GƯƠM

Re: Cổ học Tinh hoa _ ÐÁNH DẤU THUYỀN TÌM GƯƠM 12 years 1 month ago #3245


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
:musicband :boat :computer :cry

BÁN MỘC BÁN GIÁO

Có người nước Sở làm nghề bán mộc, vừa bán giáo.
Ai hỏi mua mộc, thì anh ta khoe rằng: "Mộc nầy thật chắc, không gì đâm thủng."
Ai hỏi mua giáo, thì anh ta khoe rằng: "Giáo nầy thật sắc, gì đâm cũng thủng."
Có người nghe nói, hỏi rằng: "Thế bây giờ lấy giáo của bác đâm vào mộc của bác, thì thế nào?"
Anh ta không đáp ra làm sao được.
(Hàn Phi Tử)

GIẢI NGHĨA:
Sở: Một nước lớn thời Xuân Thu ở vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.
Mộc: Ðồ binh khí bằng gỗ, hình bầu dục để đỡ khi mũi nhọn đâm xỉa.
Cái khiên thì đan bằng mây và hình tròn.
Giáo: Ðồ binh khí, đầu nhọn, cán dài, dùng để đâm.

LỜI BÀN:
Ôi! một cái chắc, đâm không thủng, với một cái sắc, đâm gì cũng thủng, hai cái phản đối hẳn nhau thì cùng đi với nhau sao được! Thế mà người nước Sở dám khoe mộc, lại khoe giáo luôn ngay một lúc. Chẳng qua là chỉ vì mối lợi mà thành ra nối dối. Nhưng cái trò nói dối hay cùng, khi người ta hỏi đến lẽ, là không đối đáp làm sao được nữa. Có khác gì kẻ đem tượng gỗ ra chợ bán, khoe rằng: "Ai mua tượng về nhà, thì được giàu sang." Ðến lúc có người bẻ: "Thế sao bác không để ở nhà cho được giàu sang, lại mang ra chợ bán làm gì?" thì tắc khẩu mà đành vác tượng về.
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
The administrator has disabled public write access.

Re: Cổ học Tinh hoa _ ÐÁNH DẤU THUYỀN TÌM GƯƠM 12 years 1 month ago #3244


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
:computer :boat :computer

TĂNG SÂM GIẾT NGƯỜI

Ông Tăng Sâm ở đất Phị ở đấy có kẻ trùng danh với ông giết chết người.
Một người hớt hãi chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ nói: "Chẳng khi nào con ta lại giết người". Rồi bà điềm nhiên ngồi dệt cửi.
Một lúc lại có người đến bảo: "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên ngồi dệt cửi.
Một lúc nữa lại có người đến bảo: "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ sợ cuống, quăng thoi, trèo qua tường chạy trốn.
(Quốc Sách)

GIẢI NGHĨA:
Tăng Sâm: Người thời Xuân Thu, tính chất chân thật và có hiếu,
học trò đức Khổng Tử và mau truyền được đạo của ngài.
Trùng danh: Cùng giống tên nhaụ
Ðiềm nhiên: Biết mà cứ im lặng như không.

LỜI BÀN:
Tăng Sâm vốn là người hiền hậu, hiếu thảo, bà mẹ vốn là người trung tín, một bụng tin con. Thốt nhiên có kẻ bảo: "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ không tin, và người thứ hai bảo, còn chưa tin; đến người thứ ba bảo, thì cuống cuồng chạy trốn. Như thế mới hay cái dư luận của thiên hạ rất là mạnh. Một việc, dù cho sai lầm đến mười mươi, nhiều người đã có cùng một nghị luận đều như thế cả, thì cũng dễ khiến người ta nghi nghi hoặc hoặc rồi đem bụng tin mà cho là phải, nom đỉa hóa ra con rươi, trong con chó thành con cừu. Ðến như giữa chợ, làm gì có cọp! Thế mà một người, hai người, đến ba người nói có cọp, thiên hạ cũng tin có cọp thật nữa là! Những bậc ra được ngoài vòng dư luận, giữ vững được bụng như cây giữa rừng, như kiềng ba chân rất là hiếm, nhưng có thế được mới caọ Một chân lý có chứng minh rõ ràng, mười phần chắc chắn, thì mới nên công nhận.

"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 12 years 1 month ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.

Re: Cổ học Tinh hoa _ ÐÁNH DẤU THUYỀN TÌM GƯƠM 12 years 1 month ago #3212


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
:buom :cry :$ :drink :boat :computer

TU THÂN

Thấy người hay thì phải cố mà bắt chước; thấy người dở thì phải tự xét xem có dở như thế không để mà sửa đổi.
Chính mình có điều hay, thì phải cố mà giữ lấy; chính mình có điều dở thì phải cố mà trừ đi.
Người chê ta, mà chê phải, tức là thày ta; người khen ta, mà khen phải, tức là bạn ta; còn người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta vậy.
Cho nên người quân tử trọng thầy, quý bạn và rất ghét cừu địch, thích điều phải mà không chán, nghe lời can mà biết răn... như thế dù muốn không hay cũng không được.
Kẻ tiểu nhân thì không thế. Cứ bậy mà lại ghét người chê mình; rất dở mà lại thích người khen mình; bụng dạ như hổ lang, ăn ở như cầm thú, mà thấy người ta không phục, lại không bằng lòng; thân với kẻ siểm nịnh, xa cách kẻ can ngăn, thấy người chính trực thì cười, thấy người trung tín thì chệ.. Như thế dù không muốn không dở cũng không được.
(Tuân Tử)

GIẢI NGHĨA:
Quân tử: Người có tài đức hơn người.
Tiểu nhân: Kẻ bất chính, gian ác, tự tư, tự lợi.
Hổ lang: Cọp và chó sói, hai giống tàn bạo.
Cầm thú: Cầm giống có hai chân và hai cánh, thú giống có bốn chân; hai chữ chỉ loài chim và loài muông.
Chính trực: Ngay thẳng.
Trung tín: Hết lòng, thật bụng.
Tuân Tử: Tên là Huống, tên tự là Khanh, người nước Triệu, thấy đời bấy giờ cứ loạn luân mãi và phong hóa suy đồi, làm sách nói về lễ nghĩa, lễ nhạc, cốt ý để chỉnh đức và hành đạo.

LỜI BÀN:
Cái đạo tu thân rút lại chỉ có theo điều hay, biết tránh điều dở. Mà muốn tới cái mục đích ấy, thì không những là tự mình phải xét mình lại còn phải xét cái cách người ở với mình nữa. Ðối với người, cần phải biết hai điều: Ai khen chê phải, khuyên răn hay thì phục, thì bắt chước; ai chiều lòng nịnh hót, thì tránh cho xa, coi như quân cừu địch. "Nên ưa người ta khuyên mình hơn người ta khen mình" có như thế thì mới tu thân được.
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 12 years 1 month ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.

Re: Cổ học Tinh hoa _ ÐÁNH DẤU THUYỀN TÌM GƯƠM 12 years 1 month ago #3211


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
:boat :computer

ÔM CÂY ÐỢI THỎ

IMG_1537.jpg

Hình minh hoạ

Một người nước Tống đang cày ruộng. Giữa ruộng có một cây to. Có con thỏ đồng ở đâu chạy lại, đâm vào gốc cây đập đầu chết.
Người cày ruộng thấy thế, bỏ cày, vội chạy đi bắt thỏ. Ðoạn, cứ ngồi khư khư ôm gốc cây mong lại được thỏ nữa. Nhưng đợi mãi chẳng thấy thỏ đâu, lại mất một buổi cày. Thiện hạ thấy vậy, ai cũng chê cười.
(Hàn Phi Tử)

GIẢI NGHĨA:
Nước Tống: Một nước chư hầu thời Xuân thu, sau bị nước Tề lấy mất, ở vào huyện Thượng Khương, tỉnh Hà Nam bây giờ.
Ðoạn: Nghĩa đen là đứt, việc nầy đứt đến việc khác.
Thiên hạ: Ðây là nói những người ngoài.
Hàn Phi Tử: Công tử nước Hàn, học trò Tuân Tử chuyên về bình danh pháp luật, nước Hàn không dùng, sang ở nước Tần, được đại dụng, nhưng sau bị kẻ gièm pha, rồi tự tử. Sách của Hàn Phi Tử có 50 thiên. Ðặt tên là "Hàn Tử". Nhà Tống sau thêm chữ Phi để khỏi lẫn với Hàn Dũ.

LỜI BÀN:
Thấy mùi, quen mui làm mãi. ở đời những kẻ ngẫu nhiên gặp may mà ước ao được gặp may luôn như thế nữa, không biết sự may là tình cờ mới có, thì có khác gì người nước Tống ôm cây đợi thỏ nầy. Anh ôm cây đợi thỏ nầy lại còn là người cố chấp bất thông, không hiểu thời thế, không thấu tình cảnh, khư khư đười ươi giữ ống, cũng một phường với loại chơi đàn gắn chặt phím, khắc mạn thuyền để nhớ chỗ gươm rơi.
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 12 years 1 month ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.

Cổ học Tinh hoa _ ÐÁNH DẤU THUYỀN TÌM GƯƠM 12 years 1 month ago #3210


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
:computer :boat :computer

ÐÁNH DẤU THUYỀN TÌM GƯƠM

images1.jpg

Hình minh hoạ

Có người nước Sở đi đò qua sông. Khi ngồi đò, vô ý đánh rơi thanh gươm xuống sông. Anh ta vội vàng đánh dấu vào mạn thuyền, nói rằng: "Gươm ta rơi ở chỗ nầy đâỵ"
Lúc thuyền đỗ vào bến, anh ta cứ theo chỗ đánh dấu, lặn xuống nước tìm gươm. Thuyền đã đi đến bến, chớ gươm rơi đâu thì vẫn ở đấy, có theo thuyền mà đi đâủ Tìm gươm như thế, chẳng khờ dại lắm ư!
(Lã Thị Xuân Thu)

GIẢI NGHĨA:
Sở: Một nước lớn thời Xuân Thu ở vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.
Thanh gươm: Tục xưa người ta đi đâu hay đeo theo gươm để thủ thân mà lại giữ lễ nữa.
Lã Thị Xuân Thu: Sách của Lã Bất Vi làm. Lã Bất Vi người đời nhà Tần thời Chiến quốc, trước là lái buôn to, sau làm tướng, chính là cha đẻ Tần Thủy Hoàng. Khi làm quyển "Lã Thị Xuân Thu" xong, Bất Vi treo ở cửa Hàm Dương, nói rằng: "Ai bớt được, hay thêm được một chữ, thì thưởng cho ngàn vàng."

LỜI BÀN:
Thanh gươm rơi xuống sông, thì ở ngay chỗ rơị Nếu muốn tìm thấy gươm, tất phải lặn ngay xuống chỗ rơi mà tìm. Chớ sao lại đánh dấu vào thuyền, đợi đến khi thuyền đỗ vào bến mới lặn xuống tìm? Người tìm gươm này có khác nào như người đánh đàn sắt đem gắn cả ngựa lại, tưởng ngựa không di dịch được là các âm vận tự nhiên điều hoà được đúng! Than ôi! người cố chấp bất thông, chỉ câu nệ biết giờ chặt một cái đã nắm chặt trong tay, chớ không hiểu nghĩa chờ "thời" là gì.
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012