Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1
  • 2

TOPIC: trang: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC trong ngày

trang: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC trong ngày 6 years 11 months ago #62562

:unsure

Câu hỏi: Có nên đem hoa và nến trong cuộc rước dâng của lễ không?


Câu trả lời: được bày tỏ trong bài nghiên cứu dưới đây. Chúng ta cũng nên biết lắm chứ. Nào, xin mời quý cụ ạ.

Không nên đem hoa và nến trong cuộc rước dâng của lễ (P1)

Tại Việt Nam, mỗi khi tổ chức cuộc rước dâng lễ vật (phải gọi là cuộc rước chuẩn bị lễ vật thì đúng hơn vì dâng lễ thực sự diễn ra sau đó trong Kinh nguyện Thánh Thể),[1] chúng ta đều thấy có mang theo cả hoa và nến. Đây là thực hành đã tồn tại từ nhiều chục năm nay mà không ai thắc mắc gì khiến đa số tưởng như vậy là ổn.

Do vậy, người ta thường chỉ đặt ra câu hỏi là: thứ tự của cuộc rước thế nào, người mang hoa và nến đi trước hay đi sau người mang bánh-rượu? Thực ra, khi nhìn lại thực hành này dưới khía cạnh lịch sử, luật pháp, thần học và mục vụ, việc đem hoa và nến đang cháy trong đoàn rước chuẩn bị lễ vật là dư thừa và không cần thiết. Như thế, không còn cần phải giải đáp hoa và nến đi trước hay sau bánh - rượu nữa vì hoa và nến không nên có trong đoàn rước này.

1b.jpg



Vài nét lịch sử về cuộc rước.

Từ ban đầu, các tín hữu đưa bánh rượu đặt trên bàn vị chủ sự để cử hành Bữa tối của Chúa, như họ thường gọi, hay cử hành Eucharistia.[2]

Khi Bữa ăn Huynh đệ (Agape) không còn nữa, các tín hữu vẫn tiếp tục đưa của lễ đến để tham dự thánh lễ. Trong những của lễ này, vào thế kỷ II- III, các phó tế tiếp nhận lễ phẩm bánh và rượu và trình bày chúng cho Đức Giám mục để ngài cử hành Hy tế Thánh Thể nên chúng được coi như là oblatio (hiến vật) nghĩa là đồ vật thánh thiêng. Trong thể kỷ III, lý do Giáo hội khuyến khích các tín hữu đem dâng bánh rượu và các hoa mầu ruộng đất khi tham dự thánh lễ là nhằm giúp các tín hữu biết trân trọng các đối tượng vật chất và nhằm chống lại phái Ngộ đạo thuyết vốn chủ trương thuyết nhị nguyên bài vũ trụ, chấp nhận hai nguyên lý tốt xấu trong vũ trụ. Họ cho rằng sự ác nằm trong thế giới vật chất xấu xa nên những gì thuộc vật chất phải loại trừ.[3] Cũng trong thế kỷ III, thánh Cyprianô khuyến khích các tín hữu mang lễ vật của họ đến nhà thờ.[4]

Sang thế kỷ IV, theo tường thuật của thánh Giêrônimô, các tín hữu đem theo lễ phẩm cũng như ý nguyện của mình khi đến tham dự thánh lễ. Họ rước lễ vật và đặt chúng ở một chỗ thuận tiện trước Thánh lễ [trên những chiếc bàn nhỏ ở gian ngang của nhà thờ Rôma]. Sau Phụng vụ Lời Chúa, thầy phó tế sẽ đưa các lễ phẩm này đến cho Giám mục. Ngoài của lễ là bánh và rượu, sách Truyền thống Tông đồ cho biết, các tín hữu còn mang lúa mì, dầu, nến, đèn, hương, vải, trái cây (nho, sung, lựu, táo, lê, đào, dâu, sơri, mận…), bánh sữa, mật ong... và nhiều thứ khác nữa (thỉnh thoảng có hoa đặc biệt là hoa hồng và hoa huệ) không những làm của lễ dâng tiến mà còn nhằm mục đích bác ái: nuôi dưỡng các giáo sĩ, lo cho các công việc của Giáo hội và giúp những người nghèo.[5] Nhiều Công đồng địa phương đã tìm cách hạn chế một số loại của lễ, và sách Hiến chế các Tông đồ (năm 380) liệt kê những thứ được phép là bánh, rượu, hương, hạt lúa, trái nho, trái ôliu và nến sáp.[6] Rượu được đựng trong bình lớn có quai, bánh mì đặt trên bàn rồi dùng tấm khăn lớn phủ lại cho khỏi bụi, còn các của lễ khác thì đặt bên cạnh bàn thờ. [7]

2b.jpg



Ở Tây phương, cuộc rước lễ phẩm sa sút dần dần suốt thời kỳ tiền Trung cổ. Lý do là vì bánh có men thông thường không thích hợp cho cử hành Thánh Thể nữa; mặt khác, số người tham dự thánh lễ và lên hiệp lễ ngày càng ít ỏi đi. Cuộc rước dâng của lễ kể như biến mất khi người ta thay đổi lễ vật tiến dâng từ sản phẩm nông nghiệp sang dâng cúng tiền bạc. Từ đó, quyên góp tiền bằng những thùng hay giỏ tiền trở thành một thực hành phổ biến trong Giáo hội.[8]

Việc các tín hữu đến dâng lễ mang của lễ đi theo đã được ghi lại trong nhiều bút tích của các giáo phụ. Khoảng thế kỷ II, một tân Kitô hữu thường phải mang lễ vật của họ lần đầu tiên khi họ đến tham dự nghi thức Khai tâm Kitô giáo vào đêm Vọng Phục sinh [9]. Năm 155, thánh Justinô đã đề cập đến tập tục mang bánh và rượu đến cho vị tư tế sau khi kết thúc những Lời Chuyển cầu (Apol LXVII, 5) [10]. Thánh Hippôlytô (năm 225) cũng ghi nhận thực hành này. Trong thời gian đó, Tertulianô (199) cũng nói về dân chúng mang lễ vật của họ đến với thánh lễ như một “hiến lễ” dâng lên Thiên Chúa. Giữa thế kỷ III, đang khi đề cập đến việc các tín hữu trình bày lễ phẩm của họ, thánh Cyprianô thành Carthage (210-258) đã khiển trách một bà giàu có dám tớí dự thánh lễ mà không mang theo lễ vật [11].

Thánh Augustinô quả quyết rằng mẹ ngài không ngày nào không mang của lễ tới bàn thờ (Confessions, V, 9, 17). Công đồng Mâcon (585) truyền cho đàn ông đàn bà khi đi dâng lễ phải mang của lễ đi theo. Nhiều Công đồng khác cũng nhắc lại lệnh này, tuy càng ngày nó càng mất hiệu lực.[12]

Vào thời Trung cổ, sau khi phụng vụ Rôma truyền qua Pháp, bị ảnh hưởng ngôn ngữ và khuynh hướng thần học tại đây, thánh lễ dần dần trở nên xa lạ với giáo dân. Trong phần Dâng lễ, họ không còn tích cực tham dự như trước. Chắc chắn từ ban đầu, bánh được đem dâng tiến là những ổ bánh mì, vì vậy, việc bẻ bánh ra những phần nhỏ đem phân phát cho nhiều người tham dự là điều cần thiết trong suốt thời gian dài trong Giáo hội thời cổ.

(còn nữa)
Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS
___________________________________________
1 Xc. Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma (= QCSL) [2002], số 79f.
2 Xc. Heliodoro Lucatero, The Living Mass (USA: Liguori Publications, 2011),
9.3 Xc. Vinh sơn Nguyễn Thế Thủ, Phụng vụ Thánh Thể (Sài Gòn: ĐCV thánh Giuse, 2001),105.
4 CCL 3a:64-65, trích lại từ Paul Turner, The Supper of the Lamb (Chicago: Liturgy Training Publications, 2011), 50.
5 Trần Đình Tứ, Phụng vụ Thánh lễ (Sài Gòn: ĐCV Thánh Giuse, 1997), 91.
6 Phan Tấn Thành, Cử hành Bí tích Tình yêu (Sài Gòn: Học Viện Đaminh, 2012),179.
7 Lawrence J. Johnson, The Mystery of Faith: A Study of the Structural Elements of the Order of the Mass (Washington DC: FDLC, NE, 2003), 61.
8 Johannes H. Emminghaus, The Eucharist - Essence, Form, Celebration (Minnesota: The Liturgical Press, 1997), 65.
9 Bulletin 51, Christian Initiation, 281-283.
10 Xc. Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo, số 1345.
11 Cypriano, Liber de opere et eleemosinis, 15 = PL 4:612-613 trích lại trong Catherine Vincie, “The Mystagogical Implications”, ed. Foley, Edward, A Commentary on the General Instruction of the Roman Missal (Minnesota: A Pueblo, The Liturgical Press, 2007), 222.
12 Trích lại trong Trần Đình Tứ, Phụng vụ Thánh lễ, 92.
Last Edit: 6 years 11 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

trang: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC trong ngày 7 years 4 months ago #61933



Trong khi chờ đợi các cụ xem lại LÝ và ĐOÁN thì nhà em lại nhảy vào đỡ đòn của chú Sáu Nhái nhà mình. Không hiểu sao dạo này Sáu Nhái có nhiều thắc mắc ghê nơi ? Có lẽ Chúa Thánh Thần đang tăng tốc va xuống lửa sốt mến và nhiệt thành lên tâm hồn của Sáu Nhái chăng ? Đã thế còn đưa ra những câu hỏi hóc búa chịu không thấu !

Ta hãy cùng nhau đọc đoạn Phúc Âm của Thánh Mát-Thêu (16,13-20).


Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt thành Xêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: "Người ta bảo Con Người là ai?" Các ông thưa: "Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó". Chúa Giêsu nói với các ông: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?" Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống". Chúa Giêsu trả lời rằng: "Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước trời: sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở". Bấy giờ Người truyền cho các môn đệ đừng nói với ai rằng Người là Ðức Kitô.

Kể từ đó, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các môn đệ thấy: Người sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, phải bị giết, và ngày thứ ba thì sống lại. Phêrô kéo Người lại mà can gián Người rằng: "Lạy Thầy, xin Chúa giúp Thầy khỏi điều đó. Thầy chẳng phải như vậy đâu". Nhưng Người quay lại bảo Phêrô rằng: "Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy, con làm cho Thầy vấp phạm, vì con chẳng hiểu biết những sự thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người".
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco)

trang: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC trong ngày 7 years 4 months ago #61922

:unsure

Trong khi chờ đợi câu trả lời của các cụ về vấn đề trên thì hôm nay Sáu Nhái lại xin đưa ra một thắc mắc khác. Tuần vừa rồi, Sáu Nhái được nghe trên đài SBTN có đưa một tin hết sức quan trọng: Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô vừa mới tuyên bố sẽ cho phép các Linh mục có quyền tha tội cho những ai mang tội phá thai mà tội này được coi là hết sức nghiêm trọng. Chính vì tích chất đó nên trước đây chỉ có Giám mục mới có quyền đó mà thôi. Không biết điều này có đúng như vậy không ạ ? Nếu đúng như vậy thì phải chăng Đức Giáo Hoàng đã quá dễ dàng cho họ, tuy Ngài có minh xác rằng phá thai là một trọng tội? Theo Sáu Nhái thì nó là một con dao hai lưỡi: trên phương diện của lòng thương xót vô bờ bến mà Thiên Chúa đã ban cho con người thì mọi sự đều được tha thứ, như vậy sẽ là một phương tiện hữu ích cho các phạm nhân. Ngược lại, những gì quá dễ dàng lại là những thứ người tha coi khinh thường và lợi dụng để làm. Đơn giản: "cứ làm, sẽ được tha tuốt í mà. Dễ như ăn cơm sườn vậy". Các cụ nghĩ sao ạ?
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco)

trang: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC trong ngày 7 years 4 months ago #61921

Nhà Tư Ếch thì sau khi đọc 1 đoạn Phúc Âm hay Thánh thư thì im lặng ,tự suy gẫm một lúc.Đứt phim.
Chuyên có thật.Có Chúa biết cho rằng người ấy nói thật để anh em tin:
Những ngày mẹ Tư Ếch qua định cư bên xứ đất lạnh tình nồng Canada,Tư Ếch thường chở bà đi đọc kinh tối ở các gia đình công giáo trong xứ đạo để bà gặp bạn già người Việt .Thường thì mỗi gia đình đọc một tuần,tối thứ Sáu thì sẽ có cha Quản Nhiệm tới với gia đình.Kinh tối xong là có thêm màn ăn nhậu chút chút đãi cha.Trước khi chấm dứt buổi kinh tối thứ Sáu,gia chủ nói vài lời cám ơn cha và bà con cô bác đến đọc kinh với gia đình...Lần ấy bà Thu (75 tuổi),là Bà Ngoại trong gia đình nói lời cám ơn.Nói xong bà phán luôn: Đó Nà Nời Chúa!.
Có vài bà nhấp miệng "Tạ ơn..." rồi khựng lại.Riêng Tư Ếch và 1 cô em trong nhà phải chạy vào garage xe để cười.Hôm đó cười đau bụng lun!
Con Mai vợ thằng Tiến trong bữa tối hôm đó,lúc ăn uống còn hài thêm: "Bà phải nói "Đó nà nời Bà" mới đúng.Lạy Chúa tôi,nời của bà mà bà dám bảo đó nà nời Chúa".
Last Edit: 7 years 4 months ago by Hoàng Văn (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco), Bác Phan T. Thái

trang: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC trong ngày 7 years 4 months ago #61920

:respect

Cụ Châu hay thiệt ta. Hèn chi đầu chẳng còn tý tóc nào. Cám ơn bạn hiền đã chia sẻ cho cái théc méc của mình. Chúng mình đang chờ đợi các "Đấng cõi trên" có thêm ý kiến để đi đến "FINAL" bạn hiền nhẩy.
:thankyou
The administrator has disabled public write access.

trang: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC trong ngày 7 years 4 months ago #61918



Chuyện này thì phải hỏi các chuyên gia về Thần học và nhất là các vị có chức vụ 'hàn lâm' trong việc soạn thảo Sách Lễ Roma và Phụng vụ theo như tài liệu 'Liturgiam Authenticum' vì tài liệu này vạch ra những điều kiện và luật tham khảo khi chuyển dịch sao cho thoáng các lời xướng đáp, nghi thức và hướng dẫn (rubrics) trong bộ Sách Lễ Roma. Trong 'Canon Law' không có những luật lệ về nghi thức trong Thánh lễ Misa cać Thầy Cả nào đã học về 'Giáo Luật' xin chiếu rọi cho.

Như đã thưa ở trên, trong phần Phụng Vụ Lời Chúa thì bài Phúc Âm là trung tâm điểm của phần này. Phúc Âm được viết ra vào thời Chúa Giesu, do đó Giáo hội muốn nhấn mạnh đến chúc tụng và ngợi khen Chúa Kito (tiếng Anh : Lord Jesus Christ). Nếu dịch cho sát nghĩa lời chúc tụng trong tiếng Việt phải la: 'Lạy Chúa Giesu Kito, ngợi khen Chúa' nhưng có lẽ thấy danh xưng 'Chúa Giesu Kito' dài nên đơn giản hóa thành 'Chúa Kito'.

Câu xướng 'Đó là Lời Chúa' là sự minh định và xác nhận 'Lời của Chúa' đã phán qua miệng các tiên tri, ngôn sứ hay được ghi chép lại qua các Thánh sử. Riêng câu đáp 'Tạ Ơn Chúa' hay 'Lạy Chúa Kito, ngợi khen Chúa' bản cũ là 'Lạy Chúa, vinh danh Chúa', các lời đáp đếu có mục đích chung là chúc tụng và ngợi khen Thiên Chúa Ngôi Hai người đã đến cứu độ chúng ta và Phúc Âm ghi lại những chứng tích này.

Nếu tìm hiểu để biết thêm là có luật cấm các lời Xướng & Đáp trong Thánh Lễ Misa ngoài thánh lễ hay không thì có thể có trong phần Phụng Vụ Thánh Thể vì đây là nghi thức thiêng liêng chỉ dành riêng cho các Linh mục và giám mục thí dụ như 'Lời Truyền Phép'. Còn trong phần Phụng Vụ Lời Chúa thì Thầy Sáu (được phép giảng Homily) và giáo dân (laity) có thể đọc Phúc Âm nhưng không được giảng. Do đó các lời xướng đáp trong phần phụng vụ Lời Chúa, theo như Giáo Luật 1173 'In the liturgy of the hours, the Church, hearing God speaking to his people and recalling the mystery of salvation, praises him without ceasing by song and prayer and intercedes for the salvation of the whole world' xem ra là một lời 'ngợi khen (praise), xét theo phần ý nghĩa và nội dung của nó (semantics) thì tung hô và lời ngợi khen (phần đáp của giáo dân) sau bài Phúc Âm vào việc thờ phượng và suy tôn Lời Chúa (Phúc Âm) không có gi lỗi theo luật Giáo hội cả. Giáo Luật 1173 không nêu rõ ra nơi chốn phải là nhà thờ hay tư gia, vvv... để thực hành Giờ Phụng vụ Lời Chúa (The liturgy of The hours) .


̀
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 7 years 4 months ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco), Bác Phan T. Thái

trang: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC trong ngày 7 years 4 months ago #61916

:unsure

Tuy nhiên, câu trả lời của hai anh cũng tạm ổn nhưng vẫn chưa thuyết phục Sáu Nhái cho lắm. Sáu Nhái vẫn luôn thắc mắc là: liệu có một cái quy chế nào rõ ràng của Giáo Hội về vấn đề này không? Vì mọi vấn đề đều phải có quy chế chung cho mọi người theo phải không ạ... Hai anh nghĩ thế nào?

Nhưng để bàn thêm, em có đưa ra lý do cho vị LM đó như thế này: các câu thưa sau các bài đọc dựa trên nền tảng lịch sử và nội dung của bài đọc chứ không phải người đọc. Thí dụ: các bài đọc 1 và 2 đều lấy từ Cựu Ước do Thiên Chúa mặc khải qua các Tiên Tri... hay được trích ra từ các thư gủi tín hữu của các tông Đồ. Khác hoàn toàn với phúc âm. Phúc Âm là sự thuật lại về chính con Người Chúa Ki-tô, dĩ nhiên trong đó có Lời dạy dỗ của Ngài. Chính vì vậy mà ta phải xưng hô:"Lạy Chúa Ki-tô ngợi khen Chúa". Ngoài ra, ta cũng có thể tung hô: Đó là Lời Chúa. Nhưng trái lại, ta không thể tung hô câu:" Lạy Chúa Ki-tô, ngợi khen Chúa" sau những bài đọc 1 & 2. Điều này có đúng không ạ?
Last Edit: 7 years 4 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

trang: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC trong ngày 7 years 4 months ago #61914

:kiss

Thật là nhiệm mầu !!!! Sáu Nhái vừa than thở với Chúa xong thì Chúa gủi anh Hai 31 và bạn hiền Châu Mai đến liền. Sáu Nhái đang nhẩm trong miệng lời tri ân đến Chúa thì từ bên trong có tiếng thì thào:".... còn khổ dài dài con ạ..." "...ĐẾN MUÔN ĐỜI CON NGỢI KHEN DANH CHÚA..."

và cũng xin cám ơn hai anh nhé...
Last Edit: 7 years 4 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Bác Phan T. Thái

trang: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC trong ngày 7 years 4 months ago #61913



Mấy hôm nay đã thấy cái théc méc tồn còn này của Sáu Thể nhưng chưa có đàn anh nào dám lội nước để mình theo sau nên chưa dám nhảy rào. hehehe... Nhưng đến hôm nay thì anh hai Hùng 31 đã nhâm nhi ly rượu đỏ và nhá cái đùi gà tây Lễ Tạ Ơn xong vào đi vài hàng mở đầu thì quân ta đông như quân Nguyên tràn vào chiếm đất giành dân ngay thôi. :)

Nhà em cũng có vài đóng góp theo phần trí khôn tự suy diễn ra như sau. Trong Thánh Lễ phần 'Phụng Vụ Lời Chúa' (The Liturgy of the Word) sau các bài đọc trích từ Cựu Ước và thư các Thánh Tông đồ thì giáo dân thưa 'Tạ ơn Chúa' (Thanks be to God). riêng sau bài Phúc Âm thì giáo dân thưa 'Lạy Chúa Kito, ngợi khen Chúa' (Praise to you, Lord Jesus Christ). Đây là những lời được dùng trong Nghi thức Phụng vụ trong Thánh Lễ Missa theo Bộ Sách Lễ Roma. (Roman Missal) Bản dịch Thánh Lễ Missa được dịch từ La tinh sang tiếng Anh vào năm 1969 và hiệu đính lần hai vào năm 1975. Bản hiệu đính thứ ba được công nhận vào ngày 30/04/2010 và được đem vào xử dụng ngày 27/11/2011 và là bản Thánh Lễ Missa Phụng vụ hiện hành.

Do đó những lời xướng và đáp trong Thánh Lễ Missa hiện nay đã được chuyển dịch từ những nghi thức trong 'Missale Plenum' ra đời năm 1474. Trở lại với những thắc mắc của chú chủng sinh Thể thì có thể nhìn ra 2 sự việc:

1./Sau các bài đọc ta đáp : Tạ ơn Chúa. Thiên Chúa được dùng như một Ngôi Vị Chung trong thời Cựu Ước.
2./ Sau phần Phúc Âm ta đáp : Lạy Chúa Kito, ngợi khen Chúa. Các bộ Phúc Âm của các Thánh Sử đều viết về cuộc đời Chúa Jesus, do đó lời đáp là một minh chứng Giáo hội đã và đang tuyên xưng những kỳ công của Ngôi Hai Thiên Chúa trong thời kỳ Tân Ước.

Xét về mặt hình thức, vì lời đáp 'Lạy Chúa Kito, ngợi khen Chúa' (Praise to you, Lord Jesus Christ) được dùng trong nghi thức Phụng vụ của 'Sách Lễ Roma' nên lời khuyên của vị Linh mục kia cũng có phần nào đúng vì chỉ dùng lời đáp này trong Thánh Lễ Missa mà thôi chứ không nên dùng vào những dịp khác e mất đi tính Thánh thiêng va ̀nghiêm trang của Thánh Lễ chăng ?

Tuy nhiên, trong các nghi thức chia sẻ Lời Chúa tại hội trường, tư gia, vv... sau khi đọc một đoạn Phúc Âm thì cộng đoàn có thể đáp 'Tạ ơn Chúa' hay 'Lạy Chúa Kito, ngợi khen Chúa' - nếu xét về phần nội dung của lời thưa chúng ta tạ ơn hay ngợi khen Thiên Chúa hay qua Đức Jesus, Ngôi Hai Thiên Chúa trong việc suy tôn hay chiêm niệm Lơì Chúa đều đúng cả và không có gì phạm vào phần Tín Lý của đạo Công giáo.

Nhờ các đấng Thầy Cả vào thị thực và cho nhà em điểm 'pass' môn Tin học ạ !
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 7 years 4 months ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco), Bác Phan T. Thái

trang: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC trong ngày 7 years 4 months ago #61912


  • Posts:764 Thank you received: 1378
  • Trọn đời con một lời hát khen ca ngợi Hồng Ân Thiên Chúa
  • Hùng 31's Avatar
  • Hùng 31
  • Administrator
  • OFFLINE
Hôm nay thứ Sáu.

Ở Mỹ là Black Friday, các nàng vui như tết chạy ra Mall sắm hàng rồi.
Các ông ở nhà gặm đùi gà tây thừa từ bữa ăn Thanksgiving. Tường trình từ CNN thì hôm nay là ngày bận nhất trong năm cho các thợ ống cống như Tư Ếch nhà mình vì hậu quả của bữa tiệc thịnh soạn hôm qua.

Đã nom thấy và rất hoan hô đề mục độc đáo của chú Sáu nhưng hôm qua bận sơi gà tây dòm đá banh nên chưa.

Thế này nhé !
Lý do đa số anh em không dám bàn tới câu thắc mắc trên vì theo như chú đã viết là đã có một cha góp ý với chú Sáu rồi.


:wink

Thôi thì để ủng hộ cho chú em nhiệt thành nhất với Diễn Đàn, Hai này cũng đưa ra một ý nghĩ chợt đến ngay khi đọc câu hỏi của chú Thể :

1- Trong phụng vụ : nghi lễ đã được soạn theo công thức và để thống nhất chúng ta phải đáp :"Lạy Chúa Ki tô ngợi khen Chúa". Chúng ta có luật và cứ theo luật đó thì phải đáp như thế ! Dù là Đức Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế ai đọc bài Phúc Âm cũng chỉ dùng một câu đáp này.

2- Ở các trường hợp khác trong các buổi cầu nguyện, cả hai cách đáp ứng đều tốt cả. Cách nào cũng được.

PS : Đây chỉ là suy luận cá nhân.
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1
  • 2


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012