Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH-B

Re: CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH-B 12 years 2 weeks ago #3615


TRÁCH NHIỆM

“Gió, cát và các vì sao” là tựa đề một cuốn sách hấp dẫn của công tước Saint Exxupery, một tai nạn đặc biệt gợi ý cho ông. Tác giả và bạn ông là Guillaumet chở thơ qua dãy núi Andes cho chính phủ Ghilê. Một buổi sáng kia bạn ông cất cánh trong cơn bão tuyết. Băng đóng trên cánh màn tuyết dày dặc, gió thổi dữ dội làm máy bay không vượt qua được dãy núi, buộc ông phải hạ cánh trên mặt hồ nước đông đặc.
Guillaumet đào một hang trú ẩn ngay dưới phòng lái và lấy thơ tấn xung quanh. Oâng trú ẩn ở đó hai ngày đêm. Khi cơn bão ngưng, ông phải mất năm ngày năm đem tìm đường trở về , bò trên hai tay và hai đầu gối dưới nhiệt độ 200 âm.
Làm sao ông đã cố gắng bò về được, mặc dù ông đuối sức muốn nằm lại nghỉ ? Ông đã nghĩ đến vợ, đến con ông. Họ đang cần ông. Oâng nghĩ đến trách nhiệm phải đưa thư. ông sống sót mặc dầu tay chân ông quá lạnh cứng phải cắt đi. Khi Saint – Exupery tả lại kinh nghiệm chua chát; và sự cố gắng sinh tồn vượt mức của bạn ông. Ông tóm gọn trong một câu: “Là người, phải có trách nhiệm”.
Đây cũng là điều đức Giêsu nói tới trong ngày hôm nay: trách nhiệm. Đấng chăn chiên lành có trách nhiệm về đoàn chiên, về chúng ta, Người phi công trong câu chuyện cảm thấy phải có trách nhiệm với gia đình, vì ông yêu họ. Đức Giêsu có trách nhiệm với chúng ta, vì Người yêu chúng ta. Người phi công có trách nhiệm phải đưa thơ, đức Giêsu ý thức trách nhiệm cứu độ thế giới. Người là Đấng chăn chiên lành. Người hy sinh mạng sống cho đàn chiên: bạn và tôi.
Cũng như Chúa, chúng ta phải có tinh thần trách nhiệm. Cha mẹ có trách nhiệm vì lợi ích thể xác và tinh thần của con cái, những thành phần gia đình có trách nhiệm với nhau. Cha sở có trách nhiệm với mỗi linh hồn trong họ đạo gồm cả người lương, người bỏ đạo và người trễ nãi. Cũng vậy, người trong họ đạo có trách nhiệm với gia đình của Chúa và mỗi phần tử cá nhân. Đức giám mục của chúng ta có trách nhiệm với mỗi người trong địa phận của Ngài. Đức Thánh cha có trách nhiệm trên toàn thế giới. Trách nhiệm vô cùng nặng nề.
Các thầy, cô, các viên chức trong trường có trách nhiệm với mọi học sinh. Các công chức từ viên chức xã ấp tới Tổng thống đều có trách nhiệm nặng nề. Bác sĩ, cảnh sát, tá viên, tài xế, quản đốc và công nhân; tất cả đều có trách nhiệm về việc làm của mình đối với người khác.
Hôm nay, chúng ta nghĩ tới một số người đặc biệt, tôi cho rằng: họ có trách nhiệm lớn lao nhất trên địa cầu: các bà mẹ của chúng ta. Họ đáp ứng được những đỏi hỏi của con cái. Họ đem nguốn sống cho thế giới. Họ hy sinh mọi cái cho sức khỏe thể xác và tinh thần của chồng, con họ. Tôi cảm phục các bà mẹ hôm nay vì họ lãnh nhận trách nhiệm và chu toàn trách nhiệm đó. Xin Chúa chúc lành cho các bà mẹ của chúng ta. Và xin Chúa chúc lành cho tất cả những ai làm tròn trách nhiệm với ơn phù giúp mà Chúa ban cho chúng ta, từ bàn thánh này.
Xin Chúa chúc lành bạn.

sưu tầm

The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 31

Re: CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH-B 12 years 2 weeks ago #3614

[size=4 NHẬN DIỆN
Mục tử và Người chăn thuê
Hằng năm cứ đến ngày Lễ Chúa Chiên Lành (Chúa Nhật IV Phục Sinh), cả Giáo hội hướng đến việc cổ võ ơn thiên triệu trong bậc tu trì nói chung và cách riêng ơn gọi làm linh mục. Một trong những nội dung làm việc của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam kỳ I năm 2012 vừa qua tại giáo phận Xuân Lộc đó là việc đào tạo linh mục. Dĩ nhiên là mục tiêu nhắm là để có những vị “mục tử như lòng Chúa mong ước”. Có thể luận suy rằng khi người ta yêu sách phẩm hạnh cần có của một bậc sống thì mặc nhiên người ta khẳng định sự cao quý và cần thiết của bậc sống ấy.
Một sự thật dễ thấy, đó là khi đề cập đến mặt tích cực và khi đó là một trong những nhân đức hay lý tưởng thì người ta dễ đón nhận và cũng dễ tự bằng lòng khi thấy mình chưa đạt đến. Một trong những luận lý để tự châm chước đó là phận người còn nhiều hạn chế, thiếu sót vì như lời người xưa: “nhân vô thập toàn”. Trái lại khi nói đến điều tiêu cực, hay mặt trái của vấn đề thì người ta khó đón nhận, vì ai ai cũng vấn vương chút sĩ diện, chút tự ái nào đó. Nói rằng bạn chưa hoàn hảo thì chúng ta dễ chấp nhận ngay nhưng nếu nói rằng bạn xấu xa thì xem ra dễ có phản ứng. Hoặc giả như cho rằng bạn nói chưa đúng thì dễ chấp nhận nhưng nếu ai đó cho rằng chúng ta nói sai thì vấn đề lại trở thành trầm trọng. Dẫu sao đi nữa thì bài trích Tin Mừng thánh Gioan của Chúa Nhật IV Phục Sinh năm B, qua những lời của chính Chúa Kitô, chúng ta cũng cần xem xét đôi điều để phân biệt mục tử với người chăn thuê.
Đã nói là phân biệt hai thực thể nào đó thì chắc chắn giữa chúng phải có nét tương đồng khiến người ta dễ lầm lẫn. Vì thế, trước hết chúng ta cùng xem xét một vài nét xem ra tương đồng giữa người chăn thuê và vị mục tử:
1. Qua cửa ràn chiên: Cả hai, vị mục tử và kẻ chăn thuê đều đường đường chính chính qua cửa ràn chiên mà vào và ra chứ không leo tường hay chui rào. Có thể nói rằng dù được tấn phong giám mục thành sự, được truyền chức linh mục thành sự, dù có sắc phong, có văn thư bổ nhiệm hợp pháp… thì cũng chưa hẳn đã là mục tử chính hiệu.
2. Biết chiên: Dù rằng khó có thể có cái “biết” theo nghĩa Kinh Thánh đó là đồng thân, chung phận, nhưng người chăn thuê cũng biết con chiên một cách nào đó khả dĩ đáng gọi là biết theo nhãn quan nhân loại.
3. Chiên nghe tiếng và đi theo mục tử cũng như kẻ chăn thuê: Ít ai phản đối sự thật này, vì người chăn thuê không phải là người lạ hay là kẻ trộm (x.Ga 10,5;8). Ngoại trừ một số ít chiên “cá biệt” hoặc bị gán nhãn mác là “chống giáo sĩ”, thì có thể nói là đại đa số giáo dân Công giáo, cách riêng giáo dân Công giáo Việt Nam đều ngoan, theo nghĩa là biết vâng nghe lời các đấng bậc.
4. Người chăn thuê và mục tử đều dẫn chiên đến đồng cỏ và nguồn nước: Rất có thể chiên không được hưởng dùng các loại cỏ xanh tươi hay dòng nước mát trong cách tốt nhất, nhưng người chăn thuê vẫn không quên bổn phận cung cấp thức ăn và nước uống cho đàn chiên.
Tiếp đến chúng ta cùng nhận diện những điểm khác biệt giữa người chăn thuê và vị mục tử. Đây là nội dung muốn chia sẻ. Hy vọng rằng khi trực kiến với hình ảnh mang tính phản diện thì chúng ta dễ giật mình hơn, không chỉ với những người đang trong phận vụ mục tử mà còn với cả những người trong danh phận con chiên.
1. Làm chỉ vì tiền: Mục đích nhắm của bất cứ người làm thuê nào, nếu thực sự là làm thuê, thì đều vì tiền công. Người chăn thuê cũng có thể có tấm lòng với đàn chiên, nhưng ưu tiên số một vẫn là tiền công, dù là công nhật, công tháng, công năm hoặc hưởng lương theo sản phẩm.
2. Làm hết giờ hơn là làm hết việc: Trong thân phận người làm thuê thì người ta rất mong đến giờ tan sở. Giả như người làm thuê nếu có làm hết việc thì ít khi hết lòng. Nếu người làm thuê làm ăn lương theo sản phẩm thì có đó chuyện làm hết sức, nhưng làm cách công tâm và hết tình thì chưa hẳn có. Trái lại, nếu đúng là mục tử thì có thể nhiều khi làm không hết việc, thậm chí có khi không được việc trước mắt, nhưng luôn thực thi hết lòng.
3. Không quan tâm đến chiên ngoài đàn: Đây là một điều tất yếu đương nhiên. Đã là làm thuê thì ít có ai thích dài tay với những việc xem ra không quá đòi buộc phải làm hoặc có xao nhãng hay không làm cũng chẳng bị trừ lương. Đã là mục tử thì không thể quên lời của Thầy chí thánh, Giêsu: “Ta còn nhiều chiên ở ngoài đàn…”
4. Không bao giờ sẵn sàng hiến dâng mạng sống vì chiên: Cần thú nhận rằng chẳng có ai dại gì tự nguyện bị thiệt thân vì những gì không thuộc về mình. Khi thấy sói đến người chăn thuê sẵn sàng bỏ chiên để giữ lấy mạng sống mình (x.Ga 10,12). Chuyện hiến dâng mạng sống vì chiên xem ra chẳng hề có trong tâm trí của người chăn thuê. Trái lại, đây là điểm không thể thiếu để thẩm định ai mới là mục tử.
Với bốn điểm đồng và bốn điểm dị, thầm mong khi phân biệt mục tử với người chăn thuê, chúng ta thêm xác tín rằng ngoài việc cần thiết cầu nguyện liên lỉ cho các mục tử trong Giáo hội, thì đang còn đó nhiều việc đáng làm và nên làm. Cũng hy vọng rằng một số mục tử nào đó trong Giáo hội, dù chưa hẳn xứng danh mục tử tốt lành nhưng không phải là những người chăn thuê. Và mong sao không hề có những kẻ chăn thuê đang mang danh mục tử.
“Hãy ra khỏi ngôi mộ trống!” Hy vọng rằng lời nhắn nhủ của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, vị đại diện của Đức Thánh Cha giúp cho nhiều đấng bậc, cách riêng trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam biết thức tỉnh để sống lại con người mục tử chính danh chính hiệu của mình. Chắc chắn Thiên Chúa không bao giờ muốn đoàn chiên của Người sống và hành xử như “đoàn cừu của Panurge”, mà là như đoàn dân Thiên Chúa trưởng thành, đầy ý thức và tinh thần trách nhiệm, luôn tích cực cộng tác với ơn Chúa để dệt xây những mục tử tốt lành như lòng Chúa ước mong.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột[/size]
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 31

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH-B 12 years 2 weeks ago #3605

MỤC TỬ NHÂN LÀNH

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu là vị Mục Tử Nhân Lành. Người biết rõ gọi tên từng người và hiến mạng sống vì chúng ta, để dẫn đưa mọi người đến đồng cỏ trường sinh, đến nguồn nước hằng sống. Xin Chúa gìn giữ chúng ta luôn là những con chiên hiền ngoan, biết lắng nghe và bước theo chủ chiên Nhân Lành Giêsu. Chúng ta hãy càu nguyện cho tất cả những ai có vai trò mục tử trong Hội Thánh Chúa, cho các ơn gọi tận hiến được sinh hoa kết quả như lòng Chúa mong ước.


Chúa Giêsu đã dùng rất nhiều những hình ảnh nơi thế giới hiện tượng này để sánh ví và diễn tả về vai trò sứ mạng của mình. Người đã từng nói: Ta là Cửa Chuồng Chiên, là Con Đường, là Cây Nho, là Ánh Sáng…Nhưng có lẽ chẳng hình ảnh nào lại sống động gần gũi và đầy ý nghĩa cho bằng hình ảnh người mục tử nhân lành.

Chính Chúa Giêsu đã diễn tả: người mục tử nhân lành hy sinh mạng vì đoàn chiên và bảo vệ từng con chiên của mình khỏi nanh vuốt sói dữ. Chúa Giêsu còn xác định Người là mục tử duy nhất, và cũng chỉ có một đàn chiên chân chính mà thôi. Sau khi Chúa Giêsu phục sinh, thánh Phêrô đã thấm thía những lời mặc khải này, nên đã hiên ngang dõng dạc tuyên xưng trước Thượng Hội Đồng Do Thái rằng: “Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ”(Bài đọc I-Cv 4,12).

Và hôm nay, sứ mạng của người Mục Tử Nhân Lành Giêsu đang được tiếp nối qua Hội Thánh-Nhiệm Thể của Đức Kitô. Những người được vinh dự tiếp nối sứ mạng của vị mục-tử-nhân-lành trước tiên phải kể đến hàng ngũ linh-mục tu-sỹ, là những người sống đời tận hiến vì lý tưởng Nước Trời. Họ được mời gọi trở nên những Alter Christus, nên những phiên bản của Chúa Giêsu-vị Mục Tử Tối Cao của Hội Thánh. Người tín hữu gọi họ là Cha, là Thầy, nhưng danh xưng đó cũng chỉ là tương đối, là mô phỏng; vì chính Chúa Giêsu đã nói: “…vì anh em chỉ có một Thầy…vì anh em chỉ có một Cha, Đấng ngự trên Trời” (Mt 23, 8-9).
Mặt khác, dù là linh-mục hay tu sỹ, họ vẫn chỉ là những con người mỏng giòn với tất cả những yếu đuối tội lỗi của phận người. Họ là những thừa-tác-viên của Mục Tử Nhân Lành Giêsu. Tác giả thư Do Thái đã chân thành chia sẻ rằng: “…mỗi ngày họ phải dâng lễ tế hy sinh, trước là để đền tội của mình, sau là để đền tội thay cho dân..”(Dt 7, 27). Thế nên, sẽ là một sai lầm nếu ai đó cứ đòi hỏi nơi những người sống đời tận hiến sự mẫu mực thánh thiện vẹn toàn; hoặc xem họ như một thần tượng đáng suy tôn. Nếu ai đó không sớm thoát ra sự ảo tưởng này, thì sớm muộn gì cũng sẽ thất vọng ê chề khi thấy thần tượng cũng hẫng chân, cũng chao đảo ba chìm bẩy nổi giữa biển đời thế gian.
Bởi cũng như mọi người, họ luôn cần đến ơn Chúa để nên thánh từng ngày. Và chỉ nơi Đức Giêsu Kitô, người ta mới thấy được trọn vẹn dung mạo của Vị Mục Tử Nhân Lành: “ Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy” (Bài đọc 2-IGa 3,2b).

Ý thức về điều đó, phụng vụ Hội Thánh hôm nay mời gọi mọi người cầu nguyện cách riêng cho ơn thiên-triệu linh-mục tu-sỹ, và cách chung cho tất cả những ai mang vai trò như người mục-tử-nhân-lành.
Đồng thời một cách tích cực hơn nữa, chúng ta hãy cầu nguyện, khơi gợi, khuyến khích, nhắc nhở con em mình tìm hiểu về ơn gọi tận hiến. Và nếu Chúa gọi thì hãy sẵn sàng hiến dâng con em mình cho Giáo Hội; còn nếu Chúa không gọi, thì cũng an tâm vì đã làm tròn bổn phận của người cha người mẹ, bổn phận của những người mục tử trong gia đình.

Vâng, nếu hình ảnh vị mục tử trong Hội Thánh là các linh-mục tu-sỹ... thì nơi các gia đình, nơi được xác định là Hội Thánh tại gia, vai trò mục tử phải là các bậc làm cha làm mẹ. Rồi vai trò mục-tử này cũng là sứ mạng của các thầy-cô nơi học đường, của các y-bác sỹ nơi môi trường y-tế, của các giáo-lý-viên nơi sứ mạng huấn giáo, của các nhà lãnh đạo chân chính nơi các quốc gia trên thế giới hôm nay…

Lạy Chúa, xin chúc lành, gìn giữ và thánh hóa các chiên con và chiên mẹ của Chúa.

johntri
Last Edit: 12 years 2 weeks ago by Nguyễn Hữu Trí.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: DuySa (MVN), Hùng 31
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012