Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: KIẾN THỨC ĐỨC TIN - tìm hiểu KINH LẠY CHA

Re: KIẾN THỨC ĐỨC TIN - tìm hiểu KINH LẠY CHA 12 years 1 week ago #40018


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
3. NỘI DUNG: BẢY LỜI NGUYỆN CẦU

• “Nơi Kinh Lạy Cha, đối tượng của ba lời nguyện cầu đầu tiên là Vinh Quang Chúa Cha: danh Ngài thánh thiện, Nước Ngài trị đến và ý Ngài nên trọn. Bốn lời nguyện cầu còn lại trình bày với Ngài về các nhu cầu liên quan đến đời sống của chúng ta: cần được nuôi dưỡng, cần được chữa lành tội lỗi và được thắng cuộc chiến đấu với Sự Dữ bằng Sự Lành”. (số 2857)

index2_2012-05-10.jpg


• “Với lời nguyện cầu cho ‘danh Cha cả sáng’, chúng ta chạm tới ý định của Thiên Chúa, đó là việc thánh hóa danh của Ngài – danh được mạc khải trước hết cho Moisen rồi nơi Chúa Giêsu – một việc thánh hóa được thực hiện bởi chúng ta và trong chúng ta, trong mọi dân nước cũng như trong mỗi một người”. (số 2858)

• “Bằng lời nguyện cầu thứ hai, Giáo Hội trước hết hướng về việc Chúa Kitô trở lại và việc cuối cùng Nước Chúa trị đến. Lời nguyện cầu này cũng xin cho Nước Chúa được phát triển ngay trong ‘hiện tại’ nơi cuộc sống của chúng ta đây”. (số 2859)

• “Qua lời nguyện cầu thứ ba, chúng ta xin Cha của chúng ta hiệp nhất ý muốn chúng ta với ý muốn Con Ngài, để ý định cứu độ của Ngài được nên trọn nơi cuộc sinh hoạt trần thế”. (số 2860)

• “Qua lời nguyện cầu thứ bốn, khi xin ‘cho chúng con’ là chúng ta nói lên, trong tình hiệp thông huynh đệ của mình, lòng tin tưởng con cái của chúng ta đặt nơi Cha trên trời. ‘Lương thực hằng ngày’ ở đây ám chỉ về của dưỡng nuôi thể chất cần thiết cho mọi người được sinh tồn, cũng như ám chỉ về Bánh Sự Sống là Lời Thiên Chúa và Mình Chúa Kitô. Lương thực hằng ngày này được Thiên Chúa ban phát ‘hôm nay’ như một của dưỡng nuôi (siêu) thực chất không thể thiếu cho Bữa Tiệc Nước Trời được Thánh Thể báo trước”. (số 2861)

• “Lời nguyện cầu thứ năm xin Thiên Chúa thương đến các lỗi phạm của chúng ta, một tình thương có thể thấu nhập tâm hồn chúng ta chỉ khi nào chúng ta biết thứ tha cho kẻ thù mình, theo gương Chúa Kitô và ơn trợ giúp của Người”. (số 2862)

• “Khi chúng ta nguyện ‘xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ’ là chúng ta xin Thiên Chúa đừng để chúng ta đi theo con đường dẫn đến chỗ sa ngã phạm tội. Lời nguyện cầu này xin được Thần minh tri và sức mạnh; lời nguyện cầu ấy cũng xin ơn tỉnh thức và bền đỗ đến cùng”. (số 2863)

• “Nơi lời nguyện cầu cuối cùng, ‘xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ’, Kitô hữu hợp với Giáo Hội cầu xin Thiên Chúa hãy làm sáng tỏ cuộc vinh thắng, được thực hiện nơi Chúa Kitô, trên ‘tên thống lãnh thế gian’ là Satan, một thiên thần đã tự mình chống lại Thiên Chúa và dự án cứu độ của Ngài”. (số 2864)

• “Chúng ta nói lên tiếng xin vâng’ ‘chớ gì được như vậy’ đối với bảy lời nguyện cầu, bằng lời thưa sau hết: ‘Amen’”. (số 2865)

index_2012-05-10-2.jpg


TÓM LẠI:
Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã cảm nhận và trình bày Kinh Lạy Cha qua ba khía cạnh của kinh này: ý nghĩa của kinh này là ở chỗ “gồm tóm toàn bộ Phúc Âm” (GL số 2773-2776), tâm tình của kinh này là ở mối liên hệ Cha con (GL số 2797-2802), và nội dung của kinh này là bảy ước nguyện của con dâng lên Cha mình (GL số 2857-2865).
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 12 years 6 days ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.

Re: KIẾN THỨC ĐỨC TIN - tìm hiểu KINH LẠY CHA 12 years 1 week ago #40017


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
2. TÂM TÌNH: “LẠY CHA CHÚNG CON LÀ ĐẤNG Ở TRÊN TRỜI”
a_2012-05-10.jpg

• “Những tâm tình xứng hợp để con người cầu Kinh Lạy Cha đó là lòng tin tưởng đơn thành và bền bỉ, là niềm an bình hiền hòa và hân hoan”. (số 2797)

• “Chúng ta có thể kêu cầu Thiên Chúa như ‘Cha’ vì Con Thiên Chúa làm người đã tỏ Ngài ra cho chúng ta biết, Người Con mà nhờ Bí Tích Rửa Tội chúng ta đã được kết hiệp và được thừa nhận là con cái Thiên Chúa”. (số 2798)

• “Kinh Chúa Dạy giúp chúng ta hiệp thông với Cha cùng với Con Ngài là Chúa Giêsu Kitô. Đồng thời kinh này cũng tỏ cho chúng ta thấy được cả bản thân của chúng ta nữa (xem Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng: 22.1)”. (số 2799)

• “Việc cầu nguyện cùng Cha của chúng ta phải làm triển nở trong chúng ta ý muốn nên giống như Ngài và nuôi dưỡng nơi chúng ta một tấm lòng khiêm nhu tin tưởng”. (số 2800)

images1_2012-05-10-2.jpg


• “Khi nguyện Lạy Cha ‘Chúng Con’ là chúng ta đang nại đến giao ước mới nơi Chúa Giêsu Kitô, nại đến mối hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi, và nại đến tình yêu thần linh nhờ Giáo Hội lan khắp thế giới”. (số 2801)

• ’Đấng ở trên trời’ ở đây không có nghĩa là Ngài ở một nơi chốn nào đó mà là chính sự uy nghi cao cả của Thiên Chúa và việc Ngài hiện diện nơi cõi lòng của thành phần công chính. Trời, nhà của Cha, là quê hương thực sự, nơi chúng ta đang tiến về và cũng là nơi chúng ta đã thuộc về”. (số 2802)
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 12 years 6 days ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.

KIẾN THỨC ĐỨC TIN - tìm hiểu KINH LẠY CHA 12 years 1 week ago #40016


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
index1_2012-05-10.jpg


KIẾN THỨC ĐỨC TIN - KINH LẠY CHA
(GL các số 2759-2865)

Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã cảm nhận và trình bày Kinh Lạy Cha qua ba khía cạnh của kinh này: ý nghĩa của kinh này là ở chỗ “gồm tóm toàn bộ Phúc Âm” (GL số 2773-2776), tâm tình của kinh này là ở mối liên hệ Cha con (GL số 2797-2802), và nội dung của kinh này là bảy ước nguyện của con dâng lên Cha mình (GL số 2857-2865).
Vậy Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã hiểu và dạy Kitô hữu về ý nghĩa, tâm tình và nội dung của Kinh Lạy Cha vô cùng cao quí nhưng hết sức sâu xa này ra sao?

images_2012-05-10-3.jpg


1. Ý NGHĨA: “GỒM TÓM TOÀN BỘ PHÚC ÂM”
• “Đáp lại lời yêu cầu của các môn đệ ‘Lạy Chúa, xin dậy chúng con cầu nguyện’ (Phúc Âm Thánh Luca 11:1), Chúa Giêsu đã trao cho các vị một kinh nguyện cốt yếu của Kitô Giáo đó là Kinh Lạy Cha”. (số 2773)

• “Kinh Chúa Dậy thực sự là bản tóm lược toàn bộ phúc âm” (Giáo Phụ Tertullianô, De Orat. 1: PL 1, 1251-1255), là “kinh nguyện tuyệt hảo nhất” (Thánh Tôma Aquinô, Tổng Luận Thần Học II-II, 83, 9). Kinh Chúa Dậy là cốt lõi của Thánh Kinh”. (số 2774)

• “Kinh này được gọi là ‘Kinh Chúa Dậy’ vì chúng ta nhận được từ Chúa Giêsu là vị tôn sư và là mô phạm cho việc chúng ta cầu nguyện”. (số 2775)

• “Kinh Chúa Dạy là một kinh nguyện tuyệt hảo của Giáo Hội. Kinh này là phần thiết yếu của các giờ kinh Phụng Vụ chính cũng như của các bí tích gia nhập Kitô Giáo, Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể. Được đưa vào trong Thánh Lễ, kinh này cho thấy tính cách cánh chung nơi các lời nguyện cầu của mình, ở niềm hy vọng vào Chúa, ‘cho tới khi Người đến’ (Thư Thứ Nhất gửi giáo đoàn Côrintô 11:26)”. (số 2776)
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 12 years 6 days ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012