Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: CN_XVII-TN-B *Kiếm đâu ra bánh cho HỌ. ** TIẾT KIỆM

Re: CN_XVII-TN-B *Kiếm đâu ra bánh cho HỌ. ** TIẾT KIỆM 11 years 9 months ago #41401


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
************

Tiết kiệm.

Sau khi đã làm phép lạ, từ năm chiếc bánh và hai con cá, nuôi sống hàng ngàn người giữa nơi hoang vắng, Chúa Giêsu đã truyền cho các môn đệ đi thu lượm những mẩu bánh vụn, đừng để nó vương vãi phí hoài.

images_2012-07-28.jpg


Từ lệnh truyền đơn sơ vắn vỏi này, tôi muốn chia sẻ một vài ý tưởng về sự tiết kiệm, một nhân đức rất cần thiết trong hoàn cảnh kinh tế gia đình chúng ta đang gặp phải nhiều khó khăn.

Tại sao gia đình chúng ta lại lâm vào cảnh nghèo túng? Dĩ nhiên có nhiều lý do, vì thế này, vì thế kia. Nhưng một nguyên nhân chính tạo nên cảnh nghèo túng, đó là sự thiếu cần kiệm.
Thực vậy, tục ngữ đã bảo:
- Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa,
Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày.


Nhiều khi chúng ta tiêu xài một cách hoang phí, theo kiểu con nhà lính, tính nhà quan, bóc ngắn cắn dài, mua sắm và ăn nhậu một cách quá lố, khiến cho công nợ chồng chất, lãi mẹ đẻ ra lãi con, lãi con đẻ ra lãi cháu, không biết đến bao giờ mới trả cho hết nợ.

Trong khi đó, sự tiết kiệm lại là một điều kiện cần thiết để ổn định đời sống vật chất trong gia đình, đem lại nếu không phải sự giàu sang thì cũng là sự ấm no. Bởi vì, tiền bạc như núi, ăn hoài thì cũng phải hết. Do đó từ ngàn xưa người ta đã đưa ra những lời khuyên bảo:
- Tích tiểu thành đại.
- Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn.
- Nhiều dòng nước nhỏ sẽ tạo nên con sông lớn.
- Đại phú do thiên, tiểu phú do cần.

Dân Ý Đại Lợi thì nói:
- Sự sung túc có được do hai bàn tay. Bàn tay này, đó là tài năng, Còn bàn tay kia, đó là sự tiết kiệm.

Trong khi đó người Thổ Nhĩ Kỳ thì bảo:
- Sở dĩ người ta trở nên giàu có, một là do cần cùlao động, hai là do tiết kiệm trong việc chi tiêu.

Tại nơi mở chương mục tiết kiệm ở các ngân hàng, người ta thường vẽ hình con gà mái ấp quả trứng vàng, có ý muốn nói những đồng tiền tiết kiệm bỏ vào đó sẽ sinh nhiều lợi lộc, sẽ đem lại cho chủ nhân những trái trứng bằng vàng.

images2_2012-07-28.jpg


Lafontaine có kể lại một câu chuyện ngụ ngôn như thế này:
Con ve sầu suốt mùa hè chỉ biết ca hát, cho nên khi mùa đông trở về và gió bấc thổi tới, liền bị chết đói. Trong khi đó giòng họ nhà kiến, suốt ngày thu tích lương thực, dè sẻn từng hạt gạo, dù có mưa bão hay lạnh giá, đời sống vẫn được bảo đảm an toàn.

Sự tiết kiệm, như người xưa diễn tả có ba cái lợi chính:

Thứ nhất, tự mình an phận không cần đến kẻ khác là giữ lấy chữ liêm.
Thứ hai giảm việc phụng dưỡng cho bản thân để cấp đỡ người khác là mở cái đức.
Thứ ba nhịn cái không đủ trước mắt, hầu lưu chỗ còn thừa cho tương lai, là lo đến việc phòng thân.


Có một thanh niên tới một ngân hàng xin việc, lúc đầu ông giám đốc đã từ chối, nhưng khi chàng đi ra, ông Giám đốc thấy chàng cúi xuống nhặt một chiếc kim gút bị rơi trên đất, liền gọi lại và thâu nhận chàng, vì ông giám đốc đánh giá chàng là một người tiết kiệm, sẽ không làm hao tốn tài sản của ngân hàng sau này.

images3_2012-07-28.jpg


Để kết luận xin đưa ra một nguyên tắc trong việc tiêu dùng như thế này: Đối với những việc cần thiết và hữu ích, dù có phải tốn bao nhiêu cũng không xót, trái lại đối với những việc xa xỉ và thừa thãi thì một đồng, một cắc cũng không.(nguyên tắc Cha LH Phaolô)

Đừng tiêu xài một cách hoang phí. Bởi vì, cái hôm nay không cần, biết đâu ngày mai sẽ cần. Cái chúng ta bỏ đi biết đâu lại là cái lợi ích cho người khác.

ST&BT
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 11 years 9 months ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.

CN_XVII-TN-B *Kiếm đâu ra bánh cho HỌ. ** TIẾT KIỆM 11 years 9 months ago #41399


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
:cake :boat :cake

Mua đâu ra bánh cho những người này ăn.

Một toán du khách đi thăm dấu vết của trại Đa-sô (Dachau), một trại giam nổi tiếng của phát xít Đức thời Hitler. Người hướng dẫn khách du lịch hôm đó là một cựu tù nhân của Đa-sô xưa, ông đã bị nhốt lâu năm và may mắn thoát chết. Hôm đó là Chúa nhật, nhiều toán du lịch khách đến thăm di tích lịch sử này. Khắp nơi vương vãi những rác rưởi lẫn với đồ ăn thức uống. Gặp một mẩu bánh mì nằm bên lề đường, người hướng dẫn toán du lịch nhào tới lượm lên, ông nói giọng run run: “Một mẩu bánh mì! Tôi không thể chịu được khi thấy một mẩu bánh mì bị bỏ phí. Mấy năm thoi thóp trong tù, đối với tôi mẩu bánh mì đồng nghĩa với sự sống. Nó là ranh giới giữa sống và chết”.


index_2012-07-28.jpg


Trong các bản năng Chúa trao ban cho con người, có lẽ bản năng sinh tồn là tha thiết nhất. Bất cứ ai đã có lần bị xâu xé trong cơn đói thì sẽ ghi nhớ suốt đời. Chắc Chúa Giêsu đã có kinh nghiệm trong bốn mươi ngày đêm ăn chay nơi sa mạc, nên người rất cảm thương những người bị đói. Đám dân lũ lượt đi theo Chúa vào sa mạc, có những người vì tin tưởng muốn nghe lời Chúa, nhưng cũng có người chỉ vì tò mò, vui chân theo bạn bè, họ cứ đi mà không nghĩ đến ăn uống. Giờ này, Chúa biết họ đói bụng, và Chúa nghĩ phải kiếm gì cho họ ăn. Và có lẽ qua niềm cảm thông với tình cảnh đói khát của con người như vậy, Chúa đã nghĩ tới việc lập Bí Tích Thánh Thể.

Qua Bí Tích này, Chúa ở lại gần gũi với nhân loại hơn. Đồng thời cũng là để thỏa mãn phần nào sự đói khát tâm linh của tín hữu. Từ lương thực no đủ cho thân xác, con người nghĩ về Chúa như một nhu cầu thiết yếu của linh hồn mình. Chúa đã mở rộng cõi lòng và cái nhìn của ta để ta dễ tiếp nhận mầu nhiệm Thánh Thể bằng một phép lạ vĩ đại: Bánh hóa nhiều. Chúa làm cho 5 ổ bánh hóa nhiều để nuôi 5 ngàn người, cốt cho chúng ta nhớ tới Chúa là bánh thật, bánh trường sinh, là lương thực nuôi sống linh hồn chúng ta. Sự đói khát Chúa khó cảm thấy, nhưng cũng gây mệt mỏi cho con người như đói cơm bánh vậy.

Tại sao Chúa phải hỏi Philipphê về việc mua bánh? Ngài có thể phán một lời là có ngay nhiều bánh nhiều cá. Tuy nhiên Chúa muốn thực hiện một phép lạ với sự cộng tác của Tông đồ và thiện chí của một em bé. Đó cũng là một qui luật tự nhiên mà Chúa hằng tôn trọng: do lòng tin mà có phép lạ. Chúng ta còn nhớ phép lạ trong tiệc cưới Cana. Chúa có thể từ không mà làm ra rượu, nhưng Chúa đã đợi người ta đổ nước lã đầy các chum. Những người giúp việc đang mệt mỏi mà phải đi múc nước từ giếng sâu, cũng là một cố gắng, có thể nói được là một hành động biểu lộ đức tin.

Lạy Chúa, vì yêu thương, Chúa đã ban lời Chúa và Thánh Thể làm lương thực nuôi sống linh hồn chúng con. Xin giúp chúng con hiểu và tin những mầu nhiệm Chúa muốn mạc khải cho chúng con. Chúng con xin tạ ơn Ngài.

Noel Quesson
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 11 years 9 months ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012