Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: CN_XXV-TNB *** ĐẦY TỚ của mọi người

Re: CN_XXV-TNB *** ĐẦY TỚ của mọi người 11 years 7 months ago #42515


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
"Lời nói lung lay, gương bày lôi cuốn." (tục ngữ, cha LH hay nhắc)

TBN có lý khi nhắc lại lời Cố ĐGH Phaolô VI: “Con người hôm nay tin tưởng các chứng nhân hơn là thầy dạy, tin vào kinh nghiệm hơn là bài vở, tin vào cuộc sống và hành động hơn là lý thuyết” (x. Evangelii Nuntiandi, p41: loc. cit., 31f). Amen.
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 11 years 7 months ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Trần Bình Nguyên - Piô X

Re: CN_XXV-TNB *** ĐẦY TỚ của mọi người 11 years 7 months ago #42511


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Thật vậy, ý tưởng về Lời Chúa của hai người anh em nêu ra, gợi cho tôi một suy nghĩ.

"ĐẦY TỚ của Mọi Người": được hiểu theo hai chiều kích: KHIÊM NHƯỜNGPHỤC VỤ . Hai đặc tính cần thiết và bổ trợ cho nhau. Không phiến diện, không chỉ được hiểu cho một phía.

Chúa dạy ta phải Sống KHIÊM NHƯỜNG. Khiêm tốn trong lời nói rất dễ làm; khiêm nhu trong thái độ cũng không khó; nhưng sống khiêm hạ thật trong lòng mà không ai biết mới thật là khó. Điều này ta chỉ có thể học nơi Chúa mà thôi.

Vâng đúng thế. Khiêm nhường không phải là do nói lên hay làm bộ ra mà có, nhưng hơn hết là SỐNG điều CÓ THẬT và phù hợp với SỰ THẬT khởi đi từ cõi lòng mình. Một mình ta và sự thật cùng trình ra trước mặt CHÚA (không phải thế gian). Chúa là Đấng thông hiểu và thấu suốt mọi sự.

Thế nên,
Khiêm nhường KHÔNG có nghĩa là chối bỏ cái mình đang có, đang là; HAY mạo nhận cái mình không có, không là. Có thì nói có, không thì nói không (x. Mt. 5, 33-37).
Khiêm nhường còn có nghĩa là BIẾT nhận ra và SỐNG theo sự thật với những ưu lẫn khuyết điểm của mình. Hay gọn hơn, khiêm nhường là nhận biết RÕ về mình và GIỚI HẠN của nó. Ấy là khiêm nhường THẬT.

Xa hơn,
Khiêm nhường hay khiêm tốn, không chỉ nằm trong suy nghĩ hay ước muốn suông,
nhưng phải đi vào cuộc sống và được thể hiện qua việc làm CỤ THỂ của ta…
Nhất là khi chúng ta Sống KHIÊM NHƯỜNG trong ĐỜI PHỤC VỤ tha nhân.
Đó mới là đầy tớ đích thực của mọi người (a servant of servants) vì...Đức tin không có việc làm là đức tin chết. (x. Gc 2,26). Amen.

"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 11 years 7 months ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Trần Bình Nguyên - Piô X

Re: CN_XXV-TNB *** ĐẦY TỚ của mọi người 11 years 7 months ago #42495

Loan Báo Danh Ngài

Loan báo danh Ngài bằng lối sống
Khiêm nhường phục vụ mọi tha nhân
Ngày nay giới trẻ tinh khôn lắm!
Họ rất tin ai sống chứng nhân :)

~_*

PoP
Last Edit: 11 years 7 months ago by Trần Bình Nguyên - Piô X.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: DuySa (MVN)

Re: CN_XXV-TNB *** ĐẦY TỚ của mọi người 11 years 7 months ago #42465

CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN – B

Theo Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô, giá trị của con người không đánh giá trên địa vị hay sự giàu sang, mà được xác định bởi nồng độ yêu thương và tinh thần phục vụ tha nhân. Xin mẹ Maria dạy chúng ta cũng biết học nơi Chúa Giêsu sự tận tình phục vụ mọi người trong hiền lành và khiêm nhường .


Hôm nay Chúa Giêsu dạy về lòng khiêm tốn. Nói về lòng khiêm tốn, người ta thường kể về câu chuyện của giáo-sư Pondo trong dịp vị này đi hành hương Vatican. Khi đến nơi, vị giáo-sư ghé vào nhà dòng Đa-Minh gần đó cùng với ý định nhờ một người giúp mang hành lý. Bước vào tiền sảnh nhà dòng, ông gặp ngay một thầy đang ở gần đó liền lên tiếng: Thầy ơi, nhìn thầy to béo khỏe mạnh quá ! Cha Bề Trên muốn thầy giúp tôi một tay. Vị tu sỹ này vốn đâu quen việc tay chân, lại còn ốm đau bệnh tật luôn nhưng vẫn sẵn sàng giúp vị giáo sư mang cất hành lý . Vị giáo sư bắt chuyện:
- Thầy phụ trách việc gì trong tu viện?
- Thưa ông tôi đang học hỏi về Thiên Chúa.
- Nghĩa là thầy đang học khoa thần-học. Ôi thần học ! phức tạp, gió mây, cao siêu quá. Tôi thì tôi theo một ngành cụ thể thực tế hơn, đó là môn Luật.

Hai người đang trò chuyện thì cha giám đốc đền thánh Phêrô đi tới, Ngài đứng lại bỡ ngỡ nói: Ôi thầy Tôma, thầy đang làm gì đó vậy?
- Trời đất ơi ! Vừa nghe tên thầy Tôma, vị giáo sư tái mặt, ngượng ngùng ấp úng không nói nên lời.( by name not by sight)
Trước sự lúng túng của vị giáo sư, thầy Tôma mỉm cười và nói đó chỉ là bổn phận thực hiện một việc bác ái nho nhỏ.

Chúng ta biết, vị tu sĩ to béo kia chính là thánh Tôma sau này. Ngài vốn thuộc hoàng tộc nhà vua nước Đức, là bạn tri kỷ của Đức Giáo Hoàng, là tiến sĩ bậc nhất của Giáo Hội. Tư tưởng thần học của Ngài xưa nay chưa ai sánh kịp, và nhất là lòng khiêm tốn của Ngài cũng tỏa sáng giữa muôn người. Đó là nhân đức mà Ngài cũng như bất cứ vị thánh nào đều đã học được từ thầy Chí Thánh Giêsu.

Qua bài Tin Mừng hôm nay, một lần nữa chúng ta được nghe lời dạy của Chúa Giêsu về đức khiêm tốn: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm kẻ phục vụ mọi người” ( Mc 9, 35 ). Lời dạy này sẽ mãi là khó hiểu đối với những ai chưa được soi sáng bởi chính cuộc đời của Chúa Giêsu. Từ một ngôi vị Thiên Chúa nhưng đã hạ mình sống kiếp con người, lại còn trở nên như người tôi tớ cúi mình xuống rửa chân cho các môn đệ. Là Thiên Chúa đầy quyền năng, nhưng Người đã nhẫn nhịn, chịu đựng đau khổ tủi nhục, và vâng lời cho đến chết…

Chúa Giêsu dạy chúng ta sống hiền lành khiêm nhường để làm gì nếu không phải là để con người chúng ta khỏi bị đổ bể như bi kịch tại vườn Địa Đàng năm xưa, khi con người kiêu căng bất tuân lệnh Thiên Chúa. Quả thật, bởi hậu quả của tội nguyên tổ, người ta có rất nhiều cách sống kiêu căng tự phụ. Kẻ thì thể hiện rõ ràng nơi cá tính. Kẻ thì khiêm tốn giả hình, kiểu “khiêm tốn bằng 4 lần kiêu căng”. Kẻ thì núp dưới vẻ đạo đức bên ngoài; những người này thường lên án điều xấu, bênh vực cho lẽ phải bằng cách nói xấu, chỉ trích, phê bình cách sống của người khác; một cách mặc nhiên xác nhận chỉ có cách sống như tôi mới tốt !? Mà những điều phê bình chỉ trích của họ thường tỏ rõ sự lệch lạc, chủ quan, ích kỷ, chẳng giúp ích gì cho ai mà nhiều khi chỉ nên trò cười cho thiên hạ. Nhưng nguy hiểm hơn cả vẫn là thái độ kiêu căng, khiêu khích, thách thức với cả Thiên Chúa như bài đọc I trích sách Khôn Ngoan diễn tả. Thói kiêu căng thường thể hiện qua cách sống theo ý riêng trái với lề luật Chúa, chống lại hay đả phá những giáo huấn truyền thống của Giáo Hội, luôn cho cách sống của mình là tốt nhất, luôn nghĩ mình chẳng bao giờ vướng mắc tội lỗi.

Chúa Giêsu dạy ta sống khiêm nhường chứ Người không dạy ta cách sống nhu nhược, khép kín, ích kỷ, giả hình.Bài học khiêm nhường của Chúa Giêsu dạy chính là nấc thang nâng chúng ta trưởng thành hơn nơi nhân cách con người, là chìa khóa giúp chúng ta thành công trong cuộc sống nay, là nghệ thuật giúp ta mỗi ngày xứng đáng hơn với danh hiệu là Kitô hữu.

Trong lời kinh nguyện Magnificat, mẹ Maria đã xác tín rằng: “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường”( Lc 1, 51-52 ).

Sống kiêu căng tự phụ là sống theo ma quỉ. Trái lại, sống hiền lành khiêm nhường là sống theo Chúa Giêsu. Noi gương mẹ Maria, mỗi khi lần chuỗi mân-côi, chúng ta hãy xin Mẹ dạy chúng ta biết ăn ở khiêm nhường hiền hòa với mọi người, nhất là luôn vâng phục và giữ nghĩa cùng Chúa luôn.

johntri



Last Edit: 11 years 7 months ago by Nguyễn Hữu Trí.
The administrator has disabled public write access.

CN_XXV-TNB *** ĐẦY TỚ của mọi người 11 years 7 months ago #42405


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
:musicband

ĐẦY TỚ của MỌI NGƯỜI
+ Gm. Arthur Tonne.


1_2012-09-21-3.jpg


Bác sĩ Charles Mayo cùng với cha và người em xây dựng bệnh viện Mayo nổi tiếng trên thế giới tại Rochester thuộc bang Minnnesota. Một lần có phái đoàn chuyên viên y khoa từ Âu Châu được mời đến nhà bác sĩ Charles Mayo. Theo tục lệ ở đó, khách sẽ để giầy ở ngoài cửa phòng ngủ để ban đêm có người đánh bóng.
Bác sĩ Charles Mayo về sau cùng. Khi về phòng, ông thấy các đôi giầy để đó và đã quá khuya, ông không muốn đánh thức người giúp việc. Ông thở dài, rồi đem các đôi giầy xuống bếp, tự tay ông, thức hết nửa đêm để đánh bóng các đôi giầy của khách.

Đây là một tấm gương Chúa Giêsu nói với bạn và tôi trong Tin Mừng hôm nay: “Nếu ai muốn làm lớn, phải nên kẻ hèn nhất và làm đầy tớ cho mọi người”. Cũng như các Tông đồ chúng ta thường tranh luận ai trong chúng ta là người lớn nhất. Đức Kitô trả lời chúng ta: “Người lớn nhất phải làm đầy tớ cho mọi người”. Bác sĩ Charles Mayo là một trong những bác sĩ nổi tiếng trên thế giới. Thế nhưng ông đã đánh giầy cho khách của ông.

Xin nhắc lại Chúa Giêsu rửa chân cho các Tông đồ trong đêm trước khi Ngài chịu chết vì chúng ta.
Bài đọc I hôm nay liên quan đến: “Người tôi tớ đau khổ”, một danh xưng và đặc tính của Tiên tri Isaia (40,55) đã tiên báo và được ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu, Đấng đã trở thành đầy tớ của mọi người bằng cái chết. Tước hiệu “Đầy tớ” này được chỉ về Chúa Giêsu trong sứ vụ các Tông đồ. Theo những nghĩa thích hợp nhất: Chúa Giêsu là đầy tớ của mọi người.

Chúng ta làm thế nào để theo kịp Chúa Giêsu trong vấn đề phục vụ? Chúng ta phục vụ anh em thế nào? Chúng ta đối xử thế nào với những người phục vụ chúng ta?

2_2012-09-21-2.jpg


Người đầy tớ là gì? Là một người được mướn để làm việc, đặc biệt là làm việc trong nhà. Với một ý nghĩa khác: Người đầy tớ được hiểu như một người hăng hái nhiệt tình với người khác, với một mục đích hay với một niềm tin, phục vụ có nghĩa là làm một việc để giúp đỡ, để có lợi hoặc tình nghĩa cho người khác.

Tất cả chúng ta được gọi để làm tôi tớ, ngay cả nhà giải phẫu tài giỏi nhất. Bác sĩ Mayo phục vụ nhân loại không chỉ bằng việc giải phẫu mà còn bằng việc đánh giầy cho khách.

Người mẹ trong gia đình thật sự là người đầy tớ cho cả gia đình. Mỗi một nghề đều có cơ may để phục vụ.

Chú ý đến việc của bạn để làm tốt cho người khác. Nếu không bạn không thể chu toàn tốt công việc của bạn và bạn sẽ mất mục đích của việc làm. Chân lý Chúa Giêsu công bố hôm nay là: “Bạn sẽ không quan trọng nếu bạn không cố gắng phục vụ mọi người”.

Đức Giáo Hoàng, đầu của Giáo Hội Công giáo, một địa vị quan trọng nhất trong thế giới, nhận tước hiệu: “Tôi tớ của các tôi tớ của Chúa”.

Điều này dẫn chúng ta chú ý đến hình thức cao nhất của việc phục vụ: Phục vụ Chúa qua phượng tự và làm việc thiện. Trong giờ này chúng ta phục vụ Chúa bằng cách cùng dâng Thánh Lễ, hình thức cao nhất của việc phục vụ. Đồng thời chúng ta cũng phải đánh giá cao việc phục vụ chúng ta của người hàng xóm, của người hốt rác, của người phát thơ, của người mẹ, của mọi người phục vụ chúng ta.

Mỗi người theo Chúa Kitô phải đặt câu hỏi: “Trong địa vị của tôi, tôi có phải làm sao để thực sự phục vụ người khác.

Xin Chúa chúc lành chúng ta.
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 11 years 7 months ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012