Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Suy niệm 2014 - 2015 - Sưu tầm và Tổng hợp

Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Suy niệm tháng 2/2014 - Sưu tầm 8 years 8 months ago #60300

unnamed_2015-09-06.jpg
The administrator has disabled public write access.

Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Suy niệm tháng 2/2014 - Sưu tầm 8 years 8 months ago #60298

THỨ HAI TUẦN 23 TN (7/9/2015)

Ngày Sabát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay hủy diệt?

Vào một ngày Sabbat, Chúa Giêsu vào hội đường và giảng dạy. Khi ấy ở đó có một người tay hữu bị khô bại. Những luật sĩ và biệt phái quan sát xem Người có chữa lành người ấy trong ngày Sabbat không, để có cớ tố cáo Người. Nhưng Người biết tư tưởng các ông, liền bảo người có tay khô bại rằng: "Ngươi hãy chỗi dậy mà đứng ra giữa đây". Người đó đứng thẳng dậy. Ðoạn Chúa Giêsu bảo các ông ấy rằng: "Tôi hỏi các ông, ngày Sabbat được phép làm sự lành hay sự dữ, cứu sống hay là giết chết?" Rồi đưa mắt nhìn mọi người, Chúa bảo người đó rằng: "Ngươi hãy giơ tay ra". Người ấy giơ ra, và tay người ấy được lành.

Bấy giờ các ông đầy lòng tức giận, và bàn định với nhau xem có thể làm gì được Chúa Giêsu.(Lc 6,6-11)


Có người nước Sở, ngồi thuyền nhỏ đi trên sông, sơ ý đánh rơi thanh gươm xuống sông; vì có chuyện phải đi gấp, không kịp nhảy xuống sông tìm thanh gươm, người ấy khắc dấu trên mạn thuyền để nhớ chỗ gươm đã rơi xuống, nghĩ rằng xong công việc, sẽ căn cứ vào dấu khắc trên thuyền để tìm lại gươm. Tưởng như thế là thông minh, rốt cuộc chẳng biết thanh gươm nằm ở đâu! Người ta thường dùng câu thành ngữ “khắc thuyền tìm gươm”để ám chỉ những người cứ khư khư cố chấp cho chủ trương, hành động của mình là đúng, bảo thủ với chủ quan của mình mà không thấy tình huống khách quan, không suy xét cho cùng.

"Tôi hỏi các ông, ngày Sabbat được phép làm sự lành hay sự dữ, cứu sống hay là giết chết?" Câu hỏi của Đức Giêsu trên đây hẳn đặt người Pharisêu vào thế lúng túng, bởi vì nói đúng tim đen của họ.Ví họ cũng là những người “khắc thuyền tìm gươm”, khi họ cố chấp câu nệ về luật lệ một cách máy móc, hình thức. Rửa tay trước khi ăn đối với họ là một truyền thống của tổ tiên cần phải tuân giữ nghiêm nhặt để tỏ ra mình trong sạch trước mặt mọi người. Họ không ăn gì, khi chưa rửa tay cẩn thận, vị cho rằng cái làm cho con người ra ô uế là từ ngoài vào.Họ chú trọng đến việc làm thanh sạch bên ngoài mà bỏ qua sự thanh sạch của tâm hồn. Tâm hồn là cội nguồn phát sinh những suy nghĩ, lời nói và việc làm. Rau nào sâu nấy. Một tâm hồn hay ghen ghét, hận thù thì không thể có được những hành động, lời nói bác ái yêu thương. Khi không đặt sự thờ phượng Thiên Chúa nơi tâm hồn, thì sự thờ phượng chỉ là bên ngoài, trên môi miệng. Chúa đã trích lời ngôn sứ Isaia để kiển trách họ rằng: “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta.” Và Ngài lên án họ: “Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm.”.- Nhân cơ hội ấy, Chúa Giêsu dạy cho họ biết: mọi lề luật đều được làm ra vì con người, và điểm qui hướng mọi giới luật là mến Chúa, yêu người. Chúa Giêsu không muốn họ giữ luật bằng hình thức mà còn muốn dẫn họ đi xa hơn, tiến đến lý do sâu sa hơn đó là tuân giữ lề luật bằng sự yếu mến Thiên Chúa và tha nhân. Mến Chúa - yêu người là đặt tính cốt yếu của Kitô giáo. Đức Giêsu muốn con người sống tinh thần yêu thương tất cả lòng quảng đại. Chúa Giêsu khởi xướng hành động giúp người có cánh tay khô bại. Việc làm này chứng tỏ Chúa luôn yêu thương con người bằng một tình yêu vô bờ, không tính toán hay chờ đợi kêu cầu đáp trả.Còn chúng ta, chúng ta đối với Chúa thế nào? Chúng ta giữ luật Chúa vì sợ tội, sợ người khác nói chúng ta tội lỗi hay vì chúng ta yêu mến Chúa? Đối với tha nhân chúng ta có đến với họ bằng lòng yêu thương hay chỉ là đến vì bổn phận và trách nhiệm.

Mến Chúa – yêu người là điều răn Thiên Chúa muốn chúng ta thực hiện triệt để. Là một kitô hữu chúng ta đã, đang và sẽ làm gì để nổ lực chu toàn hai giới răn ấy?

Lạy Chúa, xin cho chúng con hiểu rằng luật lệ được đặt ra là để phục vụ lợi ích cho con người. Xin cho chúng con biết không chỉ giữ luật bằng những hình thức bên ngoài mà con hiểu tinh thần của luật. Để chúng con biết giữ luật bằng tình yêu mến chứ không vì bổn phận.[/si
Last Edit: 8 years 8 months ago by Đinh Cường [ Tôma ].
The administrator has disabled public write access.

Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Suy niệm tháng 2/2014 - Sưu tầm 8 years 8 months ago #60297

Chúa Nhật XXIII Thường Niên Năm B - 5/9/2015


HÃY MỞ RA!(Mc 7, 31-37)


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu từ địa hạt Tyrô, qua Siđon, đến gần biển Galilêa giữa miền thập tỉnh. Người ta đem một kẻ câm điếc đến cùng Người và xin Người đặt tay trên kẻ ấy. Người đem anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào tai anh và bôi nước miếng vào lưỡi anh ta. Đoạn ngước mặt lên trời, Người thở dài và bảo: "Effetha!" (nghĩa là "Hãy mở ra!"), tức thì tai anh ta mở ra, và lưỡi anh ta được tháo gỡ, và anh nói được rõ ràng. Chúa Giêsu liền cấm họ đừng nói điều đó với ai. Nhưng Người càng cấm, thì họ càng loan truyền mạnh hơn. Họ đầy lòng thán phục mà rằng: "Người làm mọi sự tốt đẹp, Người làm cho kẻ điếc nghe được và người câm nói được!"

Hôm nay, chúng ta thấy rất rõ hình ảnh của Chúa Giêsu là "Đấng mở đường" đích thực. Ngài đã "mở tai và mở miệng" cho một người bị bệnh câm, ngọng từ lúc bẩm sinh, một điều vượt quá sức tưởng tượng và suy nghĩ của con người.Theo thói thường, khi đứng trước những khó khăn hay đau khổ trong cuộc đời, con người thường có thái độ bi quan, tuyệt vọng. Muốn đặt một dấu chấm hết cho cuộc đời mình. Con người là thế, nhưng Thiên Chúa thì không. Chúa luôn luôn là niềm hy vọng và muốn chúng ta luôn tin tưởng và hy vọng bằng cách mở ra con đường sống cho chính mình và cho người khác.
Có một chuyện kể rằng: Las Dasir đã dốc lòng chừa cả trăm lần rồi, mà ông vẫn còn sa ngã phạm tội. Lần này, ông nhất quyết phạt mình như sau: cứ mỗi lần phạm tội thì ông bứt bỏ mười sợi tóc trên đầu, và chừng nào không còn tóc nữa thì hình phạt cuối cùng sẽ là giết chết mình.

Chỉ một tháng sau là đầu của Las Dasir đã gần như bị trọc, nhưng ông vẫn nhất quyết thi hành hình phạt, và một tháng sau nữa thì ông hoàn toàn trọc đầu. Nhìn vào gương thấy đầu không còn tóc nữa, Las Dasir tuyệt vọng thầm nghĩ:

"Ngày kết thúc đời tôi đã đến, tôi không còn cách nào để tránh đừng phạm tội hơn là kết liễu cuộc sống mình trên trần gian này".

Ông đưa tay cầm khẩu súng lục định bắn vào đầu thì bỗng một thiên thần hiện ra trao cho ông món quà và nói:
- Khoan đã, đừng kết liễu đời mình như thế!
Ông thưa với thiên thần:
- Nhưng tôi đã thề là sẽ kết thúc đời mình khi không còn sợi tóc nào trên đầu.
Thiên thần đáp lại:
- Nhưng Thiên Chúa thì không đồng ý như vậy, nên Ngài đã sai tôi mang đến cho ông món quà này. Hãy mở ra xem đi.

Las Dasir vội mở món quà Chúa trao cho, đó là một đầu tóc giả và Las Dasir đã hiểu ngụ ý của Thiên Chúa.

Câu chuyện trên đây cho chúng ta bài học về niềm hy vọng vào Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, là Đấng mở đường để tìm phương cách cho con người hưởng hạnh phúc. Thiên Chúa thật sự là Đấng mở đường. Chúng ta không được phép thất vọng về chính mình hay về người khác. Những hoàn cảnh trớ trêu trong cuộc đời này xảy ra, nếu chúng ta biết tận dụng và có cái nhìn linh thánh về nó, thì nó sẽ trở nên linh dược cứu chữa hồn xác chúng ta. Chúng ta hãy tin tưởng như thế. Tin tưởng ngay khi chúng ta không thấy còn dám tin vào chính mình nữa. Chúng ta cũng hãy can đảm sống niềm tin vào Thiên Chúa là Đấng mở đường để không bao giờ chúng ta đặt dấu chấm hết cho cuộc đời của một con người nào dù họ có lầm lỗi, có xấu xa tới đâu đi nữa! "Epphatha- Hãy mở ra" là câu nói của Chúa Giêsu ngày xưa dành cho người bị ngọng và điếc ngày xưa, ước gì cũng là lời luôn sống động trong cuộc đời của từng người chúng ta khi đối diện với nghịch cảnh và với tha nhân.
Last Edit: 8 years 8 months ago by Đinh Cường [ Tôma ].
The administrator has disabled public write access.

Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Suy niệm tháng 2/2014 - Sưu tầm 8 years 8 months ago #60292

unnamed.jpg
The administrator has disabled public write access.

Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Suy niệm tháng 2/2014 - Sưu tầm 8 years 8 months ago #60291

05/9/2015

Bỏ Mọi Sự Ðể Theo Chúa

"Bỏ tất cả mọi sự để theo Chúa", lời kêu gọi này của Chúa Giêsu có thể thực hiện được trong xã hội dư dật ngày nay không? Như một dụ ngôn trong Phúc Âm, chúng ta hãy lắng nghe câu chuyện sau đây của tiến sĩ Marcello Candia, người đã dâng cúng tất cả tài sản để xây dựng một bệnh viện giữa khu rừng già Amazone bên Ba Tây và sinh sống tại đó như một người dân nghèo.
"Khi còn ở bậc trung học, tôi là thành phần của một nhóm trẻ sinh hoạt dưới sự hướng dẫn của một cha dòng Phanxico. Chúng tôi thường đi thăm các gia đình nghèo tại ngoại ô Milano... Sự chú ý đến người nghèo đã làm nảy sinh ước muốn truyền giáo nơi tôi.
Một hôm thầy Cêciliô, người coi cổng nhà dòng đã nhờ tôi phát thức ăn cho người nghèo... Trên tường nơi phòng ăn dành cho người nghèo có treo một tấm hình của cha Daniele Samarate, một vị thừa sai của dòng đã chết vì bệnh cùi sau một thời gian phục vụ người thổ dân tại một miền ở Ba Tây... Mỗi lần phát thức ăn cho người nghèo, tôi đều nhận ra hình ảnh đầy đau khổ của ngài. Dần dà, hình ảnh đó quen thuộc đến nỗi trong bất cứ người nghèo nào, tôi cũng nhận ra hình ảnh ấy... Từ đó, ước muốn phục vụ những người cùi đã nảy sinh trong tôi".
Sau khi tốt nghiệp đại học, Macello đã được cha gửi đi công cán tại nhiều nước nghèo trên thế giới. Trong dịp ghé thăm một vùng nghèo tại Amazone bên Ba Tây, Macello đã trở về với quyết định bán hết tất cả tài sản và rút về đây để phục vụ người nghèo. Với tài sản do gia đình để lại, Macello đã xây cất một bệnh viện với 120 giường và được trang bị với đầy đủ dụng cụ của một trung tâm y tế đa khoa.
Macello đã giải thích về việc làm của mình như sau: "Người ta nói với tôi rằng tốt hơn hãy giúp những người nghèo ở xứ sở của mình trước đã. Tôi xin trả lời rằng điều quan trọng là mỗi người chúng ta biết làm một chút gì cho những người đang đau khổ, bất cứ họ đang ở đâu... Niềm vui lớn nhất của tôi là thấy nhiều người, thụ động và cam chịu số phận, đã biết cởi mở".


Không ai chiếm giữ độc quyền để nên thánh một mình. Nên thánh là ơn gọi chung cho tất cả mọi người đã chịu Phép Rửa... Do đó, tất cả những lời khuyên trong Phúc Âm đều có giá trị cho tất cả mọi người theo Chúa Kitô. "Hãy về bán hết mọi sự, phân phát cho người nghèo khó và trở lại với Ta". Mệnh lệnh này không chỉ ngỏ với một số thành phần ưu tuyển trong dân Chúa, nhưng là lệnh truyền cho tất cả mọi người.
Chúng ta không được sống trong một xã hộ dư dật. Nghèo đói là một sự dữ mà Thiên Chúa không bao giờ muốn cho con người rơi vào. Tuy nhiên, bên cạnh sự nghèo đói cơm bánh, còn có một sự nghèo đói còn đáng khiếp sợ hơn, đó là: nghèo đói tình thương... Có biết bao người đang chờ một ít cơm thừa cá cặn từ bàn ăn của chúng ta? Có biết bao nhiêu người đang mong mỏi một nghĩa cử yêu thương của chúng ta?
Thế giới cần được biến đổi không chỉ bằng của cải vật chất, nhưng bằng chính tình thương mà con người biết san sẻ với nhau. Sự san sẻ đó là: dù sống trong xã hội nào, dù trải qua hoàn cảnh nào, mọi người Kitô chúng ta đều có thể và phải làm được. Và đó cũng là bí quyết duy nhất để giúp chúng ta nên thánh.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hoàng Văn (Lớp Tôma Thiện)

Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Suy niệm tháng 2/2014 - Sưu tầm 8 years 8 months ago #60289

Các đấng các bậc trong Hội thánh đi Đại Hội lần này về cung cấp "lương thực hằng ngày" thật là sung mãn.Đa tạ.
Xuân tóc đỏ
:thankyou :thankyou
The administrator has disabled public write access.

Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Suy niệm tháng 2/2014 - Sưu tầm 8 years 8 months ago #60287

.
Chủ nhật 23 Thường niên - năm B.
Ngày 06 . 09 . 2015


Ép-pha-tha, hãy mở ra
Nhưng tai vẫn tôi điếc đặc


Lung Linh

Tin mừng theo thánh Mac-cô 7:31-37

Đức Giê-su lại bỏ vùng Tia, đi qua ngả Xi-đôn, đến biển hồ Ga-li-lê vào miền Thập Tỉnh.
Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giê-su, và xin Người đặt tay trên anh.
Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh.
Rồi Người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói :
Ép-pha-tha, nghĩa là : hãy mở ra
Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại.
Anh ta nói được rõ ràng.
Đức Giê-su truyền bảo họ không được kể chuyện đó với ai cả.
Nhưng Người càng truyền bảo họ, họ lại càng đồn ra.
Họ hết sức kinh ngạc, và nói :
“Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả :
ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được.”


Khi bàn về mù điêc tâm linh, những bài chia sẻ trên mạng thường có những phân tích rất giống nhau... và nghe cũng có vẻ rất hợp lý…

-0-0-0-

Bệnh câm điếc ngày nay càng trở nên trầm trọng và lan rộng trong xã hội, trong cộng đoàn và trong mỗi cá nhân.

Chủ nghĩa cái tôi đã bóp nghẹt con tim liên đới, cảm thông và chia sẻ.

Tâm hồn vô cảm và dửng dưng đã làm cho cái miệng và đôi tai bị tê liệt và khuyết tật.

Khi người ta bị câm điếc tâm linh thì không còn nghe và đón nhận tiếng nói của những người chung quanh, và đóng chặt lòng mình trước nỗi khổ đau của kẻ khác.
Thay vì, chúng ta nói lời yêu thương, xây dựng, hiệp thông và hòa giải, thì lại những lời phê bình, chỉ trích, dèm pha, đố kỵ, ghen ghét và hận thù.

Như thế, chúng ta cũng chẳng khác gì những người Pharisiêu:
“ Họ có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe!”.
Chúng ta cần được cứu chữa, cần được mở mắt, mở tai và mở miệng để đón nhận và tin vào Lời Chúa và quyền năng của Ngài.

-0-0-0-

Nhưng làm cách nào???….tất nhiên là có nhiều cách

Cách thứ nhất: Tâm lý giáo dục

Đây là vấn đề thuộc về giáo dục phải khởi từ gia đình là trường học đầu tiên phải dạy cho con ý thức sống chung với đồng loại.
Gia đình đừng dậy cho con trẻ sống chỉ biết mình, mà phải biết sống có ích với xã hội loài người. Gia đình phải giúp con trẻ sống có ích cho đồng loại.
Rất mong mỗi gia đình biết giáo dục các thành viên biết nhường nhịn và tôn trọng nhau, có vậy ‘nó’ mới biết tôn trọng người khác khi ra xã hội và mới hạnh phúc khi lập gia đình hay tu trì.

Cách thứ hai: Ra một loạt mệnh lệnh

Hãy mở tai ra để lắng nghe lời anh em.
Hãy mở tai ra để lắng nghe lời Chúa.
Hãy phá đi bức tường định kiến. Hãy phá đi bức tường ích kỷ.
Hãy phá đi bức tường tâm hồn cứng cỏi để mở rộng tâm hồn đón nhận anh em và đón nhận Lời Chúa.
Nhưng làm cách nào để mở tai ra… thì…. chịu chết!!!!

Cách thứ ba: Cúi xin

Cúi xin Chúa ban Thần Khí chữa lành cho con chứng bệnh nan y ấy, như xưa Chúa đã chữa cho biết bao người "què quặt, đui mù, tàn tật, câm điếc" được khỏi không những căn bệnh "đui mù câm điếc" về thể lý mà cả về mặt tâm linh nữa.

Trời ạ…hoặc là chẳng bao giờ xin.
Hoặc là xin mãi mà chẳng làm sao cảm nhận được Chúa ban Thần khí chữa lành bệnh câm điếc tâm linh này. Khó hơn lên trời…
Thành thử ra có lẽ đành chịu câm điếc tâm linh suốt đời này mà thôi…

Cách thứ tư: Lải nhải cầu nguyện

"Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con ..."

Lời kinh đầu ngày của các Giờ Kinh Phụng Vụ nhắc nhớ chúng ta chúng ta bổn phận ca ngợi Thiên Chúa. Thiết tưởng rằng lời ngợi ca đẹp lòng Thiên Chúa nhất là nói lời yêu thương trong sự thật và nói lời sự thật trong tình yêu thương.

Và chắc hẳn chúng ta sẽ lại nghe lời của Đấng Cứu Độ:
Ephrata ! Hãy mở ra ! Hãy mở tai, mở mắt, mở lòng để biết lắng nghe !

Nếu chắc chắn chúng ta sẽ lại nghe lời của Đấng Cứu Độ...thì phúc 70 đời..

Khổ nỗi… chúng ta đã lải nhải cầu xin năm này qua năm khác..mà tai chúng ta vẫn điếc đặc..
Vì hầu như ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm khốn khổ này

Cầu nguyện cho lắm cũng chỉ là ngoài môi miệng mà thôi… điếc vẫn hoàn điếc.



LUNG LINH
.
Hòa điếc
Last Edit: 8 years 8 months ago by FX Tống Duy Hòa (Lớp Tôma).
The administrator has disabled public write access.

Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Suy niệm tháng 2/2014 - Sưu tầm 8 years 8 months ago #60280

Tạ ơn Chúa và xin cám ơn thầy Năm Cường cho "lương thực hằng ngày" ạ.
Xuân Tóc Đỏ
The administrator has disabled public write access.

Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Suy niệm tháng 2/2014 - Sưu tầm 8 years 8 months ago #60278

Khuôn Mặt Giuđa

Một trong những giai thoại nổi tiếng nhất trong lịch sử hội họa đó là câu chuyện danh họa Leonardo da Vinci đi tìm người mẫu để họa khuôn mặt của Giuđa, kẻ phản bội.
Leonardo đang miệt mài trong bức tranh "Bữa Ăn Cuối Cùng" của Chúa Giêsu với các môn đệ. Tất cả các khuôn mặt, từ Chúa Giêsu đến các môn đệ, đều đã hiện nguyên hình trên khung vải. Nhưng đến lúc phải tô vẽ cho khuôn mặt của Giuđa, danh họa Leonardo da Vinci đã tỏ ra lúng túng vì ông không biết phải tìm một người nào làm mẫu cho con người phản bội này... Ông đã phải đi dạo khắp nơi để tìm một khuôn mặt xấu xí, hiện thân của kẻ phản bội, gian trá. Sau mấy tháng trời tìm kiếm, cuối cùng ông đã gặp được khuôn mặt mà ông cho là ưng ý nhất. Trong khu xóm lầy lội, nghèo nàn, ông đã khám phá được một khuôn mặt mà ông cho là có đầy đủ những đường nét của tội ác. Ông đã lần mò đến gần người đó, và sau khi đã giải thích về bức tranh mình đang thực hiện, ông đã đề nghị người đó đến xưởng vẽ của ông để bắt tay vào công việc.
Người được chọn làm người mẫu cho Giuđa nhìn nhà danh họahồi lâu. Cuối cùng, ông đốt lên một ngọn đuốc sáng vào gương mặt của ông... Leonardo ngạc nhiên vô cùng, bởi vì người đàn ông này cũng chính là người đã làm mẫu cho ông vẽ chân dung Chúa Giêsu... Cũng khuôn mặt đó, nhưng có lúc Leonardo da Vinci nhìn thấy những đường nét của Chúa Giêsu, vào lúc khác, ông lại thấy nó xấu xí như gương mặt của Giuđa.
Chúng ta thường nói: khi yêu thì trái ấu cũng tròn... Trong một lá thư tình nào đó, có lẽ hai người yêu nhau sẽ nói với nhau: không có anh, không có em, đất trời như vô nghĩa... Tình yêu có tính sáng tạo. Tình yêu giúp chúng ta chỉ nhìn thấy cái hay cái đẹp nơi người mình yêu.
Tin và yêu là hai động tác gắn liền với nhau. Ngôn ngữ của đức tin không thể là ngôn ngữ của khoa học. Con người không đến với Thiên Chúa sau một thời gian dài tìm kiếm, lý luận. Con người chỉ đến với Thiên Chúa bằng tình yêu. Nói đến tình yêu là nói đến tin tưởng và phó thác.
Tomas đã đến với Chúa Giêsu Phục Sinh bằng sự lý luận, uyên bác của một nhà khoa học: "Nếu tôi không xỏ ngón tay tôi vào lỗ đinh và vào cạnh sường của Ngài... Tôi không tin". Thái độ này rất phù hợp với tinh thần khoa học. Trong công cuộc nghiên cứu khoa học, người ta quan sát, đưa ra giả thuyết, kiểm chứng, thí nghiệm rồi đi đến kết luận... Phương pháp này hoàn toàn vô giá trị trong tình yêu. Không ai quan sát một người nào đó, đưa ra một giả thuyết, rồi mới đi đến một kết luận: yêu hay không yêu. Mà trái lại, tình yêu đến trước tất cả các lý luận và tìm tòi của chúng ta...
Trong đức tin cũng thế, Thiên Chúa yêu thương chúng ta và Ngài mời gọi chúng ta đi vào tình yêu của Ngài.
Tình yêu đó mời gọi chúng ta vượt lên trên tất cả những lý luận và ngờ vực của chúng ta. Tình yêu đó giúp chúng ta khám phá ra vẻ đẹp và lòng nhân từ của Thiên Chúa trong tất cả mọi sự, trong ánh mắt của con người cũng như trong muôn màu sắc của thiên nhiên. Tình yêu đó giúp chúng ta nhìn thấy nơi gương mặt xấu xí của Giuđa những đường nét yêu thương của Chúa Giêsu. Tình yêu ấy cho chúng ta tìm thấy nơi niềm vui trong thất vọng, thua thiệt. Tình yêu ấy cho chúng ta nhìn thấy sự hiện diện của Chúa trong những giờ phút trống rỗng vô nghĩa của cuộc sống.
The administrator has disabled public write access.

Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Suy niệm tháng 2/2014 - Sưu tầm 10 years 2 months ago #53247

Thứ Ba 25/02/2014 Tuần VII Mùa Thường Niên

“Ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy.” (Mc 9,37)

Khi ấy, Chúa Giêsu và các môn đệ từ trên núi xuống, rồi đi ngang qua xứ Galilêa và Người không muốn cho ai biết. Vì Người dạy dỗ và bảo các ông rằng: "Con Người sẽ bị nộp vào tay người ta và họ sẽ giết Người. Khi đã bị giết, ngày thứ ba, Người sẽ sống lại". Nhưng các ông không hiểu lời đó và sợ không dám hỏi Người.

Các ngài tới Capharnaum. Khi đã vào nhà, Người hỏi các ông: "Dọc đàng các con tranh luận gì thế?" Các ông làm thinh, vì dọc đàng các ông tranh luận xem ai là người lớn nhất.

Bấy giờ Người ngồi xuống, gọi mười hai ông lại và bảo các ông rằng: "Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người". Và Người đem một em bé lại đặt giữa các ông, rồi ôm nó mà nói với các ông rằng: "Ai đón nhận một trong những trẻ nhỏ như thế này vì danh Thầy, tức là đón tiếp chính mình Thầy. Và ai đón tiếp Thầy, thực ra không phải đón tiếp Thầy, nhưng là đón tiếp Đấng đã sai Thầy". ( Mc 9, 29-36 )

Chúa Giêsu có lần ví mình như là cửa chuồng chiên, ai qua cửa mà vào, người ấy là kẻ chăn chiên đích thực. Mượn cách diễn tả tượng hình ấy, hôm nay chúng ta có thể ví Ngài như là “cổng” dẫn tới Chúa Cha. Ngày nay người ta nói nhiều đến “cổng thong tin,” là những cổng ta vào để tìm kiếm, truy cập dữ kiện trên mạng. Mỗi cổng thông tin cung cấp những dữ liệu chuyên biệt. Muốn từ cổng này qua cổng kia, chúng ta phải kết nối. Cũng thế, muốn hiệp thông với Chúa Cha, con người phải liên kết với Chúa Giêsu vì Ngài là hiện thân của Chúa Cha. Ngài biết phương cách giúp ta gặp được Cha của Ngài. Tông huấn Giáo Hội tại Á Châu gọi Ngài là “Đấng Cứu Độ Duy Nhất” nhưng Ngài lại “kết nối” cổng trời với những kẻ yêu mến trẻ nhỏ. Vì vậy, yêu mến trẻ thơ, đón tiếp người bé nhỏ (theo nghĩa cả thể lý lẫn tinh thần), sẽ có cơ hội gặp gỡ và hiệp thông với Chúa Cha.

Không mấy ai thích “tiếp đón” trẻ nhỏ vì chúng còn nhỏ và chỉ quấy rầy ta mà thôi. Quan niệm ấy cần được xem lại, vì Chúa Giêsu “ôm” trẻ nhỏ vào lòng, dùng trẻ nhỏ minh hoạ cho cẩm nang dẫn đến Chúa Cha.
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012