Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1
  • 2

TOPIC: Dụ ngôn 'Người Con Hoang Đàng'

Dụ ngôn 'Người Con Hoang Đàng' 8 years 4 days ago #61319



Xin được tiếp tục chia sẻ với dụ ngôn được nhắc nhiều đến nhất trong Phúc âm. Trong dụ ngôn này đưa ra ba hình ảnh tiêu biểu đó là:

1. Người Cha Nhân từ.

2. Người con (thứ) hoang đàng và

3. Người con cả

Đoạn Phúc âm sau đây nói về người con cả và thái độ của anh ta.


Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, 26 liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. 27 Người ấy trả lời: 'Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì gặp lại cậu ấy mạnh khoẻ.' 28 Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. 29 Cậu trả lời cha: 'Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. 30 Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng !'

31 "Nhưng người cha nói với anh ta: 'Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. 32 Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy.'



Lại phải nhờ đến các cụ giỏi lý đoán vào cho vài nhời để cùng nhau suy gẫm.
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
The administrator has disabled public write access.

Dụ ngôn 'Người Con Hoang Đàng' 8 years 1 week ago #61308

Trong tâm tình này chúng ta hãy cầu nguyện cho những kẻ tội lỗi được ơn ăn năn trở lại trong số đó có chúng ta.
Vậy thì trước tiên chúng ta hãy cầu nguyện cho chúng ta nói chung và cầu nguyện cách riêng cho thầy Zăng.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng, Hùng 31, Đinh Cường [ Tôma ]

Dụ ngôn 'Người Con Hoang Đàng' 8 years 1 week ago #61307



"Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. 21 Bấy giờ người con nói rằng: 'Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa ...' 22 Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: 'Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, 23 rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! 24 Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy.' Và họ bắt đầu ăn mừng."

Nhân mùa chay với câu chuyện dụ ngôn trong Phúc âm, nhà em xin mượn ít chữ để diễn tả lại câu chuyện 'Người cha nhân từ' theo cách 'chiết tự' và rút ra được vài ý tưởng để sống đạo chứ không có tham vọng chú giải Kinh Thánh như các nhà thần học

1. "Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy" - Người cha phải trong tình trạng mòn mỏi trông ngóng nên khi đứa con còn ở đằng xa ông ta đã trông thấy. Ta có thể hình dung ra là ngày nào người cha cũng đứng, ngồi tựa cửa và dõi mắt nhìn ra phía con đường từ phía đầu làng dẫn vào nhà để mong đứa con trở lại.

2. "Ông chạnh lòng thương" - tâm tình người cha chắc hẳn ở trong tình trạng pha trộn vui có buồn có khi nhìn thấy đứa con trở lại nhà nhưng ở đây Thánh sử Luca lại nhấn mạnh đến 'LÒNG THƯƠNG'.

3. "rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt" - con bê được vỗ béo tức là con bê đã được nuôi riêng để chờ cho những dịp lễ lớn hay tiệc tùng để đem đãi đằng. Thế thì người cha đã cho gia nhân vỗ béo con bê này từ lâu với hy vọng là chờ có dịp đãi tiệc khi người con trở về. Người cha đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày trở về cùa đứa con hoang đàng.

4. "Và họ bắt đầu ăn mừng" - họ đây là cả nhà và có thể những người hàng xóm chung quanh cũng được mời đến tham dự, vì con bê to lắm cả nhà ăn sao hết ? Đến đây thì ta có thể hiểu không chỉ riêng người cha mà những người trong nhà và cả hàng xóm đều vui mừng với sự trở lại của người con.

Từ những phân tích câu chuyện người cha ở trên xin được tóm gọn lại như thế này - Thiên Chúa như Người Cha Nhân Từ, Ngài đến để cứu vớt và mong đợi những kẻ tội lỗi trở về với Ngài. Thiên Chúa không châp tội, luôn tha thứ và rất giầu lòng thương xót cho những ai biết thống hối và trở về nẻo chính đường ngay. Trong tâm tình này chúng ta hãy cầu nguyện cho những kẻ tội lỗi được ơn ăn năn trở lại trong số đó có chúng ta.

Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 8 years 1 week ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

Dụ ngôn 'Người Con Hoang Đàng' 8 years 1 week ago #61304




Cậu Thể ơi, cứ theo luật '5 trái cam' mà xử. Đó là 'Quít làm cam chịu'. 'Cha mà nói bậy Thầy phải chịu đòn'.

:)
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
The administrator has disabled public write access.

Dụ ngôn 'Người Con Hoang Đàng' 8 years 1 week ago #61303

Hoàng Văn (Lớp Tôma Thiện) wrote:
Thầy mà giảng thì lòi ra hàng tá những đứa vừa hoang đàng vừa âm binh vì thầy hay soi mói đời tư cá nhân.Stop thầy lại!

:frown :frown :frown

Và khi thầy Năm Zét vừa bước lên bục giảng thì kìa:


TT.jpg



Sứ Thần xuất hiện trong sự kinh ngạc của mọi người.

- Các con khỏi cần sì-tóp thầy Năm Zét làm chi.

Rồi Sứ Thần quay về phía Thầy Năm Zét:

- Ta có đem theo nguyên một xe lựu đạn kìa. Thời buổi này mà còn xài đá làm chi, xài lựu đạn cho nó lẹ hơn con.

Sứ Thần tiếp:

- Nếu con thấy phải thì chơi liền nghen con.

Nói rồi, Sứ thần cáo từ.

Câu chuyện nghe có vẻ hoang đường và chói tai. Xin thưa rằng: em đây có một sự buồn phiền trong cuộc sống mà em cảm thấy đôi lúc nó ảnh hưởng đến đời sống đạo của em. Em xin nói ra đây để các cụ biết mà thông cảm nhé. Số là, em có một vị chủ chăn, mỗi lần lên bục giảng là ngài thao thao bất tuyệt hằng giờ, nhưng thay vì nói về Lời Chúa thì ngài cứ vung vít, chửi bới lung tung. Đôi lúc ngài đem chuyện đời tư của con chiên ra giữa nhà thờ mà kết án, chửi rủa. Một tuần lễ, em chỉ có một giờ ngồi lặng lẽ bên Thánh cung để nghe và suy gẫm lời Chúa thì ôi thôi: Lại phải mang cái bực bội về nhà. Vậy thử hỏi các cụ và thầy Năm Z, em phải làm gì bây giờ ?????

Tái bút: Em xin lỗi Thầy Năm Zét vì em đã xử dụng cái hình ảnh của thầy. Em vẫn thương và mến thầy Năm lắm. Nói dối phải tội...hiihihi...
The administrator has disabled public write access.

Dụ ngôn 'Người Con Hoang Đàng' 8 years 1 week ago #61302

Thầy mà giảng thì lòi ra hàng tá những đứa vừa hoang đàng vừa âm binh vì thầy hay soi mói đời tư cá nhân.Stop thầy lại!
The administrator has disabled public write access.

Dụ ngôn 'Người Con Hoang Đàng' 8 years 1 week ago #61300



Không có cụ nào xung phong lên hàng đầu cả à ?
Thế nhà em nhờ các anh lớp lớn, đại diện lớp Tô Ma và Tô Ma Thiện, ít ra các cụ đều khấn khứa và mặc áo thâm chùng đen cả rồi.

Để thầy năm Hoàng Zăng lên bục giảng hoài kỳ thấy mù tổ !


:)
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
The administrator has disabled public write access.

Dụ ngôn 'Người Con Hoang Đàng' 8 years 2 weeks ago #61293




Hôm nay mời cả nhà đọc kỹ lại đoạn Kinh Thánh từ câu 20 đến câu 24 trong câu chuyện dụ ngôn 'Người Cha Nhân Hậu' và xin các cụ Chú giải Kinh Thánh của CV Phao Lô nhà mình cho biết có khám phá ra điều gì mới lạ trong đoạn Phúc Âm của Thánh Luca này không nhé. Đề nghị với các cụ sau khi hát cầu xin Chúa Thánh Thần thì miệng đọc, lòng suy và trí ngẫm thì mới hiểu thấu ý nhiệm mầu của dụ ngôn này.


"Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. 21 Bấy giờ người con nói rằng: 'Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa ...' 22 Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: 'Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, 23 rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! 24 Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy.' Và họ bắt đầu ăn mừng."

Cụ nào đã học xong phần lý đoán xin mời xung phong ạ. :)
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 8 years 2 weeks ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

Dụ ngôn 'Người Con Hoang Đàng' 8 years 2 weeks ago #61288




14 "Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, 15 nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. 16 Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. 17 Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: 'Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! 18 Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: 'Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, 19 chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy.' 20 Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha.

Qua đoạn Phúc Âm của Thánh Luca ở trên, xét mình lại nhiều khi chúng ta cũng phải tự hỏi thái độ nào khi trở về cùng Thiên Chúa ? Chúng ta có trở về với tâm tình thống hối ăn năn hay trở về vì thiếu thốn vật chất và xin ơn này ơn nọ, có khác gì người con hoang đàng trở về cùng cha vì đói khát những thực phẩm và vật chất như cơm áo gạo tiền.

Xin Chúa giúp cho chúng ta trong mùa chay có những phút giây hồi tâm như người con hoang đàng. Để khi trở về cùng Người Cha Nhân Lành là Thiên Chúa chúng ta biết mặc lấy tâm tình của một hối nhân xin ơn tha thứ và lòng thương xót của Ngài.
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 8 years 2 weeks ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

Dụ ngôn 'Người Con Hoang Đàng' 8 years 2 weeks ago #61287



Cám ơn những chia sẻ rất thích thú của cha Tân về cách tính nhẩm để ra năm Phụng vụ A,B hay C. Mỗi Thánh sử Phúc Âm đều có những nét cá biệt. Chẳng hạn như Thánh sử Mat thêu với ngòi bút chuyên đề viết theo quan niệm và cách nhìn của người thời bấy giờ. Ngài nối kết Cựu Ước và Tân Ước dưới cách nhìn của một người Do Thái. Thánh Mat Thêu là người thu thuế (tội lỗi) hay kế toán nên ngài thường dùng những con số để đưa vào bộ sách Phúc Âm, thí dụ 7 dụ ngôn về nước trời, 7 lời nguyền rủa bọn biệt phái, 5 chiếc bánh, 5 lượng vàng... Khi được Chúa gọi 'Hãy theo ta', thánh nhân đã từ bỏ tất cả mọi sự, từ bỏ cả quá khứ tội lỗi đi theo Chúa Giê-Su. Thánh sử Mác-cô (cũng là người Do Thái) là môn đệ của Chúa Giê-Su, sau này đi theo Thánh Phê-rô giảng đạo và được phúc tử vì đạo. Cho nên chúng ta không lấy làm lạ với cách hành văn và cái nhìn của ngài khá giống Thánh sử Mát Thêu và Gioan. Còn Thánh sử Luca là người ngoại giáo (Hy Lạp) và là môn đệ Thánh Phao Lô. Thánh Luca là người có học thức và có tài viết văn, cho nên văn phong của ngài rất trau chuốt và khác biệt với cách nhìn của 3 Thánh sử kia. Ngài nêu lên hai đặc điểm trong Phúc Âm của ngài, Phúc âm cho dân ngoại (ngoài Do Thái) của ngài đó là: Thiên Chúa là đấng nhân từ và hay thương xót; Tinh thần vị tha, từ bỏ mình và sống khó nghèo.


Trở lại với chia sẻ về dụ ngôn 'Người con hoang đàng', có lẽ thánh sử Luca viết dụ ngôn này hợp với tâm tình của ngài, đó là người con 'đi hoang', những người con ngoại đạo trở lại với người cha nhân hậu là Thiên Chúa. Mình có vài suy nghĩ 'lẩm cẩm' xin được chia sẻ với các cụ nhà Phao Lô. Theo quan niệm của Tây phương hay Đông phương thì phải có 'lửa mới có khói', có nguyên nhân mới đưa đến kết quả. Do đó trong câu chuyện dụ ngôn có đứa con phung phá hoang đàng thì mới xuất hiện người cha nhân hậu. Thoạt đầu mới nghe thì cũng có lý nhưng suy nghĩ cho tới mức như các thầy đã 'lý đoán' thì không hoàn toàn đúng trong cách 'giải tích' thần học tí nào. Này nhé - không cần có nguyên nhân những đứa con hoang đàng là chúng ta thì kết quả người cha nhân hậu là Thiên Chúa đã có từ thiên thu vạn đại, từ đời nào, cõi nào rồi.

Thiên Chúa Ngài chính là đấng hay thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan nhân. Ngài yêu thương thế gian đến nỗi đã sai con một của Ngài xuống thế để gánh tội, chịu chết để cứu mọi loài thụ tạo được sống lại một cách viên mãn với ân sủng của Ngài. Tội lỗi hủy diệt con người nhưng Thiên Chúa cho con người được quyền tự do chọn lựa để được thông phần với ơn cứu độ, sống lại với Người hay tự hư mất và nhận lấy án phạt là cái chết đời đời. Thiên Chúa không chờ con người phạm tội, trở nên hoang đàng chi địa thì Ngài mới trở nên người cha nhân từ. Do đó thay vì nêu lên chủ đề của dụ ngôn về người con hoang đàng thì các nhà chú giải thần học Việt Nam 'kiện toàn' lại ý tưởng của dụ ngôn này thay vì lấy ý từ câu chuyện người con hoang đàng, nêu lên tính xác thực bằng cách làm nổi bật lên vai trò 'vô thủy vô chung' của người cha nhân hậu là chính Thiên Chúa. Ngài là người cha nhân hậu bất biến và lòng thương xót của Ngài bất di bất dịch.
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 8 years 2 weeks ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đào Đình Hoa
  • Page:
  • 1
  • 2


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012