Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1
  • 2

TOPIC: Dụ ngôn 'Người Con Hoang Đàng'

Dụ ngôn 'Người Con Hoang Đàng' 8 years 1 month ago #61278

Để trả lời cho câu hỏi của Châu lớp Don Bosco đặt ra, nên tôi viết ít dòng này để chia sẻ ít suy tư.

Theo cách phân chia niên lịch phụng vụ mới của Giáo hội. các bài đọc Chúa nhật được chia theo chu kỳ ba năm phụng vụ A B C. Năm nay là năm 2016 là năm C. Nếu ai chưa quen cách tính ABC, hoặc nhận nhiệm vụ đọc sách thánh nhà thờ vào ngày Chúa nhật mà không chắc năm nay đang là năm nào, có thể theo cách vắn tắt này để tính: Lấy các số mã của năm đó cộng chung lại với nhau, rồi đem chia cho 3, nếu chia chẵn là năm C , nếu chia còn dư 1 là năm A, dư 2 là năm B. Thí dụ năm nay 2016: lấy tổng số các số mã 2+ 0+1+6 là 9, đem chia cho 3 (chu kỳ 3 năm) sẽ được chẵn ba lần, vậy năm 2016 là năm C. Nếu bất ngờ hỏi thử năm 2125 là năm nào, lấy 2+1+2+5=10. 10 chia 3 được 3 lần và dư 1, vậy năm 2125 là năm A….vân vân…

Ba phúc âm đầu trong 4 phúc âm được gọi là “nhất lãm” vì chia sẻ chung “một cái nhìn”, một dàn bài, một nguồn tài liệu, một cách xếp đặt, nên có nét tương đồng nhiều mặt. Riêng Phúc âm Gioan như bay bổng trên trời, trong một thể loại văn khác biệt, cách diễn tả xếp đặt cũng khác biệt, các chi tiết truyện kể cũng đặc biệt. Một số tường thuật của phúc âm Gioan không có tương đồng đối chiếu ở các phúc âm khác.

Theo cách xếp đặt phụng vụ hiện nay, các bài đọc phúc âm trong năm A sẽ đào sâu vào những tường thuật và bài đọc của Mat-thêu; năm B vào Mar-cô; năm C vào Lu-ca. Phúc âm Gio-an sẽ gặp rải rác trong nhiều dịp khác nhau. Bài thương khó trong chủ nhật lễ lá cũng phân chia theo cách đó. Năm A đọc bài của Mat-thêu, năm B đọc của Mar-co, năm C đọc của Lu-ca. Riêng bài thương khó của Gioan đọc vào ngày thứ sáu tuần thánh của tất cả các năm A,B,C.

Năm nay 2016 là năm đọc các bài đọc năm C và đặt trọng tâm vào phúc âm của Luca. Chủ nhật thứ 4 mùa chay vừa qua chúng ta đọc câu truyện về người con hoang đàng. Phúc âm Lu-ca được mệnh danh là phúc âm của lòng thương xót Chúa. Nơi phúc âm Lu-ca người ta gặp nhiều hơn, những tường thuật và mô tả sống động về tình thương Chúa với người nghèo khổ, đau yếu, khổ sầu, tội lỗi. Riêng chương 15 của Luca tường thuật về dụ ngôn đồng tiền đánh mất, về con chiên lạc, về người con hoang đàng lạc mất. Đó là một loạt những dụ ngôn về cái bị mất nhưng được tìm lại, để nói lên lòng Chúa xót thương cứu vớt những gì lạc mất.

Trên thực tế, khi viết phúc âm, các thánh sử không viết các tiêu đề cho câu truyện, không chia chương, chia câu. Cách chia chương đoạn và câu cú (chapter, verse) và đặt tên các chủ đề là do các nhà nghiên cứu thánh kinh thêm vào sau này. Làm như vậy, cốt để cho tiện việc học hỏi, theo dõi, và thống nhất trong phương pháp tìm hiểu thánh kinh. Do vậy, dụ ngôn “Prodigal Son”, được đặt tên Người con hoang đàng vì đang trong loạt bài dụ ngôn của Chúa nói về lòng thương xót nhân từ với mọi người, với từng người và mọi thành phần trong xã hội. Gọi dụ ngôn người con hoang đàng là theo ước lệ hoặc thói quen của các học giả thánh kinh.

Nếu chú Châu thắc mắc tại sao bên VN hoặc người ta mới đây đặt ra một tên mới là dụ ngôn “Người cha nhân từ”, thay vì “Người con hoang đàng”….thì nên hiểu rằng điều đó không phải là điều sai, mà chỉ hơi khác thường vì người ta nhìn theo một khía cạnh khác của câu truyện. Tuy nhiên vì quen nghe một kiểu, nay có người gọi kiểu khác, có thể gây ngạc nhiên. Thiên hạ chung chung mặc áo mặt phải, lâu nay có ai cách mạng nhìn cái đẹp ở mặt trái mà lộn áo mặc ngược, xét ra cũng chẳng sai, có điều không làm mình quen mắt.….Viết chữ Nho đủ nét, đủ hình dạng cũng tạo được đầy đủ ý nghĩa của chữ, nhưng cách viết sai cựa, làm cho người quen viết theo nguyên tắc sẽ thấy hơi khó chịu.
The administrator has disabled public write access.

Dụ ngôn 'Người Con Hoang Đàng' 8 years 1 month ago #61272

:music

Chủ điểm tích cực của dụ ngôn nói về lòng nhân ái của người cha : thương con không điều kiện; con nào cũng thương vô bến bờ.

Trong khi đó hai thằng con chỉ nghĩ đến lợi ích riêng mình. Ngay cả lý do đứa con đi hoang muốn quay trở về cũng chỉ là tìm cái lợi cho nó chứ không phải vì nhớ thương bố.

Do đấy thay vì bài học NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG, dụ ngôn phải giúp chú tâm đến NGƯỜI CHA NHÂN HẬU là đúng.


:bot
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đào Đình Hoa, Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco)

Dụ ngôn 'Người Con Hoang Đàng' 8 years 1 month ago #61261

Có lẽ vì nhiều đứa hoang đàng quá nên dịch sang Người cha nhân từ chăng ?Tư Ếch là một trong những đứa ấy(nằm trong danh sách rõ ràng)
12809772_1019861234718889_7433550653490107250_n.jpgPradigal.jpg
Last Edit: 8 years 1 month ago by Hoàng Văn (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đào Đình Hoa, Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco)

Dụ ngôn 'Người Con Hoang Đàng' 8 years 1 month ago #61260



Trước đây trong Phúc Âm theo Thánh sử Luca (15:1-2, 11-32) có câu chuyện dụ ngôn nói về người con hoang đàng (The prodigal son). Phúc Âm bản dịch Việt Nam dịch từ chữ 'The prodigal son' sang người con hoang đàng hay phung phá là đúng ý nghĩa của nguyên bản tiếng Anh.

Thế nhưng sau này (hay gần đây nhất) các bản dịch trong Phúc Âm của Việt Nam đều chuyển đổi sang một ý niệm mới đó là 'Dụ ngôn Người Cha Nhân Từ' hay 'Người Cha Nhân Hậu'. Thế nhà em xin được hỏi do đâu mà lại dịch 'thoát ý' như thể này ?

Các cụ nhà Phao Lô có giải thích thế nào thì xin vào mở mang bờ cõi ... cho những kẻ còn mặt trơ trán bóng đang lẩn quẩn trong cái rừng u minh (maze) thần học chưa tìm được lối ra.


:)
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 8 years 1 month ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1
  • 2


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012