Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: Hiệp thông Tin Mừng hôm nay

Hiệp thông Tin Mừng hôm nay 7 years 2 months ago #62163

Chúa Nhật thứ 7 thường niên

Thiên Chúa phán : các ngươi hay nên thánh vì Ta là Đấng Thánh, là Thiên Chúa các ngươi.

Thiên Chúa là Đấng Thánh không một tì ố, vết nhơ và Ngài bày tỏ quyền năng và vinh hiển khi Ngài tạo dựng cũng như khì Ngài trừng phạt và tha thứ. Thiên Chúa muốn chúng ta nên thánh nghĩa là chúng ta phải từ bỏ tội lỗi phải thực thi đức công chính, vâng lời và yêu thương , một sự thánh thiện trong mọi hoàn cảnh sống, trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Hãy nên thánh như Ta là Đấng Thánh Thiện của các ngươi.

Người Kitô hữu là đền thờ của Thiên Chúa, một đền thờ thiêng liêng và giáo hội cũng là đền thờ do Chúa Ki tô xây dựng. Thiên Chúa là tình yêu. Chúa Giê su đến để đem lại một tình yêu bác ái. Chúa không dạy lấy sự dữ đổi lại sự dữ. Chúa dạy lấy sự lành đổi vợi sự dữ và hơn thế phải làm sự lành. Chúa có ý nói rằng đức bác ái không có biên giới, không phát xuất từ xác thịt mà từ một tâm hôn yêu mến Thiên Chúa, yếu mến đến từ bỏ mình, hy sinh. Việc hi sinh lớn lao hơn cả là hy sinh tính tự ái của mình, là tha thức cho kẻ làm nhục ta, là tha thứ cho kẻ thù. Xưa nay, chưa có một đạo giáo nào dạy tha thứ cho kẻ thù. Chúa đã tha thứ cho kẻ giết mình. "Lạy Cha, xin tha cho chúng".

Khó thật nhưng Chúa ban cho kẻ thật lòng xin ơn biết tha thứ. Tinh Mừng hôm nay, Đức Giê su chỉ cho chúng ta con đường trở nên hoàn thiện, khi con người biết vượt qua nhứng hận thù, ghen ghét và yêu thương tất cả mọi người kể cả kẻ thù. Như thế, Đức Giê su đưa ra một giáo lý mới : không báo oán kẻ làm hại mình dù đó là người gây nên cái ác và đau khổ. Thái độ hướng đến tha nhân như vậy sẽ làm cho sự trả thù không còn phát sinh nữa. Hơn nữa Đức Giêsu còn dạy phải yêu thương cả kẻ thù. Lời dạy của Đức Giêsu giúp con người sẵn lòng tha thứ và xua tan hận thù. Chúng ta yêu thương cả kẻ thù vì chính Thiên Chúa đã yêu thương tất cả mọi người và như thế chúng ta có thể tha thứ và mở rộng lòng yêu thuơng. Đức Giêsu mời gọi những ai muốn trở nên con cái Cha trên trời thì phải yêu thương mọi người, không phân biệt ai, dù đó là những kẻ gây thù oán cho mình.

Chúng ta phải tha thứ và yêu thương vì tất cả mọi người đều là con một Cha trên trời. Người Cha đó là tình thương, và trở nên giống Cha là trở về với tình thương mà đã yêu thương thì làm gì còn hận thù ghen ghét. Chúng ta muốn làm môn đệ của Đức Giêsu thì phải tha thứ và yêu thương hơn những người khác.

Lời Chúa trong bài tin mừng hôm nay Chúa dạy chúng con không báo oán kẻ làm hại mình, mà trái lại còn yêu thương cả kẻ thù nữa,chúng con mới có thể xóa đi những hận thù. Một khi thực hiện được điều đó là chúng con đã bước vào trong sự hoàn thiện của tình yêu, trở nên hoàn thiện như Cha trên trời. Tuy nhiên để có thể thực hiện điều đó, chúng con cần giữ mối liên hệ mật thiết với Chúa. Ơn Chúa với sức mạnh của Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng con hoàn thiện trong tình yêu. Chúng con cảm nhận anh chị em chúng con tất cả thuộc về Đức Kitô.

Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết yêu thương mọi người, tha thứ và vui mừng khi được thứ tha, cầu nguyện cho người làm đau khổ, để chúng con được nên trọn lành như Cha trên trời. Amen
Last Edit: 7 years 2 months ago by Bác Phan T. Thái.
The administrator has disabled public write access.

Hiệp thông Tin Mừng hôm nay 7 years 2 months ago #62132

Chúa Nhật thứ Sáu Thường Niên

Chúa đến không phải để phá đổ lề luật đạo cũ mà để làm cho nên trọn. Ngài phán : cho dù trời đất có qua đi thì một chấm, một phẩy trong lề luật cũng không bỏ sót cho đến khi mọi sự hoàn thành. Đạo mới đến để đổi mới và làm cho lề luật được nên trọn hảo, vạch ra con đường trọn lành. Bổn phận bác ái đối với anh em còn trọng hơn mọi bổn phận khác, kể cả bổn phận đạo đức, Chúa phán : nếu ngươi đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ có sự bất bình nơi anh em thì hãy để của lễ đó đi làm hòa với anh em rồi trở lại dâng của lễ. Đó là lý tưởng của Phúc Âm.

Chúng ta thấy Chúa đòi hỏi rất nhiều, có người cho là quá nhiều, đòi hỏi cả sự khó thực hiện nữa, nhưng đay là bản tuyên ngôn của Kitô hữu, của những người muốn theo Chúa mà cốt cách ấy là tình yêu. Bản tuyên ngôn đến từ Thiên Chúa - mà Thiên Chúa là Tình Yêu. Chúa tỏ ra đòi hỏi nhiều vì với tình yêu, người tín hữu có thể làm hết mọi sự. Sự gì không làm được ơn Chúa sẽ hộ giúp. Có Chúa chúng ta sẽ làm được tất cả.
Thánh Phao lô nói : tôi làm được hết mọi sự trong Đức Ki tô.

Đức Ki tô không đến để bãi bỏ lề luật nhưng để hoàn thành mục đích của luật một cách trọn vẹn. Kiện toàn ở đây là đưa luật tới ý nghĩa hoàn hảo. Đức Giêsu cũng không vô hiệu hóa những lời của các ngôn sứ nhưng thực hiện những sứ truyền. Đức Giê su kiện toàn lề luật là làm cho luật đầy đủ ý nghĩa. Qua cách nói, Người không bỏ một chấm một phẩy. Người chỉ đưa luật chính nghĩa hoàn hảo mà thôi.

Hiện nay các tín hữu đang tuân giữ nhiều luật của Chúa và luật của giáo hội. Lời Chúa trong bài tin mừng hôm nay đã làm sáng tỏ ý nghĩa của việc tuân giữ lề luật. Lề luật giúp cho con người bước đi theo đường hướng của Thiên Chúa. Nhất là 10 điều răn. Chúa Giê su lấy đó làm căn bản để xây dựng lề luật mới. Và Người giảng dậy như người có quyền trên cả Môisê.

Điều quan trọng là sống theo tinh thần của lề luật. Luật mà Đức Giê su đã làm là luật tình yêu. Bởi đó con người cần giữ luật trong sự yêu mến. Nếu như chỉ giữ luật vì đó là luật , vì sợ hình phạt thì việc giữ luật sẽ rất nặng nề và trở thành nô lệ cho lề luật; nhưng nếu giữ luật theo tinh thần yêu mến thì việc tuân giữ đó sẽ rất nhẹ nhàng. Luật đem lại sự sống, luật của tình yêu, bở đó người tín hữu cũng được mời gọi sống theo tinh thần lề luật : tuân giữ trong sự yêu mến, tuân giữ ở nội tâm. Sự thật là tất cả những qui luật của luân lý Kit ô giáo là những hệ luận thiết yếu của đức Tin, về phẩm giá siêu việt của con người. Chỉ khi nào biết cộng tác với ân sủng vạn năng của Chúa được ban cho con người, qua cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Ki tô để nỗ lực sống xứng đáng với phẩm giá của mình theo giáo huấn của Hội Thánh người ta mới có thể đạt được hạnh phúc đích thật đời này và đời sau. Và người tín hữu là công dân nước trời cũng phải học biết và tuân giữ luật của nước trời.

Lạy Mẹ Maria là tòa đấng khôn ngoan, xin Mẹ dậy chúng con xa lánh sự khôn ngoan thế gian để tìm kiếm và bước theo sự khôn ngoan của của Chúa Ki tô, sự khôn ngoan của thánh giá, qua việc nỗ lực học biết, yêu mến vâng giữ lề luật của Chúa và Giáo Hội, vâng phục và thực thi giáo huấn của Mẹ Hội Thánh. Amen
The administrator has disabled public write access.

Hiệp thông Tin Mừng hôm nay 7 years 2 months ago #62102

Chúa Nhật thứ Năm mùa thường niên



Tin Mừng hôm nay, Chúa mời gọi các môn đệ phải trở nên muối ướp và đèn soi. Bằng hai hình ảnh phổ thông Chúa phác họa một luật sống mà các môn đệ phải tuân theo khi Ngài gửi họ đi vào đời.

Hình ảnh thứ nhất : chúng con là muốn ướp thế gian. ​Muối là vật dụng thường dùng trong việc nấu nướng. Không có muối thức ăn thiếu vị và lạt lẽo. Chúng con là muối, nghĩa là chung con hãy sống đạo, thực thi các điều Thày dậy để thánh hóa bản thân, để nêu gương sáng cho kẻ khác, để hâm nóng lòng người đã nguội. Nếu chúng ta không sống lời Chúa trọn vẹn thì chúng ta như muối đã nhạt đi, không ích lợi gì, chỉ đáng đem đổ ra ngoài đường cho người ta chà đạp. Chúa dậy các môn đệ hãy bắt chước Chúa trở nên ánh sáng thế gian. Người ta không thắp đèn rồi để dưới đáy thùng nhưng đặt nó trên giá đèn hầu soi sáng cho mọi người trong nhà. Người tín hữu phải là đèn soi cho kẻ khác bằng lời nói gương sáng và việc làm. Nếu Phúc Âm không được rao giảng người ta sẽ quên. Mỗi người chung ta thắp lên cây đèn nhỏ của mình. Sự sáng của các con chiếu sáng trước mặt thiên hạ và mọi người sẽ ngợi khen Chúa.

Đức Giêsu mời gọi các môn đệ cũng như chúng ta trở nên muối cho đời và trở nên ánh sáng cho trần gian. Lời mời gọi này không chỉ giới hạn vào làm công việc tốt đẹp mà còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn, là mời gọi mọi người chu toàn bổn phận của mình. Mỗi người tùy theo hoàn cảnh môi trường, khả năng để thực hiện công việc, nghề nghiệp của mình đúng với tinh thần Kitô Giáo và cũng để làm chứng về Đức Giêsu​. Thực hành những việc làm tốt lành và chu toàn bổn phận của mình, người Kitô hữu đã trở nên ánh sáng chiếu soi cho thiên hạ và nhờ đó, mọi người nhận biết và tôn vinh Cha, Đấng ngự trên trời. Chúng ta cũng luôn nhớ lại lời Chúa : chung con là muối đất nếu muối nhạt đi biết lầy gì ướp cho mặn lại.

Chúng ta siêng năng cầu nguyện cố gắng hi sinh, chuyên cần suy niệm lời Chúa và cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, nhất là biết luôn kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể, là nguồn ánh sáng và năng lực của người Kitô hữu, noi gương xả kỷ vị tha của Mẹ Maria và thánh cả Giuse, cũng như cậy trông ở lời chuyển cầu của các ngài, chắc chắn chung ta sẽ ướp bằng vị mặn của Chúa Kitô và được sưởi ấm và soi sáng bằng ánh sáng của chính Người. Và nhờ vậy chính chúng ta sẽ được Chúa Ki tô biến đổi để được trở thành muối cho đời và ánh sáng cho thế gian, đúng như ơn gọi Kitô hữu của mình - ơn gọi sống cho mình, cho người và cho đời như Chúa Kitô đã sống.

Xin Chúa giúp chúng con sống trọn vẹn ơn gọi Kitô hữu của mình như là muối và ánh sáng của Ngài. Và cho chúng con không chỉ tuyên xưng niềm tin bề ngoài mà thôi nhưng còn biết chia sẻ cuộc sống thương yêu, bác ái và cảm thông với mọi người chung quanh. Xin cho mỗi người chúng con cũng được Chúa ban ơn để thắp sáng niềm tin trong cuộc sống đời mình và đời sống người khác. Cũng nguyện xin Chúa ướp lòng chúng con cho mặn. Xin thắp sáng đời chúng con để đem ánh sáng cho mọi người, bằng lời nói việc làm với một tấm lòng vị tha quảng đại, nói năng hành động trong lối cư xử tình bằng hữu yêu thương. Amen
The administrator has disabled public write access.

Hiệp thông Tin Mừng hôm nay 7 years 2 months ago #62058

.
NHỮNG BÀI HỌC QUA CÁC BÀI ĐỌC CHÚA NHẬT THỨ 3 MTN


1. Sám hối vì Nước Trời đã gần đến (Mt 4,17)

Lời đầu tiên Đức Giêsu dạy khi rao giảng Tin mừng là “Hãy sám hối”. Theo nguyên nghĩa của nó là trở lại (metanoia). Tại sao chúng ta phải quay trở lại ? Vì đã đi lạc đường, lạc hướng. Đời sống con người là một cuộc hành trình đi về quê trời. Cuộc hành trình nào cũng phải có đích đến và cuộc hành trình chỉ kết thúc khi đến đích. Trong cuộc hành trình có những người đi lạc hướng, mà nếu đã lạc hướng thì không bao giờ tới đích. Ai đã lạc hướng mà càng chạy nhanh thì càng xa đích đến. Thánh Augustinô khen họ là những người “bene currit, sed extra viam” : chạy nhanh đấy nhưng lạc đường.

Đại triết gia thời cổ Hy lạp xưa, ông Platon, đã nói : “Người chạy thì bao giờ cũng phải tới đích. Nếu không tới đích thì chạy mau lẹ đến đâu cũng bằng vứt đi”.

Điều kiện sám hối là phải “biết mình”, xem mình đang ở trong tình trạng nào và phải chỉnh hướng cuộc đời làm sao cho đúng. Cổ nhân thường nói : “Khôn chết, dại chết, biết là sống”. Chính vì thế ông Socrate đã mở đầu triết thuyết của ông bằng câu châm ngôn nổi tiếng : “Anh hãy tự biết mình” (Connais-toi, toi même).
Chúng ta có thể biết được nhiều sự từ xa đến gần, biết được nhiều sự trong trời đất, nhưng có một điều gần nhất mà ta lại không biết, đó chính là con người của mình.

Truyện : Hậu sinh khả úy

Người ta kể rằng : một hôm Khổng Tử và đồ đệ đang đi đường, thình lình một cậu bé chặn đường không cho đi và xin hỏi Khổng Tử một câu :

– Nghe tin ngài hiểu biết nhiều lắm, nhìn xa thấy rộng, xứng đáng là bậc thầy của thiên hạ. Dám xin hỏi ngài một câu .

Khổng Tử trả lời :
– Cứ nói.
Cậu bé hỏi ngay :
– Trước mắt ngài có bao nhiêu cái lông mi ?

Khổng Tử lắc đầu, trả lời :
– Chịu, không biết được.
Cậu bé trả lời :
– Có một cái gần nhất mà ngài không thấy thì làm sao thấy được những cái ở xa.

Khổng Tử tỏ vẻ cảm phục và khen :
– Thật, hậu sinh khả úy.

Biết mình là một điều rất khó, nên thánh Augustinô đã phải cầu nguyện để được biết Chúa hơn và hiểu rõ con người mình hơn “Noverim Te, noverim me”.

– Biết con là tạo vật một kiếp đời sống kiếp con người.
– Biết con không là gì chỉ là bụi cát mà thôi.
– Biết con thân phận hèn mỏng dòn muôn vàn yếu đuối.
– Biết con bao tội tình để lòng xao xuyến khôn nguôi.
(Bài hát : Biết Chúa, biết con)

Không ai biết khuôn mặt thật của mình, chỉ có thể biết qua trung gian một chiếc gương soi. Nhưng cũng chưa chắc, nhiều khi cái gương kém phẩm chất phản chiếu không trung thực, có khi làm méo mó khuôn mặt thật của mình. Cũng thế, không ai biết khuôn mặt thật của linh hồn mình nếu không có Chúa để soi, chỉ có Chúa mới phản ánh cho ta biết được khuôn mặt thật của linh hồn mình.

Khởi đầu sứ vụ rao giảng Nước Trời, Đức Giêsu đã đưa ra câu châm ngôn hướng dẫn : “Hãy sám hối vì Nước Trời đã gần đến”. Sách Tin mừng (hay Phúc âm) là cái gương cho ta soi vì Phúc âm là những lời dạy dỗ của Đức Giêsu được các thánh sử ghi lại, làm chỉ nam cho đời sống của ta. Hãy để cho Chúa hướng dẫn đời ta, chúng ta tin chắc rằng không bao giờ bị lạc hướng vì Ngài đã nói : “Chính Thầy là con đường, là sự thật và sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”(Ga 14,6). Nhờ đọc lời Chúa mà chúng ta được Chúa soi dẫn, vạch đường chỉ lối cho ta đi, ban cho ta sức mạnh thiêng liêng để kiên nhẫn thực hiện Lời Chúa.

Truyện : Tướng cướp sám hối

Trong một khu rừng già miền núi Hắc sơn ở nước Đức, một bọn cướp đang chia nhau chiến lợi phẩm mà chúng lấy được hồi đêm. Bọn cướp này có thói quen bán đấu giá với nhau của cải chúng cướp được, rồi sau đó chúng mới đem bán lại cho người khác.

Hôm ấy, món cuối cùng chúng đem ra đấu giá là một cuốn Thánh Kinh. Tên cướp đóng vai hộ giá viên giới thiệu món hàng này bằng những lời diễu cợt phạm thượng khiến cả bọn cười ồ lên. Một tên khác mở đại một trang như kiểu bói toán. Hắn chỉ vào một câu và đọc to lên rồi thêm những lời trào phúng làm cả bọn cười ngặt nghẹo.

Nhưng tên cầm đầu trong bọn bỗng dưng trở nên nghiêm nghị, hai tay ôm đầu rồi gục xuống tỏ vẻ suy nghĩ. Ba mươi năm về trước, chính vào buổi sáng ngày hắn quyết định bỏ nhà ra đi, hắn đã nghe ông bố hắn đọc những lời Thánh Kinh này trong giờ kinh sáng của gia đình. Lúc này đây hắn không thể ngờ được rằng hắn lại nghe vang lên những lời ấy.

Tên tướng cướp còn đang chúi đầu về dĩ vãng thì một đồng bọn vỗ vai hắn và bảo : “Này, sao đàn anh có vẻ mơ mộng thế ? Đàn anh muốn mua nó không ? Đàn anh cần cuốn Thánh Kinh hơn đàn em đó, vì điển mặt anh hùng phạm pháp trên thế giới thì đàn anh phải là vô địch mà”.

Trước lời diễu cợt bạo gan đó, hắn chỉ chậm rải trả lời : “Mày nói đúng ! Tao chính là thằng phạm tội nặng nhất. Cứ để cuốn sách cho tao, bao nhiêu cũng được”.

Bọn cướp chia tay để đem các món hàng đi bán. Riêng tên tướng cướp thì cầm cuốn Thánh Kinh, đi tìm một chỗ vắng trong rừng ở lại đó đọc Lời Chúa và ăn năn sám hối về cuộc đời tội lỗi của mình (Mỗi ngày một tin vui, tr 7-8 ).

Tên tướng cướp có được lòng sám hối vì anh ta tin vào Lời Chúa. Lời Chúa có sức giúp anh cải tà qui chính và có thể trở nên thánh. Bởi vì, thánh nhân không phải là loại người phi thường không có tội lỗi, nhưng các ngài cũng như chúng ta, chỉ hơn ta ở chỗ các ngài sống thực với lòng mình, biết kiên trì sửa sai lỗi lầm, biết khiêm tốn cậy nhờ Chúa giúp sức, biết cố gắng làm thiện hơn điều ác. Chúng ta đâu có khác gì với các thánh, đâu có thua gì các ngài. Chúng ta sẽ làm được nếu chúng ta muốn.

2. Đám dân đã thấy ánh sáng huy hoàng (Mt 4,16)

Trước khi Đức Giêsu giáng lâm, thế gian ở trong tình trạng tối tăm và đáng sợ. Nhưng giữa tình trạng hãi hùng này đã vọng lên tiếng nói trấn an của Isaia, là vị tiên tri đã hứa với dân chúng rằng chẳng bao lâu nữa một ánh sáng vĩ đại sẽ xuất hiện để phá tan đêm tăm tối. Và lời hứa của tiên tri Isaia đã được thực hiện viên mãn khi Đức Giêsu giáng lâm.

Matthêu so sánh Đức Giêsu đến và xuất hiện giữa cuộc đời như một ánh sáng huy hoàng chiếu soi mọi người đang sống trong bóng đêm sâu thẳm. Matthêu thấy Đức Giêsu là sự hoàn thành lời tiên tri cao cả của Isaia : “Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu soi”. Đức Giêsu đã mô tả sứ vụ của Ngài bằng những lời tương tự khi Ngài nói : “Ta là ánh sáng thế gian”.

Con người cũng như vạn vật cần có ánh sáng để sống, riêng với con người thì không những ánh sáng cần cho sự sống của thân xác mà còn giúp cho con người khỏi cô đơn. Bóng tối thường làm cho con người cảm thấy cô đơn và sợ hãi. Có nhiều thứ bóng tối trong cuộc đời chúng ta : bóng tối của ích kỷ, của ganh ghét, của hận thù, của đam mê. Càng giam mình trong những bóng tối ấy, chúng ta càng cảm thấy cô đơn và càng trở nên bệnh họan. Người nào càng sống ích kỷ, và người nào càng nghiền ngẫm đắng cay hận thù, người đó càng hạ giảm nhân tính của mình. Vì thế, chúng ta cần có ánh sáng để sống, để lớn lên trong tình người như để chữa trị những băng hoại trong tâm hồn.

Các nhà tu đức bảo chúng ta rằng điều đã xẩy đến với Israel trên bình diện một dân tộc thì cũng sẽ xẩy đến với mọi người chúng ta xét trên bình diện cá nhân. Nói cách khác, trong đời sống chúng ta có những lúc ánh sáng vụt tắt khiến chúng ta rơi vào tăm tối y hệt như dân chúng phải sống trong tối tăm trước khi Đức Giêsu giáng lâm. Vậy trong bóng tối tăm của tội lỗi, ai có thể xua đuổi được bóng tối ấy ? Thưa, chỉ có ánh sáng của Đức Kitô. Ngài là ánh sáng được Chúa Cha sai đến chiếu soi mọi người sinh trong thế gian. Ngài đã tuyên bố : “Ta là ánh sáng thế gian”, và ánh sáng là một trong những đề tài nổi bật trong lời rao giảng của Ngài. Ngài mời gọi mọi người đi trong ánh sáng của Ngài : “Các con là ánh sáng cho thế gian. Không ai đốt đèn rồi để dưới đáy thùng, nhưng để trên cao soi cho cả nhà”.

Truyện : Ánh lửa trong đêm tối

Trong cuốn Justs for today người ta có kể lại : ông J. Keller, một nhà diễn thuyết nổi tiếng, đang nói truyện trước trăm ngàn thính giả tại vận động trường Los Angeles, Hoa kỳ, đang diễn thuyết, ông bỗng dừng lại và nói : “Bây giờ xin các bạn đừng sợ, tôi sắp cho tắt tất cả các đèn điện trong sân vận động này”. Ông vừa dứt lời thì cả sân vận động chìm trong bóng tối. Nhà diễn thuyết nói tiếp : “Bây giờ tôi xin đốt một que diêm, những ai nhìn thấy que diêm tôi đốt, xin kêu lên : “Đã thấy”. Cả sân vận động vang dội tiếng : “Đã thấy”. Rồi tất cả đèn điện lại được bật sáng. Diễn giả giải thích : “Ánh sáng của một nghĩa cử sẽ chiếu sáng trong đêm đen của nhân loại như thế. Một lần nữa, tất cả đèn điện lại tắt. Một giọng nói vang lên ra lệnh : “Tất cả những ai ở đây có đem theo diêm quẹt hãy bật lửa, xin hãy đốt cháy lên”. Bỗng chốc, cả sân vận động rực sáng. Diễn giả kết luận như sau : “Nếu tất cả chúng ta cùng hiệp lực với nhau, chúng ta có thể chiến thắng bóng tối của sự dữ, hận thù bằng những đốm sáng nhỏ của tình thương và lòng tốt của chúng ta”.

3. Anh em hãy nhất trí với nhau (1Cr 1,10)

Đức Giêsu đến trần gian không có mục đích gì khác hơn là khôi phục lại sự hiệp nhất hài hòa giữa Thiên Chúa và nhân loại, giữa con ngưởi với nhau, và chính nơi tâm hồn mỗi người. Sự hiệp nhất trong tình yêu này chính là lý tưởng của Đức Giêsu và là điều Ngài hằng tha thiết cầu xin cùng Chúa Cha để trở nên hiện thực như lời cầu nguyện hiến tế của Ngài : “Xin cho chúng hiệp nhất nên một” (Ga 17,21).

Trong bài đọc 2 của Thánh lễ hôm nay, thánh Phaolô, vị Tông đồ Dân ngoại, đã kêu gọi các tín hữu tiên khởi sống tinh thần yêu thương hiệp nhất trong đời sống công đoàn và tỏ dấu quan tâm về sự chia rẽ bè phái đang diễn ra nơi họ. Thánh Tông đồ đã viết : “Hỡi anh em, nhân danh Chúa chúng ta, Đức Giêsu Kitô, tôi nài xin anh em hãy lo cho được đồng ý với nhau hết thảy, đừng để có sự chia rẽ trong anh em, nhưng hãy đoàn kết trong cùng một tâm trí, cùng một quan điểm”(1Cr 1,10).

Sở dĩ thánh Phaolô phải viết thư cho tín hữu Côrintô là vì ở đó đang có sự chia rẽ trầm trọng. Các tín hữu đã chia thành bốn nhóm dựa vào một thừa sai mà chống lại nhau : “Tôi thuộc về Phaolô, tôi về phe Apôlô, còn tôi về phe Phêrô, và tôi thuộc về phe Chúa Kitô. Vậy Chúa Kitô bị phân chia rồi sao”(1Cr 1,12)? Tuy nhiên, những vấn đề tranh chấp giữa họ không thuộc phạm vi tín lý hay luân lý, nhưng chỉ là những khác biệt về tính tình, sở thích. Khi đã đến lúc phải chặn đứng vấn đề phe nhóm trong giáo đoàn, thánh Phaolô bảo họ : “Người lãnh đạo của anh chị em là Đức Kitô chứ không phải tôi hay Apôlô. Và anh chị em chịu phép rửa nhân danh Chúa Ba Ngôi, chứ không phải nhân danh Phaolô hay Apôlô”(1Cr 1,13-15).

Truyện : Mầm mống chia rẽ

Chuyện kể một nhà buôn nọ. Mặc dầu vất vả làm ăn nhưng anh ta không bao giờ bỏ việc khấn vái với thần thánh. Gặp kỳ cạnh tranh gay gắt trong công việc, anh ta càng gia tăng lời khẩn cầu gấp bội.

Động lòng trắc ẩn, một hôm thần tiên hiện ra với anh và nói : “Thấy nhà ngươi thành tâm cầu xin nên ta không nỡ từ chối. Thôi thì bây giờ cứ cho ta biết ngươi muốn gì, ta sẽ ban cho… và đồng thời để tỏ cho nhân gian biết lòng quảng đại của ta thì hễ ban cho ngươi điều chi, ta cũng ban cho đồng nghiệp hay hàng xóm của ngươi như thế… và có khi gấp đôi luôn”.

Nghe thần phán, lòng anh thương gia chuyển từ vui mừng hân hoan qua buồn sầu lo lắng. Anh tự nhủ : “Nếu bây giờ mình xin một chiếc Lexus thì mấy thằng bạn… chúng nó sẽ được hai chiếc. Ồ, thế thì không được ! Nhưng nếu mình xin cho đươc trúng số 2 tỷ thì mấy nhà hàng xóm… họ sẽ được tới 4 tỷ. Thế lại càng không được ! Còn nếu mình xin cho có vợ đẹp con khôn thì coi chừng đồng nghiệp sẽ có vợ đẹp gấp đôi vợ mình, con khôn gấp đôi con mình. Đó là chưa nói tới chuyện chúng nó được hai vợ, trong khi mình chỉ có một… Thời buổi cạnh tranh như thế này thì phải làm sao cho hơn người chứ ? Nhưng xin như thế làm sao mà hơn được”.

Chàng thương gia nhíu mày đắn đo. Một lát sau, chợt anh ta reo lên như vừa tìm ra điều gì thú vị. Anh đến qùi xuống và thưa với thần : “Lạy Ngài, xin vui lòng cho tôi đui một con mắt”.

Đọc câu chuyện này, chúng ta thấy lời cầu xin của người thương gia này thật là quái gở ! Đáng lẽ anh ta phải cầu xin cho mình được giầu sang phú qúi, được mọi sự may mắn để bản thân mình, gia đình mình được hạnh phúc và cả xã hội cũng được hạnh phúc theo, chứ tại sao lại cầu cho mình phải rủi ro để người khác phải gặp rủi ro hơn. Thật lòng con người quá nhỏ nhen, ích kỷ và dã tâm.

Do đó, chúng ta có thể cho là chính cái tính ghen tương, đố kỵ, ích kỷ, dã tâm là mầm mống của bao chia rẽ, bè phái, tranh chấp, phân ly … trong cộng đồng xã hội. Tình trạng hơn thua làm nảy sinh phe nhóm bè phái không những chỉ ở ngoài đời, trong các đoàn thể chính trị xã hội, nhưng phải đau lòng mà nói : có khi nó còn xuất hiện trong những tổ chức của Giáo hội nữa. Trường hợp chia rẽ tại cộng đoàn Côrintô ngày xưa đã làm chứng điều đó.

               Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
Last Edit: 7 years 2 months ago by Bác Phan T. Thái.
The administrator has disabled public write access.

Hiệp thông Tin Mừng hôm nay 7 years 3 months ago #62034

.
Đây là Chiên Thiên Chúa (Ga 1,29)


Mỗi Chúa Nhật, trước khi chúng ta lãnh nhận Bí tích Thánh Thể, vị linh mục mời gọi chúng ta “Đây Chiên Thiên Chúa; đây Đấng xóa bỏ tội trần gian”. Ngài mời gọi chúng ta hãy dán mắt chúng ta, tâm hồn chúng ta, và toàn bộ con người chúng ta vào Chúa Giêsu. Ngài mời gọi chúng ta khi nói: “Đây là Chúa Giêsu đã chết vì mọi tội lỗi đã phạm hoặc sẽ phạm – Ngài đã chết vì mọi tội lỗi mà tôi hoặc bất cứ ai sẽ phạm”.

Bạn đã từng xem một câu truyện trên truyền hình về một đứa trẻ đi bộ trên đường và bị giết chết cách thảm thương bởi một chiếc xe hơi chạy quá tốc độ? Chắc hẳn, câu truyện có lẽ đã để lại trong bạn một cảm giác buồn cho đứa trẻ và gia đình của nó, ngay cả nếu bạn không hề biết họ là ai. Nhưng mọi sự sẽ khác biệt hoàn toàn nếu đứa trẻ bị chết đó là con của bạn. Thay vì cảm thấy buồn, bạn sẽ cảm thấy như bị đè bẹp. Sự đau đớn sẽ kéo dài cả tuần lễ, cả tháng, thậm chí cả năm. Bạn có thể sẽ không bao giờ quên được tấm thảm kịch đó.

Đây là một cách tốt để chúng ta thấu hiểu được ý nghĩa câu “Đây là Chúa Giêsu”. Chúa Giêsu đang hiện diện đây không chỉ là một điều tốt đẹp để làm. Đó không phải là một công việc thường làm hằng ngày. Đó không chỉ là một giây phút cảm giác vào sáng Chúa Nhật giữa cuộc sống bận rộn của bạn. Đây Chúa Giêsu liên quan đến việc chấp nhận tất cả những gì Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta. Nó liên quan đến việc nhắc nhớ rằng cuộc sống của bạn sẽ như thế nào nếu không có Ngài.

Hai lần trong bài Tin Mừng hôm nay, Gioan nói: “Tôi không biết Ngài” (Ga 1,31.33). Tuy nhiên, Gioan đã nhận ra Chúa Giêsu khi Ngài đến. Đó là lý do tại sao Gioan nói: “Bây giờ tôi đã thấy và làm chứng rằng Người là Con Thiên Chúa” (Ga 1,34). Chúa Thánh Thần đã mạc khải Chúa Giêsu cho Gioan cách ấn tượng và sâu sắc, và điều đó đã biến đổi ông.

Một điều tương tự có thể xảy ra cho chúng ta tại Thánh Lễ hôm nay. Chúa Giêsu muốn mở đôi mắt chúng ta khi Ngài “đang bẻ bánh” để chúng ta có thể nhận biết Ngài cách sâu sắc hơn (x. Lc 24,35). Vì thế hôm nay khi bạn lãnh nhận Thánh Thể, hãy giữ lấy Chúa Giêsu. Rồi hãy xin Chúa tỏ lộ chính Ngài cho bạn.

“Lạy Chúa Giêsu, Chúa là Con Chiên của Thiên Chúa. Lạy Chúa, xin hãy đến, và hãy mở mắt con!”




Theo the Word Among Us
Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X), Hùng 33

Hiệp thông Tin Mừng hôm nay 7 years 3 months ago #62032

.
Chúa Nhật thứ hai mùa thường niên



baptism.jpg


Phụng vụ hôm này là ơn cứu độ. Ơn cứu độ của Thiên Chúa không phải là một cuộc giải tỏa vật chất mà trước tiên là một cuộc giải thoát tinh thần, một cuộc giải thoát ra khỏi ách nô lệ của tội lỗi.

Ơn cứu độ không những cho con cái Israel mà cho toàn thế giới. Người loan báo một người tôi tớ của Thiên Chúa sẽ đến như ánh sáng của các dân tộc, như một dấu chỉ cuộc giải thoát. Dấu chỉ đặc biệt và duy nhất ấy là Đức Giêsu Ki tô. Ngài đến không phải chỉ để cứu vớt cá nhân mà còn cứu vãn cả thế giới. Ơn cứu độ đến với chúng ta qua và nhờ giáo hội. Ơn cứu độ ban cho từng người nhờ bí tích rửa tội thánh hóa. Thánh Phao lô nói : Những người được thánh hóa trong Chúa Ki tô, được kêu gọi nên thánh, làm một với tất cả mọi người khắp nơi đang kêu cầu thánh danh Chúa; nghĩa là ơn cứu rỗi Chúa ban cho từng người, nhưng ở trong tổ chức Ngài đã thiết lập ấy là Hội Thánh. Chúng ta sống đạo để được ơn cứu rỗi. Nếu tội lỗi của loài người là nguyên do mọi sự dữ thì ơn cứu độ chỉ có thể đến từ một đấng vô tội, Đấng cứu vản thế giới khỏi tội lỗi. Đấng ấy đã xuất hiện trên bờ sông Jordan và được thánh Gioan Tiền Hô hướng chỉ : Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian.

Chúa Giê su thật là Con Chiên trong sạch, Đấng sinh ra trong gia đình nhân loại nhưng không vướng tì vết tội lỗi. Mẹ Ngài là một trinh nữ không vướng mắc tì ố tội phàm. Ngài đến để xóa tội chúng ta bằng sự chết và sự sống lại của Ngài. Ngài chết để đền tội chúng ta, để cứu rỗi chúng ta. Phép rửa tội là bí tích cứu rỗi làm cho chúng ta cùng chết cho tội lỗi và được sống lại với Ngài trong cuộc sống mới vĩnh cửu.

Sau khi giới thiệu Chúa Ki tô là Con Chiên gánh tội, thánh Gioan nói : Đấng đã sai tôi đi làm phép rửa đã đoan chắc với tôi rằng người nào mà tôi thấy Thánh Thần ngự xuống, người ấy chính là Đấng làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần. Đó là dấu chỉ là sự khác biệt giữa các cuộc thanh tẩy. Chỉ có Chúa Giê su đã làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần để tẩy xóa tội lỗi và ban ơn thánh hóa. Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian.

Đức Giê su Ki tô, Đấng là đường, là sự thật và là sự sống. Mặc dù đó là con đường của thập giá hy sinh, là chân thành không gian dối, là bác ái vị tha đối với mọi người, nhưng đó chính là con đường xóa tội trần gian và mang lại sức sống dồi dào cho cuộc đời người Ki tô hữu. Tin tưởng vào Đức Ki tô bước theo đường lối của Ngài đã mở ra là chúng ta đang đón nhận nguồn ơn cứu độ của Chúa.

Trong mỗi thánh lễ trước khi hiệp lễ, chúng ta cầu xin với Chúa Giê su bằng lời nguyện : Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con. Liền sau lời nguyện đó linh mục chủ lễ cũng giới thiệu Chúa Giê su Thánh Thể cho chúng ta bằng những lời như thánh Gioan đã giới thiệu Chúa Giê su với dân chúng ngày xưa : Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian. Lúc ấy, chúng ta hãy sốt sáng hiệp cùng Mẹ Maria cầu xin Chúa Giê su Thánh Thể mà chúng ta sẽ lãnh nhận vào lòng, cho chúng ta biết kết hợp mật thiết với Người, để nhờ Người và trong Người chúng ta sẽ sống như những con chiên đích thực của Chúa, những con người biết sống yêu thương tha thứ và hiệp nhất trọn vẹn với tha nhân. Amen


.
The administrator has disabled public write access.

Hiệp thông Tin Mừng hôm nay 7 years 3 months ago #62005


Có ai từng đã vượt biên?

Gặp xui đường bộ, thấy điên cuộc đời

Dù vàng đầy ắp trong cơi

Một lần trấn lột tơi bời, Amen!
The administrator has disabled public write access.

Hiệp thông Tin Mừng hôm nay 7 years 3 months ago #62004


  • Posts:173 Thank you received: 403
  • Hùng 33's Avatar
  • Hùng 33
  • Gold Boarder
  • OFFLINE
:unsure

Ngay sau khi các đạo sĩ ra về, thánh Giuse vội vã rước Đức Mẹ và Hài Nhi lên đường trốn sang Ai Cập, ở đó vài năm rồi mới trở lại sinh sống tại Nazareth.

Theo kinh nghiệm của anh Vũ Thanh Niên (lớp Tổng Hợp), vượt biên bằng đường bộ phải chi nhiều vàng hơn vượt biên bằng đường biển, chưa tính đến hai năm ăn tiêu trong trại tị nạn và chi trả cho các quan dân ngoại.

Suy ra : bao nhiêu vàng nếu có mang theo sang Ai Cập, khi thánh gia về đến Nazareth chẳng còn cây vàng nào.


:wink
Last Edit: 7 years 3 months ago by Hùng 33.
The administrator has disabled public write access.

Hiệp thông Tin Mừng hôm nay 7 years 3 months ago #61996

Bác Thái ơi,
Một trong ba nhà đạo sĩ dâng 1 hộp vàng rõ to (Chắc khoảng 150 lượng 999)
Tại sao Thánh gia lại nghèo thế hả bác?
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng, Hùng 33, Bác Phan T. Thái

Hiệp thông Tin Mừng hôm nay 7 years 3 months ago #61992

Vua.jpg


Các đạo sĩ tìm gặp Ðấng Cứu Thế là những người thông thái. Họ không là những vua chúa. Họ không phải là những người nghiên cứu nông cạn mà là những bậc thầy, những nhà tinh thông về vũ trụ và họ đã khám phá ra một ngôi sao lạ. Ðối với khoa học và tôn giáo họ được liệt vào hàng đầu trong nước của họ. Các vua chúa bàn hỏi với họ trước khi xuất chinh. Các nông dân hỏi ý kiến họ trước khi trồng tỉa. Hàng ngàn người đã thấy ngôi sao, nhưng sự uyên bác của ba đạo sĩ làm cho họ lên đường khám phá. Chính nhà bác học Newton đã thốt lên khi quan sát vũ trụ: Tôi thấy Thiên Chúa đi qua kính viễn vọng của tôi. Ðối với kẻ kiêu ngạo, tự phụ, ngôi sao chỉ là ngôi sao, nhưng đối với người thông thái đó là một dấu chỉ thời đại, một tác phẩm của Thiên Chúa. Thế nên các đạo sĩ đã đi theo ánh sáng ngôi sao với bao gian lao, đầy mạo hiểm. Ðến nơi, mặc phẩm phục và quỳ trên nệm rơm, các đạo sĩ chiêm ngắm một trẻ sơ sinh chưa thể hỏi han hay đối đáp được điều gì. Họ tiến dâng Ngài tặng phẩm và tâm hồn để chứng tỏ sự thần phục của thế gian. Tặng phẩm là vàng, nhũ hương, mộc dược. Vàng, vì Hài Nhi sẽ là vua. Nhũ hương, vì Ngài sẽ là Tư Tế. Mộc dược, vì Ngài sẽ chết như mọi người. Các Ðạo sĩ đã tìm gặp được Ðấng khôn ngoan.


Chỉ có các mục đồng và các đạo sĩ đã tìm gặp được Ðấng Cứu Thế. Trong khi đó các người nổi nang trong đạo Do thái không gặp được Ngài. Bởi lẽ: Các luật sĩ chỉ thao thức về lề luật. Các thượng tế chỉ nhạy bén về đền thờ. Các kỳ lão chỉ lo lắng về truyền thống. Hêrôđê cũng là con người tìm tòi, ông đã cặn kẽ điều tra nơi Hài Nhi ở, không phải để đến thờ lạy mà tìm cách hủy diệt. Loại người nào cũng tự mãn trong những cơ chế phức tạp cứng nhắc (Ðức Cha Bùi Tuần).

Thời nay cũng thế, đầy dẫy những triết gia, những nhà khoa học, những người vô thần theo thuyết bất khả tri… nhưng không ai trong họ đã nhìn thấy một thiên thần hay ánh sáng một ngôi sao. Dòng dõi của những Hêrôđê kiêu ngạo cho tới thời nay đã không tìm thấy Thiên Chúa vì họ muốn dùng lý trí để nắm bắt siêu việt. Họ quá phức tạp nên không hiểu lời xác quyết đơn sơ của các mục đồng, quá đầy kiến thức khoa học để lãnh hội chân lý do các đạo sĩ đem đến. Dòng dõi này che đậy tính kiêu ngạo và đi tới chỗ coi Giáo hội là một thể chế đã lỗi thời cần loại bỏ.

Ðiều kiện tiên quyết để gặp được Thiên Chúa, đó là lòng khiêm nhường, chung cho cả người đơn sơ lẫn người thông thái. Những tâm hồn đơn sơ như các mục đồng mới gặp được Thiên Chúa bởi họ ý thức mình không biết gì cả. Những người thông thái đích thực như các đạo sĩ gặp được Thiên Chúa bởi vì họ ý thức mình không biết gì cả.

Chúa Giêsu không sinh ra ở giữa trời, nơi người ta có thể đứng thẳng. Ngài đã Giáng sinh trong hang đá, nơi người ta phải cúi mình để đi vào. Ðó là một cử chỉ khiêm nhường. Các mục đồng và các đạo sĩ đủ đơn sơ để nghiêng mình xuống. Khi làm như vậy, họ thấy mình ở trong hang đá. Tại đó, một người nữ diễm lệ, đầu đội mặt trời, chân đạp mặt trăng và đôi tay ẵm lấy Hài Nhi, Ðấng dùng những ngón tay bé nhỏ của mình nâng đỡ trái đất. Khi các mục đồng và các đạo sĩ quỳ gối, có lẽ các đạo sĩ ghen với các mục đồng vì con đường của các mục đồng ngắn hơn, họ tìm thấy sự khôn ngoan là chính Thiên Chúa mau hơn.

Ngày nay, Thiên Chúa vẫn không ngừng lôi kéo cả nhân loại đến với Con Một của Ngài là Ðức Giêsu Kitô. Ngài vẫn không ngừng cho những ánh sao dẫn đường. Không phải là ánh sao trên trời cao mà là ánh sáng Ngài gieo vào lòng người. Mỗi người cần phải trung thành với ánh sáng đó, dấn bước trên hành trình đức tin đầy mạo hiểm của mình.

Các Thượng tế, các kinh sư thông hiểu Thánh kinh, họ cắt nghĩa cho Hêrôđê rất chính xác nhưng họ vẫn ngồi yên tại chỗ. Họ tìm Ðấng Thiên Sai trong Thánh Kinh, nhưng không nhận ra Người trong thực tế vì Người không phù hợp với những quan điểm cố định của họ.

Những tâm hồn đơn sơ như các mục đồng, những tâm hồn cởi mở khao khát chân lý như các đạo sĩ lại được hạnh phúc nhận biết Người.

Phúc âm Luca nói đến người đơn sơ và người thông thái: “Khi ấy, Chúa Giêsu đầy hoan lạc trong Chúa Thánh Thần, Người nói: “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người thông thái khôn ngoan biết những điều này, nhưng đã tỏ cho những kẻ đơn sơ. Vâng, lạy Cha, đó là ý Cha đã muốn thế. – Cha đã trao cho Con mọi sự. Không ai biết Con là ai, ngoài Cha ra; cũng không ai biết Cha là Đấng nào, ngoài Con, và những người được Con muốn tỏ cho biết”. (Lc 10, 21-22). Chúa Giêsu ngợi khen Cha trên trời, vì đã giấu những bí ẩn của Người đối với kẻ thông thái mà lại tỏ ra cho ai đơn sơ. Xem ra có vẻ nghịch lý, nhưng điều này tỏ lộ sự khôn ngoan của Thiên Chúa.“Những người nhỏ bé, đơn sơ” là dấu hiệu cho thấy rõ ràng về việc cứu rỗi của Thiên Chúa.Những người đơn sơ theo Thánh Kinh là những người hiểu hơn ai hết tình cảnh của mình. Họ tìm Thiên Chúa với niềm phó thác và biết rằng Thiên Chúa không hề bỏ rơi một ai trong sự thất vọng. Tuy nhiên, nói như trên không có nghĩa là “những người khôn ngoan và thông thái” bị loại ra khỏi lối vào mầu nhiệm Thiên Chúa. Điều mà “những con người khôn ngoan”cần phải biết là họ chỉ có thể hiểu được Thiên Chúa – Đấng Vô hình bắt đầu từ những gì đơn sơ nhất. Sự khôn ngoan, thông thái và niềm kiêu hãnh vì có “đầy kinh nghiệm cuộc sống” hay vì mãn nguyện với “thẩm quyền trí tuệ và thần học”đã ngăn cản nhiều người khám phá kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, kìm giữ bước chân họ trong “khung trời riêng”của mình mà không hội nhập vào sự năng động của ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang đến (x.donboscoviet.net).

Các đạo sĩ thông thái có đủ khiêm nhường để đến gặp gỡ và thờ lạy Chúa Hài Nhi. Các mục đồng và đạo sĩ thật có phúc như lời Chúa Giêsu nói: “Thầy bảo thật các con: Có nhiều tiên tri và vua chúa đã muốn xem những điều các con thấy, mà chẳng được xem, muốn nghe những điều các con nghe, mà đã chẳng được nghe” (Lc 10,24).

Thiên Chúa từ trời cao đã làm người trần thế và làm một Hài Nhi để ta có thể gặp được Ngài. Thiên Chúa vĩ đại, quyền uy đã trở nên một trẻ thơ bọc tã, nằm trong máng cỏ, để cho ta có thể gần gũi Ngài. Lễ Giáng Sinh và lễ Hiển Linh chính là lễ hội những cuộc gặp gỡ. Thiên Chúa đến với con người và con người nhận biết Ngài nơi Hài Nhi Giêsu. Chỉ có người đơn sơ và người thông thái với đức khiêm nhường mới gặp được Người.Thiên Chúa vẫn tiếp tục tỏ mình cho thế giới qua các dấu chỉ tự nhiên của trời đất, của lịch sử, qua Thánh kinh, qua Giáo hội, qua các Bí tích, qua cuộc sống hàng ngày. Ðể gặp Ngài, chúng ta cần có lòng khiêm nhường. Nhờ sự gặp gỡ này, mỗi người sẽ trở nên ánh sao dẫn lối cho nhiều người nhận biết và yêu mến Chúa.


Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012