Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ “TIỀN TIỂU ĐƯỜNG” (TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG)

NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ “TIỀN TIỂU ĐƯỜNG” (TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG) 12 years 1 month ago #2728


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ “TIỀN TIỂU ĐƯỜNG” (TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG)

tieu-duong_14-281211.jpg

1/ Tình trạng “tiền-tiểu đường” (tiền đái tháo đường ) là gì?

Tiền-tiểu đường là tình trạng xảy ra trước giai đoạn bị tiểu đường týp 2. Đường huyết của bạn đã cao hơn mức bình thường nhưng vẫn chưa đủ tiêu chuẩn để gọi là bị bệnh tiểu đường. Tiền tiểu đường xảy ra âm thầm, bạn không hề hay biết nếu chưa làn xét nghiệm máu. Nhưng thật may mắn, bạn có thể hồi phục hoàn toàn nếu biết giảm cân, ăn uống tiết chế và tập thể dục đều đặn. Do đó, nếu biết trước, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa để không bước sang giai đoạn bệnh tiểu đường týp 2, hoặc khiến cho bệnh xuất hiện muộn hơn cho dù gia đình bạn đã có nhiều người bị tiểu đường.

Một khi bạn đã mắc bệnh tiểu đường thì coi như không bao giờ khỏi bệnh, vậy tốt nhất là bạn hãy phòng ngừa từ sớm.

2/ Khi đã bị tình trạng “tiền tiểu đường”, có cách nào ngăn ngừa hoặc làm cho bệnh tiểu đường týp 2 xuất hiện muộn hơn không?

Hãy năng tập thể dục nhiều hơn và cố gắng giảm cân.

kiêng ăn các chất béo

giảm bớt calories trong khẩu phần ăn

tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày, 5 ngày một tuần

giảm cân, trung bình phải giảm được 5 -7% trọng lượng cơ thể(nếu bạn thừa cân) trong năm đầu tiên
Kế hoạch phòng ngừa này có lợi cho cả 2 phái và đặc biệt tốt cho những người từ 60 tuổi trở lên

3/ Khi nào tôi sẽ có nguy cơ bị tình trạng “tiền tiểu đường”?

Càng lớn tuổi, đặc biệt khi bạn lại bị thừa cân, bạn sẽ có nhiều khả năng bị tiền tiểu đường. Bạn nên theo dõi đường huyết nếu bạn:

# từ 45 tuổi trở lên và bị thừa cân

# dưới 45 tuổi nhưng bị thừa cân và có các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tiểu đường.

Nếu bạn 45 tuổi hoặc già hơn nhưng có cân nặng bình thường thì nên hỏi lại bác sĩ xem có cần thử máu để phát hiện tình trạng tiền tiểu đường hay không.

4/ Khi nào tôi sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường týp 2?

# thừa cân

# sống tĩnh tại

# có cha mẹ, anh chị em bị bệnh tiểu đường

# bạn là người gốc Phi, gốc Á, Da đỏ, Nam Mỹ hoặc các đảo vùng Thái Bình Dương.

# sinh con > 4kg

# tăng huyết áp (>140/90mmHg)

# xét nghiệm HDL cholesterol thấp (<35mg/dl) hoặc tăng triglyceride (> 250mg/dl)

5/ Làm thế nào để biết tôi đã bị “tiền tiểu đường”?

Vì tình trạng tiền tiểu đường hoàn toàn klhông có triệu chứng gì, nên bạn cần xét nghiệm máu mới có thể phát hiện.

# Xét nghiệm đường huyết sáng, đói: sau một đêm ngủ không ăn, sáng dậy xét nghiệm glucose máu. Bạn sẽ được chẩn đoán bị tiền tiểu đường khi kết quả đường huyết đói từ 100 - 125 mg/dl, mức đường huyết này cao hơn bình thường nhưng chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bị tiểu đường. Nếy đường huyết đói bằng hoặc > 126, bạn đã bị bệnh tiểu đường.

# Test dung nạp đường glucose, uống (OGTT - Oral glucose tolerance test): bạn cũng được xét nghiệm đường huyết sáng đói nhưng sau đó, xét nghiệm thêm một mẫu máu 2 giờ sau khi được cho uống 75 gram đường glucose. Nếu đường huyết đói của bạn bình thường nhưng 2 giờ sau khi uống glucose có kết quả từ 140 đến 199mg/dl, bạn đã bị tiền tiểu đường. Nếu 2 giơ sau khi uống glucose, đường huyết có kết quả bằng hoặc lớn hơn 200mg/dl, bạn đã bị bệnh tiểu đường týp 2.

NHỮNG ĐIỀU PHỤ NỮ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CẦN BIẾT KHI MUỐN CÓ THAI

1/ Tôi có cần phải kiểm soát đường huyết thật tốt trước khi muốn có thai không?

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ, các bé được sinh ra từ các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường, nhất là khi đường huyết không kiểm soát tốt, vẫn bị rất nhiều biến chứng khi sinh. Đường huyết tăng cao hoặc nhiễm keton trong máu của mẹ (một chất độc thường được sinh ra khi đường huyết tăng cao) sẽ đi qua lá nhau rồi vào thai nhi, khiến bé sẽ mắc phải rất nhiều khiếm khuyết.

Tăng đường huyết trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ dị tật bào thai và xảy thai, vì đây chính là quãng thời gian quan trọng cho các cơ quan của bào thai được thành lập. Vì các cơ quan của bào thai đã được hình thành hoàn toàn trước 7 tuần, sau kỳ kinh chót (lúc bạn vừa biết mình có thai) nên bạn phải được ổn định đường huyết thật tốt trườc khi muốn có thai.

Hãy cố gắng phối hợp với bác sĩ của bạn đưa đường huyết về trị số mục tiêu trong khoảng 3 đến 6 tháng trước khi quyết định có thai.

2/ Tăng đường huyết có thể gây ra những biến chứng gì cho mẹ và thai nhi?

- Các nguy cơ cho thai nhi:

# sinh non

# xảy thai

# dị tật

# thai to.

# hạ đường huyết khi sinh

# vàng da kéo dài

# hội chứng suy hô hấp

- Các nguy cơ cho mẹ:

# biến chứng mắt trở nên nặng hơn

# biến chứng thận trở nên xấu hơn

# nhiễm trùng tiểu và vùng âm đạo

# tiền sản giật (tăng huyết áp & tiểu đạm)

#sinh khó hoặc buộc phải mổ bắt con

3/ Mục tiêu ổn định trị số đường huyết của tôi trước khi có thai phải là bao nhiêu?

# Đường huyết đói (trước ăn): 60 -110mg/dl

# Đường huyết 1 giờ sau ăn : 100 - 149 mg/dl

Bạn nên biết, cùng với yêu cầu phải đạt được trị số đường huyết nêu trên, bạn cũng cần thay đổi lối sống để giảm nguy cơ các biến chứng của bệnh tiểu đường và giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Trị số HbA1c phải < 7%, cân nặng của bạn phải đạt mức độ lý tưởng, bạn phải tập thể dục đều đặn, ăn uống lành mạnh và đừng quên khám thai định kỳ.

4/ Bác sĩ của tôi cần biết những vấn đề gì trước khi tôi muốn có thai?

Bác sĩ sẽ cho xét nghiệm HbA1c để biết chắc đường huyết của bạn có được kiểm soát tốt chưa. Bác sĩ cũng làm các xét nghiệm truy tìm các biến chứng như tầm soát cao huyết áp, biến chứng tim mạch, biến chứng thận, biến chứng mắt. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường týp 1, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm thêm chức năng tuyến giáp.

Bác sĩ cũng cần được biết tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng để bảo đảm an toàn cho thai kỳ. Một số thuốc thường dùng trong điều trị bệnh tiểu đường có thể sẽ bị chống chỉ định khi có thai, ví dụ các thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, thuốc ức chế men chuyển (ACE inhibitors), thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARBs) và một số thuốc uống hạ đường huyết.
Bạn cũng nên thảo luận với bác sĩ của bạn về các biện pháp tránh thai trong thời gian chờ đợi ổn định bệnh tiểu đường.

5 BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH TIỂU ĐƯỜNG


HỎI:
Gia đình tôi có nhiều người bị tiểu đường týp 2, hiện tôi chưa mắc bệnh, vậy, có biện pháp nào phòng ngừa để tôi sẽ không bị bệnh?

ĐÁP:

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) týp 2 là loại bệnh tiểu đường thường gập nhất nhưng thật may mắn, lại có thể phòng tránh được.

Phải chủ động tìm cách phòng bệnh càng sớm càng tốt, đặc biệt nếu bạn là người đang bị thừa cân hoặc có thân nhân cũng đang mắc bệnh.

Các biện pháp phòng bệnh căn bản bao gồm vấn đề ăn uống lành mạnh, vận động nhiều hơn, gia tăng các hoạt động thể lực và cố gắng giảm bớt cân nặng.

Nên nhớ, chẳng bao giờ là quá muộn để bắt đầu thực hiện các biện pháp phòng ngừa có thể giúp bạn sau này chẳng phải lo âu vì các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Sau đây là 5 biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường rất công hiệu:

# Biện pháp 1 - Hoạt động thể lực nhiều hơn và đều đặn hơn

Tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn:

- giảm bớt được cân nặng

- giảm được đường huyết

- tăng nhạy cảm với Insulin nên đường huyết của bạn dễ ổn định hơn.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh bệnh tiểu đường có thể được kiểm soát rất tốt bằng các phương pháp luyện tập thể lực như aerobic giúp tăng cường nhịp hô hấp, nhịp tim, sức dẻo dai cuả cơ thể ví dụ: đạp xe, bơi lội, đi bộ, nhảy dây, chèo thuyền, chạy, đi bộ đường dài, chơi quần vợt . . . cũng như các phương pháp luyện tập sức mạnh cuả cơ bắp với kháng lực, resistance training ví dụ: kéo dây, tập tạ . . . nhưng kết quả sẽ đạt được nhiều nhất nếu chương trình luyện tập gồm đủ cả hai loại.

# Biện pháp 2 - Ăn nhiều chất xơ hơn
Ăn đủ chất xơ, sẽ:

- giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vìa chất xơ giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn
- giảm được nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

- giúp bạn cảm thấy no nhanh nên dễ giảm cân hơn

Các thực phẩm nhiều chất xơ như trái cây, rau xanh, các loại đậu, các loại hạt nguyên hạt (whole grains), quả có vỏ cứng (nuts) và hạt mầm (seeds).

# Biện pháp 3 - Ăn các loại hạt nguyên hạt
Dù chưa có nhiều chứng cứ rõ ràng, nhưng bạn có thể giảm được nguy cơ tiểu đường hoặc sẽ có lượng đường huyết ổn định nếu ăn các loại hạt nguyên hạt. Hãy cố gắng thay thế một nửa các loại hạt đang ăn bằng hạt nguyên hạt. Thế nào là nguyên hạt? Nguyên hạt là những loại ngũ cốc, như lúa, lúa mì sau khi được chà xát lấy đi lớp vỏ trấu bên ngoài, hạt vẵn còn giữ màng cám, mầm, và phần chính của hạt gọi là phôi nhũ.

*Cám (son, bran): gồm biểu bì, quả bì và chủng bì (nucellus). Màu sắc hạt gạo do lớp chủng bì.Cám chứa nhiều chất xơ, vitamins nhóm B complex, và một số chất khoáng.

*Mầm cây (germ, embryo) gồm có phôi (mầm) lá, phôi rễ và trụ phôi giữa ở phần dưới của hạt. Mầm chứa nhiều loại vitamin, như vitamin B complex, vitamin E, khoáng chất và các chất béo tốt.
*Phôi nhũ (endosperm) gồm có lớp aleurone và phôi nhũ tích tụ tinh bột.

(theo Tiến Trình Phát Triển Sản Xuất Lúa Gạo Tại VN của TS Trần Văn Đạt, Ph.D)

Nói chung ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều dưỡng chất phytonutriments, như các chất chống oxy hóa, chất lignines, phytosterols (plant sterols). Tất cả đều là những chất tốt cho sức khỏe.
Trên thị trường có bán rất nhiều thực phẩm nguyên hạt, như bánh mì nguyên hạt, nui (pasta) nguyên hạt và các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lức, bạn chỉ cần tìm chữ "whole grain" in trên bao bì hoặc ghi trong bảng thành phần.

# Biện pháp 4 - Gỉam số cân nặng dư thừa
Nếu bạn đang bị thừa cân, kết quả phòng bệnh tiểu đường chắc chắn sẽ phụ thuộc vào số kg cân nặng mà bạn giảm được. Trong một nghiên cứu, các bệnh nhân thừa cân sẽ giảm được 16% nguy cơ tiểu đường nếu giãm bớt được 1 kg cân nặng (2.2 pounds) hoặc những ai giảm được khoảng 5 đến 10 % cân nặng trước đó và tập thể dục đều đặn cũng giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gần 60% trong 3 năm.

# Biện pháp 5 - Kiêng ăn chất béo và chọn các bữa ăn lành mạnh hơn.
Chọn ăn các loại thức ăn ít carbohydrate (ít ngọt, ít tinh bột, có chỉ số đường huyết thấp) có thể giúp bạn giảm cân nên cũng có lợi. Nhưng về lâu dài cũng chưa chứng minh chắc chắn phòng ngừa được bệnh tiểu đường hay không. Không nên loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi thực đơn hàng ngày, hãy chọn các loại chất béo tốt với nhiều acid béo không bão hòa, acid béo omega 3 . . .
Tuy vậy, bạn cũng không nên kiêng khem quá mức. Khâu phần ăn hàng ngày phải cân đối giữa các thành phần gồm các chất đường (carbohydrate), chất đạm, chất béo, vitamin và các khoáng chất.

Và khi nào bạn cần gập bác sĩ?

Nếu bạn trên 45 tuổi và có cân nặng bình thường, hãy hỏi bác sỉ cuả bạn khi nào cần xét nghiệm đường huyết.

Hôi Đái Tháo Đường Mỹ (ADA) khuyên bạn nên tầm soát bệnh bằng xét nghiệm đường trong máu nếu:


# Bạn từ 45 tuổi trở lên + thừa cân
# Bạn trẻ hơn 45 tuổi nhưng thừa cân và có thêm nhiều yếu tố nguy cơ bị tiểu đường týp 2 như : đang sống tĩnh tại, ít vận động thể lực hoặc có thân nhân mắc bệnh tiểu đường.

BS Thy Anh
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012