Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: Artificial sweetener - đường giả

Artificial sweetener - đường giả 9 years 5 months ago #56285

:thankyou
Cám ơn Bác Hai Thắng lâu lâu trích cho một bài đích đáng,
đề tài này đang được nhiều người hỏi nhau
cả bột ngot (mỳ chính) cùng đường giả như các loại “Sweet and Low”, ...thành mối lo khi ăn uống! Nhiều nhà đang có người bị bệnh đái tháo đường, đường trong máu cao... cứ phải lo cái vụ kiêng cơm, kiêng đường đến mệt. Mình có thói quen sau lễ sáng thì 1 nhóm kéo nhau vào nhà xứ uống cà phê gọi vui là "cà phê trùm" cũng lại chia phe uống đen không đường, phe thì đường diet đúng hiệu Sweet and Low, còn lại là cứ đen đường, sữa đá thoải mái! Nhưng thỉnh thoảng lại đem ra cãi nhau về cái vụ kiêng đường .

Nhà mình thì không kiêng nhưng ăn ít đường thôi, đi bộ nhiều, còn thuốc men thì lúc nào sợ nó lên lại bỏ ra uống, không biết như vậy có ổn không các cụ nhỉ?

Nay thì chắc chắn và nhất định là không xơi đường giả ,
Bác Thắng thật có lý!
"LỜI CHÚA là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường cho con đi" (Tv 118, 105)
The administrator has disabled public write access.

Artificial sweetener - đường giả 9 years 5 months ago #56211


Đề nghị cả nhà bầu anh hai Thắng phụ trách trang 'Sức khỏe người già' cho trang nhà là phải vam nhất!

:respect
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 9 years 5 months ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đào Đình Hoa, Đinh Cao Thắng

Artificial sweetener - đường giả 9 years 5 months ago #56203

Cứ đồ thật mà xài cho nó lành bác Thắng ạ :smile
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng

Artificial sweetener - đường giả 9 years 5 months ago #56202

.
Đường giả
BS. Hồ Ngọc Minh


LTS: Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708. Số phone liên lạc: (714) 429-5848, trang nhà: www.bacsihongocminh.com


Những thứ đường giả, đường nhân tạo, đường hóa học mà bạn tiêu thụ hằng ngày trong các loại thực phẩm, thức uống gọi là “diet” không an toàn như bạn nghĩ.
Nghiên cứu mới nhất đăng trên báo khoa học Nature hôm tháng rồi cho biết các thứ đường saccharin, aspartame, và sucralose được bán dưới các tương hiệu như “Sweet and Low”, Splenda, Equal, NutraSweet... có thể làm thay đổi cách cơ thể hấp thụ đường thật, tinh bột, đồ ăn dinh dưỡng, qua tác động trên những con vi khuẩn sống trong đường ruột và có thể gây ra hay làm bệnh tiểu đường nặng thêm.

Như ta đã biết trong đường ruột con người có hàng tỉ “sinh linh” các con vi khuẩn chung sống hòa bình với chúng ta. Những sinh vật li ti nầy vừa giúp ta tăng cường sức đề kháng, miễn nhiễm mà còn giúp hệ thống ruột hấp thụ được chất dinh dưỡng từ đồ ăn, trong đó có đường hay đa đường có trong tinh bột như cơm, bánh mì, phở hoặc… mì gói.

Bác Sĩ Eran Segal và các cộng sự từ Viện nghiên cứu Weizmann Institute of Science, Israel cho biết khi cho các chú chuột uống nước có pha đường giả, sau 11 tuần, chúng có triệu chứng bệnh tiểu đường so với những con chuột chỉ uống nước lạnh. Các chất đường giả hiệu nầy làm thay đổi DNA của những vi khuẩn tạo ra ảnh nhưởng tai hại cho việc hấp thụ đường thật. Một nhóm nhỏ người tình nguyện cũng được cho uống nước đường giả và kết quả cũng gần y… chang như chuột.

Xuất xứ của các loại đường giả:

Đường saccharin được khám phá năm 1878 khi các nhà hóa học làm việc với khói than đá. Một cách tình cờ, một người liếm phải bồ hóng dính trên ngón tay, và thấy ngọt. Chất benzoic sulfimide có trong bồ hóng dính trên ống khói được tinh chế và đặt tên là saccharin. Thật ra đường saccharin đã được sử dụng trong các loại thực phẩm từ 100 năm trước. Lý luận của những thương hiệu có chứa đường saccharin để biện minh cho sự an toàn của loại đường này là sau 100 năm, có thấy ai chết chóc gì đâu? Ở đây nên biết, cấu trúc hóa học của đường saccharin có nguồn gốc giống hệt như chất toluene có trong các sản phẩm làm móng tay.

Đường sucralose (Splenda) được khám phá khi các nhà hóa học đi tìm thuốc trị sâu rầy hoành hành trong nông nhiệp, cấu trúc của đường sucralose xuất phát từ đường thật nhưng lại giống như thuốc chuột DDT, là hóa chất hiện nay bị ngăn cấm dùng vì những nguy hại trên môi trường sinh thái.
Đường aspartame được khám phá ra năm 1965 khi dược phòng đang tìm thuốc trị loét bao tử. Một người nghiên cứu tò mò liếm thử và thấy ngọt vì thế đường aspartame được thương mại hóa. Có thể so với hai loại đường kể trên, nguồn gốc hóa học của đường aspartame có vẻ hiền nhất vì biến chế từ amino acid có cùng chung nhóm với bột ngọt. Đó là tại sao, bột ngọt lại… ngọt. Tuy nhiên, khi vào trong cơ thể các sản phẩm phụ từ đường aspartame nầy, một phần biến thành formaldehyde (formol, thuốc ướp xác chết, và một số công ty thực phẩm Trung Quốc dùng để giữ đồ ăn cho... lâu hư). Đường aspartame ngoài ra còn làm rối loạn một số hoạt động của hệ thần kinh. So với bột ngọt, đường aspartame độc hại hơn nhiều.

Đường stevia là loại đường mới nhất được cho bán trên thương trường. So ra, có thể đây là loại đường an toàn nhất vì đã được sử dụng ở Nam Mỹ trong nhiều thế kỷ qua. Tuy nhiên, về cấu trúc hóa học thì loại đường nầy trông giống như các loại hormone. Ngoài ra các thương hiệu chỉ có một phần rất nhỏ đường setvia... thật mà thôi. Sự an toàn về lâu chưa được biết cặn kẽ.

Phản ứng phụ và triệu chứng lâm sàng của các loại đường giả:

Tựu trung, các loại đường nầy đều... ngọt hơn đường thật. Vì ngọt nên có thể lừa được con người từ đầu lưỡi đến hệ thần kinh não bộ. Vấn đề ở đây là, cơ thể tưởng lầm là đường thật nên phản ứng như đường thật, khi đụng phải đồ giả, lại sanh ra tai hại. Một vài thí dụ:

1. Khi đường giả vào trong cơ thể, chất insulin bị kích thích tiết ra từ pancreas để đưa “đường” vào trong cơ phận như bắp thịt và não bộ. Hệ quả là lượng đường thật lại bị tụt giảm gây ra tình trạng thiếu đường…thật (hypoglycemia).
2. Đường giả làm cho chất cortisol, hormone tăng trong khi cơ thể bị stress. Như thế cơ thể bị stress vô cớ, làm cho cơ thể chứa mỡ nhiều hơn.
3. Não bộ cần đường thật để sinh hoạt, vì có đường giả cạnh tranh nên lượng đường thật bị ít đi làm cho người ta lờ mờ kém tỉnh táo, nhức đầu, chóng mặt.
4. Đường giả làm thay đổi khả năng dự trữ năng lượng của cơ thể qua việc chứa đa đường glycogen và chất béo.
5. Đường giả làm cho người ta thèm ăn hơn, và mau mập hơn.

Tác dụng về lâu về dài của các loại đường giả

Mặc dù có nhiều nghiên cứu hay phàn nàn về sự độc hại của đường giả, cơ quan FDA của Hoa Kỳ vẫn cho sử dụng các loại đường giả nầy trong khi nhiều nước Âu Châu đã tẩy chay vì FDA cho rằng không có đủ bằng chứng để chứng minh sự tác hại của chúng vì các nghiên cứu quá nhỏ. Tuy nhiên, xin lưu ý ở đây là, muốn có những nghiên cứu lớn, đại quy mô thì vấn đề đầu tiên là... tiền đâu? Chỉ những công ty tầm cỡ như Coca Cola hay Mc Donald mới có tiền mà tài trợ cho các nghiên cứu, mà nếu có cho tiền, thì chỉ khi nào nghiên cứu ấy có kết quả... xuôi tai thì mới có tiền mà thôi.
Khi tôi còn là bác sĩ thực tập nội trú, có một bác sĩ đàn anh mà tôi cho là khùng, khi mỗi lần nhập bệnh bị ung thư gan, ruột, hay pancreas, ông nhắc tôi: “Tao chắc với mày họ có uống diet soda kinh niên”. Dĩ nhiên khi lập hồ sơ bệnh lý cho những bệnh nhân ung thư nầy gần như 100% đều thú nhận có uống diet soda, nhưng lúc ấy tôi cho là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Sau hơn 30 năm, tôi nghi là người bác sĩ đàn anh có thể đúng, và, đã từ lâu, lâu lắm tôi chỉ uống nước... lạnh!
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012