Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1
  • 2

TOPIC: Việc hát các bài ca tụng Đức Mẹ trong thánh lễ

Re: Việc hát các bài ca tụng Đức Mẹ trong thánh lễ 11 years 5 months ago #44038

Bàn thờ tượng trưng cho Chúa Kitô mà lại nói là "con bước lên bàn thờ".Vô phép quá!Các bố ngày xưa viết theo kiểu văn Tây. Tây nó nói như vậy, chứ VN nói thế thì đúng là phạm thượng.Dịch Thánh Vịnh hay bản văn phụng vụ cũng vậy. Các bố toàn phang văn Tây vào: TD "Lạy Chúa, con ĐÃ tin vào Chúa. Chúa ĐÃ nhậm lời và Ngài ĐÃ cứu con".Có một câu ngắn mà phang vào tới 3 chữ ĐÃ. Tây nó phân biệt đủ các thì: quá khứ, hiện tại, tương lai, lại thêm 3 thì"diễn tiến" vào nữa.Còn VN thông minh hơn,không phân biệt thời gian.Cứ viết ở thì hiện tại hết, nhưng theo mạch văn hoặc qua vài chi tiết là biết sự việc xảy ra ở hiện tại, quá khứ hay tương lai.TD "Tối qua, tớ đi chơi". Không cần phải nói: "tối ngày hôm qua, tớ đã đi chơi". Viết như vậy câu văn rườm rà và nặng nề lắm, cứ như đá vào tai người nghe.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Xuân-Dung, Phi Mạnh Hùng (Lớp Tôma)

Re: Việc hát các bài ca tụng Đức Mẹ trong thánh lễ 11 years 5 months ago #44020


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Nói như anh TLOI thì lễ Đức Mẹ được hát 1 bài về Đức Mẹ lúc ca nhập lễ...
Và lại nói theo kiểu chị Xuân Dung thì chẳng có gì ngỡ ngàng cho bằng, vào một ngày lễ kính Đức Mẹ, ca đoàn hát vang câu "Kià Bà nào đang tiến lên như rạng đông....oai hùng như đạo bình xếp hàng vào trận.." Cả nhà thờ quay xuống cuối nhà thờ, thì thấy chỉ có mỗi mình cha chủ tế đang từ từ tiến lên..Kiếm đỏ cả mắt chẳng thấy Bà nào cả..Lạ thật.

- Còn nữa : Nếu hát Con sẽ hân hoan tiến vào cung thánh ...thì còn nghe được. Chứ hát " Con sẽ bước lên bàn thờ..." thì nghe nó làm sao ấy. Bàn thờ mà dám bước lên kể cũng gan đấy...

Cách dùng chữ trong thánh nhạc cũng quan trọng đấy chứ : Em thì em nghĩ vậy đấy, chẳng biết trúng hay trật nữa
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Xuân-Dung

Re: Việc hát các bài ca tụng Đức Mẹ trong thánh lễ 11 years 5 months ago #44005


  • Posts:633 Thank you received: 966
  • Thương một đời hai chữ Việt Nam thôi: Đăng Trình!
  • Xuân-Dung's Avatar
  • Xuân-Dung
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE

Xin được vỗ tay hoan hô LM Đỗ Xuân Quế và NS Mai Nguyên Vũ, ước mong sao các ca đoàn VN ở mọi nơi nên đọc những bài viết đó.

Không có gì nản cho bằng khi nhìn thấy Cha Chủ Tế rước lên cung thánh đứng chờ, ca đoàn vẫn tiếp tục hát.

Không có gì chán cho bằng vì công lao tập hát [của ca đoàn] cho nên phải hát cho đủ các tiểu khúc, không cần biết Cha Chủ Tế và giáo dân cứ phỗng người ra đứng trông chờ, không biết chừng nào ca đoàn mới hát xong.

Không biết ca đoàn nghĩ thế nào khi Cha Chủ Tế tráng chén xong về chỗ ngồi, ca đoàn vẫn ca không dứt, hoặc solo ngất ngưởng, ai muốn chờ cứ việc chờ, đây hát vẫn hát!

Không có gì khó chịu cho bằng khi ca đoàn đăng lịch trình hát cho giáo dân theo, nhưng lại hát bài khác mà không cần thông báo, để giáo dân mở sách rào rào kiếm mòn mắt cũng không kiếm ra bài hát.



Tháng 10 năm 2006 em tham dự buổi lễ tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Thủ Đô Washington, D.C (USA). Thánh Lễ kéo dài bốn (4) tiếng rưỡi, đó là chưa kể 9 giờ sáng đã có mặt, thánh lễ vào buổi trưa, ca đoàn hát qúa nhiều, mỗi bài hát đều được hát tất cả tiểu khúc, rất đông các LM , giáo dân VN, ngoài ra có một số quan khách ngoại quốc, người ta ước lượng khoảng 10 ngàn người tham dự.

Mình mang theo chai nuớc chỉ nhấp môi cho đỡ khát vì không sẽ phải xếp hàng đi toilet dài dài...

Tội nghiệp nhất là Đức Giám Mục, Quý Cha kể cả ca đoàn đứng trên cung thánh (chịu trận), giả như mình biết lễ là phụ, trình diễn thánh ca là chính thì mình sẽ ở nhà. Nhưng nào có phải vậy, Thánh Lễ hôm đó là chính, nhưng chỉ "đóng vai phụ"! Nói thật lòng, suốt buổi tất cả đều bằng tiếng Việt, mình nghe tiếng mình đã đành, Đức Giám Mục, những người tham dự có cả khách ngoại quốc họ không hiểu, mà phải theo dõi một thánh lễ qúa dài như vậy.

Sau thánh lễ gặp một vị LM đi du học bên Pháp, Ngài nói: Thánh Lễ của Đức Giáo Hoàng có hai tiếng thôi.

Một người đàn ông Mỹ trong Hiệp Sĩ Đoàn Kha Luân Bố (Knights of Columbus) ông ta nói với mình một câu, mình nghe rất đau:

- You guys should learn how to organize this!

TH's + [Thánh Giá của Tuyết Hầy]
Tuyết Hầy - Lớp PioX - SDB 194
Last Edit: 11 years 5 months ago by Xuân-Dung.
The administrator has disabled public write access.

Re: Việc hát các bài ca tụng Đức Mẹ trong thánh lễ 11 years 5 months ago #43974

Có thể hát bài về Đức Mẹ trong lễ kính Đức Mẹ. Td lễ Mẹ lên trời thì nhập lễ hát một bài về Mẹ lên trời. Bài hiệp lễ có thể hát kinh Magnificat (cùng ĐM ca ngợi Chúa).Cuối lễ thì hát xả láng.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Xuân-Dung, Đỗ Thanh

Re: Việc hát các bài ca tụng Đức Mẹ trong thánh lễ 11 years 5 months ago #43971

Xin cám ơn tất cả các bác - dù rằng nhà em không còn ở ca đoàn từ lâu lắm rồi, các văn bản nhà em cũng lờ mờ đọc qua, chỉ xin chút ý kiến xem có lách luật được không, cũng là dịp để các ca đoàn có thể nghiên cứu và tái xác định luật lệ hát thánh ca trong nhà thờ, cũng có ý hơi tiếc vì hiện ít có sáng tác mới cũng như trình bày các bản hợp ca về Đức Mẹ trong thánh lễ, là trung tâm sinh hoạt phụng vụ nữa mà thôi
The administrator has disabled public write access.

Re: Việc hát các bài ca tụng Đức Mẹ trong thánh lễ 11 years 5 months ago #43965

Xin trả lời NS CAO THANH HOÀNG:

Bài 4: Chọn bài hát trong Thánh Lễ

Phụng Vụ Thánh Nhạc


IV- CHỌN BÀI HÁT TRONG THÁNH LỄ

Tất cả các bài hát trong thánh lễ đều phải phụ thuộc vào thánh lễ được chọn cử hành, vì vậy nguyên tắc đầu tiên khi chọn bài hát không phải là bài quen hay hợp thị hiếu mà là bài hát theo chủ đề của ngày lễ hay mùa phụng vụ. Các bài hát này phải được thẩm quyền phụng vụ cho phép dùng trong phụng vụ, chứ không phải các bài hát tự sáng tác rồi hát lấy (RM 26).
Các loại bài hát dùng để sinh hoạt vui chơi không bao giờ được phép đem vào trong các cử hành phụng vụ.
Các bài hát nhạc ngoại quốc lồng lời Việt phải rất thận trọng; điều kiện tối quan trọng là phải biết bài hát đó tác giả viết cho ai, nhắm mục đích nào, nội dung nói về điều gì… không biết yếu tố căn bản này, có thể bài nhạc ngoại quốc nói về một mối tình dang dở mà lời Việt lại là ca ngợi ông Thánh Giuse ! Đó là một điều ngớ ngẩn, và càng phải thận trọng khi lồng lời ca tôn giáo vào những bản nhạc ngoại quốc đã trở nên quen thuộc đối với đa số dân chúng, vì có thể gây ngộ nhận hay trở nên bất kính. Trong cách chọn bài hát hiện nay, người ta chú ý đến hai cử hành đặc biệt là Thánh lễ và chầu Thánh Thể.
a-Trong Thánh lễ
Trong Thánh lễ, các bài hát chia thành hai loại: loại bài hát thuộc về thành phần của Thánh lễ và loại bài hát đi kèm theo một nghi thức nào đó (RM 17).
+ Loại bài hát thuộc về thành phần của Thánh lễ tức là những bản văn phụng vụ thay vì được đọc thì người ta hát, chẳng hạn: Kinh Vinh danh, Thánh Vịnh, đáp ca, Alleluia, câu tung hô Tin Mừng, Kinh Tin Kính, kinh Thánh Thánh Thánh, Lời tung hô sau truyền phép, Vinh tụng ca, Kinh Lạy Cha. (vd: Cuốn sách hát của Thầy Hier sắp ra đời…). Vì là thành phần cấu tạo nên cử hành phụng vụ nên khi hát các bài này, người ta phải tôn trọng bản văn đã được phê chuẩn. Không được phép hát những bài chỉ lấy ý tổng quát, hay các bài tự sáng tác mà chưa được phê chuẩn. (vd: có nhiều nhạc sĩ phổ nhạc TV 22 “Chúa chăn nuôi tôi” nhưng chỉ ghi là: Ý TV thì không được phép đưa vào để thay thế TV, hoặc lễ về Đức Mẹ thì hát bài “Linh hồn tôi” để thay thế cho đáp ca của ngày hôm đó)
+ Loại đi kèm theo một nghi thức: nghĩa là bài hát này không đứng biệt lập như một thành phần cấu tạo nên cử hành phụng vụ, nhưng chỉ đi kèm theo một nghi thức để diễn nghĩa hay làm gia tăng sự long trọng của nghi lễ. Vd: Ca nhập lễ, ca tiến lễ, ca bẻ bánh (Chiên Thiên Chúa), ca hiệp lễ (lúc đang rước lễ), và ca kết thúc. Các bài ca này không buộc phải theo một bản văn có sẵn, nên có nội dung tương đối dồi dào để chọn lựa. Tuy nhiên khi chọn các bản văn này phải lưu ý chúng sẽ được hát vào lúc nào để chọn cho đúng. Chẳng hạn:
1-Ca nhập lễ
Có mục đích mở đầu cử hành thánh lễ, giúp giáo dân thêm hiệp nhất, hướng tâm hồn họ vào mầu nhiệm mùa phụng vụ hay ngày lễ mừng (RM 25) (lấy ví dụ). Vì đây là bài ca mở đầu nên cần chọn bài ca giúp cho mọi người phấn khởi vui tươi tham dự thánh lễ; do đó, một bài hát lê thê, buồn rầu chán nản không thể khởi động cho cộng đoàn bước vào thánh lễ cách hân hoan tích cực được. Nội dung bài hát phải phù hợp với mùa phụng vụ hay ngày lễ mừng. Chẳng hạn vào Chúa nhật là ngày của Chúa thì không được chọn bài hát về Đức Mẹ khởi đầu Thánh lễ; còn đang trong mùa vọng thì đừng vội vã hát những bài giáng sinh, cũng như trong mùa Chay thì không chọn những bài có Alleluia.
Bài ca nhập lễ mang tính hân hoan, ca ngợi, chúc tụng, mời gọi… nó khác với bài ca sau khi rước lễ, do đó cần tránh những bài mang dáng vẻ suy niệm, trầm tư… cũng cần phải lưu ý nội dung bài ca với nghi thức đi kèm. Vd: đang khi linh mục bước ra bàn thờ thì đừng hát bài: “Kìa Bà nào đang tiến lên như rạng đông…”.
Mục đích chính của Ca nhập lễ là đi kèm cuộc rước đầu lễ, chứ không phải là bài ca được hát biệt lập mà không có nghi thức đi kèm (RM 25). Do đó, ca nhập lễ phải được hát đang khi chủ tế tiến ra bàn thờ, chứ không phải chủ tế tiến ra bàn thờ rồi mới hát CNL. Đàng khác, vì là bài ca đi kèm cuộc rước, nên một khi chủ tế tiến ra bàn thờ, bái chào và xông hương xong, thì bài ca nhập lễ cũng phải được kết thúc. Người ta không được phép kéo dài bài ca nhập lễ như thể yêu cầu mọi người phải nghe cho hết bài ca vì bao công sức tập rượt của ca đoàn hay vì các tiểu khúc còn lại rất đáng được nghe.

2. Ca tiến lễ
Cũng có mục đích đi kèm cuộc rước lễ vật, do đó khi việc chuẩn bị lễ vật trên bàn thờ đã xong thì bài ca tiến lễ cũng phải chấm dứt. Ca tiến lễ phải phù hợp với cử chỉ dâng lễ vật (với ý nghĩa là công sức, mồ hôi nước mắt của con người làm nên tấm bánh và ly rượu nho sẽ hợp với của lễ là sự hy sinh của Chúa Kitô trên bàn thờ để dâng lên Thiên Chúa Cha). Vì vậy, không nên chọn các bài ý nghĩa không phù hợp với nghi thức này.
3. Ca hiệp lễ
Cần phân biệt có hai loại bài ca khác nhau khi rước lễ: một bài đang khi mọi người rước lễ và một bài khác khi đã rước lễ xong.
- Bài ca đang khi mọi người rước lễ có mục đích cũng giống bài ca nhập lễ và tiến lễ tức là đi kèm cuộc rước, cuộc rước đây chính là cộng đoàn tiến lên rước lễ. Bài ca này diễn tả sự đồng tâm hiệp nhất thiêng liêng giữa những người rước Chúa, họ hân hoan tiến lên bàn thánh để rước Mình Thánh Chúa. Vì thế Giáo Hội yêu cầu mỗi khi cộng đoàn rước lễ thì nên có các bài hát đi kèm, có thể là những bài ca ngợi, chúc tụng thông dụng mà mọi người đều có thể hát, hoặc có thể là bài hát do ca đoàn đảm nhận.
- Bài ca sau khi rước lễ: bài ca này thực ra không bắt buộc vì cộng đoàn có thể giữ thinh lặng sau khi rước lễ để cầu nguyện, thờ lạy, chúc tụng Chúa Giêsu Thánh Thể. Nếu người ta hát vào lúc này thì đó chỉ là một cách chọn lựa trong hai cách được Giáo Hội đề nghị: thinh lặng hoặc hát. Vì vậy nếu hát sau khi rước lễ nên chọn các Thánh Vịnh mang tính ngợi khen, chúc tụng hay các bài ca giúp cầu nguyện, suy niệm… Thực vậy bài ca sau khi rước lễ không quan trọng như bài ca đang khi rước lễ, và người ta có thể bỏ để giữ thinh lặng cầu nguyện.
- Thế nhưng trong thực tế có nhiều nhà thờ lại làm ngược lại: người ta không hát lúc đang rước lễ, nhưng hát rất dài sau khi rước lễ; các bài ca này có vẻ trình diễn một tác phẩm nghệ thuật để giáo dân thưởng lãm, hơn là bài ca cầu nguyện và suy niệm. Đôi khi người ta lại chọn các bài hát theo chủ đề thánh lễ để hát vào lúc này: ví dụ: tình cha mẹ, ngày thành hôn, ngày cầu hồn, thánh bổn mạng… Đây là một lệch lạc trong cách chọn bài hát, bởi vì đối tượng của bài ca sau khi rước lễ là Bí Tích Thánh Thể chứ không phải bất cứ ai cho dù là Đức Mẹ, các thánh hay một dịp kỷ niệm nào đó.

4. Ca kết thúc
Trong số các bài hát được sử dụng khi cử hành thánh lễ thì bài ca kết thúc được phép chọn lựa khá rộng rãi; người ta có thể hát các bài ca này theo chủ đề ngày lễ hay mùa phụng vụ như: tình cha mẹ, mừng thánh bổn mạng… vào lúc kết lễ. Hay chỉ đơn giản là diễn tả niềm vui hân hoan khi tham dự thánh lễ và sẽ đem niềm vui đó để chia sẻ cho mọi người. Lời chúc và cũng là lời mời gọi của linh mục: “Lễ xong, chúc ACE ra đi bình an” nhắc nhở chúng ta hãy ra đi để thực thi sứ mạng ngôn sứ của mình là đem Tin mừng đến cho muôn dân, nên ngoài những dịp có tính chất riêng như đã kể trên, thì khi chọn bài hát phải diễn tả được ý nghĩa sâu xa đó.
Last Edit: 11 years 5 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

Re: Việc hát các bài ca tụng Đức Mẹ trong thánh lễ 11 years 5 months ago #43964


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
BÀI LIÊN QUAN
(Phụng vụ - Đàn hát trong nhà thờ)
tcvphaolo.net/index.php?option=com_kunena&func=view&catid=22&id=3677&Itemid=109
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 11 years 5 months ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.

Re: Việc hát các bài ca tụng Đức Mẹ trong thánh lễ 11 years 5 months ago #43963


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
:musicband :boat :search :musicband

NHỮNG ĐIỀU NÊN CHĂNG TRONG VIỆC ĐÀN HÁT

Gần đây một độc giả HLMC từ miền cao nguyên về thành phố có ghé thăm văn phòng Ban Thánh Nhạc. Độc giả này cho biết một vài suy nghĩ và cảm giác của mình về việc hát xướng trong các nhà thờ mà độc giả ấy đã có dịp vãng lai. Đại khái độc giả ấy lấy làm tiếc là mỗi nhà thờ hát một kiều, mỗi nơi hát một lối không có gì là thống nhất khiến người nghe không cảm nhận được rằng ca hát ở nhà thờ là công việc hệ trọng, vì liên quan đến chức năng của thánh nhạc làtôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu. Độc giả ấy ngỏ ý muốn BTN có một bài minh định đường lối và lời dạy của Hội thánh về vấn đề này.

Thực ra từ hơn sáu năm qua, rải rác trên các số báo HLMC đã có những bài và tài liệu nói về vấn đề này, nhưng có mấy ai chịu xem, chịu đọc chịu nghe đâu, thành ra nói mãi cũng vô ích và nhàm chán mà thôi. Nhưng nhớ lời thánh Phao-lô khuyên nhủ môn đệ Ti-mô-thê là gặp thời thuận tiện cũng như không thuận tiện, cứ kiên trì rao giảng (2 Tm 4, 2) và nhân sự gợi ý của độc giả miền cao nguyên, BTN xin viết lại những điều đã nói đã viết ở nơi này nơi khác lên đây một lần nữa vậy.

Trước hết, ca hát trong nhà thờ, nhất là trong thánh lễ là điều quan trọng và cần thiết đáng mọi người lưu tâm và đem ra thực hành, vì, “Thật không có gì tưng bừng và vui vẻ hơn trong một buổi cử hành phụng vụ mà toàn thể cộng đoàn biểu lộ đức tin và lòng đạo đức của mình ra bằng lời ca tiếng hát. Bởi vậy sự tham gia linh động của toàn thể giáo dân bằng lời ca tiếng hát phải được triển khai kỹ lưỡng.” (Huấn thị về Âm nhạc trong Phụng vụ năm 1967 số 16)

Như thế đã rõ là cần hát và nên hát những khi cử hành phụng vụ. Nhưng không phải hát bất cứ cách nào, bất cứ bài nào và bất cứ lúc nào mà phải theo kỷ cương Hội thánh đã qui định, dựa vào kinh nghiệm ngàn đời qua các tài liệu, thông tư, văn kiện, huấn thị, thông điệp về thánh nhạc và nhạc trong phụng vụ. Dưới đây là tóm tắt những thể thức và qui định. Đối với các lối thực hành hiện nay trong nhiều nhà thờ từ Nam chí Bắc thì đây là những điều xem ra như hạn chế và bó buộc. Mà quả thực là như thế, vì theo qui luật hiện hành về thánh nhạc, hầu hết các ca đoàn chúng ta đều đi ra ngoài luật lệ, hát xướng tùy tiện theo ý mình, chẳng theo kỷ luât nào hết.

1.Về nội dung các bài hát, bài đàn:

1.1. Không được đàn hát các bài đời trong thánh lễ (dù là bài dân ca đặt lời đạo cũng vậy). Không được đàn hát các bài mà khi sáng tác, tác giả không có ý để dùng trong Nghi lễ Phụng vụ ;

1.2. không được hát những bài có nội dung trái với giáo lý công giáo, hoặc hàm hồ đa nghĩa không giúp ích gì cho tín hữu -- Chỉ được sử dụng trong phụng vụ những bài Giáo quyền đã chuẩn nhận (Thông cáo số 1/94 về Thánh nhạc của ban Thánh Nhạc thuộc HDGMVN số 2a)

1.3 Không được hát các bài kính Đức Mẹ cũng như các thánh trong thánh lể nhưng được hát trước hay sau lễ.

. Trong lễ kính Dức Mẹ và các thánh không được hát những bài ca tụng Đức Mẹ thay thế đáp ca, ca dâng lễ hoặc ca hiệp lễ. Có thể hát những bài này lúc nhập lễ và kết lễ.

. Trong lễ hôn phối hay kỷ niệm hôn phối, không được hát những bài có nội dung thuần túy ca tụng tình yêu vợ chồng trong phần hiệp lễ (hiệp lễ phải hát về Chúa)

. Trong lẻ an áng lễ giỗ?, không được hát những bài có nội dung ca tụng công đức hoặc nhớ ơn người quá cố trong phần hiệp lễ.

1.4. Thánh vịnh đáp ca là lời Chúa được tín hữu dùng để suy niệm và đáp lại Lời Chúa vừa nghe trong các bài đọc trước đó. Vậy phải dùng các thánh vịnh phù hợp với từng bài đọc, hoặc từng lễ, từng mùa, không được tùy tiện hát bất cứ bài đạo nào, cho dù đó là bài lấy cảm hứng từ cùng một thánh vịnh (x. TC 3/94-BTN-HDGMVN về Hướng dẫn sáng tác và sử dụng các bài hát trong thánh lễ s.4b)

2. Về cách đàn hát

Huấn thị “Để thi hành Hiến chế Phụng vụ” năm 1970 số 3 qui định : “Các bản thánh ca phải phù hợp với vẻ tôn nghiêm của nơi thánh và việc phụng tự, chẳng những trong lời ca, mà cả trong âm hưởng, nhịp điệu và cách sử dụng các nhạc cụ nữa.” (x.TC. 41/87 s. II. 3b)

2.1. Ca đoàn và nhất là các ca viên lĩnh xướng phải tránh lối hát rập khuôn theo các ban nhạc và ca sĩ đời. Phải làm cho việc cử hành các mầu nhiệm thánh thêm rực rỡ vui tươi và đượm nhuần bầu khí thiêng liêng” (Huấn từ về Hát thánh ca trong nhà thờ của ĐGH Phao-lô VI năm 1970). Ngay khi bày tỏ niềm vui thì phụng vụ cũng đã phần nào nghi thức hóa niềm vui đó. Niềm vui ấy không còn là niềm vui bộc phát trong đời thường, nhưng bình dị hơn, trang nghiêm hơn, thích hợp với cộng đồng hơn. Cũng vì thế mà Hội thánh cấm sử dụng các điệu nhạc Jazz trong phụng vụ. (x. TC 2/94 BTN HDGMVN số 3b)

2.2. Các nhạc công không bao giờ được đệm đàn lấn tiếng hát. Không được dùng các “nút điệu” của đàn điện tử để đệm các bài hát ở nhà thờ. Phải lựa chọn các nút âm thanh thích hợp với tiếng hát phụng vụ như Strings, Pipe Organ, Church organ, Flute? và tránh dùng những âm thanh ầm ĩ náo động. Những âm này sẽ gây chia trí hơn là giúp cầu nguyện. (x. TC 1/94 BTN HDGMVN) Ngoài ra cũng không nên lạm dụng đàn dương cầm, vì đàn này thích hợp cho việc trải dấu và diễn tấu nhịp điệu hơn là đệm nhẹ cho tiếng hát. Thường những người chơi đàn piano ở nhà thờ hay lợi dụng để biểu diễn tài nghệ cá nhân, nhất là khi người ấy lại xuất thân từ nhạc viện . Tuy nhiên nói như vậy không phải là có ý loại đàn piano ra khỏi nhà thờ mà chỉ uốn nói đệm đàn piano cho đúng cung cách mà thôi.

2.3. Khi sử dụng các nhạc khí như organ điện tử, guitare, dàn trống,. dàn kèn, dàn nhạc hòa tấu? không được dùng các điệu Jazz và các điệu phát xuất từ đó để đệm cho người hát khi cử hành phụng vụ, vì hầu hết các điệu này có tích kích động, huyên náo nên hợp với các sinh hoạt khác mà không hợp hay ít hợp cũng như không xứng với nơi thánh. (x. TC 1/94 BTN HDGMVN số II.4) Khi sử dụng các nhạc khí nên có bản phối khí. không nên chơi theo ngẫu hứng .

3. Về thành phần tham gia ca hát

Qui chế Tổng quát sách lễ Ro-ma năm 2000 số 40b hướng dẫn :” Khi chọn lựa những phần để hát thực sự thì hãy dành ưu tiên cho những phần quan trọng hơn, nhất là những phần do vị tư tế hay độc viên hát, cộng đồng đáp, hoặc những phần mà cả vị tư tế và cộng đồng cùng hát.” (Huấn thị ANTPV năm 1967 số 7.16)

3.1. Chính linh mục phải khởi xướng việc ca hát bằng cách hát (hoặc cùng lắm thì đọc rõ ràng, lớn tiếng, khoan thai theo các cung sẵn có, nếu chưa có được các cung giọng hát mới phù hợp) những phần đối đáp với giáo dân nhất là phần kinh Tạ ơn?

3.2 Các linh mục cử hành phải tạo mọi điều kiện cho cộng đoàn dân Chúa tham gia tích cực vào việc ca hát, từ đối đáp tung hô đến bộ lễ và tham gia cả vào phần hát ca Nhập lễ. Đáp ca, Ha-lê-lu-ia, Ca Dâng lễ, ca Hiệp lễ, ca Tạ lễ ? Có thể bắt đầu bằng ca Nhập lễ, Đáp ca và Ha-le-lu-ia rồi từ từ tăng thêm.

3.3. Ca đoàn đóng vai trò cần thiết để yểm trợ tiếng hát của cộng đoàn và hát những câu riêng hoặc loại bài mà cộng đoàn không hát được, như Huấn thị nói : “Nơi nào thiếu phương tiện để thành lập một ca đoàn nhỏ bé thì phải liệu cho có ít nhất một hai ca xướng viên (cantor) được huấn luyện vừa đủ. Ca xướng viên đó phải có thể xướng lên môt hai bài đơn giản cho các tín hữu tham gìa, đồng thời cũng phải biết điều khiển và yểm trợ cho các tín hữu hát nữa.” (ANTPV số 21)

Ngoài những điều căn bản này ra, sự hướng dẫn và can thiệp của cha xứ trong việc đàn hát ở nhà thờ là rất quan trọng.

Nhà thờ hát có kỷ cương và đúng tinh thần của Hội thánh hay không là do cha sở đôn đốc, huấn luyện và hướng dẫn.Làm công việc này thiết tưởng cũng không đến nỗi phải đầu tư nhiều công sức lắm. Chỉ thị và tài liệu về Thánh nhac của Hội thánh đã có sẵn trong các số HLMC từ đầu cho đến bây giờ. Các vị chỉ cần xem trong đó rồi mang ra áp dụng. Chính các vị phải trực tiếp chỉ bảo. Không cần phải biết hát hay hát hay, mà chỉ cần biết luật. Mà luật thì đã có sẵn, chỉ phải nhắc bảo và mang ra áp dụng. Kỷ cương, trật tự, nghệ thuật trong việc đàn hát ở nhà thờ một phần lớn là do cha sở. Cha sở không lưu tâm lại khoán trắng cho ca trưởng hay mặc cho ca đoàn muốn xoay xở thế nào tùy ý thì cũng hết ý và mọi sự trong vấn đề đàn hát ở nhà thờ muôn đời sẽ như hiện nay mà thôi.


Lm. Đỗ Xuân Quế
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
The administrator has disabled public write access.

Re: Việc hát các bài ca tụng Đức Mẹ trong thánh lễ 11 years 5 months ago #43962


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Cám ơn NS.CTH gợi ý về thánh nhạc.
Xin gửi thêm bài để quý vị tham khảo
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Xuân-Dung

Việc hát các bài ca tụng Đức Mẹ trong thánh lễ 11 years 5 months ago #43961

Hiện nay các bài hát về Đức Mẹ đều không được hát trong phần hiệp lễ, vì phần hiệp lễ là để mọi người cùng hiệp thông cùng Chúa Giê-su sau khi rước Mình Thánh Chúa.
Tuy nhiên, Đức Mẹ được tôn vinh là Mẹ Thiên Chúa, là Đền Thờ để Ngôi Hai Thiên Chúa ngự trị. Đức Mẹ cũng được gọi là Mẹ Giáo Hội. Đối với mọi người, nhất là người Việt Nam, từ lâu đã có một lòng sùng kính với Đức Mẹ, thường cầu xin với Chúa thông qua Đức Mẹ. Như vậy có nên cho phép, sau khi hát ca cảm tạ Chúa trong phần hiệp lễ, được hát thêm một bài về Đức Mẹ không?
Có lẽ vì sự giới hạn trên, nên từ lâu nay, các bài hát lớn (bài hát nhiều bè, trang trong, v.v...) về Đức Mẹ ít được các nhạc sĩ quan tâm sáng tác chăng - Thánh ca về Đức Mẹ sử dụng trong thánh lễ có thể sẽ dần mai một dẫn tới sự suy giảm về việc tôn sùng Đức Mẹ.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: DuySa (MVN), Xuân-Dung, Đỗ Thanh
  • Page:
  • 1
  • 2


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012