Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1
  • 2

TOPIC: CÁC NGÀY LỄ CỦA MẸ TRONG PHỤNG VỤ

Re: CÁC NGÀY LỄ CỦA MẸ TRONG PHỤNG VỤ 12 years 2 weeks ago #3323


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
8 tháng 12
LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
Immac_Concept_05.jpg


I. TIẾN TRÌNH TÍN ĐIỀU MẸ VÔ NHIỄM THAI

Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội từ thuở đầu thai, nói tắt là "Đức Mẹ vô nhiễm thai". "Thai" nói đầy đủ là "thụ thai" (conception). Thụ thai phân biệt ra thụ thai chủ động (active conception) là việc người mẹ hoài thai đứa con, và thụ thai thụ động (passive conception) là việc người con được thụ thai. Do đó, khi nói đến Immaculate Conception là không phải nói đến Thánh Anna thụ thai Đức Trinh Nữ Maria, hay là Đức Trinh Nữ Maria thụ thai Chúa Giêsu, nhưng là nói đến Đức Trinh Nữ Maria "được thụ thai, hay là được dựng thai, hoặc là đầu thai" trong lòng Thánh Anna. Cũng có khi người ta chỉ nói "Đức Mẹ Vô nhiễm" thì hiểu là "Đức Mẹ Vô nhiễm từ thuở đầu thai" hay là "Đức Mẹ đầu thai vô nhiễm" hoặc là "Đức Mẹ Vô nhiễm thai".

Vấn đề "Đức Mẹ Vô nhiễm thai" thoạt tiên là một hạt giống được giấu ẩn trong kho mạc khải Thánh kinh và Thánh truyền, rồi trải qua niềm tin của Giáo hội biến thành Nụ Tín lý. Nhưng Nụ Tín lý trải qua nhiều chông gai, nhiều sương tuyết lạnh lùng, nhờ sự diễn giải của các Thánh Giáo phụ, các nhà thần học và sự phán quyết của Thẩm quyền Giáo hội mới nở tươi thành Tín điều.

Xét về phương diện tiến triển, Tín điều "Đức Mẹ Vô nhiễm thai" đã trải qua một tiến trình rất phức tạp, nhưng được giản lược qua 3 giai đoạn: giai đoạn trầm lặng, giai đoạn tranh luận, và giai đoạn xác nhận.

A. Giai đoạn trầm lặng từ thế kỷ I đến thế kỷ XI

Thánh kinh chỉ có kiểu nói mặc nhiên ẩn tàng về vấn đề Vô nhiễm, nên trong những thế kỷ đầu, Giáo hội chưa khám phá ra. Tuy nhiên, từ thời các Thánh Tông đồ qua thời các Thánh Giáo phụ trong những thế kỷ đầu, một ít tia sáng "Vô nhiễm" đã loé lên, nhưng chỉ trong phạm vi cá nhân. Năm 416 Công đồng Carthage và Công đồng Mileviô ở Bắc Phi lên án Pelagiô và Coelestiô chối tội nguyên tổ, mà không đề cập gì đến trường hợp của Đức Mẹ. Năm 431 Công đồng Êphêsô ở Tiểu Á cùng với Thánh Cyrillô Alexanđria luận phi bè rối Nestoriô, để tuyên tín Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Từ đó, lòng sùng kính Đức Mẹ dâng lên cao và tràn lan ra xa rộng. Giáo hội cũng chỉ xác nhận sự trinh trong tuyệt đối của Mẹ. Khi người ta bàn luận về vấn đề tội lỗi, Thánh Augustinô không muốn liên tưởng đến Đức Mẹ. Tư tưởng tiêu cực này đã nên như qui luật cho các Giáo phụ thời đó. Bên Đông phương, người ta nồng nhiệt sùng kính phúc vinh quang Mẹ Thiên Chúa, mà không xác định rõ. Đến thế kỷ VII, bốn vị Giáo hoàng: Đức Honoriô I, Đức Thánh Martinô I, Đức Thánh Agathô, và Đức Thánh Lêô II làm loé lên một vài tia sáng nhưng vẫn ở trong phạm vi hạn hẹp.

B. Giai đoạn tranh luận từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV

Thế kỷ XII, nhà thần học Eadmer sử gia của Thánh Anselmô tại Canturbury (Anh) viết cuốn "Yếu luận về sự đầu thai thánh thiện của Đức Maria" để minh xác ý nghĩa đặc ân làm nền tảng cho Tín lý Vô nhiễm. Eadmer lý luận sâu sắc về việc Mẹ được đặc ân Vô nhiễm với ba lời có tính cách Cách ngôn: Potuit, Decuit, Fecit, nghĩa là Thiên Chúa có thể làm; nếu Người muốn thì Người đã làm. Cũng thời đó, văn sĩ Osbertô Clare đầu tiên vận động truyền bá giáo thuyết này. Đông phương đã mừng lễ Mẹ đầu thai từ thế kỷ VII, nhưng Tây phương mừng lễ này thế kỷ XII. Dẫu thế, một bức màn đen vẫn trùm phủ vấn đề Vô nhiễm, đến nỗi bốn vị Thánh tiến sĩ Bênađô, Albertô, Bônaventura, Tôma, và hai nhà thần học nổi danh Rupertô và Alexanđrô Halès cho rằng Đức Mẹ cũng mắc luật lưu truyền nguyên tội như mọi người dòng dõi Ađam. Thánh Tôma chỉ nói Đức Maria được thánh hoá trong lòng mẹ. Về sau, các ngài mới bỏ tư kiến để thuận theo sự phán quyết của các Đức Giáo hoàng và niềm tin của Giáo hội.

Hai luồng tư tưởng nghịch và thuận vấn đề Vô nhiễm lan tràn sâu rộng gây nên một cuộc tranh luận sôi nổi giữa hai trường phái Tôma và Scôtô tại Avignon (Pháp) năm 1325. Phe thuận là trường phái Scôtô có luận cứ vững mạnh, nên được Đức Gioan XXII tán thành, và được Đại học Paris yểm trợ. Năm 1346 tại phân khoa Thần học Đại học này, không ai được đậu cử nhân, tiến sĩ, nếu không tuyên thệ phải ủng hộ giáo thuyết Vô nhiễm. Sau này hai Đại học Cologne và Mayence noi gương Đại học Paris cũng có qui chế như thế. Còn một cuộc tranh luận khác không kém gay go về vấn đề Vô nhiễm. Phe chống gây ảnh hưởng sâu rộng nhất là miền Bắc Ý, nhưng sau cũng thuận theo, nhờ thái độ cương quyết của Đức Sixtô IV.

C. Giai đoạn xác nhận từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XIX

Năm 1377 cuộc Đức Mẹ mạc khải với Thánh Brigitta được Đức Grêgôriô XI thẩm tra và xác nhận là chân thật. Đức Mẹ nói với Thánh Brigitta: "Đúng sự thật là Mẹ đầu thai vô nhiễm. Hỡi ái nữ của Mẹ. Con hãy tin và thấy rằng những ai tin và tuyên xưng Mẹ đã được gìn giữ khỏi vết nhơ tội tổ là họ nghĩ đúng. Ai nghĩ ngược lại là sai, nhất là họ nghĩ càn giỡ". Năm 1431, Công đồng Basel (Thụy sĩ), công bố một sắc lệnh như sau: "Chúng tôi xác định và tuyên ngôn rằng Đức Trinh Nữ Maria, do đặc ân Thiên Chúa giữ gìn, không bao giờ nhiễm lây vết nhơ nguyên tội, nhưng luôn luôn thánh thiện và vô nhiễm".

Đức Sixtô IV là vị Giáo hoàng đầu tiên minh nhiên xác định vấn đề Vô nhiễm bằng cách ban hành mười sáu Hiến chế về Mẹ Maria Vô nhiễm. Trong số đó, mười hai Hiến chế ban ân xá, bốn Hiến chế thiết lập và củng cố lễ Mẹ Vô nhiễm trong khắp Giáo hội.

Năm 1545, Công đồng Trentô do Đức Phaolô III triệu tập, công bố sắc lệnh có ba khoản nói về Mẹ Vô nhiễm:

1. Đức Maria được miễn trừ khỏi luật chung của Nguyên tội.

2. Đức Maria được gọi là Vô nhiễm. Ý nghĩa danh từ này phải được xác định là khỏi mọi vết nhơ, mà vết nhơ là Nguyên tội. Do đó, gọi Mẹ là Vô nhiễm vì Mẹ đầu thai vô nhiễm nguyên tội.

3. Các Hiến chế của Đức Sixtô IV phải được tôn trọng.
Năm 1567 Đức Thánh Piô V ban hành ba văn kiện về Mẹ Vô nhiễm. Văn kiện thứ nhất luận phi những lầm lạc của Baius cho rằng tin Đức Mẹ vô nhiễm thai là rối đạo.

Đức Clêmentê VIII ca ngợi, khích lệ và cho phát hành cuốn giáo lý do Thánh Bellarminô soạn, trong đó có câu:

H. Đầy ơn phúc nghĩa là gì?

T. Đức Mẹ đầy ơn phúc, vì Người không hề mang vết nhơ tội lỗi, dù là Nguyên tội hay hiện tội, tội trọng hay tội hèn.

Đức Grêgôriô XV ban hành sắc lệnh có một điều đáng chú ý:

Những ai phủ nhận Đức Mẹ Vô nhiễm phải tuyệt đối im lặng, vì sinh gương mù và chia rẽ giữa Giáo hội. Mẹ Maria đầu thai mà mắc tội là điều xúc phạm đến niềm tin của tín hữu. Tuy nhiên, được giữ tư kiến cho mình, vì vấn đề chưa được chính thức xác định.

Đức Alexanđrô VII là vị Giáo hoàng quan trọng thứ nhì sau Đức Piô IX trong việc định tín Mẹ Vô nhiễm. Trọng sắc "Sollicitudo Omnium Ecclesianum" của ngài có ba điều quan trọng:

1. Niềm tin Mẹ Maria Vô nhiễm là quan điểm đạo đức (Pia sententia).

2. Sự đầu thai nói về Mẹ Maria có nghĩa là Vô nhiễm.

3. Ngài giải thích các sắc lệnh của các vị tiền nhiệm xác nhận Mẹ Vô nhiễm.

Năm 1830, Đức Mẹ hiện ra ban cho Thánh Catarina Labouré tại Paris lời nguyện vắn tắt: "Lạy Mẹ Maria Vô nhiễm nguyên tội, xin cầu cho chúng con là kẻ tội lỗi chạy đến cùng Mẹ".

Đức Grêgôriô XVI, vị tiền nhiệm của Đức Piô IX, đã dọn đường rất gần để tiến tới việc định tín. Ngài ban phép cho 133 giáo phận và hội dòng thêm vào kinh cầu Đức Bà câu: "Nữ Vương chẳng hề mắc tội tổ tông, cầu cho chúng con". Sau này Đức Piô IX mới ấn định câu này trong kinh cầu Đức Bà cho khắp Giáo hội. Lòng sùng kính Mẹ Vô nhiễm đặc biệt của ngài ảnh hưởng sâu rộng trong Giáo hội. Từ năm 1840 đến 1844 có 86 đơn thỉnh nguyện xin định tín của các Hồng y, Giám mục nước Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Đức, và Trung Hoa, và năm 1849 thêm các đơn thỉnh nguyện của Công đồng Baltimore, Hoa kỳ.

Đức Piô IX đã được Thiên Chúa tuyển chọn để định tín Mẹ Vô nhiễm thai, nên lịch sử gọi ngài là Giáo hoàng của Mẹ Vô nhiễm. Từ năm 1846 đến 1849 có thêm 130 đơn thỉnh nguyện, nên ngài quyết tâm tiến hành:

Ngày 1-6-1848 ngài triệu tập Hội đồng Tư vấn gồm các nhà thần học nổi danh, với sứ mệnh thẩm xét vấn đề. Hội đồng Tư vấn biểu quyết tâu xin định tín.

Ngày 22-12-1848 một Hội đồng Tiền chuẩn bị gồm tám Hồng y và năm cố vấn họp tại Naples dưới quyền chủ toạ của Đức Hồng y Lambruschini. Hội đồng tâu xin Đức Thánh Cha gửi một thông điệp cho các Giám mục xin cầu nguyện và hỏi ý kiến.

Ngày 2-2-1849 Đức Thánh Cha liền ban hành Thông điệp "Ubi Primum". Ngài nhận được 603 thư hồi âm tâu xin định tín hoặc xin tùy sự quyết định của Đức Thánh Cha. Với đủ yếu tố trong tay, Đức Piô IX họp Cơ mật viện gồm các Hồng y để quyết định lần cuối cùng và ngài viết Thông điệp "Ineffabilis Deus".

D. Tuyên tín

Ngày 8-12-1854, tại đại đền Thánh Phêrô, trước mặt 54 Hồng y, 42 Tổng Giám mục, 92 Giám mục, 300 các viên chức sắc gồm cả ngoại giao đoàn, cùng với chừng 50,000 linh mục, tu sĩ, và giáo dân từ nhiều quốc gia, Đức Piô IX trịnh trọng tuyên bố thông điệp bất hủ "Ineffabilis Deus", và với một giọng cương quyết oai nghiêm, ngài tuyên tín: "Do uy quyền của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, của hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, và của riêng Ta, Ta xác nhận, tuyên ngôn và định tín rằng: Rất Thánh Trinh Nữ Maria từ phút đầu thai đã được gìn giữ Vô nhiễm khỏi mọi vết nhơ nguyên tội, do đặc ân của Thiên Chúa toàn năng, nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu chuộc nhân thế. Tín lý này đã được Thiên Chúa mạc khải. Do vậy, tất cả mọi tín hữu phải tin kiên vững".

Đức Thánh Cha vừa dứt lời, tức thì bài thánh ca "Te Deum" cùng với âm nhạc và tiếng chuông đại đền thánh Phêrô vang lên trầm hùng, biểu lộ niềm phấn khởi hân hoan từ ngàn vạn con tim dào dạt sung sướng trước bước vinh quang của Mẹ Vô nhiễm. Đồng thời, bên ngoài, từng loạt đại bác tại lâu đài Thiên thần nổ vang trời, nhịp với chuông tất cả các đền thờ thành Rôma đổ hồi ngân vang reo mừng Mẹ. Các lâu đài, dinh thự và tất cả các tư gia đều kéo cờ tưng bừng, và đêm đến thì trưng đèn rực sáng để ghi dấu một biến cố vinh quang cho Mẹ Vô nhiễm và vẻ vang cho toàn thể Giáo hội.

Sau bốn năm, năm 1858, Đức Mẹ hiện ra với Thánh Bernađetta tại Lộ Đức nước Pháp. Mẹ xưng mình "Ta là Đấng Vô nhiễm thai" để xác nhận điều tuyên tín của Đức Piô IX.

Năm 1846 công đồng giáo tỉnh Baltimore cung hiến Giáo hội Hoa Kỳ cho Đức Mẹ Vô nhiễm. Và đền thánh Mẹ Vô nhiễm bổn mạng toàn quốc đã được xây cất tại Washington, D.C. Tại Việt Nam, từ năm 1855 đến năm 1862 dưới triều vua Tự Đức, việc cấm đạo khủng khiếp ác liệt hơn hết. Riêng giáo phận Bùi Chu và Hải Phòng đã có trên 2,000 người chết vì đạo. Bởi vậy, các thừa sai Tây Ban Nha tại Giáo phận Bùi Chu khấn dâng giáo phận cho Đức Mẹ Vô nhiễm và khấn hứa Đức Mẹ ban ơn bình an, giáo phận sẽ dâng kính Đức Mẹ một đền thờ rộng lớn. Quả thật đến năm 1888, phong trào cấm đạo chấm dứt. Nhưng mãi đến năm 1916 Giáo phận Bùi Chu mới khởi công kiến thiết đền thờ Đức Mẹ Vô nhiễm đồ sộ nguy nga kiểu Gothic bậc nhất Đông Dương tại Phú Nhai gần Bùi Chu, tới năm 1923 mới khánh thành, năm 1929 bị bão đổ, và năm 1933 được trùng tu uy hùng cho tới ngày nay.

Trải qua nhiều khó khăn sau bao thế kỷ, và nhờ ánh sáng của Chúa Thánh Linh qua Thánh kinh và Thánh truyền, Giáo hội đã đính thêm viên bích ngọc "Vô nhiễm" sáng chói trên vương miện Thiên Mẫu của Mẹ Maria. Chúng ta hãy vui mừng cảm tạ Chúa và Giáo hội, cách riêng Đức Sixtô IV và Đức Piô IX. Với hết tình ngoan thảo, chúng ta hãy hoan hỉ ca mừng chúc tụng Mẹ Vô nhiễm, đặc biệt trong dịp lễ tôn vinh Người.

II. LỊCH SỬ PHỤNG VỤ

Đông phương đã mừng lễ Mẹ Vô nhiễm từ thế kỷ VII. Bên Tây phương, Osbertô Clare, một văn sĩ và thi sĩ người Anh, tiên phong vận động mừng lễ Mẹ Vô nhiễm tại Anh hồi thế kỷ XII. Từ Anh lễ này lan nhanh sang Normandie và toàn nước Pháp rồi sang Ý. Năm 1215 các giáo phận nước Pháp được Đức Innocentê III ban phép đầu tiên mừng lễ Mẹ đầu thai. Quãng năm 1241 hay 1242, vì lý do chính trị do Vua Philippe II nước Pháp, Đức Bonifaciô VIII dời giáo triều xuống thành Anagni là nguyên quán của ngài và mừng lễ Mẹ đầu thai tại nhà thờ chính toà. Năm 1263, Đại Công hội Dòng Phanxicô tại Pise (Ý) ấn định mừng lễ này trong toàn dòng. Đến đời Đức Clêmentê V, vì ảnh hưởng của Vua Philippe II, ngài đặt giáo đô tại Avignon (Pháp). Cả giáo triều mừng lễ Mẹ đầu thai ngày mồng 8 tháng 12 tại nhà thờ Dòng Carmelô. Từ đây, hằng năm giáo triều mừng lễ Mẹ đầu thai và tiếp tục khi trở về Rôma, các Đức Giáo hoàng cũng đích thân tham dự. Năm 1385, sử gia Bellemer và mấy năm sau sử gia Francis Martin còn thấy Đức Giáo hoàng, các Hồng y, Giám mục mừng lễ Mẹ đầu thai tại nguyện đường trong điện Vaticanô.

Thời đó lễ Mẹ đầu thai chỉ có ý nghĩa suông là Đức Mẹ đầu thai thánh thiện trong lòng Bà Thánh Anna. Vấn đề Vô nhiễm chưa được đưa ra khảo sát, và Toà thánh cũng chưa xét đến điểm tín lý.

Năm 1325 tại Avignon, Đức Gioan XXII chứng giám cuộc tranh luận sôi nổi giữa các linh mục Dòng Phanxicô và Dòng Đaminh về vấn đề Vô nhiễm. Chung cuộc, ngài tuyên bố luận cứ bên Phanxicô đáo lý hơn và có ưu thế hơn, nên ngài truyền dạy mừng lễ Mẹ đầu thai rất trọng thể tại nguyện đường của ngài, nhưng ngài không xác định vấn đề Vô nhiễm. Công đầu tiên thiết lập lễ Mẹ Vô nhiễm là Đức Sixtô IV, một tu sĩ Phanxicô. Năm 1476, ngài dạy Lêonardô Nogarolis soạn kinh lễ với tuần tám. Ngày 27-2-1477, ngài ban hành Trọng sắc "Cum prae-celsa" long trọng thiết lập lễ Đức Mẹ Vô nhiễm. Ngày 4-10-1480, Đức Thánh Cha ban hành Đoản sắc "Libenter" chuẩn nhận Giờ kinh và Bài lễ Mẹ Vô nhiễm do cha Bernadino de Bustis, OFM, soạn thảo.

Năm 1482 và 1483 nổi lên những phản ứng tại miền Lombardy, Bắc Ý, tuyên truyền rằng tin và chủ trương Đức Mẹ Vô nhiễm thai là rối đạo, Đức Sixtô IV ban hành thêm hai Tiền và Hậu đoản sắc "Grave nimis" để chặn đứng luồng tư tưởng lầm lạc đó.

Đức Lêô X tán thành và xác nhận những văn kiện của Đức Sixtô IV. Với Trọng sắc "Sacrosanctae", ngài truyền dạy nước Balan mừng lễ Mẹ đầu thai như ở Rôma, và ban phép Giáo hội Tây Ban Nha tổ chức lễ Mẹ Vô nhiễm nửa đêm ngày 8 tháng 12. Đức Thánh Piô V truyền dạy toàn thể Giáo hội mừng lễ Mẹ đầu thai. Giờ kinh ngày lễ thì lấy giờ kinh lễ Sinh nhật Mẹ, và đặt chữ "Đầu thai" thay chữ "Sinh nhật". Riêng Dòng Phanxicô được dùng giờ kinh Bài lễ của Nogarolis đời Đức Sixtô IV.

Các Đức Giáo hoàng Sixtô V, Grêgôriô XV, Clêmentê IX, Bênêđictô XIV, Clêmentê XIII, Clêmentê XIV, Piô VI, và Đức Piô VII ban phép mừng lễ Mẹ Vô nhiễm cho từng quốc gia, từng giáo phận, từng dòng tu. Riêng Đức Grêgôriô XVI trong vòng mười năm ban phép cho 211 giáo phận và dòng tu mừng lễ Mẹ Vô nhiễm, và thêm danh từ "Vô nhiễm" vào kinh Tiền tụng lễ Mẹ đầu thai. Đức Clêmentê XI, với trọng sắc "Commissioni nobis" năm 1708 truyền dạy lễ Mẹ Vô nhiễm là lễ buộc trong khắp Giáo hội.

Đức Piô IX, ngày 30-9-1847, ngài ký sắc lệnh của Thánh bộ Lễ nghi ban phép đọc Giờ kinh và Bài lễ Mẹ Vô nhiễm cho chính ngày lễ và cả tuần tám, bắt đầu cho giáo phận Rôma và hai năm sau cho toàn thể Giáo hội. Năm 1863 là sau chín năm định tín Mẹ Vô nhiễm, ngài qui định Giờ kinh và Bài lễ Mẹ Vô nhiễm "Gaudens Gaudebo - Tôi sẽ hớn hở vui mừng" như ta thấy ngày nay.

III. Ý NGHĨA PHỤNG VỤ


Giáo hội đã tuyên tín Mẹ Maria đầu thai vô nhiễm và long trọng mừng lễ Mẹ Vô nhiễm để cảm tạ Chúa Ba Ngôi rất thánh đã tiền định tuyển chọn Mẹ với một đặc ân lạ lùng, chuẩn bị cho phẩm chức và sứ mạng của Mẹ, đồng thời để ngợi khen chúc tụng Mẹ cao sang hơn mọi bậc thần thánh và toàn thể loài người.

Giáo hội long trọng mừng lễ Mẹ Vô nhiễm với năm lý do thần học theo Thánh Tôma:

1. Nếu lúc nào đó mắc tội, Mẹ Maria không xứng đáng là Mẹ Thiên Chúa, vì "cha mẹ là sự hãnh diện của con" (xem Cn 17:6). Do đó, nếu Mẹ mắc nguyên tội, ánh vinh quang của Chúa bị lu mờ trước mặt các thần thánh.

2. Giữa Chúa Giêsu và Mẹ có một mối liên hệ chặt chẽ. Chúa và Mẹ cùng một vinh quang, nên Mẹ cần phải sạch mọi tội lỗi, nhất là nguyên tội.

3. "Cha đã cho con việc xử án" (Ga 5:22). Nếu Mẹ Maria sa phạm tội lỗi hoặc nguyên tội, thì theo đức Công bằng, Chúa phải xử án luận phạt Mẹ. Nhưng có lẽ nào Chúa để Mẹ sa phạm để đoán phạt Người!

4. Thánh Phaolô gọi thân xác chúng ta vì ô nhiễm nguyên tội là thân xác tội lỗi (Rm 6:6). Nếu Mẹ mắc nguyên tội, thân xác Mẹ sẽ là thân xác tội lỗi, thì làm sao xứng với thân xác Chúa Giêsu ngôi hiệp với bản tính Thiên Chúa?

5. Vẻ đẹp của Mẹ "mười phân vẹn mười" luôn luôn và mãi mãi đẹp. Mẹ đẹp từ lúc đầu thai và luôn mãi đẹp. Trước khi sinh ra, sau khi sinh ra, không một tuổi nào, không một lúc nào trong đời Mẹ, mà Mẹ không luôn luôn hoàn toàn đẹp đẽ.

IV. Ý NGHĨA LỜI CHÚA TRONG THÁNH LỄ

Bài đọc I: Sáng thế 3:9-15, 20


Đoạn văn này ám chỉ Mẹ Maria là Tân Evà. Các Thánh Giáo phụ từ Thánh Giustinô nhìn thấy trong thánh truyện Truyền tin sự phản ngược quá trình tội lỗi trong vườn địa đường. Bà Evà là mẹ chúng sinh, vì nghe mưu chước con Rắn hoả ngục đã lỗi phạm giới răn Thiên Chúa ăn trái cấm và trao cho ông Ađam cùng ăn. Tội phạm này đã làm cho ông bà phải khiếp sợ, xấu hổ, và nhận chìm toàn thể loài người xuống hố đoạ trầm. Trái lại, Đức Trinh Nữ Maria là Tân Evà cũng là Mẹ chúng sinh vì nghe theo Thiên sứ, xin vâng lời Thiên Chúa dấn thân vào sứ mạng Đồng công cùng với Chúa Cứu Thế cứu thoát loài người khỏi hố đoạ trầm mà được thăng tiến vinh phúc. Như vậy bà Evà đã bị con Rắn đánh thảm bại, thì Tân Evà đã đạp nát đầu Rắn, chiến thắng nó một cách vẻ vang, mà cuộc chiến thắng đầu tiên là được đặc ân Vô nhiễm.

Bài đọc II: Êphêsô 1:3-6, 11-12


Đầu thư này trình bày thánh lệnh muôn đời của Thiên Chúa là mầu nhiệm đã được giấu kín qua các thời đại, rồi được tỏ ra trong Chúa Kitô. Đức Gioan Phaolô II áp dụng tư tưởng này vào Mẹ Maria: "Mầu nhiệm Mẹ Maria chỉ được tỏ rõ trong mầu nhiệm Chúa Kitô" (RM, 4). Thiên Chúa đã tuyển chọn Mẹ từ muôn thuở để Mẹ nên thánh thiện và vô tì tích trước mặt Người. Cùng với Đức Gioan Phaolô II, chúng ta có thể thấy rằng ơn thánh đã làm cho toàn thể con người Mẹ Maria nên cao cả xinh đẹp phi thường (RM, 11).

Phúc âm: Luca 1:26-38


Bài Phúc âm này được tuyên đọc ngày lễ Mẹ Vô nhiễm, vì lời thiên sứ "kính chào Bà đầy ơn phước" tỏ ra rằng Đức Trinh Nữ Maria được dư tràn ơn phúc do đặc ân Vô nhiễm như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II giải thích: đầy ơn phúc nghĩa là Vô nhiễm (18-12-84). Lời thiên sứ quả quyết "Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ" chứng tỏ Trinh Nữ được đẹp lòng Thiên Chúa, được Thiên Chúa tuyển chọn vào một chức phẩm siêu việt và một sứ mạng cao cả. Trước một ơn thánh cao dầy do lòng Chúa yêu thương và trước một viễn tượng huy hoàng rực rỡ như thế, Trinh Nữ Maria càng hạ mình sâu thẳm, càng trung kiên với đức Đồng trinh, càng được đẹp lòng Thiên Chúa. Do vậy, Thiên Chúa đã thực hiện nơi Người mầu nhiệm Nhập thể Cứu chuộc.

Lm. Phero CMC - dongcong.net
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
Last Edit: 12 years 2 weeks ago by Văn Quyền.Vianney.
The administrator has disabled public write access.

Re: CÁC NGÀY LỄ CỦA MẸ TRONG PHỤNG VỤ 12 years 2 weeks ago #3322


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Ngày 21 tháng 11
LỄ ĐỨC MẸ DÂNG MÌNH
MeDangMinh.jpg


I. ĐỨC TRINH NỮ MARIA DÂNG MÌNH TRONG ĐỀN THỜ THEO THÁNH KINH, THÁNH TRUYỀN VÀ DÃ SỬ

A. Thánh kinh diễn tả

1. Cựu ước. Ngôn sứ Giacaria tiên tri: "Hãy nhiệt liệt nhảy mừng, hỡi thiếu nữ Sion!" (9:9). "Hãy reo lên, hãy vui mừng, hỡi nữ tử Sion!" (2:14). Và Sôphônia tiên báo: "Hãy reo lên, thiếu nữ Sion!" (3:14).

Theo một số nhà diễn giải Thánh Kinh, tư tưởng "vui mừng" trong những lời tiên tri trên đây trùng hợp với tư tưởng "vui lên" trong Thánh sử Luca 1:28: "Vào nơi Trinh Nữ Maria ở, thiên thần nói: "Vui lên! Hỡi Người đầy ơn phúc. Thiên Chúa ở cùng Người". Do đó, thiếu nữ Sion là hình ảnh Trinh Nữ Maria. Công Đồng Vaticanô II cũng gọi Người là Thiếu Nữ Sion với những lời đẹp đẽ sau đây: "Người (Đức Maria) trổi vượt trên các người nghèo khó và khiêm nhượng của Chúa, là những người tin tưởng hy vọng và lãnh nhận ơn Cứu rỗi nơi Chúa... Sau thời gian lâu dài trông đợi lời hứa được thực hiện, thời gian đã nên trọn và nhiệm cuộc mới được thiết lập với Người, người Thiếu Nữ Sion cao sang..." (LG, 55). Như vậy, Mẹ Maria bắt đầu tham dự vào nhiệm cuộc Cứu rỗi của Con Mẹ từ khi Mẹ dâng mình trọn vẹn cho Thiên Chúa trong Đền thờ rồi được chào mừng: "Vui lên! Hãy nhiệt liệt vui mừng!"

2. Tân ước.
Trong Thánh sử Matthêu 12:46-49: "Chúa Giêsu đang nói với dân chúng... có kẻ thưa Ngài rằng: Mẹ Thầy và anh em Thầy đứng ngoài tìm cách nói với Thầỵ. Đáp lại, Ngài bảo: 'Ai là Mẹ Ta và ai là anh em Ta?' Và giơ tay chỉ các môn đệ, Ngài nói: 'Này là Mẹ Ta và anh em Ta'". Chúa có ý nói rằng ai muốn làm môn đệ Ngài thì phải từ bỏ mối liên hệ gia đình để thuộc trọn về Thiên Chúa, nhất là từ khi còn nhỏ. Như vậy đối với Trinh Nữ Maria, lý tưởng thuộc trọn về Chúa là tuyệt đối và là thực tại sâu xa nhất của đời sống Người. Và Mẹ bắt đầu sống lý tưởng đó từ khi lên ba tuổi, khi Mẹ dâng mình cho Chúa trong Đền thờ.

B. Thánh truyền lưu ngôn

Theo luật Maisen và lời khấn hứa với Thiên Chúa, hai Thánh Gioakim và Anna đã dâng Ấu Nhi Maria cho Thiên Chúa. Tiền Phúc Âm của Thánh Giacôbê cho biết Trinh Nữ Maria khi vừa lên 3 tuổi đã được cha mẹ dâng vào Đền thờ Giêrusalem. Tuy còn thơ bé nhưng đã đầy ơn Chúa, Nữ Nhi Maria sung sướng thoăn thoắt bước thang lên đền. Trong dịp đặc biệt này, Nữ Nhi Maria đã khấn cùng Chúa trọn đời sống đồng trinh, tự dâng mình toàn hiến phụng sự Chúa và hoan hỉ ở lại chung sống với các trinh nữ trong Đền thờ. Việc Đức Mẹ dâng mình vào Đền thờ Giêrusalem đã được Thánh Evodiô ghi chép. Thánh Evodiô là một trong bảy mươi hai môn đệ của Chúa Giêsu và là Giám mục thành Antiokia trước Thánh Inhaxiô. Theo truyền thống của Giáo hội, việc Đức Mẹ dâng mình vào Đền thờ là mẫu gương tận hiến phụng sự Chúa cho các linh hồn tận hiến như linh mục, tu sĩ nói riêng, và lứa tuổi thanh xuân nam nữ nói chung.

Theo Thánh Đamascenô, Nữ Nhi Maria lớn dần với đầy đủ mọi nhân đức, bỏ ngoài những tư tưởng phàm tục mà chỉ hưởng hương thơm Thiên đàng, và chân Người nghiêm chỉnh đi trong đường lối giới luật Chúa. Người sống rất gương mẫu về công, dung, ngôn, hạnh, biểu lộ một vẻ diễm lệ "mười phân vẹn mười." Với y phục nết na, dáng điệu đoan trang, tiếng nói dịu dàng, gương mặt tươi sáng luôn phản chiếu một tâm hồn trinh trong đầy đức, xứng đáng với chức phẩm Thiên Mẫu mai sau.

C. Dã sử trình thuật

Biến cố Trinh Nữ Maria dâng mình trong Đền thờ chỉ được dã sử theo Tiền Phúc Âm của Thánh Giacôbê trình thuật tỉ mỉ: "Thánh Gioakim và Thánh Anna son sẻ. Khi một thiên thần hiện ra với Thánh Anna, bà hứa nếu sinh được một người con, bà sẽ dâng cho Chúa. Khi sinh ra Nhi Nữ Maria, bà Anna không cho sơ sinh Maria được tẩy uế theo luật. Ngày tháng qua, Nhi Nữ Maria lên hai tuổi, Thánh Gioakim nói với Thánh Anna: 'Chúng ta hãy đưa Con trẻ lên đền để thể hiện lời hứa của chúng ta, không thì Chúa sẽ giáng hoạ trên chúng ta, và của lễ chúng ta không được chấp nhận.' Thánh Anna trả lời: 'Chúng ta hãy đợi đến năm thứ ba, để Con trẻ không còn lưu luyến cha mẹ.' Thánh Gioakim nói: 'Được!' Và khi Nhi Nữ Maria lên ba tuổi, Thánh Gioakim nói: 'Chúng ta hãy gọi các thiếu nữ Do Thái trinh trong đến và cho mỗi cô một cây đèn thắp sáng để Con trẻ hướng về Đền thờ, không lưu luyến ngó lại.' Và tất cả lên đền. Thầy tư tế ôm hôn và chúc lành Nhi Nữ Maria và nói: 'Chúa đã ca ngợi danh Con giữa mọi thế hệ. Vì Con, Chúa sẽ tỏ lộ ơn Cứu độ cho con cái Israel cho đến ngày tận thế. Rồi thầy tư tế đặt Con trẻ lên cấp thứ ba của bàn thờ và Thiên Chúa đổ ơn xuống trên Con trẻ làm cho Con trẻ nhảy mừng. Toàn thể nhà Israel yêu mến Nhi Nữ Maria. Cha mẹ Nhi Nữ ngạc nhiên, chúc tụng, tôn vinh Thiên Chúa toàn năng, vì Nhi Nữ không trở về với các ngài nữa. Nhi Nữ Maria ở trong Đền thờ được nuôi dưỡng như một chim bồ câu do tay một thiên thần'".

II. LỊCH SỬ PHỤNG VỤ

1. Bên Đông phương, lễ Mẹ dâng mình đã có từ thế kỷ VII, và liên quan tới lễ cung hiến Đền Thờ mới của Đức Trinh Nữ Maria tại Giêrusalem. Đền thờ này được hoàng đế Giustianô (527-565) kiến thiết. Nhưng rồi thánh đường này bị quân Ba Tư tàn phá. Thánh Grêgôriô Nyssa, Thánh Grêgôriô Nazian, Thánh Epiphanô, Thánh Gioan Kim khẩu đã giảng thuyết về lễ Đức Mẹ dâng mình. Đến thế kỷ VIII Thánh Germanô, Thượng phụ Giáo chủ Constan-tinopoli kiến thiết một đền thờ khác cung hiến và dâng lễ Đức Mẹ dâng mình. Sang thế kỷ IX, Giáo chủ George Nicomedia (chết sau 880) soạn kinh lễ Đức Mẹ dâng mình. Đức Phaolô VI chứng nhận lễ Mẹ dâng mình phát xuất từ Đông phương. Ngài viết: "Còn có những lễ dựa theo truyền khẩu có giá trị tuyệt diệu và gương mẫu và tiếp tục truyền thống đáng kính có ngọn nguồn đặc biệt từ Đông phương, như lễ Rất Thánh Trinh Nữ Maria dâng mình ngày 21 tháng 11".

2. Bên Tây Phương, lễ Đức Mẹ dâng mình được mừng tại các đan viện miền Nam nước Ý từ thế kỷ IX và bên Anh từ thế kỷ XIV. Quãng năm 1371, Sứ thần Toà thánh tên là Philippê de Maizières tại đảo Cyprô nhận thấy lễ Đức Mẹ dâng mình được mừng trọng thể tại đây, ngài đã xin với Đức Grêgôriô XI ban phép mừng tại giáo triều Avignon (Pháp). Năm 1472 Đức Sixtô IV truyền dạy lễ này được mừng khắp Giáo hội vào ngày 21 tháng 11 hằng năm, nhưng Đức Thánh Piô V đã đình chỉ lại. Năm 1585 Đức Sixtô V đã tái lập lại lễ này.

III. Ý NGHĨA PHỤNG VỤ

Đức Trinh Nữ Maria dâng mình trong Đền thờ để trọn đời hiến thân cho Thiên Chúa, và phục vụ công trình cứu chuộc loài người. Thiết lập Lễ Đức Mẹ dâng mình, Giáo hội cảm tạ Thiên Chúa đã tuyển chọn Đức Trinh Nữ Maria trong hàng con cái loài người. Chuẩn bị người lên chức phẩm cao sang làm Mẹ Chúa, và đồng công cộng tác trong công cuộc Cứu thế. Đồng thời, Giáo hội tôn vinh ngợi khen Đức Trinh Nữ đã sẵn lòng tuyệt đối tận hiến mình cho Thiên Chúa và Giáo hội cũng khuyến khích mọi người noi gương Mẹ dâng mình cho Chúa, để sống với Chúa và cho nhiệm cuộc cứu rỗi của Người.

Ngày nay có những dòng tu và từng đoàn người giáo dân nô nức hướng theo lý tưởng cao quí đó bằng việc tận hiến cho Đức Mẹ, để noi gương Mẹ toàn hiến cho Chúa Giêsu. Với những tâm hồn tận hiến như Mẹ Maria, Thiên Chúa được phụng thờ trong tinh thần và chân lý (x. Ga 4:23). Cũng như Mẹ Maria, họ áp dụng lời dân Do Thái hứa với ông Maisen: "Mọi điều Thiên Chúa phán, chúng tôi sẽ thi hành và nghe theo" (Xh 24:7). Họ cũng vâng nghe lời Mẹ dạy: "Các con hãy làm bất cứ điều gì Người bảo các con" (Ga 2:5) nghĩa là vâng giữ chẳng những các lời dạy, mà cả những lời khuyên của Phúc Âm. Lời Chúa khuyên dạy quan trọng nhất là: "Các con hãy nên thánh vì Ta là Thánh"

(Lv 19:2). Lời này gồm hai ý nghĩa: Thiên Chúa thánh hiến các linh hồn tận hiến để họ chia sẻ sự thánh thiện của Người và ngoan ngoãn đáp lại việc ưu tuyển của Chúa.

Thánh Anphong kêu gọi: "Chúng ta hãy mô phỏng Nữ Nhi chí thánh Maria. Mẹ đã mau mắn và tận hiến toàn thân cho Chúa. Hôm nay chúng ta cũng hãy mau mắn tận hiến toàn thân chúng ta cho Mẹ, và cầu xin Mẹ dâng chúng ta lên Thiên Chúa. Chúng ta đừng sợ Chúa sẽ xua đuổi chúng ta, một khi thấy chúng ta được hiến dâng lên qua tay Mẹ Maria là Đền Thờ của Chúa Thánh Linh, là nguồn hoan lạc của Chúa, và là Mẹ tuyệt vời của Ngôi Lời vĩnh cửu. Chúng ta hãy cậy trông rất nhiều nơi Nữ Vương cao cả và uy linh của chúng ta".

IV. Ý NGHĨA LỜI CHÚA TRONG THÁNH LỄ

Bài đọc I: Dacaria 2:14-17.

Phần nhất sách Tiên tri Dacaria (1-8) nói về tình trạng dân Do Thái được hồi hương năm 538 trước Chúa Giêsu. Thiếu nữ Sion là Giêrusalem reo vui vì Chúa ngự giữa. Nhiều dân tộc sẽ đến với dân Chúa. Nước Giuđêa sẽ được gọi là đất thánh, là lãnh địa của Chúa. Dân chúng sẽ im lặng lắng nghe tiếng Chúa vì Người lại ra tay cứu dân Người và hiển ngự trong Đền thờ.

Một số nhà diễn giải Thánh kinh tin rằng bài đọc này dường như hoạ phác thời thơ ấu của Chúa Giêsu của Thánh sử Luca, và hình dung Trinh Nữ Maria là Thiếu Nữ Sion. Sion là trại tạm cư phía bắc ngoài thành Giêrusalem đối diện với nước Assyria là thù nghịch của Do thái, vì trại tạm cư này là nơi ở của dân vô gia cư, là dân nghèo khổ chỉ cậy trông vào Chúa. Tình cảnh này cũng được mô tả trong sách Tiên tri Mica, 4:9-10, là tình cảnh nghèo khổ của thiếu nữ Sion tượng trưng Đức Trinh Nữ Maria. Nhưng ngược lại, Công đồng Vaticanô II lại diễn tả Đức Maria là Thiếu Nữ Sion trổi vượt trên các người khiêm nhượng và khó nghèo của Chúa là những người tin tưởng hy vọng và lãnh nhận ơn Cứu độ nơi Chúa. Nhất là Thiếu Nữ Sion cao sang khi Con Thiên Chúa mặc lấy bản tính nhân loại nơi Ngài để giải thoát con người khỏi tội lỗi (LG, 55).

Phúc Âm: Matthêu 12:46-50

Trong câu nói: "Bất cứ ai làm theo ý Cha Ta, Đấng ngự trên trời, là anh chị em và là mẹ Ta" (12:49), Chúa Giêsu có ý dạy rằng ai muốn làm môn đệ Chúa thì phải vượt ngoài liên hệ gia đình. Cũng như Chúa nói: "Cứ theo Ta, và để kẻ chết chôn cất người chết" (Mt 8:22). Và: "Kẻ yêu cha mẹ hơn Ta, không xứng với Ta" (Mt 10:37). Chúa giải thích rằng thánh ý Chúa Cha là cách thế thân ái với Ngài và vượt trên tình nghĩa gia đình. Nhưng ở đây Chúa tôn vinh Mẹ Người đã toàn hiến cho Thiên Chúa ngay từ hồi niên thiếu. Và đối với Mẹ Chúa Kitô, thánh ý Chúa Cha là tuyệt đối, và là thực tại sâu xa của suốt cuộc sống của Mẹ.

V. LỜI CÁC THÁNH

- Thánh Êpiphanô:
Vừa lên ba tuổi, tuổi còn phải được cha mẹ dầy công dưỡng dục, Ấu nhi Maria đã ước muốn được lên đền thờ trịnh trọng hiến dâng mình cho Thiên Chúa.

- Thánh Grêgôriô Nyssa: Thánh Anna đã không trì hoãn lâu đêm Ấu nhi Maria lên đền thờ hiến dâng cho Thiên Chúa.

- Thánh Ambrôsiô: Mẹ là kho tàng kín ẩn của đức trang nghiêm, là sự hy sinh thùy mị, là mẫu gương trinh nữ tại gia, là người bạn nữ trong thừa tác vụ tại đền thờ. Biết bao trinh nữ dâng mình cho Thiên Chúa đã nói: "Ở đây có một trinh nữ giữ loan phòng trinh sạch".

- Thánh Giêrônimô: Maria đã phân phối thời khắc như sau: Từ sáng sớm đến giờ ba, Mẹ dành để cầu nguyện. Từ giờ ba đến giờ chín, Mẹ tập luyện thủ công. Tới chín giờ, Mẹ lại cầu nguyện cho tới lúc thiên thần theo lệ mang thức ăn mỗi ngày cho Mẹ.

- Thánh Gioan Kim khẩu: Nếu Chúa đã đặc tuyển Đức Maria làm Mẹ, chính là vì Chúa đã không tìm đâu ra một nữ trinh thánh thiện hơn, không tìm đâu ra một thánh cung xứng đáng đón nhận Chúa hơn cõi lòng tuyệt vời trinh trong của Mẹ.

- Thánh Sôphrôniô: Mẹ chính là khu vườn Thiên Chúa thích dạo chơi, vì vườn này có trồng một thứ hoa tỏa loan mọi hương thơm thánh đức.

- Thánh Germanô:
Hỡi Nữ Vương thế giới! Lạy Mẹ Thiên Chúa! Mẹ hãy vui mừng đi về nhà Chúa mà Mẹ đợi chờ Chúa Thánh Thần đến làm cho Mẹ trở nên Mẹ của Ngôi Lời hằng hữu. Mẹ hãy hoan hỉ vào cung điện của Chúa.

- Thánh Đamascênô: Được đưa vào đèn thánh như một cây cảm lãm tươi xanh, Mẹ được trồng trong vườn của Chúa để đón nhận mưa sương Thánh Linh chờ ngày trổ xinh một mùa hoa quả thánh đức mĩ miều.

- Thánh Anselmô: Maria bấy giờ thùy mị dịu dàng, nói năng thận trọng, lúc nào cũng chu chu chắm chắm, không bao giờ lơi lả tiếng cười, không bao giờ nhớn nhắc nhòa gương. Mẹ rất ân cần cầu nguyện, đọc Thánh kinh và siêng năng mọi việc lành, không một tơ hào quyên sót.

- Thánh Bênađô: Không có căn phòng nào thích hợp cho Chúa đến ngự hơn cõi lòng đồng trinh của Mẹ Maria.

- Thánh Bônaventura: Khi song thân Mẹ đã để Mẹ ở lại đền thờ, Mẹ bèn quyết tâm nhận Chúa làm cha, và thường tự hỏi xem phải làm gì để đẹp lòng Chúa. Mẹ cũng tuyên khấn giữ đức đồng trinh, không chiếm hữu tài vật nào ở đời, và đặt trót ý muốn vào tay Thiên Chúa.

- Thánh Tôma:
Thánh thiện là điều kiện tối khẩn của hết những gì liên quan tới Thiên Chúa. Không có gì không thánh thiện, không sạch vết nhơ mà được liên quan tới Thiên Chúa.

- Thánh Antôninô:
Cố gắng xuất chúng nhất của ân sủng là chuẩn bị cho một thụ tạo chịu thai Con Thiên Chúa.

- Thánh Anphong: Mẹ Maria hiến dâng trót mình cho Thiên Chúa, đẹp lòng Người qua hai điểm: Mẹ đã mau mắn hiến dâng không trì hoãn, và Mẹ đã tận tuyệt hiến dâng không dành lại phần nào.

VI. GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI


- Đức Piô XII:
Chắc chắn trong thánh nhân của Mẹ Người, Thiên Chúa đã thu gồm tất cả mọi vẻ đẹp của nghệ thuật Người: ánh nhìn của Mẹ, nụ cười của Mẹ sự dịu dàng của Mẹ, vẻ uy nghi của Mẹ, như ánh trăng vằng vặc trong trời đêm, vẻ đẹp lộng lẫy của Mẹ vượt xa mọi vẻ đẹp của mọi thụ tạo.

Hãy ngước mắt chiêm ngưỡng đời sống trinh trắng vô nhiễm của Mẹ. Hãy nhớ rằng một nhân vật không bao giờ xiêu lòng trong tình mến nồng nàn với Thiên Chúa, không bao giờ lơ là kết với Chúa Giêsu Kitô.

- Đức Phaolô VI: Còn những lễ ngoài lịch sử theo ngụy thư, có giá trị cao quí và gương mẫu tiếp theo những truyền thống quí trọng có nguồn gốc đặc biệt từ Đông phương, như lễ Rất Thánh Trinh Nữ Dâng Mình trong đền thờ.

- Đức Gioan Phaolô II:
Biến cố trọng đại của ơn Cứu chuộc này không những liên quan tới Mẹ Maria, mà còn tới buổi đầu của dân mới Thiên Chúa nghĩa là Giáo hội Chúa Kitô và của một nhân loại mới nhờ Mẹ mà trở thành gia đình của Thiên Chúa. Sau cuộc đợi chờ dài lâu của lời hứa, cùng với Mẹ là thiếu nữ Sion tuyệt vời, thời gian được đủ đầy và một nhiệm cuộc mới được tạo lập.

- Công đồng Vatican II: Đức Maria đã tận hiến làm tôi tớ Chúa, phục vụ thân thế và sự nghiệp của Con Ngài, và nhờ ơn sủng của Thiên Chúa toàn năng, Mẹ phục vụ mầu nhiệm Cứu chuộc dưới quyền năng và cùng với Con Ngài.

L.m. Phêrô, CMC
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: CÁC NGÀY LỄ CỦA MẸ TRONG PHỤNG VỤ 12 years 2 weeks ago #3321


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Ngày mồng 7 tháng 10
LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI
33_small_2012-04-13.jpg


I. LỊCH SỬ PHỤNG VỤ

Sau cuộc chiến thắng quân Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ tại vịnh Lépante ngày 7-10-1571, nhờ ơn lạ đặc biệt của Đức Mẹ Rất Thánh Mân Côi, Đức Thánh Piô V dạy rước kiệu Mẹ trọng thể và thành lập lễ Mẹ Thắng Trận vào ngày mồng 7 tháng 10 để ghi ơn Đức Mẹ. Đến đời Đức Grêgôriô XIII, theo lời dòng Đaminh tâu xin, đổi lại ngày lễ. Ngài ra sắc lệnh ngày 1-4-1573 đổi là lễ Mẹ Mân Côi được mừng vào Chúa nhật I tháng 10 tại các nhà thờ tôn kính Mẹ Mân Côi. Năm 1671, lễ này cũng được Đức Clementê X ban phép mừng khắp Giáo hội Tây ban nha. Năm 1716, sau những chiến thắng quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Temeswar và Corfu ở ven biển Hylạp, các giáo hữu gọi Mẹ là Mẹ chiến thắng và Đức Clêmentê XI truyền cho khắp Giáo hội đặc biệt mừng lễ Mẹ Mân Côi hàng năm. Ngày 11-9-1887, Đức Lêô XIII nâng lễ Mẹ Mân côi lên bậc nhì với kinh lễ và kinh Phụng vụ theo phụng vụ dòng Đaminh. Đức Thánh Piô X ấn định mừng lễ Mẹ Mân Côi vào ngày mồng 7 tháng 10.

II. Ý NGHĨA PHỤNG VỤ

Ý nghĩa lễ Mẹ Mân Côi được dựa trên lịch sử, vẻ tuyệt diệu và thần lực của kinh Mân côi, nhất là do chính Đức Mẹ đã phán dạy và tỏ mình ra là Mẹ rất thánh Mân côi, và nhiều Đức Giáo Hoàng khuyên dạy đọc kinh Mân côi.

A. LỊCH SỬ KINH MÂN CÔI

Kinh mân côi nguyên tiếng Latinh là Rosarium, tiếng Anh, tiếng Pháp là Rose là hoa hồng tượng trương kinh Kính mừng kết thành vòng hoa thiêng dâng kính Đức Mẹ như cổ thời Hylạp, và một số nước hiện nay, người ta làm vòng hoa tươi treo vào cổ trao tặng nhau. Trước kia người ta đếm kinh bằng hạt sỏi, dần dần người ta kết những hạt khác thành chuỗi Mân côi gọi là Rosary.

Thế kỷ XII, 150 Thánh vịnh David dài quá đối với nhiều người không thể đọc được, nên người ta đọc 150 kinh Lạy Cha thay thế. Dần dần người ta đọc 150 kinh Kính Mừng thay 150 kinh Lạy Cha. Do đó Thánh Đaminh gọi là "Thánh vịnh Đức Mẹ". Sau này Đức Sixtô IV gọi tắt là "Thánh vịnh".

Bắt đầu kinh Kính mừng chỉ gồm có lời chào của thiên sứ Gabrie: "Kính mừng Maria đầy ơn phúc. Thiên Chúa ở cùng Bà" (Lc 1:28), rồi được thêm lời chào của bà Thánh Elizabeth: "Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ. Và Con lòng Bà gồm phúc lạ" (Lc 1:42). Cũng trong thế kỷ XII, Đức Mẹ hiện ra trao truyền tràng hạt Mân côi cho Thánh Đaminh để cải hoá bè rối Albigensê đang tung hoành ở phía nam nước Pháp. Sang thế kỷ XIII, đời Đức Urbanô IV, Thánh Danh "Giêsu" được thêm vào.

Thời đó người ta đọc 150 kinh Kính mừng cùng với 150 kinh Lạy Cha, nghĩa là mỗi kinh Kính mừng một kinh Lạy Cha. Đến thế kỷ XIV, thầy Henry Kalkar (1328-1408), dòng Carthusian do Thánh Brunô sáng lập, chia 150 kinh Kính mừng thành từng chục (10) mỗi chục một kinh Lạy Cha. Thế kỷ XV, Cha Đaminh Prussia (1384-1460) cũng dòng Carthusian chia 150 Kinh Kính mừng thành 3 chỗi 50. Cũng trong thế kỷ này, Chân phúc Alanô de la Roche hay là De Rupe thêm phần suy niệm các mầu nhiệm trong khi lần chuỗi. Từ nay tràng kinh Mân côi gọi là "Vòng hoa hồng". Chân phúc Alanô nhiệt thành phổ biến kinh Mân côi mà Đức Mẹ đã trao truyền cho Thánh Đaminh. Chân phúc Alanô thành lập Hội Mân côi năm 1480 và được Đức Mẹ hứa ban 15 ơn cho những ai trung thành đọc kinh Mân côi. Năm 1521, cha Albertô da Castello, O.P., sửa lại mỗi kinh Lạy Cha với một mầu nhiệm. Năm 1569, Đức Thánh Piô V với bửu sắc "Consueverent Romani Pontifices" thêm phần thứ hai kinh Kính mừng: "Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời..." với kinh Sáng danh, và ấn định kinh Mân côi như chúng ta đọc ngày nay.

B. VẼ TUYỆT DIỆU CỦA KINH MÂN CÔI

Vẻ tuyệt diệu Kinh mân côi gồm hai phần như linh hồn và xác Kinh mân côi.

1. Suy ngắm những mầu nhiệm cuộc đời Chúa Cứu thế và cuộc đời Đức Mẹ. Trước kia người ta đọc Thánh vịnh Đức Mẹ là 150 kinh Kính mừng và suy ngắm 150 mầu nhiệm. Nhưng rồi 150 mầu nhiệm được rút lại 15 mầu nhiệm cho 15 chục kinh. 15 mầu nhiệm như là bản tóm Phúc âm nhắc nhớ Đức Mẹ đồng công với Chúa Kitô trong việc Cứu chuộc loài người từ biến cố mầu nhiệm Nhập thể tới mầu nhiệm Cứu chuộc. Do đó kinh Mân côi bắt nguồn từ bản tính Phúc âm và dẫn ta tới Phúc âm. Phần suy niệm 15 mầu nhiệm chia làm 3 phần vui, thương, mừng là linh hồn kinh Mân côi. Nếu đọc kinh Mân côi mà không suy niệm mầu nhiệm, kinh Mân côi sẽ chỉ có xác mà không có hồn. Đức Mẹ Fatima dạy rõ: "Đọc kinh Mân côi và suy ngắm mầu nhiệm".

2. Phần kinh đọc gồm:
a. Kinh Lạy Cha là kinh cầu nguyện chính Chúa Giêsu đã dạy.
b. Kinh Kính mừng là lời thiên sứ Gabriê và lời Thánh Elizabeth chào chúc Đức Mẹ (Lc 1:28, 41-42). Kinh Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời do Đức Thánh Piô V thêm vào năm 1569.
c. Kinh Sáng Danh cũng được ngài thêm vào.
Nói chung kinh Mân côi tuyệt diệu vì bắt nguồn từ trời cao, chính Đức Mẹ đã phán dạy và các đức Giáo Hoàng, kể từ Đức Thánh Piô V đã không ngừng khuyến khích và dòng Thánh Đaminh đã nhiệt thành turyền bá sâu rộng.

C. THẦN LỰC KINH MÂN CÔI


Ngoài những ơn lạ Đức Mẹ ban nhờ thần lực của kinh Mân côi về phần hồn cũng như phần xác, lịch sử Giáo hội đã ghi lại 3 cuộc chiến thắng oanh liệt của Kinh Mân côi:

1. Đầu thế kỷ XII bè rối Albigensê nổi lên miền nam nước Pháp gieo lầm than và đau khổ cho dân nước Pháp. Mọi cố gắng của đạo và đời ngăn chặn bè rối tác hại này đã vô hiệu. Thánh Đaminh đứng ra khấn xin Đức Mẹ soi sáng cách nào để cứu vớt những tâm hồn sai lạc. Đức Mẹ đã hiện ra với ngài, Mẹ cầm một chuỗi Mân côi, dạy ngài cách đọc Kinh Mân côi và truyền cho ngài rao giảng như một phương thuốc linh nghiệm ngăn ngừa tội lỗi và sự lầm lạc. Quả nhiên, hơn 100 ngàn kẻ rối đạo đã từ bỏ sự lầm lạc, và rất nhiều người được thêm phấn khởi sốt sắng đọc kinh Mân côi.

2. Thế kỷ XVI quân Hồi Thổ Nhĩ Kỳ hùng mạnh, đe doạ xâm chiến toàn vùng miền đất Công giáo Âu châu. Trước mối nguy cơ đó, Đức Thánh Piô V truyền lệnh cho các giáo phận tổ chức một nghi thức cầu nguyện gọi là "việc cầu nguyện 40 giờ" gồm các cuộc cung nghinh Đức Mẹ và đọc kinh Mân côi. Khi thuỷ quân của Hồi giáo xuống vịnh Lépante để tràn sang Âu châu, và trong khi đô đốc Don Juan người nước Áo chỉ huy hải quân Công giáo ra nghinh chiến, Đức Thánh Piô V cùng với tòan thể giáo dân rước kiệu Mẹ và đọc Kinh Mân côi cầu cho các chiến sĩ Công giáo chiến thắng. Bỗng nhiên, tại vịnh Lépante gió đổi chiều làm lợi điểm cho các chiến hạm Công giáo ào ạt tấn công đánh chìm các chiến hạm Hồi giáo, làm cho bọn họ hoàn toàn bại trận ngày Chúa nhật 7-10-1571 . Nói về cuộc chiến thắng vịnh Lépante nhờ Đức Mẹ Mân Côi, Đức Piô XI viết: "Khi quân lực Hồi giáo kiêu hùng với những chiến thuyền hùng mạnh đe doạ khắp các nước Công giáo Âu châu, Đức Giáo hoàng (Thánh Piô V) kêu gọi tất cả giáo dân sốt sắng khấn xin Mẹ lành trợ lực, địch quân bị bại trận, các chiến thuyền của họ bị đánh chìm".

3. Sau cuộc chiến thắng vịnh Lépante, đạo binh Công giáo còn chiến thắng Hồi quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Temeswar và Corfu ở ven biển Hy lạp đời Đức Clêmentê XI.

D. CHÍNH ĐỨC MẸ ĐÃ PHÁN DẠY


* Mẹ Maria phán dạy Chân phước Alanô: "Bất cứ ai trung thành đọc kinh Mân côi và suy ngắm những mầu nhiệm sẽ được ân thưởng. Mẹ sẽ xin cho họ được tha mọi hình phạt và mọi tội lỗi trong giờ họ chết. Điều đó rất dễ đối với Mẹ, vì Mẹ là Mẹ Vua Trời và Người gọi Mẹ là Đấng đầy ơn. Và vì đầy ơn, Mẹ có thể ban phát ơn phúc cho các con cái dấu yêu của Mẹ".

* Tại Lộ Đức, Đức Mẹ hiện ra với Bernađetta, đeo tràng hạt vàng ở cánh tay phải, và đọc kinh Mân côi với Bernađetta.

* Tại Fatima, Đức mẹ hiện ra với 3 trẻ em Lucia, Phanxicô và Giaxinta 6 lần từ 13 tháng 5 tới 13 tháng 10 năm 1917. Cả 6 lần Đức Mẹ đều thúc giục: "Các con hãy tiếp tục đọc kinh Mân côi hằng ngày". Ngày 13 tháng 10, Đức Mẹ xưng mình: "Ta là Đức Mẹ Mân Côi".

E. CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG KHUYÊN DẠY

Từ khi Đức Mẹ trao truyền Thánh Đaminh và chân phước Alanô rao giảng Kinh Mân côi, rất nhiều Đức Giáo Hoàng khuyên dạy và khích lệ. Nhất là các Đức Giáo Hoàng: Đức Lêô X, Đức Thánh Piô V, Đức Gregoriô XIII, Đức Sixtô V, Đức Clementê VIII, Đức Alexandrô VII, Đức Clementê IX, Đức Clementê X, Đức Innocentê XI, Đức Benedictô XIII, Đức Benedictô XIV, Đức Clementê XIX, Đức Piô VII, Đức Piô IX, Đức Lêô XIII, Đức Benedictô XV, và Đức Piô XI. Đáng kể nhất là Đức Lêô XIII đã được gọi là Đức Giáo hoàng của kinh Mân côi vì riêng ngài đã ban hành 9 thông điệp và 3 tông thư về kinh Mân côi. Sau các ngài, đáng kể có Đức Piô XII, Đức Phaolô VI và Đức Gioan Phaolô II.

III. Ý NGHĨA LỜI CHÚA TRONG THÁNH LỄ


Bài đọc I: Tông đồ Công vụ 1:12-14

Đoạn văn thuật lại Giáo hội tiên khởi cầu nguyện tại Giêrusalem. Có ba nhóm được chứng kiến cuộc đời của Chúa Giêsu:

Nhóm 1: Các Tông đồ đã cùng sống với Chúa Giêsu từ lúc Gioan làm phép rửa, cho đến ngày Chúa Giêsu lên trời;

Nhóm 2: Các bà đi viếng mồ mà thấy mồ trống không thấy xác Chúa (xem Lc 24:22-24);

Nhóm 3: Mẹ Maria và các anh em Chúa đã chứng kiến thời thơ ấu của Chúa Giêsu.

Tất cả họ đồng tâm nhất trí chuyên cần cầu nguyện. Kinh Mân côi ngày nay là một kinh cầu nguyện noi gương Mẹ Maria, và như là một phương thế kết hợp với Mẹ để đi sâu vào mầu nhiệm của Chúa Giêsu, Con Mẹ.

Phúc âm: Luca 1:26-38

Thánh truyện Truyền tin là mầu nhiệm thứ nhất của kinh Mân côi, được chọn vào lễ Đức Mẹ Mân côi vì liên quan tới lời Đức Mẹ thưa thiên sứ: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời ngài truyền". Mẹ được thiên sứ cho biết Mẹ được đẹp lòng Thiên Chúa và đối với Chúa thì không có gì là không có thể. Mẹ đã thưa "Xin vâng" thánh lệnh của Thiên Chúa và đã trở nên Mẹ Chúa Cứu Thế.

Công đồng Vatican II nói về đời sống của Mẹ: "Đức Trinh Nữ tiến lên trong cuộc lữ hành đức tin" (LG, 58). Cuộc lữ hành là cuộc lên đường về nơi thánh: Mẹ Maria đã lên đường đi lên đồi Canvê nơi Chúa tự hiến tế. Rồi Mẹ cùng với cộng đoàn tiên khởi lên lầu trên đợi Chúa Thánh Thần xuống. Biến cố Truyền tin và đời sống Mẹ cho chúng ta một gương mẫu đức tin trong ba hoàn cảnh: Mẹ tin vào Thiên Chúa, Mẹ phó thác nơi Người, và Mẹ sống theo kế hoạch của Người. Đức tin không những là ý nghĩa đầy đủ của lời nói xuông, nhưng là một lời "Yes" và Amen dõng dạc đáp lại những lời phán bảo, những lời phán hứa và những lệnh truyền của Thiên Chúa.

IV. MƯỜI LĂM ƠN ĐỨC MẸ HỨA BAN CHO NHỮNG AI ĐỌC KINH MÂN CÔI

Đức Mẹ hiện ra với chân phước Alanô long trọng hứa ban 15 đặc ân sau đây:
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách đọc kinh Mân côi sẽ nhận được những ơn cao cả.
2. Mẹ hứa sẽ phù trợ đặc biệt và ban nhiều đặc ân cho những ai đọc kinh Mân côi.
3. Kinh mân côi sẽ là áo mã giáp để chống lại hoả ngục. Kinh Mân côi tiêu diệt thói xấu, giảm thiểu tội lỗi, và phá tan các ngụy thuyết.
4. Kinh Mân côi giúp nhân đức và các việc lành triển nở. Kinh Mân côi kéo nhiều tình thương của Chúa xuống trên các linh hồn; giúp người ta khinh chê thế tục cùng những giả trá của nó, và nâng tâm hồn họ khao khát những của trên trời. Thực, kinh Mân côi chính là phương tiện giúp thánh hoá các linh hồn.
5. Linh hồn đến với Mẹ bằng kinh Mân côi sẽ không hư mất.
6. Những ai đọc kinh Mân côi sốt sắng và áp dụng những mầu nhiệm của kinh Mân côi vào đời sống mình sẽ không sợ bị rủi ro. Chúa sẽ nhân từ với họ và họ sẽ không phải chết bất tử. Nếu đã sống công chính, họ sẽ được bền vững mãi trong ơn Chúa và xứng đáng hưởng Quê Trời.
7. Những ai thực tôn sùng mầu nhiệm Mân côi sẽ được ơn chịu các phép Bí tích trước giờ chết.
8. Những ai trung thành lần hạt Mân côi, khi sống và nhất là trong giờ chết, sẽ được ánh sáng Chúa soi dẫn cùng với đầy dẫy ân huệ của Ngài. Khi lâm tử, họ sẽ được chia sẻ huân nghiệp của các thánh trên thiên đàng.
9. Mẹ sẽ cứu khỏi luyện tội những ai tôn sùng phép lần hạt Mân côi.
10. Những con cái trung thành của phép lần hạt Mân côi sẽ được thừa hưởng vinh quang lớn lao trên trời.
11. Nhờ lần hạt Mân côi, các con sẽ được hết những gì mình xin.
12. Những ai truyền bá phép lần hạt Mân côi sẽ được Mẹ giúp đỡ trong lúc gian truân, khốn khổ.
13. Mẹ đã xin Con chí thánh Mẹ ơn này cho những ai truyền bá phép lần hạt Mân côi, là họ sẽ được cả Triều đình Thiên quốc cầu bầu cho khi sống và trong giờ lâm tử.
14. Những ai đọc kinh Mân côi đều là con cái Mẹ và là anh em với Con Một Mẹ là Chúa Giêsu Kitô.
15. Tôn sùng phép lần hạt Mân côi là dấu chắc chắn được ơn tiền định cứu rỗi.

V. LỜI CÁC THÁNH

- Thánh Gioan Kim Khẩu: Thiên Chúa cai trị thế gian, nhưng kinh nguyện điều khiển Thiên Chúa.

- Thánh Augustinô: Bất cứ lúc nào chúng ta sốt sắng đọc kinh Lạy Cha, tội mọn của chúng ta sẽ được thứ tha.

- Thánh Bênađô: Kinh Kính mừng làm cho quỉ dữ trốn chạy, hoả ngục run sợ.

- Thánh Đaminh: Sau thánh lễ và kinh Phụng vụ, không có sự tôn kính nào đẹp lòng Chúa Giêsu và Mẹ Thánh Người bằng sốt sắng đọc kinh Mân côi.

- Thánh Bônaventura: Ai lơ là với Mẹ sẽ chết trong tội lỗi. Mẹ Maria chào chúc chúng ta với ơn lành, nếu chúng ta kính chào Mẹ bằng kinh Kính mừng.

- Đức Mẹ phán với thánh Mechtildê: Mẹ muốn con biết rằng không ai có thể làm đẹp lòng Mẹ bằng đọc lời thiên sứ chào Mẹ mà Chúa Ba Ngôi chí thánh gửi xuống cho Mẹ và nâng Mẹ lên chức phẩm Mẹ Thiên Chúa.

Thánh Giêtrudê xem thấy Chúa Giêsu đếm tiền vàng. Chúa nói: Cha đếm kinh Kính mừng mà con đọc. Đó là tiền mà con có thể mua đường lên thiên đàng.

- Thánh Tôma Kempi:
Bạn hãy ân cần kính chào Mẹ bằng lời thiên sứ đã chào Mẹ, Mẹ rất hoan hỉ khi nghe lời chào ấy.

- Chân phúc Alanô: Kinh Kính mừng là một cầu vòng trên trời, là một dấu chỉ lòng thương xót và ân sủng Thiên Chúa ban cho thế giới. Mẹ muốn dân chúng có lòng sùng kính kinh Mân côi được ơn thánh và phúc lành của Con Mẹ torng cuộc sống và trong giờ họ chết. Mẹ muốn họ thoát khỏi mọi ràng buộc, để họ nên giống các vua đội triều thiên, cầm phủ việt và hưởng phúc vinh quang vĩnh cửu.

- Thánh Bôrômêô: Kinh Mân côi là kinh linh thánh nhất sau thánh lễ hy tế. Các bạn hãy đọc kinh Mân côi siêng năng bao nhiêu có thể.

- Thánh Montfort: Những người rối đạo, những người vô tín ngưỡng, những người kiêu căng chê ghét hay khinh thị kinh Kính mừng và kinh Mân côi, là những người có dấu bị trầm luân hoả ngục. Không có gì có hiệu lực được lên nước Thiên Chúa bằng đọc kinh Mân côi và suy ngắm 15 mầu nhiệm.

- Thánh Phanxicô Salêsiô: Đọc kinh Mân côi là việc thích thú nhất và là niềm vui thứ nhất của lòng tôi.

- Thánh Anphong:
Nhờ kinh Mân côi, biết bao tội nhân bỏ đường tội lỗi, bao linh hồn đã tiến cao trong nẻo trọn lành. Biết bao người nhờ kinh Mân côi đã được ơn chết lành và hưởng phúc trường sinh.

- Thánh Vianney:
Tôi biết điều có mãnh lực hơn Thiên Chúa là người cầu nguyện làm cho Thiên Chúa nói "được", khi Người đã nói "không được".

VI. GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI


- Đức Clêmentê XIII: Ta khoan dung ban một ơn đại xá, một năm một lần cho mỗi người và cho mọi người thật lòng thống hối xưng tội, rước lễ, sốt sắng đọc kinh Mân côi trong giờ đã định cho họ, và cầu nguyện để tiêu diệt các bè rối và thăng tiến Giáo hội.

- Đức Grêgôriô XVI:
Một niềm vui biết bao nhớ lại kinh Mân côi lợi ích cho Giáo hội Công giáo, cũng như cho giáo dân hợp nhau cầu nguyện cầu xin ơn che chở của Rất thánh Trinh nữ.

- Đức Piô IX:
Mỗi phần tử hội kinh Mân côi liên tiếp ngày đêm lần lượt đọc kinh Mân côi như một sự tôn kính không ngừng dâng lên Mẹ Thiên Chúa.

- Đức Lêô XIII:
Các ơn lành Mẹ ban đã được chứng minh rằng nhiều người đã nhận được hiệu lực kinh Mân côi mà Mẹ đã ban dạy và thánh Đaminh đã vất vả truyền bá.

- Đức thánh Piô X:
Không gì hoàn hảo bằng nhiều tiếng từ khắp nơi trên thế giới cùng dâng lên van xin Rất thánh đồng trinh maria như họ suy ngắm những mầu nhiệm Chúa Kitô, để những ơn lành của lòng từ ái Mẹ không ngừng ban xuống trên Giáo hội.

- Đức Bênêđictô XV: Kinh Mân côi cần thiết hơn bao giờ hết, vì không những dâng lên Mẹ để nhờ Mẹ làm đẹp lòng Thiên Chúa ban mọi ơn cho chúng ta, và vì hơn mọi kinh khác, kinh Mân côi mang một dấu hiệu kinh chung gia đình.

- Đức Piô XI: Kinh Mân côi thực là một triều thiên hoa hồng rự rỡ nhất mà tuổi thanh xuân có thể đội: Đó là những đoá hồng trinh khiết và đoá hồng tình mến, đoá hồng tình yêu huynh đệ, đoá hồng chí tông đồ tươi nở trong khung cảnh lộng lẫy của một gia đình thiêng liêng như đoàn Thanh niên Công giáo Tiến hành.

- Đức Piô XII: Gia đình tụ họo bủôi chiều đọc kinh Mân côi tôn kính Nữ Vương Thiên đàng. Đời sống gia đình Kitô hữu và lòng sùng đạo thấm nhuần torng các con cái mầm ơn gọi linh mục và tu sĩ. Tinh thần hy sinh Kitô hữu dạy họ chịu đựng nghịch cảnh và sầu đau. Nếu noi gương Mẹ Maria, gia đình sẽ là một nguồn suối các nhân đức, và bình an luôn ngự trị trong đó.

- Đức Gioan XXIII:
Chớ gì kinh Mân côi gia đình là một hương thơm sự an bình cho gia đình các con. Ước chi con cái của các con chạy đến với Mẹ maria để gìn giữ sự trong trắng thơ ngây. Ước chi các bạn thanh thiếu niên học được nơi Đức Mẹ sự phấn khởi làm việc thiện và bảo đảm sự thanh khiết của họ. Ước chi người đau khổ hy vọng được niềm an ủi nơi Đức Nữ Trinh.

- Đức Phaolô VI:
Kinh Mân côi đạo đức và phổ cập hiện ra như một chuỗi cứu độ treo trên cánh tay Chúa Cứu Thế và Mẹ Thánh Người, và do đó phát ra mọi ơn lành cho chúng ta và mọi niềm hy vọng đến với chúng ta.

- Đức Gioan Phaolô II: Trong những chục kinh Mân côi, tấm lòng chúng ta có thể hái lượm được những sự kiện làm thành đời sống cá nhân, gia đình, dân tộc, giáo hội và thế giới. Đó là những vấn đề cá nhân hay người thân cận, người thân quyến chúng ta. Như vậy, kinh Mân côi hoà nhịp đời sống con người.


L.m. Phêrô, CMC
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: CÁC NGÀY LỄ CỦA MẸ TRONG PHỤNG VỤ 12 years 2 weeks ago #3320


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Ngày 15 tháng 9
LỄ ĐỨC MẸ SẦU BI
(ĐỨC MẸ ĐỒNG CÔNG)
DucMe25_small_2012-04-13.jpg


I. TIẾN TRÌNH TÍN LÝ ĐỨC MẸ ĐỒNG CÔNG

Thế kỷ II, Thánh Giustinô khởi xướng tín lý Mẹ Maria cộng tác với Chúa Giêsu Con Mẹ trong công trình Cứu chuộc loài người. Thánh Giáo phụ dựa vào câu Tiền Phúc âm (St 3:15): Thiên Chúa phán hứa sẽ đặt một Phụ Nữ chiến thắng ác thần thay thế người phụ nữ đã bị ác thần đánh bại, và thánh nhân suy diễn sự tương phản trong Thư Thánh Phaolô (Rm 5:12; 1Cr 15:21-22) giữa cựu Ađam và Tân Ađam. Cựu Ađam đã đem tội lỗi và sự chết vào trần gian. Đối lại, Tân Ađam đã phục hồi loài người. Cựu Ađam không một mình làm sa đoạ loài người, vì bà Evà đã cộng tác vào tội Ađam. Cũng thế, Tân Ađam không một mình hồi phục loài người, vì Đức Maria đã cộng tác với Người trong công trình Cứu thế. Trong cuộc đối thoại với lạc giáo Tryphon, Thánh Giustinô nói: "Evà nghe theo lời con Rắn đã sinh ra sự bất tuân và sự chết. Đức Trinh Nữ Maria đáp lại lời Thiên thần Gabrie loan tin mừng rằng Đấng Thánh sinh ra bởi Mẹ sẽ là Con Thiên Chúa. Nhờ Người, Thiên Chúa đánh bại con Rắn và những thiên thần, những người giống như con Rắn".

Tín lý Mẹ Maria cộng tác với Chúa Cứu thế qua luận lý tương phản giữa bà Evà và Mẹ Maria của Thánh Giustinô đã được các Thánh Giáo phụ diễn giải và bổ túc.

A - Từ thế kỷ II đến thế kỷ VIII: Đặc biệt là Thánh Êphrem, Thánh Ambrôsiô, Thánh Êpiphanô, Thánh Phêrô Kim ngôn, Thánh Môdestô và Thánh Đamascenô.

B - Từ thế kỷ IX tới thế kỷ XVI: Các Thánh tiến sĩ và các nhà thần học đồng thanh tiếp tục minh chứng vai trò cộng tác vào công cuộc Cứu chuộc của Mẹ. Các Thánh tiến sĩ như Thánh Đamianô, Thánh Anselmô, Thánh Bênađô, Thánh Bônaventura, Thánh Albertô, Thánh Tôma, Thánh Canisiô. Các nhà thần học như Eadmer, Arnold Chartres, Richard St. Lawrence, Tauler, Gerson, Denis the Carthusian, Clichtove, Salmeron, Morales, Suarez.

Danh từ Đấng Đồng công (Coredemptrix) bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XIV trong một Thánh thi của nhà thờ Thánh Phêrô tại thành Salzburg (Austria):

Pia, dulcis et benigna,
Nullo prorsus luctu digna
Si fletum hinc eligeres.
Ut compassa Redemptori,
Captivato transgressori,
Tu Coredemptrix fieres.

Nghĩa là:
Mẹ nhân từ, hiền dịu và khoan dung,
Mẹ hoàn toàn không đáng chịu một đau khổ nào.
Nếu từ đây Mẹ khóc thương
Như Người thông phần đau khổ với Chúa Cứu Thế,
Thì, với Đấng đã chịu tử hình,
Mẹ cũng trở nên Đấng Đồng Công Cứu Chuộc.

C - Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX: Tín lý Mẹ Đồng Công được các Thánh tiến sĩ và các nhà thần học khai triển rộng rãi, mặc dù gặp phản ứng của giáo phái Cải cách. Trong các Thánh thì có Thánh Laurensô Brindisi, Thánh Robertô Bellarminô, Thánh Euđê, Thánh Grignion Montfort, Thánh Anphong Ligouri. Các nhà thần học như Đức Hồng y Berulle, Cornelius a Lapide, Gaspar Tausch, Salazar, Vulpes, Novati, Luke Wadding, George de Rhodes, Reichensperger, Dubois, Widenfeld, Crasset, Van Ketwigh, Charles del Moral, Trombelli, De Clorivière, Jeanjacquot, Peraldi, Faber, Hồng y Wiseman, Hồng y Newman, Hồng y Manning, Scheeben, Đức Piô IX, Đức Lêô XIII. Trong thế kỷ XIX, danh từ Đấng Đồng công năng được dùng.

D - Thế kỷ XX:
Tín lý Mẹ Đồng công được các Đức Giáo hoàng: Đức Lêô XIII, Đức Thánh Piô X, Đức Bênêđictô XV, Đức Piô XI, Đức Piô XII, Đức Gioan Phaolô II giảng dạy rất minh bạch. Riêng Đức Piô XI kêu xin Đức Mẹ rõ ràng với tước hiệu Đấng Đồng công. Và Đức Gioan Phaolô II cũng nêu bật giáo huấn về vai trò Đức Mẹ Đồng công, đặc biệt trong Thông điệp "Mẹ Đấng Cứu Thế", Tông thư "Sự Khổ đau Cứu chuộc", và ngài rõ ràng dùng tước hiệu "Coredemptrix" có tới 5 lần:

1. Trong lời chào chúc các bệnh nhân sau cuộc đại triều yết tại quảng trường Thánh Phêrô, Rôma, ngày mồng 8 tháng 9 năm 1982.

2. Trong huấn từ sau kinh Truyền tin tại Arona năm 1984.

3. Trong bài giảng tại đền thánh Đức Mẹ Guayaquil, nước Ecuador, ngày 31 tháng 1 năm 1985.

4. Trong huấn từ Ngày Quốc tế Giới trẻ, Chúa nhật Lễ Lá năm 1985.

5. Dịp kỷ niệm 600 năm tôn phong Thánh Brigitta hiển thánh ngày mồng 6 tháng 10 năm 1991.

Ngoài ra, trong 52 buổi đại triều yết, Đức Thánh Cha nêu cao vai trò Đồng công đặc biệt của Mẹ trong nhiệm cuộc Cứu thế của Chúa Kitô.

Công đồng Vatican II, dưới triều đại Đức Gioan XXIII và Đức Phaolô VI, đã minh nhiên nêu rõ sứ mạng Đồng công của Mẹ: "Đức Maria đã tận hiến làm tôi tớ Chúa, phục vụ cho thân thế và sự nghiệp của Con Mẹ, và phục vụ mầu nhiệm Cứu chuộc dưới quyền và cùng với Con của Mẹ... Sự liên kết giữa Mẹ và Con trong công cuộc Cứu rỗi được tỏ rõ, từ khi Mẹ Maria thụ thai Chúa Kitô cách trinh khiết cho đến lúc Chúa Kitô chết".

Theo cha Dillenschneider, thế kỷ XX có rất nhiều nhà thần học diễn giải tín lý Đức Mẹ Đồng công. Đó là các nhà thần học Le Rohellec, Broise, Bainvel, Bittremieux, Friethoff, Bover, Garcia Garces, Borzi, Seiler, Philipon, Deneffe, Carol, Hugon, Anger, Mura, Rondel, Hồng y Lépicier, Terrien, Keuppens, Merkelbach, Boyer, Roschini, Lagrange, v.v.

Từ tháng 3 năm 1993, phong trào "Vox Populi" (Tiếng dân) đã phát động khắp Giáo hội "Chiến dịch Thỉnh nguyện thư" tâu xin Đức Thánh Cha tuyên tín Mẹ Maria là "Đấng Đồng công". Phong trào này do tiến sĩ thần học Mark Miravalle, giáo sư đại học dòng Phanxicô tại Steubenville, bang Ohio, Hoa Kỳ, lãnh đạo, với ban cố vấn gồm 32 Hồng y. Cho tới tháng 10-1997, phong trào đã thu thập được chữ ký của hơn 500 Giám mục, 55 Hồng y và 5 triệu tín hữu thuộc 155 quốc gia. Cuối tháng 5 năm 1996, một Hội nghị quốc tế được tổ chức tại Rôma gồm 3 Hồng y, 13 Giám mục, và một số đông linh mục, giáo dân chính thức yểm trợ phong trào "Vox populi".

Tín lý về Mẹ Maria cộng tác với Chúa Giêsu, Con Mẹ, trong công cuộc Cứu thế qua các thời đại, đã được sáng tỏ và vững chắc. Còn danh từ Mẹ Đồng công Core-demptrix, tuy đã được dùng trong Giáo hội từ thế kỷ XIV và đặc biệt trong thế kỷ XIX, và tiếp đầu ngữ (prefix) "co" (không có nghĩa đặt Mẹ ngang hàng với Chúa trong công cuộc Cứu thế), vẫn chưa được Giáo hội chính thức xác định và công nhận, đặc biệt trong phụng vụ.

II. LỊCH SỬ PHỤNG VỤ

Năm 1011, một nguyện đường đầu tiên dâng kính Đức Mẹ đứng dưới chân thánh giá tại Paderborn, nước Đức. Dòng Citercian và Dòng Phanxicô khởi xướng lòng sùng kính Đức Mẹ Sầu bi từ thế kỷ XII và thế kỷ XIII.

Từ đó đến năm 1969 có hai lễ Đức Mẹ Sầu bi:


1. Lễ Đức Mẹ Sầu bi ngày thứ Sáu sau Chúa nhật Khổ nạn (trước Chúa nhật lễ Lá).

Năm 1423, Công đồng Cologne, nước Đức, thành lập lễ Đức Mẹ đồng thụ nạn (Compassion of Mary) để đền tạ vì tội do bè rối Hussites xúc phạm ảnh tượng Thánh giá vả ảnh tượng Đức Mẹ đứng dưới cây Thánh giá. Năm 1482, Đức Sixtô IV truyền soạn một bài lễ kính Đức Mẹ đau thương, tưởng nhớ Đức Mẹ dưới chân Thánh giá.

Năm 1714, Dòng Tôi tớ Đức Mẹ được phép cử hành lễ Đức Mẹ Sầu bi vào thứ Sáu tuần Thương khó. Năm 1727, nhờ sự vận động của Dòng Tôi tớ Đức Mẹ, lễ này được Đức Bênêđictô XIII đặt hẳn vào ngày thứ Sáu sau Chúa nhật Khổ nạn.

Năm 1969, lễ này bị bãi bỏ do việc cải tổ Phụng vụ sau Công đồng Vatican II. Lý do việc bãi bỏ ngày lễ Đức Mẹ đau thương ngày thứ Sáu sau Chúa nhật Khổ nạn là vì Giáo hội không muốn mừng hai lần trong một năm một biến cố hay một mầu nhiệm.

2. Lễ Đức Mẹ Sầu bi ngày 15 tháng Chín

Năm 1668, Dòng Tôi tớ Đức Mẹ được phép Toà thánh mừng lễ Đức Mẹ Sầu bi ngày Chúa nhật thứ ba tháng Chín.

Năm 1704, Đức Clêmentê XI ban đại xá cho những ai tham dự lễ này.

Năm 1814, Đức Piô VII lập lễ này trong khắp Giáo hội để tạ ơn Đức Mẹ đã giải thoát Đức Thánh Cha khỏi sự quản thúc của vua Napoléon.

Sau này, Đức thánh Piô X quyết định chuyển lễ từ Chúa nhật thứ ba tháng Chín sang ngày 15 tháng 9 sau ngày Suy tôn Thánh giá, để liên kết cuộc Đồng thụ nạn của Mẹ Maria với cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu. Ngoài việc thiết lập Thánh lễ, còn có những hình thức đạo đức kính Đức Mẹ Sầu bi.

1. Thánh thi Stabat Mater dolorosa (Mẹ sầu bi đứng bên Thánh giá) do tác giả Jacopone di Todi (1230-1306), tu sĩ dòng Phanxicô, và được lưu hành trong khắp Giáo hội từ thế kỷ XIII. Thánh thi này được dùng làm Ca tiếp liên đọc trong ngày lễ Đức Mẹ Đau thương 15 tháng Chín như ngày nay.

2. Lòng sùng kính Đức Mẹ Sầu bi cũng được lập vào thế kỷ XIV do Chân phúc Henri Susô.

3. Ngắm bảy Sự Đau đớn Đức Mẹ, kèm theo bảy kinh Kính mừng sau mỗi ngắm, được Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ ấn định năm 1646. Trong Toàn niên kinh nguyện Giáo phận Bùi Chu, Đức cha Đaminh Hồ ngọc Cẩn sửa đổi lại còn một kinh Lạy Cha, một kinh Kính mừng và một kinh Sáng danh sau mỗi ngắm.

BẢY SỰ ĐAU ĐỚN ĐỨC MẸ

Năm 1482, cha Gioan Couderberghe, giáo xứ Flanders, nước Bỉ, bắt đầu giảng về việc sùng kính Bảy Sự Đau đớn Đức Mẹ:

1. Cụ già Simêon nói tiên tri cùng Đức Mẹ (Lc 2:34-35).

2. Đức Mẹ đem Chúa Giêsu trốn sang nước Ai Cập (Mt 2:13-21).

3. Chúa Giêsu ở lại trong đền thờ mà Đức Mẹ tìm kiếm Người ba ngày (Lc 2:41-50).

4. Đức Mẹ gặp Đức Chúa Giêsu vác cây Thánh giá (Ga 19:17).

5. Đức Mẹ đứng kề Thánh giá Đức Chúa Giêsu là Con rất yêu dấu khi trút linh hồn (Ga 19:18-30).

6. Hai môn đệ hạ xác Chúa Giêsu mà trao cho Đức Mẹ ẵm kính (Ga 19:39-40).

7. Môn đệ táng xác Chúa Giêsu vào huyệt đá mới (Ga 19:40-42).

III. Ý NGHĨA PHỤNG VỤ

1. Dựa theo giáo huấn Công đồng Vatican II, Giáo hội muốn lòng sùng kính Đức Mẹ của chúng ta hướng về Chúa Kitô. Do đó, Giáo hội muốn chúng ta sùng kính Đức Mẹ đồng thụ nạn với Chúa Kitô khổ nạn để chúng ta noi gương Mẹ, mà kết hợp cuộc đời khổ đau của ta với cuộc đời tử nạn của Chúa Kitô, mong mai sau chúng ta cùng được trường sinh vinh hiển với Người như Đức Mẹ.

2. Trong việc sùng kính và mừng lễ Đức Mẹ Sầu bi, Giáo hội nhắc nhớ chúng ta hiểu sâu xa rằng qua Thánh Gioan, Chúa Giêsu đã trao trối Mẹ Maria cho chúng ta: "Này là Mẹ con", và trối chúng ta cho Đức Mẹ: "Này là con Bà". Như vậy, Đức Mẹ là Mẹ thật của chúng ta, và chúng ta thật là con của Đức Mẹ. Dưới cây Thánh giá, Đức Mẹ đã thực sự sinh ra chúng ta về phần hồn trong nỗi cực độ khổ đau, cũng như mẹ phần xác sinh ra chúng ta về phần xác, cũng trong đau đớn theo án lệnh Chúa đã ra cho tổ mẫu Evà: "Ngươi sẽ sinh con đẻ cái trong đau đớn" (St 3:16). Mẹ Maria hạ sinh chúng ta càng trong đau khổ, Mẹ càng yêu thương chúng ta.

3. Trong mầu nhiệm Đồng thụ nạn của Mẹ Maria với cuộc Khổ nạn Cứu thế của Chúa Giêsu, Giáo hội cũng nhắc nhớ chúng ta rằng, nhờ Mẹ mà chúng ta được hưởng ơn Cứu độ đã trào dâng từ thương tích của Chúa.

4. Trong sứ mạng Đồng công của Mẹ Maria với sứ mạng Cứu chuộc của Chúa Cứu Thế, Giáo hội khích lệ chúng ta cũng hãy ý thức sứ mạng của chúng ta, là đồng công với Chúa và Mẹ trong việc cứu rỗi chính mình chúng ta, và cũng trong việc làm tông đồ cứu rỗi người khác.

IV. CA TIẾP LIÊN TRONG THÁNH LỄ (Stabat Mater)

1. Mẹ sầu bi, tầm tã giọt châu, đang đứng bên cây thập giá, nơi Con Người đã bị treo lên.

2. Một lưỡi gươm nhọn đã đâm qua tâm hồn Bà đang rên siết, đang sầu khổ và đau buồn.

3. Ôi đau buồn sầu khổ biết bao cho bà Mẹ đáng suy tôn của một người Con duy nhất!

4. Bà Mẹ hiền nhìn xem nỗi khổ hình của người Con chí thánh, mà đau lòng thổn thức tâm can.

5. Ai là người không tuôn châu lệ, khi nhìn thấy Mẹ Chúa Kitô, trong cảnh cực hình như thế?

6. Ai có thể không buồn bã nhìn xem Mẹ Chúa Kitô, đang đau khổ cùng với Con Người?

7. Mẹ nhìn thấy Chúa Giêsu vì tội dân mình mà khổ cực và bị vùi giập dưới làn roi.

8. Mẹ nhìn Con mình dịu hiền như thế, bị thống khổ lúc lâm chung, khi Người trút hơi thở cuối cùng.

9. Ôi lạy Mẹ là niềm yêu mến, xin cho con cảm thấy mãnh lực của đau thương, để cho con được khóc than cùng Mẹ.

10. Xin cho lòng con cháy lửa mến yêu, mến yêu Đức Kitô là Thiên Chúa, để cho con có thể làm đẹp ý Người.

11. Ôi Thánh Mẫu, xin Mẹ làm ơn đóng vào lòng con cho thực mạnh những vết thương của Đấng bị treo thập giá.

12. Xin Mẹ cho con được chia phần thống khổ của Con Mẹ đã thương vong, đã khấng chịu cực hình vì con như thế.

13. Xin cho con được cùng Mẹ thảo hiếu khóc than, cùng Đấng bị đóng đinh tỏ niềm thông cảm, bao lâu con còn sinh sống ở đời.

14. Con ước ao được cùng với Mẹ đứng bên cây thập giá và hợp nhất cùng Mẹ trong tiếng khóc than.

15. Ôi Đức Trinh Nữ thời danh trong hàng trinh nữ, xin đừng tỏ ra cay đắng với con, xin cho con được cùng Mẹ chan hoà dòng lệ.

16. Xin cho con được mang sự chết của Đức Kitô, được cùng Người thông phần đau khổ và tôn thờ những thương tích của Người.

17. Xin cho con được mang thương tích của Người, cho con say sưa cây thập giá và máu đào Con Mẹ đã đổ ra.

18. Ôi, Đức Trinh Nữ xin đừng để cho con bị lửa hồng thiêu đốt, nhưng được Mẹ chở che trong ngày thẩm phán!

19. Lạy Chúa Kitô, khi phải lìa bỏ cõi đời này, nhờ Đức Mẹ, xin Chúa cho con được tới lãnh ngành dương liễu khởi hoàn.

20. Khi mà xác thịt con sẽ chết, xin cho linh hồn con được Chúa tặng ban vinh quang của cõi Thiên đường.

V. Ý NGHĨA LỜI CHÚA TRONG THÁNH LỄ

Bài đọc I: Do Thái 5:7-9

Đây là một phần chính thư Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Do Thái khích lệ mọi người hãy cảm thương Chúa Giêsu khi còn sống ở đời này đã khổ đau đến rơi lệ. Đặc biệt trong vườn Gietsimani, Người khổ đau đến cùng cực đến nỗi đã kêu van Đấng có thể cứu Người khỏi chết. Nhưng Người đã vâng phục Chúa Cha vui lòng hy hiến để nên căn nguyên ơn Cứu độ cho chúng ta. Đoạn văn ám chỉ Mẹ Maria cũng cùng chịu đau khổ với Chúa để thông cảm với Chúa, và để đồng công với Chúa cứu chuộc loài người.

Phúc âm: Luca 2:33-35


Mẹ Maria và Thánh Giuse kinh ngạc trước những lời ông già Simêon nói về Ấu Chúa Giêsu là ánh sáng cho dân ngoại và là vinh quang cho dân Do Thái. Ông Simêon chúc lành cho hai ông bà và nói tiên tri với Mẹ Maria rằng: Con Trẻ này đã được đặt lên cho sự sụp đổ hay sự đứng lên của nhiều người dân Do Thái và là mục tiêu cho người ta chống đối, một dấu hiệu kêu mời mọi người hãy mở lòng ra cho chương trình của Thiên Chúa và thường là một dấu hiệu kêu gọi người ta cải tà qui chính.

Lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn Mẹ Maria như ông Simêon tiên báo là sự thống khổ xâu xé Trái tim Mẹ. Lưỡi gươm cũng có ý nghĩa trong tiên tri Ezekiel 14:17 là sự giáng phạt của Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói Người đến không phải để đem lại bình an, mà là gươm giáo (Mt 10:34-36), tức là sự chia rẽ (Lc 12:51-53). Chúa muốn nói "chia rẽ" là Chúa và lời Chúa như mũi gươm chia lìa các gia đình và kêu gọi các phần tử dấn thân bước theo con đường Phúc âm của Chúa. Mẹ Maria là một người tiên phong dấn thân để trung thành với tiếng Chúa mời gọi (xem Lc 8:19-21; 11:27-28).

VI. THÁNH KINH


1. St 3:15: "Ta sẽ đặt mối thù giữa ngươi và người nữ, giữa dòng dõi người nữ và dòng dõi ngươi. Người nữ sẽ đạp nát đầu ngươi".

Lời tiên tri này minh nhiên và mặc nhiên hàm chứa mầu nhiệm Maria, về Mẹ Chúa Cứu Thế, về mẫu chức trinh trong, về đặc ân Vô nhiễm thai, về sứ mạng Đồng công...

Lời: "Ta sẽ đặt mối thù" liên quan đến vai trò Đồng công, ám chỉ Người Nữ và Dòng dõi người Nữ đối đầu với Satan và bè lũ hắn. Do đó, trong "mối thù" ẩn chứa vai trò Đồng công của Mẹ Maria. Thực vậy, Mẹ đã cộng tác với Chúa Con trong công trình Cứu chuộc loài người.

Lời: "Người Nữ sẽ đạp nát đầu ngươi"
tiên báo Người Nữ và Dòng dõi người sẽ chiến thắng con rắn và bè lũ hắn. Cả câu tiên tri trong tiền Phúc âm 3:15 làm nổi bật mối tương phản giữa Evà và Maria, giữa Ađam và Chúa Giêsu. Nếu Evà đồng phạm với Ađam làm hư hỏng loài người, thì Maria đồng công với Chúa Giêsu cứu chuộc loài người.

2. Is 7:14: "Một Trinh nữ sẽ thụ thai sẽ sinh Con Trai tên là Emmanuel". Trinh Nữ này là Người Nữ đã được phác họa trong lời hứa chiến thắng con rắn, lời hứa mà nguyên tổ chúng ta đã nhận được sau khi phạm tội, và chính là Người Nữ, Mẹ Đấng đã được Thiên Chúa trao phó công cuộc Cứu chuộc.

3. St 3:20: "Mẹ chúng sinh". Mẹ Maria là Mẹ chúng sinh nghĩa là tất cả loài người. Trong sứ mạng Đồng công, Mẹ cộng tác với Chúa Kytô trong việc tái sinh chúng ta trong ơn thánh. Do đó, Giáo hội vinh tụng Mẹ Maria là Mẹ ơn thánh. Mẹ là Mẹ chúng ta vì Mẹ là Đấng Đồng công Cứu chuộc, và Mẹ là Đấng Đồng công vì Mẹ là Mẹ chúng ta.

4. Lc 1:26-38: Trong biến cố Truyền tin, Mẹ Maria khởi đầu vai trò Đồng công với Chúa Cứu Thế. Lời thưa "Xin vâng" của Mẹ là một sự chia sẻ thân mật với Thiên Chúa trong công trình Cứu chuộc mà thiên sứ mặc khải cho Mẹ. Lời "xin vâng" của Mẹ là lời Đồng công làm cho Chúa Ngôi Hai giáng trần nhập thể trong cung lòng Mẹ, thành nên Chúa Giêsu làm người có thân xác, để cứu chuộc loài người bằng cái chết hy tế đẫm máu trên thập giá.

5. Lc. 2:35:
"Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu lòng Bà". Trong dịp Mẹ Maria dâng Con trong Đền thờ, lời tiên tri của cụ già Simêon tỏ ra cho Mẹ xem thấy tầm mức lịch sử Cứu độ của Con Mẹ, một sứ vụ đầy đau khổ mà Mẹ phải sống trong sự đau khổ bên cạnh Chúa Cứu thế khổ đau, và địa vị làm Mẹ của Mẹ sẽ bí ẩn và đớn đau.

6. Ga 19:26: Mẹ Maria đứng dưới cây thánh giá Chúa Giêsu. Khi thấy Mẹ và môn đệ yêu, Chúa Giêsu nói: "Hỡi Bà, này là Con Bà" và nói với môn đệ: "Hỡi con, này là Mẹ con". Tiếng "Bà" liên kết Mẹ Chúa Cứu thế với Người Nữ và dòng dõi cứu chuộc trong tiền Phúc âm 3:15, sẽ cộng tác với Đấng Cứu thế trong việc chiến thắng Satan, tội lỗi và sự chết. Bà đó là Mẹ Maria, là Nữ tỳ của Thiên Chúa trong ngày thiên sứ truyền tin, sẽ là một Bà Mẹ chất ngất đau thương cùng với Con hy tế đẫm máu cứu chuộc loài người.

7. Kh 12:1-6:
Đoạn Thánh kinh này nêu bật hình ảnh Chúa Kytô và Mẹ Đồng công cứu chuộc loài người. Hình ảnh Mẹ Chúa Kytô trong cảnh huy hoàng lộng lẫy của phẩm chức Mẹ Thiên Chúa. Hình ảnh Mẹ Đồng công cứu chuộc trong cảnh tang thương cay đắng của phẩm chức Mẹ loài người.

L.m. Phêrô, CMC

dongcong.net
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: CÁC NGÀY LỄ CỦA MẸ TRONG PHỤNG VỤ 12 years 2 weeks ago #3319


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Ngày mồng 8 tháng 9
LỄ SINH NHẬT ĐỨC MẸ


DucMe17_small_2012-04-13.jpg

Ngay từ những thế kỷ đầu của Giáo Hội, các tín hữu đã mừng sinh nhật Đức Mẹ tại Đông Phương và sau đó là toàn thể Giáo Hội. Lễ sinh nhật Mẹ Thiên Chúa và Mẹ chúng ta là một dịp mừng vui hân hoan vì ngày Mẹ sinh ra là dấu chỉ ơn cứu độ đã gần đến. Nhiều dân tộc và nhiều quốc gia đã nhận ngày này làm bổn mạng.

I. Niềm vui ngày Mẹ sinh ra.

Chúng ta hãy hân hoan mừng ngày sinh của Đức Trinh Nữ Maria, Đấng sẽ sinh ra Mặt Trời Công Chính là Đức Kitô, Chúa chúng ta.

1Ngay từ xa xưa, phụng vụ ngày lễ này đã mời gọi chúng ta hãy mừng vui hân hoan.

2. Điều này thật có ý nghĩa. Chúng ta mừng sinh nhật Đức Mẹ Maria giống như gia đình, bè bạn, và láng giềng mừng ngày một con trẻ được sinh ra đời. Mừng vui hơn nữa vì ngày này còn là một biến cố tiên báo Đấng Cứu Độ sắp đến. Như rạng đông đi trước mặt trời, Đức Maria là sao mai xuất hiện trước Đấng Cứu Thế, Mặt Trời Công Chính, trong lịch sử của nhân loại.

3. Một tác giả cổ xưa đã viết: Khi Thiên Chúa vinh hiển và rất mực quang minh đến với nhân loại, thì cần phải có Đức Mẹ là niềm vui đi trước để chuẩn bị ơn cứu độ lớn lao cho chúng ta. Đó là ý nghĩa của ngày lễ hôm nay, mà khởi điểm là biến cố Mẹ Thiên Chúa chào đời, còn kết thúc và tận điểm là biến cố Ngôi Lời mặc lấy xác phàm. Quả thật, Đức Trinh Nữ nay được sinh ra, được cho bú mớm và được chuẩn bị để xứng đáng trở nên Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của Vua muôn đời… Vậy mọi loài thụ tạo hãy đồng ca, hãy nhảy múa và biểu lộ niềm vui thích hợp với ngày lễ. Hôm nay, mọi loài trên trời dưới đất hãy cùng nhau hoan hỉ và bất cứ vật nào ở trong trần gian cũng như bên trên trần gian hãy hợp nhau mừng lễ.

4.Phụng vụ thánh lễ xưng tụng Trinh Nữ hài nhi là sự hoàn thành của chương trình Thiên Chúa trong việc mời gọi mọi người đến cuộc sống muôn đời.

5 Từ trước muôn thuở, Thiên Chúa Ba Ngôi đã tiền định Đức Maria làm Mẹ của Chúa Con. Vì mục đích ấy, Thiên Chúa trang điểm cho Mẹ bằng mọi ơn thánh. Mẹ là linh hồn tốt đẹp trọn lành nhất đã được tạo dựng, chỉ sau một mình Ngôi Lời Nhập Thể.

6 Thiên Chúa ban cho mỗi người sức mạnh cần thiết để chu toàn sứ mạng riêng của họ trên trần gian.

7 Vì Đức Maria có một ơn gọi siêu việt, nên ơn thánh Mẹ nhận lãnh từ khi được đầu thai cũng siêu việt hơn các ơn thánh được ban cho toàn thể các thiên thần và các thánh hợp lại. Mẹ được thông phần mật thiết vào bản tính thần linh, tương xứng với với phẩm chức cá biệt mà Thiên Chúa đã mời gọi Mẹ từ muôn đời.

8 Thánh Bernard kết luận: Sự thánh thiện và vẻ cao đẹp của Đức Maria siêu việt, bởi vì Thiên Chúa là Con của Mẹ và Mẹ là Mẹ của Người.

9 Thánh Bonaventure xác quyết: Thiên Chúa có thể tạo dựng một thế giới khác tốt đẹp hơn, nhưng không thể tạo dựng một người mẹ khác hoàn hảo hơn Mẹ Thiên Chúa được.

10. Ước chi chúng ta luôn nhớ mình cũng được Chúa ban cho một ơn gọi nên thánh để chu toàn một sứ mạng cá biệt trên trần gian. Ngoài niềm vui được chiêm ngưỡng những ơn thánh phong phú của Đức Maria, chúng ta đừng quên Thiên Chúa cũng ban cho mỗi người chúng ta đầy đủ ơn thánh để chu toàn một sứ mạng cá biệt trong cuộc sống này.

Chúng ta thấy hữu lý khi mừng sinh nhật riêng của chúng ta, bởi vì Thiên Chúa minh nhiên muốn chúng ta được sinh ra và đã mời gọi chúng ta đến hoan hưởng niềm hạnh phúc và tình yêu bất tận.

II Sự kiện Đức Maria chào đời đưa chúng ta đến chỗ tôn trọng từng cá nhân.

Lạy Chúa, ước chi Giáo Hội của Chúa được đổi mới trong thánh lễ này cũng được tràn đầy niềm vui trong ngày sinh của Đức Trinh Nữ Maria, người đã đem đến bình minh hy vọng và ơn cứu độ cho thế giới.11
Đức Maria bao nhiêu tuổi đời? Cũng như với Thiên Chúa, thời gian không còn ý nghĩa gì đối với Mẹ nữa. Mẹ đã đạt đến sự viên mãn thời gian, một tuổi xuân vĩnh viễn vì được thông phần vào sức sống luôn tươi trẻ của bản tính Thiên Chúa. Thánh Augustine nói: Đấng Toàn Năng trẻ trung hơn tất cả12 thật chí lý, bởi vì Người là Đấng không hề biến đổi. Có lẽ chính chúng ta cũng đã nhìn thấy niềm vui và sự trẻ trung nội tâm nơi những con người thánh thiện. Chúng ta kinh ngạc vì tâm hồn họ trào tràn một năng lực mãnh liệt, mặc dù thân xác của họ có thể đã kiệt quệ vì gánh nặng tháng năm. Một người kết hợp với Thiên Chúa càng thắm thiết, tình trạng tâm hồn họ càng trẻ trung. Vì là người kết hợp mật thiết nhất với Chúa Kitô, nên Mẹ Maria chắc chắn là một người mãi mãi trẻ trung. Khi tìm đến với Chúa, khi hướng về Chúa là Đấng làm hoan lạc tuổi xuân xanh (ad Deum qui laetificat iuventutem meam), chúng ta được trào trào niềm vui,13 tuổi thanh xuân, và sự trưởng thành.

Ngay từ thời thơ ấu, Đức Trinh Nữ đã có một sự trưởng thành tâm linh tương xứng với tuổi đời. Giờ đây trên thiên quốc, được tràn đầy ân sủng và công trạng nhờ kết hợp với công cuộc của Con Mẹ, Mẹ săn sóc chúng ta và lắng nghe những lời ca ngợi và cầu xin của chúng ta. Hôm nay, Mẹ nghe những lời tạ ơn chúng ta dâng lên Thiên Chúa vì Người đã tạo dựng nên Mẹ. Mẹ nhìn xuống và cảm thông với cuộc sống của chúng ta. Sau Thiên Chúa, Mẹ là người cảm thông nhất về sự yếu đuối và những cuộc chiến đấu của chúng ta.14

Hầu hết các bậc cha mẹ đều tin rằng người con sơ sinh của họ là đứa trẻ đặc biệt nhất trên đời. Thánh Gioakim và thánh Anna chắc cũng nghĩ như thế khi con trẻ Maria được chào đời. Hai ngài quả thật không lầm. Mọi thế hệ đều ngợi khen con trẻ ấy là người diễm phúc: Song thân của Mẹ không biết hoa trái tình yêu thanh sạch của các ngài cao sang thế nào. Và trong cuộc sống, các ngài cũng chưa từng hiểu biết thấu đáo. Ai thực sự có thể tiên đoán được một con trẻ sơ sinh rồi sẽ như thế nào? Không ai biết chắc chắn cả.15 Tương lai của mỗi con trẻ là một mầu nhiệm. Mỗi người đều được Đấng Tạo Hóa ủy thác cho một sứ mạng cá biệt để thực hiện ở đời này.

Ngày lễ hôm nay giúp chúng ta biết tôn trọng sự sống của từng cá nhân. Cha mẹ cộng tác trong việc truyền sinh, nhưng Thiên Chúa tạo dựng cho mỗi người một linh hồn bất tử. Trong ngày Mẹ Thiên Chúa chào đời, niềm vui lớn lao chúng ta cảm hưởng mang theo một trách nhiệm nghiêm chỉnh. Chúng ta phải vui mừng khi biết một con trẻ hiện hữu trong lòng mẹ, và vui mừng khi nó chào đời. Mặc dù một con trẻ chào đời sẽ mang theo khổ sở, đem đến những khước từ, hoặc tạo ra những ràng buộc và gánh nặng, nhưng đứa trẻ phải luôn luôn được đón nhận và cảm thấy an vui trong tình thương của cha mẹ.16 Mỗi người đều được mời gọi hãy ý thức về địa vị làm con cái Thiên Chúa của mình, hãy tán dương Thiên Chúa, và sau cùng, sẽ được hoan hưởng hạnh phúc muôn đời.

Thiên Chúa Cha vui mừng vô hạn khi một con người đầy ân sủng được chào đời, được tiền định làm Mẹ của Chúa Con hằng hữu. Trẻ sơ sinh ấy không vương nhơ nguyên tội và cực kỳ thanh sạch. Mặc dù Thiên Chúa ban cho hai thánh Gioakim và Anna niềm vui đặc biệt vì được chia sẻ vào ơn thánh trào tràn nơi người con vừa được sinh ra của các ngài như mọi cha mẹ khác, nhưng nếu hai ngài biết được một chút về ơn gọi của con trẻ ấy, thì các ngài còn vui sướng đến đâu? Chúng ta nên trân trọng cuộc đời của mình. Ước chi chúng ta trung thành với ơn thánh chúng ta được lãnh nhận để thực thi sứ mạng mà Thiên Chúa quan phòng đã ban cho chúng ta.

III Giá trị của những điều nhỏ mọn.

Khi Đức Maria chào đời, không có sự gì phi thường xảy ra. Các Phúc Âm không đề cập đến biến cố ấy. Mẹ đã chào đời tại một làng thuộc miền Galilê, có lẽ là Nazareth. Không có một mặc khải ngoại thường nào xảy ra. Thế gian vẫn tiếp tục quan tâm đến những biến cố khác, những biến cố sớm phôi pha và nhạt nhòa trong ký ức mọi người. Biến cố quan trọng nhất trước mắt Thiên Chúa thường xảy ra mà không được ai để ý, bởi vì con người thường tìm kiếm những điều phi thường. Chỉ có thiên đàng mừng vui trong ngày sinh của Đức Maria. Và ắt hẳn đó là một ngày hân hoan biết bao!

Đức Thánh Trinh Nữ đã sống một cách ẩn khuất. Toàn dân Israel mong chờ một thiếu nữ được Thánh Kinh17 tiên báo mà không biết gì về sự hiện diện thực sự của Mẹ ở ngay giữa họ. Xét bên ngoài, hầu như Mẹ không có gì khác biệt với tất cả những thiếu nữ tại một làng quê hẻo lánh. Mẹ có ý chí tự do và có thể yêu mến, và Mẹ đã yêu mến mãnh liệt đến độ chúng ta khó mà tưởng tượng. Hơn nữa, những ước muốn của Mẹ luôn luôn phù hợp với tình yêu Thiên Chúa.

Đức Trinh Nữ rất thông minh. Mẹ chỉ lưu tâm đến việc phụng sự các mầu nhiệm Mẹ được tỏ cho hiểu biết ngày càng sâu xa. Như các thiếu nữ khác, Đức Trinh Nữ cũng học may vá nấu nướng. Hơn nữa, Mẹ còn hiểu biết mối tương quan hoàn hảo giữa những điều kỳ diệu Mẹ được chứng kiến và những lời tiên báo về Đấng Cứu Thế. Chúng ta biết Mẹ đã ghi nhớ và lợi dụng những biến cố đặc biệt, từ sự kiện này đến sự kiện khác xảy ra trước mắt Mẹ. Mẹ ghi nhớ tất cả những điều ấy và suy niệm trong lòng.18 Đức Trinh Nữ rất thánh chắc chắn đã có một trí tưởng tượng sinh động để sống một cuộc đời đầy sáng kiến và nhanh nhẹn giúp đỡ tha nhân. Mẹ biết cách làm cho cuộc sống của họ trở nên an vui, nhất là khi họ gặp bệnh nạn hoặc gian truân. Mẹ đã vui tươi thi hành những bổn phận trần thế. Hầu hết đó là những việc không được ai để ý, nhưng Mẹ biết Thiên Chúa hằng ưu ái nhìn xem Mẹ chu toàn những phận sự hằng ngày ấy.

Bằng việc suy ngắm đời sống thường nhật của Mẹ, chúng ta ý thức phải thực thi công việc của mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa. Chúng ta phục vụ tha nhân một cách âm thầm, chu toàn phận sự và không tìm kiếm danh giá hay đặc lợi. Bằng việc noi gương Mẹ, chúng ta học hiểu giá trị của những việc nhỏ mọn nếu được thực hiện vì tình yêu. Với tinh thần siêu nhiên, chúng ta bắt tay vào các công việc không có gì nổi bật. Những công việc nhỏ mọn, khi được thực hiện vì tình yêu, sẽ làm đẹp lòng Chúa, lôi kéo lòng thương xót Người trên chúng ta và thân nhân của chúng ta. Đó là những dịp giúp chúng ta thường xuyên hâm nồng lòng sốt mến hầu được gia tăng ơn thánh hóa trong linh hồn. Đức Maria là tấm gương trung tín cho chúng ta noi theo trong việc biến trọn cuộc sống thành một hiến lễ đẹp lòng Chúa.19
Nhiều tín hữu khắp thế giới sốt sắng mừng lễ sinh nhật Đức Mẹ. Thánh Phêrô Đamianô nói rằng: Vua Salômôn và dân Chúa mừng ngày cung hiến đền thờ bằng lễ hiến tế uy linh và long trọng thế nào, thì chúng ta cũng vui mừng trong ngày Đức Maria chào đời như vậy. Cung lòng Mẹ là đền thờ cực thánh. Ở đó, Thiên Chúa đã tiếp nhận nhân tính và đi vào thế giới con người một cách hữu hình.20 Ước chi chúng ta hãy dâng lên Mẹ thật nhiều tình yêu để xứng đáng làm con cái ngoan thảo của Mẹ.
Attachments:
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
Last Edit: 12 years 2 weeks ago by Văn Quyền.Vianney.
The administrator has disabled public write access.

Re: CÁC NGÀY LỄ CỦA MẸ TRONG PHỤNG VỤ 12 years 2 weeks ago #3318


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Ngày 15 tháng Tám
LỄ ĐỨC MẸ HỒN XÁC
LÊN TRỜI
assomption-de-Marie.jpg

I. TIẾN TRÌNH TÍN ĐIỀU MẸ LÊN TRỜI

Theo hai cha Pohle và Scheeben, mấy thế kỷ đầu không có dấu tích gì về lòng tin Đức Mẹ Maria lên trời. Nhưng một cái quách (sarcophagus) đầu thế kỷ IV hiện ở nền nhà thờ Santa Engracia thành Saragossa (Tây Ban Nha) có bức chạm trổ hình Đức Mẹ lên trời. Và chứng tích của Thánh Epiphanô cho biết niềm tin Mẹ Maria bất tử và thân xác Mẹ vinh quang đã được truyền bá sâu rộng trong một ít giáo đoàn như Antiokia. Do xác tín và ngợi khen "Chức phẩm Thiên Mẫu" và "Đức Đồng trinh" của Mẹ là hai căn nguyên bước vinh quang của Người, Thánh Epiphanô mở đường cho lòng tin và sự xác quyết của các Thánh Giáo phụ, các Đức Giáo hoàng, các Giám mục, các nhà thần học và toàn thể Giáo hội.

A. Các Thánh Giáo phụ


Các Thánh Giáo phụ trong những thế kỷ đầu như các Thánh Môđestô, Basiliô, Giêrônimô, Augustinô, Germanô, Đamascenô, và Thêôđôrê Studium đồng thanh tung hô bước vinh quang của Mẹ Maria do chức phẩm Thiên Mẫu và đức Đồng trinh của Mẹ . Riêng Thánh Đamascênô nói: "Cần thiết rằng Con Thiên Chúa, khi sinh ra đã gìn giữ vẹn tuyền đức Trinh của Mẹ, thì phải gìn giữ Mẹ khi chết khỏi hư hoại. Đấng đã cưu mang Đấng Tạo Hoá cần được ở trong cung điện của Thiên Chúa. Mẹ Thiên Chúa cần phải có tất cả mọi điều thuộc về Con của Mẹ và cần được mọi thụ tạo tôn vinh".

B. Các Đức Giáo hoàng

- Đức Adrianô I và Đức Pascalê I có những đồ thờ trang trí bằng hình ảnh Mẹ lên trời.

- Đức Alexanđrô III nói: "Mẹ Maria thụ thai không bị xấu hổ, sinh con không bị đau đớn, từ trần không bị hư hoại trong mồ, vì theo lời Thiên thần, Mẹ đã được đầy ơn".

- Đức Thánh Piô V sửa đổi lại kinh Phụng vụ với bài đọc lễ Mẹ lên trời.

- Đức Bênêđictô XIV: Về ngày lễ Đức Mẹ lên trời, Giáo hội đọc các bài giảng của thánh Đamascenô và thánh Bênađô thấy rõ ràng Rất thánh Trinh Nữ lên trời cả hồn và xác: Đó là một dấu chỉ và một bằng chứng niềm tin của Giáo hội.

- Đức Piô XII nối tiếp các Đức tiền nhiệm về niềm tin đó. Trong Thông điệp "Corporis Mystici" ngày 29-6-1943, ngài viết: "Chúng ta hãy nài xin Mẹ rất thánh của mọi phần tử của Chúa Kitô mà Ta đã tín thác hiến dâng loài người cho Trái tim Mẹ. Ngày nay ở trên trời, thân xác và linh hồn Mẹ toả sáng trong vinh quang, hiển trị cùng với Con của Mẹ".

C. Các Đức Giám mục và toàn thể Giáo hội


Ngày 23-2-1870, 200 Giám mục của Công đồng Vatican I làm đơn thỉnh nguyện Đức Thánh Cha định tín Đức Mẹ hồn xác lên trời. Năm 1920, 260 Giám mục từ nhiều nước cũng hợp ý tâu xin, đầu tiên là các Giám mục nước Ý, nước Pháp, trong khi các Hội đồng Giám mục nước Đức, Áo, Anh, và Thụy Sĩ còn im lặng. Năm 1934, sau năm năm chiến dịch "Forge Italiane" ráo riết vận động, 600 Tổng Giám mục và Giám mục đã chấp thuận cuộc trưng cầu dân ý khắp thế giới tâu xin Toà thánh định tín.

Tại Pháp và Ý năm 1929, một hội cầu nguyện được thành lập để xin Chúa cho việc định tín được thành tựu. Đại hội Thánh Mẫu tại Nantes năm 1924 cũng bày tỏ nguyện vọng đó.

D. Các nhà thần học


Nối tiếp các Thánh Giáo phụ và Thẩm quyền của Giáo hội, các nhà thần học qua các thế kỷ cũng tích cực đồng tâm nhất trí về tín lý Mẹ Maria hồn xác lên trời:

Thế kỷ XII và XIII, có các Thánh Albertô, Bônaventura, Tôma, Fullertô và các nhà thần học Hugh St. Victor, Sicard Cremona, Durand Mende. Thế kỷ XV có Thánh Antôniô và nhà thần học Gabriel Biel. Thế kỷ XVI có các Thánh Canisiô, Bellarminô, các nhà thần học Suarez, Soto, Đức Hồng y De Berulle và cả trường phái Pháp. Thế kỷ XVII có các nhà thần học Billuart, Theophile Raynaud. Thế kỷ XVIII có Thánh Anphong, Đức Hồng y Lambertini (sau này là Đức Giáo hoàng Beneđictô XIV), các nhà thần học Sedlmayr, Trombelli. Thế kỷ XIX và XX có các nhà thần học Scheeben, Lannerz, Janssens, Lagrange, Jugie, Roschini, Balic, Bittremieux và Đức Hồng y Lépicier. Theo cha Deneffe, từ cha Scheeben có ít là 18 nhà thần học xác quyết rằng tín lý Mẹ hồn xác lên trời có thể định tín. Nhà thần học Sertillanges viết một câu rất dí dỏm về sự phục sinh của Mẹ: "Chúng tôi tin rằng đường lối mọi xác phàm phải ngoắt quay đi khi nói về Đức Trinh Nữ. Anh hùng ca của sâu bọ phải im bặt để chúng ta ca lên trên ngôi mộ này Hoan khúc Magnificat thay vì Ai khúc De profundis".

Như vậy, toàn thể Giáo hội cùng với các Thánh Giáo phụ, các Đức Giáo hoàng và các nhà thần học đều cùng một niềm tin Mẹ Maria lên trời cả hồn và xác. Do đó, cùng với nhà thần học Bainvel, dân Chúa tin tưởng tín lý Mẹ hồn xác lên trời mau chóng được định tín.

E. Chuẩn bị định tín


Ngày 1-5-1946, với Thông điệp "Deiparae Vir-ginis" gửi các Giám mục khắp Giáo hội, Đức Piô XII cho biết từ năm 1840 đến năm 1940 những đơn thỉnh nguyện tâu xin Toà thánh định tín Mẹ Maria hồn xác lên trời đã đóng thành hai cuốn sách. Những đơn thỉnh nguyện này do các Đức Hồng y, các Thượng phụ Giáo chủ, các Giám mục, đặc biệt 200 Nghị phụ Công đồng Vatican I, các linh mục, tu sĩ nam nữ, các trường Đại học, các đoàn thể và đông đảo giáo dân. Đức Thánh Cha xin các Đức Giám mục cho ngài biết lòng sùng kính Đức Mẹ lên trời của hàng giáo sĩ, giáo dân của giáo phận các ngài và xin các ngài theo sự khôn ngoan xét đoán thế nào về việc tuyên tín.

Ngày 30-10-1950, Đức Thánh Cha gửi tông thư cho Cơ mật viện, loan báo vào ngày mồng 1 tháng 11 năm 1950, một biến cố sẽ là niềm vui lớn lao cho toàn thế giới Công giáo. Đó là nhờ ơn soi động và sự trợ lực của Thiên Chúa, ngài sẽ tuyên tín Đức Mẹ hồn xác lên trời. Một tia sáng mới sẽ bừng sáng trên vầng trán của Mẹ mà từ xa xưa qua các thời đại, Giáo hội cùng với các Giáo phụ, tiến sĩ và các nhà thần học vẫn tin tưởng mộ mến và sùng kính Mẹ lên trời cả hồn xác. Đức Thánh Cha cũng hỏi ý kiến Cơ mật viện về việc ngài sẽ long trọng tuyên tín Mẹ hồn xác lên trời như một chân lý đã được Thiên Chúa mạc khải. Sau khi đã biết ý kiến tích cực đồng thuận, Đức Thánh Cha tỏ lòng hoan hỉ được các Hồng y, Giám mục đồng tâm nhất trí với ngài để chứng minh điều Giáo hội vẫn tin tưởng, mộ mến và giảng dạy.

G. Ban hành Thông điệp Munificentissimus Deus


Ngày mồng 1 tháng 11 năm 1950, Đức Piô XII ban hành Thông điệp "Munificentissimus Deus" long trọng định tín Mẹ Maria linh hồn và xác lên trời là một tín điều buộc mọi người phải tin. Đại lược thông điệp bất hủ này là: Sau khi chúc tụng lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa đã yêu thương quan phòng làm êm dịu những khổ đau, đem lại niềm an vui cho các dân tộc, Đức Thánh Cha nêu cao sự kiện ơn Chúa thương, dù giữa thời buổi nhiều người sai lạc chân lý và nhân đức, vẫn có nhiều cách biểu lộ đức tin, lòng sùng mến Mẹ Maria và những con cái Mẹ vẫn được khuyến khích chiêm niệm những đặc ân của Mẹ. Thật vậy, từ muôn đời, Thiên Chúa đã đặc biệt yêu thương Mẹ và rồi ban cho Mẹ dạt dào những đặc ân mà Giáo hội nhận biết và khám phá ra. Nhưng thời đại của chúng ta đã được dành riêng để chiêm ngưỡng đặc ân Mẹ hồn xác lên trời.

Sau đó, Đức Thánh Cha lược qua tiến trình tín lý này qua đức tin của Giáo hội, qua Phụng vụ, các Giáo phụ, các nhà thần học hằng tin tưởng Mẹ thụ thai, hạ sinh và nuôi dưỡng Chúa Kitô, thì sau cuộc đời này, Mẹ cũng được kết hợp với Chúa cả hồn và xác. Và Mẹ đã cùng với Chúa Kitô chiến thắng địch thù hoả ngục, thì Mẹ cũng được cùng với Chúa khải hoàn vinh quang.

Đức Thánh Cha cũng kể qua cuộc chuẩn bị của ngài. Và ngài hy vọng rằng việc ngài định tín sẽ đem lại lợi ích lớn lao cho thế giới quay về với Thiên Chúa Ba Ngôi, cho giáo dân thêm lòng sùng mến Mẹ hơn, hiểu biết giá trị đời sống con người và mục đích cao siêu của linh hồn và xác. Sau hết, đức tin vào Mẹ hồn xác lên trời sẽ làm thêm vững mạnh đức tin của chúng ta vào vinh phúc mai sau.

H. Định Tín

Tín điều Mẹ Maria đầu thai vô nhiễm do Đức Piô IX tuyên tín năm 1854 đã là một viên bích ngọc rực sáng trên triều thiên của Mẹ, và là một luồng sáng rọi chiếu vào tín lý Mẹ lên trời cả hồn xác đã loé sáng lên qua bao thế kỷ, để ngày nay bừng sáng lên thành tín điều thêm một viên hoàng ngọc trên triều thiên vinh quang của Mẹ. Do đó, Lễ Các Thánh ngày mồng 1 tháng 11 năm 1950, tại quảng trường Thánh Phêrô, Rôma, trước 40 Hồng y, 500 Tổng Giám mục và Giám mục, hàng trăm đại diện chính quyền các quốc gia, hàng ngàn linh mục tu sĩ nam nữ và hơn 700,000 dân chúng dưới bầu trời tươi sáng, Đức Piô XII sốt sắng cất tiếng trong máy vi âm ngân vang khắp quảng trường Thánh Phêrô, vọng vang vào đền thờ chật ních hơn 80,000 dân chúng, vang xa khắp hoàn cầu, vang lên tới cung trời cao thẳm những lời trịnh trọng tuyên tín: "Do uy quyền của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, của hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, và với thẩm quyền của Ta, Ta phán quyết, tuyên ngôn, và định tín là tín điều đã được mạc khải rằng: Đức Maria, Mẹ Vô nhiễm của Thiên Chúa trọn đời đồng trinh, sau cuộc sống trần gian này, đã được phúc vinh quang Thiên đàng cả hồn và xác. Nếu ai cả dám tự tình chối bỏ hay nghi ngờ điều Ta đã định tín, thì họ phải biết rằng họ hoàn toàn phản bội đức tin Công giáo của Thiên Chúa".

Đức Thánh Cha vừa dứt lời, thánh ca Te Deum do tất cả mọi người trong quảng trường Thánh Phêrô ca lên hùng tráng hoà nhịp với những tiếng chuông trầm hùng của đền Thánh Phêrô và của 400 đền thờ khắp thành Rôma như cùng với toàn thể thần thánh trên trời hân hoan reo mừng chúc tụng ngợi khen Mẹ vinh quang của Thiên Chúa, của Giáo hội và của toàn thể loài người.

II. LỊCH SỬ PHỤNG VỤ

Đầu tiên Giáo hội Đông phương thành lập lễ tôn vinh Mẹ Thiên Chúa tại Giêrusalem sau Công đồng Êphêsô năm 431, và gọi là "Ngày của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa". Năm 380, giáo đoàn Antiôkia, và đầu thế kỷ VI, Giáo hội Đông phương gọi là "Lễ Mẹ ly trần". Năm 600, hoàng đế Maurice ra sắc lệnh mừng lễ này khắp nước Byzantine. Khi quân Ba tư xâm chiếm Trung đông, các đan sĩ chạy sang Rôma năm 650 đem theo lễ này sang và đổi là "Lễ Mẹ lên trời" và mừng vào ngày 15 tháng 8. Rồi từ Rôma, lễ này được lan đến Milan và Tây Ban Nha. Đức thánh Sergiô I tổ chức một cuộc rước long trọng sùng kính Mẹ lên trời. Thế kỷ VIII lễ này lan sang Anh và Đức như Hội đồng Giám mục Áo tại Salzburg xác nhận, và sang Pháp do Hội đồng Giám mục Pháp tại Mayenne. Dần dần lễ này được lan tới tất cả các nước khắp thế giới.

Đức Lêô IV qui định lễ Mẹ lên trời có tuần tám ngày, và Đức Nicolas I cho biết từ lâu lễ Mẹ lên trời có lễ Vọng ngày áp.

Thế kỷ thứ XIII lễ Mẹ lên trời còn có ngày chay trước lễ và là lễ long trọng nhất các lễ Đức Mẹ. Thế kỷ XVI theo nhà thần học Suarez, lễ này đặc biệt hơn mọi lễ Đức Mẹ, vì bày tỏ cho chúng ta thấy vinh quang, phần thưởng và sự khải hoàn của Rất Thánh Trinh Nữ.

Thời Trung cổ, lễ Mẹ lên trời là ngày làm phép mùa màng và các hoa trái đầu mùa. Năm 1950, lễ Mẹ lên trời có tầm quan trọng trong khắp Giáo hội do Đức Piô XII định tín "Mẹ Maria lên trời cả hồn và xác" và qui định thành Lễ Trọng đặc biệt trong khắp Giáo hội với luật buộc mọi người tham dự Thánh lễ. Năm 1970, Phụng vụ qui định lễ Mẹ lên trời là một lễ Đức Mẹ duy nhất có lễ Vọng vào chiều ngày 14 trước chính ngày lễ 15 tháng 8.

III. Ý NGHĨA PHỤNG VỤ

1. Mẹ Maria hồn xác lên trời là biến cố sau cùng trong mầu nhiệm đời sống Đồng công Cứu chuộc của Mẹ đặc biệt liên đới với mầu nhiệm Nhập Thể Cứu thế của Chúa Giêsu, Con Mẹ.

2. Vì Mẹ đã chịu thai và hạ sinh Chúa Giêsu, thì sau khi về trời vinh quang, Chúa Giêsu cũng đưa Mẹ vào phúc vinh quang cùng với Người.

3. Mẹ đã cho thân xác Chúa sự sống nhân loại, thì đáp lại, Chúa cũng cho thân xác Mẹ sự sống trường sinh vinh quang.

4. Do đặc ân Vô nhiễm Nguyên tội, thân xác trinh trong của Mẹ được thoát án lệ của tội Nguyên tổ mà được sống lại và lên trời cùng với linh hồn trong sáng của Mẹ.

5. Biến cố Mẹ lên trời hồn xác hoàn thành sự thánh thiện và huân nghiệp của Mẹ, là niềm ủi an và hy vọng tràn trề của chúng ta, là khởi đầu và là hình ảnh Hội thánh sẽ được thành toàn trên Nước Trời.

6. Hồn xác Mẹ lên trời vinh quang được Chúa Ba Ngôi tôn phong làm Nữ Vương trời đất và làm Đấng Trung gian ban phát mọi ơn lành cho chúng ta.

7. Đặc ân Mẹ lên trời vinh quang chung qui mọi đặc ân của Mẹ và là cùng đích trót cuộc sống, sứ mạng và huân công của Mẹ. Lễ Mẹ lên trời vinh quang chung kết mọi lễ tôn vinh Mẹ, nên là một lễ trọng thể và là lễ luật buộc. Đặc ân Mẹ lên trời gồm nhiều điều kỳ diệu:

- Mẹ chết êm ái không chút đớn đau,
- Mẹ phục sinh không bị hư thối,
- Mẹ lên trời hiển vinh.

IV. Ý NGHĨA LỜI CHÚA TRONG THÁNH LỄ


Bài đọc I: Khải huyền 11:19; 12:1-6, 10

Tác giả sách Khải huyền mô tả cuộc tranh hùng giữa thiện và ác, giữa dòng dõi con Rồng hoả ngục và dòng dõi người nữ là Mẹ Maria. Mẹ được hình dung là một mỹ nữ mặc áo mặt trời như kiểu Thiên Chúa thường cho người phụ nữ ăn mặc (xem Kn 3:21; Mt 6:30) nghĩa là Thiên Chúa cho Mẹ mặc áo vinh quang tức là ánh sáng rực rỡ nhất là mặt trời. Mẹ chân đạp mặt trăng. Mặt trăng khi tròn khi khuyết tượng trưng sự đổi thay mà Mẹ không bị biến đổi theo thời gian, theo tứ thời bát tiết vì Mẹ làm chủ như đạp trên tất cả. Đầu Mẹ đội một triều thiên mười hai ngôi sao. Các ngôi sao ở trên trời cao (xem G 22:12) tức là Mẹ làm Nữ Vương số đông dân chúng đầy đủ như mười hai chi tộc Israel. Triều thiên tượng trưng sự vinh thắng của Mẹ. Tất cả điều lạ là hình ảnh Khám giao ước mà Thiên Chúa dùng để ở cùng dân Người, và Người ở trong đó như ở trong Đức Trinh Nữ Maria. Mỹ nữ đang mang thai và đã sinh một con trai. Con trai đây là Đức Kitô, là Đấng Thiên Sai mà Thánh vương Đavid đã tiên báo trong Thánh vịnh 2 và 110. Con Rồng lớn màu đỏ là sức mạnh của thần dữ không thể tiêu diệt Con Trai đó. Giáo hội đã trải qua biết bao thời kỳ đẫm máu, nhưng quỉ hỏa ngục cũng không phá nổi (Mt 16:18). Thiên Chúa sắp sẵn cho mỹ nữ một nơi trong sa mạc, nghĩa là Chúa đưa Giáo hội vào nơi gian nan thử thách (xem Đnl 8:2). Giáo hội gặp nhiều thử thách, nhưng Giáo hội vẫn đứng vững. Con trẻ được cất bổng lên ngai Thiên Chúa nghĩa là Chúa Kitô sẽ được phục sinh. Sau hết là bài ca chiến thắng: ơn Cứu độ, quyền năng và vương tước của Thiên Chúa đã toàn thắng và mọi uy quyền đều thuộc về Chúa Kitô.

Bài đọc II: 1 Côrintô 15:20-26

Cuộc chiến thắng thần dữ trong bài đọc này trở thành một chiến thắng thần chết. Sự sống lại của Chúa Kitô là mầm mống sự sống lại của chúng ta và là chân lý căn bản. Thiếu chân lý này, đức tin của chúng ta sẽ trở nên hão huyền (16-19). Chúa Kitô là hoa quả đầu mùa của mọi người đều phải chết. Hoa trái đầu mùa hiến dâng Thiên Chúa tượng trưng sự hiến thánh mùa màng cho Người (xem Đnl 26:1-11). Hoa trái đầu mùa còn là dấu hiệu bảo đảm mùa màng đầy đủ tức là sự phục sinh của chúng ta trong vinh quang. Sức mạnh thần dữ trong thế giới sẽ bị bại hoại và địch thù cuối cùng bị hủy diệt là thần chết. Cuộc chiến thắng thần chết chính là sự chiến thắng của Chúa Kitô phục sinh mà chúng ta sẽ được sống lại để cùng với Mẹ chia sẻ sự phục sinh của Người.

Phúc âm: Luca 1:39-56

Thánh truyện Mẹ Maria thăm viếng bà Elizabeth có nhiều điểm rất ý nghĩa cho lễ Đức Mẹ lên trời. Bà Elizabeth ca ngợi Mẹ Maria là diễm phúc hơn hết mọi phụ nữ, là vì bà nhận biết Mẹ là kẻ đã tin mọi điều Chúa truyền phán cho Mẹ sẽ thành hiện. Lời ca ngợi của bà Elizabeth cũng giống như lời ca khen của một phụ nữ: "Phúc cho lòng dạ cưu mang Ngài và vú Ngài đã bú" (Lc 11:27-28) mà Giáo hội trích đọc trong lễ vọng Mẹ lên trời.

Đáp lại lời ngợi khen, chúc phúc của bà Elizabeth, Mẹ Maria tuyên tụng Chúa Toàn Năng đã làm cho Mẹ những điều cao cả, là vì Chúa đoái nhìn đến phận hèn của nữ tỳ của Người. Do đó, Mẹ nhận biết từ đây mọi thế hệ sẽ khen Mẹ có phúc. Những điều cao cả nhất Chúa đã làm cho Mẹ là một điều chứng tỏ sự quan phòng của Người:

_ Hiền ái đối với những kẻ kính sợ Người,
_ Cho no phỉ những người nghèo đói,
_ Làm tang tóc bè lũ trí lòng kiêu căng,
_ Trung thành lời hứa với các tổ phụ.
Trong dịp thăm viếng bà Elizabeth, Đấng toàn năng đã làm nhiều điều trọng đại cho Mẹ.

L.m. Phêrô, CMC
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
Last Edit: 12 years 2 weeks ago by Văn Quyền.Vianney.
The administrator has disabled public write access.

Re: CÁC NGÀY LỄ CỦA MẸ TRONG PHỤNG VỤ 12 years 2 weeks ago #3317


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Ngày 16 tháng 7
LỄ ĐỨC MẸ NÚI CAMÊLÔ
39_small_2012-04-13.jpg

Thánh Kinh đã ca tụng vẻ đẹp của Carmêlô như là một ngọn núi thánh. Vào thế kỷ IX trước Chúa Kitô, tiên tri Elia đã lên núi đó để giữ lòng trung thành với Thiên Chúa. Ngọn lửa nhiệt thành ấy vẫn cháy sáng qua muôn thế hệ. Dưới thời thập tự quân, những hang động Carmêlô đã tiếp đón các vị ẩn tu, nhưng từ thế kỷ XIII, tất cả đã liên kết thành một nhà dòng và Ðức Thượng Phụ Albert thành Giêrusalem đã ban hành những quy luật được Ðức Thánh Cha Honorius III (1226) chuẩn y. Núi Carmêlô đứng sừng sững trên đồng bằng Galilêa, gần Nazareth, nơi Ðức Mẹ đã sống và lưu giữ trong lòng những kỷ niệm về Chúa Giêsu. Bởi đó dòng Carmêlô đã được đặt dưới quyền điều khiển của Ðức Mẹ.

Ngày 16/7/1251, Ðức Mẹ đã hiện ra với thánh Simon Cột, bấy giờ đang giữ chức Bề Trên của dòng, và người hứa sẽ bảo trợ đặc biệt không những các thầy trong dòng mà còn tất cả những người mang áo của dòng này (mà chúng ta quen gọi là áo Ðức Bà núi Carmêlô). Người phán: "Hỡi các con, hãy nhận lấy áo của dòng, đó là dấu hiệu của đặc ân mà Ta dành cho các con. Người nào chết khi mang áo này sẽ tránh được ngọn lửa thiêu đốt đời đời".

Năm 1726, Ðức Giáo Hoàng Benoit XIII đã phổ biến lễ này trong toàn Giáo Hội để kính nhớ lần hiện ra đó của Ðức Mẹ và lời hứa can thiệp đặc biệt của Người cho những ai mang áo ấy.

Nhóm Châu Kiên Long, Ðà Lạt
Vietnamese Missionaries in Asia


16/7 – Đức Mẹ Camêlô
Các vị ẩn tu sống trên Núi Camêlo gần Núi Elijah (Bắc Israel) hồi thế kỷ XII. Họ xây dựng một nhà nguyện dâng kính Đức Mẹ. Thế kỷ XIII, họ được biết đến với danh xưng “Huynh đệ Đức Mẹ Camêlô” (Brothers of Our Lady of Mount Carmel). Họ cử hành thánh lễ và phụng vụ đặc biệt kính Đức Mẹ. Năm 1726, lễ này được mừng kính trong cả giáo hội với tước hiệu Đức Mẹ Camêlô. Qua nhiều thế kỷ, các tu sĩ Dòng Camêlô (Carmelites) coi mình có quan hệ đặc biệt với Đức Mẹ. Các vị thánh lớn và các thần học gia đã thúc đẩy lòng sùng kính này và thường bênh vực mầu nhiệm Vô nhiễn Nguyên tội (Immaculate Conception).

Thánh Teresa Avila gọi Dòng Camêlô là “Dòng Đức Mẹ Đồng trinh” (the Order of the Virgin). Thánh Gioan Thánh giá tin Đức Mẹ đã cứu ngài khỏi chết đuối khi còn là một em bé, Đức Mẹ đã dẫn ngài tới núi Camêlô và giúp ngài thoát khỏi tù đày. Thánh Teresa Hài dồng Giêsu tin rằng Đức Mẹ đã chữa mình khỏi bệnh. Khi ngài rước lễ lần đầu, ngài tận hiến cho Đức Mẹ. Trong những ngày cuối đời, ngài thường nói về Đức Mẹ.

Có một truyền thống (có thể không mang tính lịch sử) rằng Đức Mẹ đã hiện ra với thánh Simon Stock, bề trên Dòng Camêlô, trao cho ngài Áo Đức Bà (scapular) và nói ngài truyền bá lòng sùng kinh này. Áo Đức Bà tượng trưng sự bảo vệ đặc biệt, kêu gọi những người mang Áo Đức Bà tận hiến cho Đức Mẹ theo cách đặc biệt này. Áo Đức Bà nhắc nhớ lời Phúc âm kêu gọi cầu nguyện và sám hối – lời kêu gọi mà Đức Mẹ là mẫu mực.
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: CÁC NGÀY LỄ CỦA MẸ TRONG PHỤNG VỤ 12 years 2 weeks ago #3314


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
12.6
LỄ TRÁI TIM ĐỨC MẸ
(sau lễ kính Trái Tim Chúa Giêsu)

DucMe19_small.jpg


I. NGUỒN GỐC LÒNG TÔN SÙNG TRÁI TIM VÔ NHIỄM ĐỨC MẸ

A. THÁNH KINH

* Phúc âm Thánh Luca 3 lần trực tiếp nói về Trái Tim Mẹ là nền tảng chính yếu lòng tôn sùng Trái Tim Mẹ:

1- Khi các mục đồng thăm Chúa Hài nhi trong hang đá..."Còn Bà Maria thì hằng ghi nhớ những kỉ niệm ấy và suy nghĩ trong lòng" (Lc 2:19).

2- Khi Đức Mẹ dâng Chúa Con trong đền thánh Giêrusalem, ông Simêon nói: "Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Bà" (Lc 2:35). Câu Phúc âm này là nền tảng chính yếu của lòng tôn sùng Trái Tim Đức Mẹ.
3- Sau khi tìm được Chúa Giêsu trong đền thờ, Chúa nói: Sao cha mẹ lại tìm con... "Mẹ Ngài hằng ghi nhớ những điều ấy trong lòng" (Lc 2:51).

* Theo sách Diễm ca:

- "Tôi như vườn khoá chặt, là suối niêm phong" (Dc 4:12).

- "Tôi ngủ mà lòng tôi thức" (Dc 5:12).

B. LỜI CÁC THÁNH

- Thánh Giêrônimô: Không trí khôn thụ tạo nào, không trái tim thụ tạo nào, không sức lực nhân loại nào có thể biết được Trái Tim Mẹ Maria yêu mến Chúa chúng ta đến mức nào.

- Thánh Bênađô: Tình Chúa yêu thương chiếm trọn Trái Tim Mẹ Maria, đến nỗi Trái Tim Mẹ đầy tràn tình yêu, vì Thiên Chúa không làm bùng lên tình yêu trong trái tim nào khác như trong Trái Tim Rất Thánh Nữ Trinh. Và vì Mẹ thoát khỏi mọi dính bén thế tục để Mẹ lãnh nhận được ngọn lửa thánh này.

- Thánh Bênađinô: Đức Nữ Trinh hiển vinh không lặp lại những tác động yêu mến như các thánh, vì trọn cuộc đời Mẹ là một tác động yêu mến liên lỉ do một đặc ân Mẹ luôn luôn yêu mến Thiên Chúa.

- Thánh Tôma Kempi:
Chúng ta có thể tìm một nơi náu ẩn nào có bảo đảm hơn Trái Tim từ bi Mẹ Maria? Người khốn khó tìm được sự cứu giúp, kẻ ốm liệt tìm được thuốc thang, người sầu khổ tìm được sự ủi an, người xao xuyến tìm được lời khuyên răn, kẻ thất vọng tìm được sự trợ phù.

- Thánh Euđê:
Trái tim Mẹ Maria là Trái tim Giáo hội chiến đấu, Giáo hội tẩy luyện và Giáo hội vinh thắng.

- Thánh Gioan Maria Vianney: Chúa Con có đức công bình của Người, Mẹ chỉ có tình yêu là Trái tim của Người. Không có ơn nào từ trời xuống mà không qua tay Mẹ.

- Thánh Eymard: Ai muốn hiểu biết những bí nhiệm thẳm sâu tình yêu Thiên Chúa, và những nhân đức kín nhiệm Thiên tính Chúa Giêsu, thì phải học trong bức gương trong suốt Trái tim Vô nhiễm Mẹ Maria.

C. GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI

- Đức Piô XII: Tình Hiền Mẫu của Trái Tim Mẹ Maria gần như vô biên. Tâm hồn Mẹ đầy tình hiền ái nồng nàn nhất. Trong giờ phút bi thảm của lịch sử loài người này, chúng con phó thác và hiến dâng chúng con cho Trái Tim Vô nhiễm Mẹ.

- Đức Phaolô VI: Một lễ rất được người đạo đức thời nay yêu quí theo chiều hướng mới lấy tình thương xóa bỏ hận thù. Đó là lễ Trái tim Đức Mẹ.

- Đức Gioan Phaolô II: Trái tim Mẹ Maria đã luôn luôn theo sát sự nghiệp Con mình, và cũng đập cùng một nhịp thương mến đối với tất cả những ai mà Đức Kitô đã và đang ấp ủ trong tình thương mến vô biên của Ngài.

- Trái tim Vô nhiễm Mẹ Maria đã mở ra khi Chúa nói: "Hỡi Bà, này là con Bà". Một cách thiêng liêng, Trái tim Mẹ đi gặp gỡ Trái tim Con Mẹ đã mở ra khi bị lưỡi đòng của người lính đâm thâu. Trái tim Mẹ mở ra vì cùng một tình yêu thương người ta và thế giới mà Chúa Kitô đã yêu thương, đã tự hiến trên cây Thánh giá.

D. MẠC KHẢI TƯ


Mẹ Maria đã tỏ ra Trái tim Mẹ cho Thánh nữ Mechtilđê năm 1298, cho Thánh nữ Giêtruđê năm 1302, cho Thánh nữ Brigitta năm 1395, và sau đây cho Thánh Catarina Labouré năm 1830, cho cha Carôlô des Genettes năm 1836, cho nữ tu Justina Bisqueyburn năm 1840, và đặc biệt cho ba trẻ Fatima năm 1917.

1. Sứ điệp đầu tiên của Mẹ


Năm 1830, Đức Mẹ hiện ra với chị Catarina Labouré, thỉnh sinh dòng Nữ Tử Bác Ái tại Paris nước Pháp để dạy làm mẫu Ảnh lạ (Miraculous Médal). Một mặt có ảnh Trái tim Chúa Giêsu và Trái Tim Đức Mẹ. Cha linh hướng của chị Catarina bảo chị hỏi Đức Mẹ có chữ gì bên trên hai Trái tim. Đức Mẹ trả lời rằng không cần thiết có chữ gì, vì hai Trái tim kết hợp với nhau nói lên đầy đủ ý nghĩa. Đức Mẹ cũng hứa với chị Catarina: "Tất cả những ai đeo Ảnh lạ đã làm phép sẽ được nhiều ơn lành, nhất là nếu họ đeo ở cổ xuống ngực".

Quả thật Đức Mẹ đã ban ơn lành cho những người đeo Ảnh lạ. Anphongsô Ratisbone luật sư và chủ nhà băng người Do thái tại Pháp vô tôn giáo. Năm 1841, ông ta qua Rôma tình cờ gặp bá tước Bussière. Bá tước khuyên ông ta đeo "Ảnh lạ" và đọc kinh "Hãy nhớ". Ratisbone nhận lời. Năm sau bá tước lại rủ ông ta vào nhà thờ Thánh Anrê. Chiều ý bá tước, ông ta vào nhà thờ và được Đức Mẹ hiện ra, nên ông ta tin và ngày hôm sau chịu phép Thánh tẩy. Sau đó ông ta lấy tên đầy đủ là Alphongsô Maria Ratisbone, vào dòng Tên chịu chức linh mục năm 1848 rồi năm 1885 sang Palestina lập dòng chinh phục các người Do thái.

2. Hãy dâng giáo xứ cho Trái tim Mẹ

Năm 1836, cha Carôlô des Genettes, chánh sở giáo xứ Đức Bà thắng trận tại Paris, là một giáo xứ khô đạo thời đó, tuy nhà thờ rất cổ kính do vua Louis XIII kiến thiết năm 1829. Một hôm đang dâng Thánh lễ, cha Carôlô nghe tiếng lạ nói: "Hãy dâng nhà thờ và giáo xứ cho Trái tim Vô nhiễm Đức Mẹ Maria". Cha Carôlô thi hành ngay sứ điệp đó, thì giáo xứ dần dần được phục hồi.

3. Mẹ dạy cầu xin Trái tim Mẹ


Năm 1840, Đức Mẹ hiện ra với chị Justina Bisqueyburn, Nữ tử Bác ái, tại Paris ngày lễ Sinh nhật của Mẹ. Tay phải Mẹ cầm Trái tim Người có những ngọn lửa chung quanh. Tay trái Mẹ cầm một thứ Áo Đức Bà xanh mà chỉ có một tấm. Mặt bên này có hình Đức Mẹ. Mặt bên kia là một quả tim rực cháy toả sáng hơn mặt trời và trong óng hơn thủy tinh. Quả tim có một lưỡi gươm đâm thâu. Bên trên quả tim có một Thánh giá và một hàng chữ: "Lạy Trái tim Vô nhiễm Mẹ Maria, xin cầu cho chúng con bây giờ và trong giờ chúng con chết".

4. Năm 1917, tại Fatima nước Bồ (Portugal), Chúa Giêsu và Mẹ Maria muốn lập lòng sùng kính Trái tim Mẹ trên khắp thế giới:

1/ Ngày 13-6-1917 Đức Mẹ phán với 3 em Lucia, Jacinta và Francisco: "Thiên Chúa muốn thiết lập LÒNG TÔN SÙNG TRÁI TIM VÔ NHIỄM ĐỨC MẸ trên thế giới".

Và Mẹ phán riêng với Lucia buồn vì phải ở lại một mình: "Trái Tim Mẹ là nơi con nương ẩn và là đường đưa con tới Chúa".

2/ Ngày 13 -7-1917, trước khi cho 3 em thấy Hỏa ngục, Đức Mẹ phán: "Hãy hi sinh cầu cho các tội nhân và đọc: Lạy Chúa Giêsu, vì lòng mến Chúa, để cầu cho tội nhân sám hối và đền tạ TRÁI TIM VÔ NHIỄM ĐỨC MẸ".

Sau khi cho các em thấy Hỏa ngục Đức Mẹ lại phán: "Các con đã thấy hỏa ngục, nơi các tội nhân khốn nạn rơi vào. Để cứu vớt các tội nhân, Chúa muốn thiết lập LÒNG TÔN SÙNG TRÁI TIM VÔ NHIỄM ĐỨC MẸ. Nếu LÒNG TÔN SÙNG TRÁI TIM VÔ NHIỄM ĐỨC MẸ được thiết lập trên thế giới, nhiều tội nhân sẽ được cứu rỗi và thế giới sẽ có hoà bình".

Cũng trong ngày này, Đức Mẹ dạy "Hãy năng rước lễ ĐỀN TẠ TRÁI TIM ĐỨC MẸ CÁC THỨ BẢY ĐẦU THÁNG để xin ơn hoà bình cho thế giới".

"Sau cùng TRÁI TIM ĐỨC MẸ SẼ THẮNG, Đức Thánh Cha sẽ dâng nước Nga cho Mẹ, nước này sẽ trở lại, và thế giới sẽ được bình an một thời kỳ".

3/ Ngày 10.12.1925 Đức Mẹ phán với Luxia: "Hãy cảm thương TRÁI TIM ĐỨC MẸ bị gai bao bọc vì tội vô ơn của loài người. Không có ai nhổ gai được, nếu không làm việc đền tạ".

Người phán thêm: "TRÁI TIM ĐỨC MẸ bị gai đâm thâu vì tội phạm thượng và vô ơn của loài người. Ít là con hãy yên ủi Trái Tim Mẹ.

Người còn hứa: "Mẹ hứa ban mọi ơn cần để rỗi linh hồn cho những ai xưng tội, Rước lễ, và đọc 5 chục KINH MÂN CÔI với Mẹ, trong 5 thứ Bảy đầu tháng liên tiếp, có ý ĐỀN TẠ TRÁI TIM MẸ".

(Ngày 25.9.1930, Chúa giải nghĩa cho Luxia lý do tại sao rước lễ 5 thứ Bảy đầu tháng. Theo lời Chúa, vì có 5 thứ xúc phạm đến Trái tim Mẹ như sau: 1. Chối ơn Vô nhiễm nguyên tội của Mẹ, 2. Chối ơn Đồng trinh của Mẹ, 3. Chối ơn Mẹ Thiên Chúa và Mẹ nhân loại của Mẹ, 4. Dạy các trẻ em khinh thường, chê ghét Đức Mẹ Vô nhiễm, 5. Xúc phạm đến Đức Mẹ hoặc ảnh tượng Mẹ (Trích cuốn Fatima in Lucia's own words, 1976, p. 195).

5. Đức Mẹ tỏ ra Trái tim vàng của Mẹ


Năm 1932, tại Beauraing phía nam nước Bỉ, Đức Mẹ hiện ra với năm trẻ em: một em trai là Albertô 11 tuổi, và bốn em gái là Fernanda 15 tuổi, Andrea 14 tuổi, và hai chị em Gilberta V 13 tuổi, Gilberta D 9 tuổi. Các em đến học trường các Sơ dòng "Christian Doctrine", nên các em được thấy Đức Mẹ hiện ra tại vườn tu viện các Sơ gần cây táo gai. Ngày 17 tháng 12, Đức Mẹ xin xây một nhà thờ tại đây để dân chúng tới hành hương. Sau bốn ngày, Đức Mẹ nói: "Ta là Đức Nữ Trinh Vô nhiễm". Ngày 29 tháng 12, Đức Mẹ cho các em xem thấy Trái tim Vô nhiễm của Mẹ mầu vàng sáng óng. Ngày hôm sau, Đức Mẹ cũng tỏ ra Trái tim vàng của Mẹ và nói: "Hãy cầu nguyện. Hãy cầu nguyện nhiều". Riêng với Andrea, Mẹ nói: "Ta là Mẹ Thiên Chúa, là Nữ Vương thiên đàng. Hãy cầu nguyện luôn luôn". Riêng với Fernanda, Đức Mẹ mở hai cánh tay tỏ ra Trái tim Mẹ chói chang và nói: "Con có yêu mến Con Ta không? Con có yêu mến Ta không?" Fernanda thưa "có". Đức Mẹ nói tiếp: "Con hãy hy sinh cho Ta". Đức Mẹ hiện ra với năm em tất cả 33 lần.

II. LỊCH SỬ PHỤNG VỤ

- Thánh Anselmô, nhà thần học Eadmer, Thánh Bênađô, và nhà thần học Hugh St. Victor khởi đầu sùng kính Trái tim Đức Mẹ. Rồi Thánh Mechtilđê, Thánh Giêtruđê, Thánh Brigitta, nhất là Thánh Bênađinô là "tiến sĩ của Trái tim Mẹ", tiếp tục phong trào sùng kính Trái tim Đức Mẹ.

- Đến thế kỷ XVII, lòng sùng kính Trái tim Mẹ mới được phổ biến rộng rãi do Thánh Euđê mà Đức Thánh Piô X gọi là "sư phụ, là tiến sĩ và là tông đồ" của Phụng vụ sùng kính hai Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Năm 1648, nhiều Giám mục nước Pháp ban phép mừng lễ Trái tim Mẹ trong giáo phận các ngài ngày mồng 8 tháng 2. Năm 1674, Đức Clementê X ban phép mừng lễ đó cho Bổn mạng dòng của Thánh Euđê vào ngày 20 tháng 10.

- Năm 1787, Đức Piô VI ban phép các nữ tu dòng Đức Mẹ Gabrie mừng lễ "Rất Thánh Trái Tim Mẹ Maria" ngày 22 tháng 8. Năm 1799, tất cả các nhà thờ giáo phận Palermô nước Ý được mừng lễ này.

- Năm 1805, tất cả các giáo phận và các dòng tu muốn mừng lễ này đều được Đức Piô VII ban phép. Năm 1855, dưới triều đại Đức Piô IX, giờ kinh và Thánh lễ đã được Thánh bộ Lễ nghi chấp thuận.

- Sau khi Đức Mẹ hiện ra tại Fatima năm 1917 ban hành mệnh lệnh "Tôn sùng Trái tim Đức Mẹ", toàn thế giới Công giáo quay về Mẹ Fatima. Do đó, ngày mồng 8 tháng 12 năm 1942, Đức Piô XII long trọng dâng thế giới cho Trái tim Vô nhiễm Mẹ. Tháng 5 năm 1943, Đức Thánh Cha khuyến khích tín hữu Công giáo kêu cầu sự bầu cử của Rất Thánh Đức Trinh Nữ, nhất là bằng cách đọc kinh Mân côi cho thế giới được hoà bình đích thực. Ngài cũng kêu mời mọi người dâng mình cho Trái tim Vô nhiễm Đức Mẹ. Năm 1945, ngài chính thức thành lập lễ "Trái tim Vô nhiễm Đức Mẹ" vào ngày 22 tháng 8.

- Theo chiều hướng canh tân Phụng vụ, năm 1969, Đức Phaolô VI đổi lễ này vào ngày thứ Bảy sau lễ Thánh Tâm Chúa tuần Chúa nhật II sau lễ Hiện Xuống.

Trong thánh lễ kính Trái Tim Mẹ, theo Lời nguyện nhập lễ, chúng ta nhắm tới đời sống nội tâm và linh thiêng của Người:

"Lạy Cha trên trời, Cha đã sửa dọn cho Trái Tim Đức Trinh nữ Maria nên cung điện thích hợp cho Chúa Thánh Thần ngự. Nhờ lời Đức Mẹ cầu bầu, xin cho chúng con cũng trở nên đền thờ xứng đáng hơn để tôn vinh Cha. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô Con Cha, Đấng hằng sống, hằng trị cùng Cha và Chúa Thánh Thần muôn đời. Amen.

(L.m. Phêrô, CMC)


Bài suy niệm:



Nhớ lời Mẹ phán riêng với Lucia khi em tỏ ra buồn vì phải ở lại trần gian một mình, còn 2 em kia được về Thiên đàng trước, Mẹ an ủi: "Trái Tim Mẹ là nơi con nương ẩn và là đường đưa con tới Chúa".

Tôi phải luôn xin ơn sống trong Trái Tim Mẹ từng giây phút. Đừng bao giờ xa lìa Trái Tim Mẹ bởi ham muốn thỏa mãn xác thịt, cố tình phạm tội lỗi, ham muốn sự thế gian..., nhưng biết hi sinh đền tạ như TTM mong muốn.

Thánh tích:

Cha Reviglione dòng Tên, kể truyện một chàng thanh niên mỗi buổi sáng hàng ngày vẫn quen viếng ảnh Đức Mẹ Đau thương có 7 lưỡi gươm đâm vào Trái Tim Mẹ Maria.

Một đêm kia, chàng phạm tội trọng, rồi ban sáng, chàng đi viếng ảnh như thường lệ. Nhưng lạ sao sáng nay chàng thấy trong Trái Tim Đức Mẹ có 8 lưỡi gươm. Chàng tự hỏi: mình có lầm không? giuị mắt rồi coi lại, rồi lại mở to mắt. Lạ thật 8 cây gươm: 1,2,3,4,5,6,7,8. Đếm lại: 1,2...

Còn đang ngạc nhiên, thì có tiếng nói:

- Chính tội trọng ngươi mới phạm đã đâm thêm lưỡi gươm thứ 8 vào trái tim này!

Run sợ, cảm kích, hối hận, chàng liền xin Mẹ thương tha tội và giúp chàng đi xưng tội ngay. Vừa đi vừa hối hận, không để ý, xuýt vấp vào đá té nhào...

Nhờ Đức Mẹ đau thương nhân từ và quyền phép, chàng được nghĩa cùng Chúa. Ttừ đó sống đời tốt lành.

Cuối đời, chàng chết tốt lành trong tay Đức Mẹ Đau thương 7 niềm đau mà chàng tha thiết sùng kính.

(Những Ơn lạ Mẹ ban tập 2 trang 94)

Lạy Trái Tim Tân khổ và Vô nhiễm Nguyên tội Mẹ Maria, xin cầu cho chúng con là kẻ tội lỗi chạy đến cùng Mẹ.

www.xuanha.net
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
Last Edit: 12 years 2 weeks ago by Văn Quyền.Vianney.
The administrator has disabled public write access.

Re: CÁC NGÀY LỄ CỦA MẸ TRONG PHỤNG VỤ 12 years 2 weeks ago #3313


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
31Tháng Năm
Lễ Đức Mẹ Đi Thăm Viếng

1275344603.jpg

Đây là một ngày lễ được thiết lập trễ, trong khoảng thế kỷ 13 hay 14. Ngày lễ này được thiết lập trong toàn Giáo Hội để cầu nguyện cho sự hiệp nhất. Chỉ mới đây, ngày cử hành lễ được ấn định theo sau Lễ Truyền Tin vào tháng Ba và trước lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả vào tháng Sáu.

Cũng như mọi lễ khác về Ðức Maria, lễ này có liên hệ chặt chẽ với Ðức Giêsu và công trình cứu chuộc của Người. Các nhân vật chính trong cuộc thăm viếng (xem Luca 1:39-45) là Ðức Maria và bà
Êlidabét. Tuy nhiên, tiềm ẩn ở đằng sau là Ðức Giêsu và Gioan Tẩy Giả. Ðức Giêsu đã làm Gioan Tẩy Giả nhẩy lên vì vui mừng -- niềm vui cứu độ của Ðấng Thiên Sai. Ngược lại, bà Êlidabét được tràn đầy Chúa Thánh Thần và cất lời ca tụng Ðức Maria -- mà những lời này còn vang vọng qua các thế hệ.

Cần biết rằng chúng ta không có tài liệu tường thuật chi tiết về cuộc gặp gỡ này. Ðúng hơn, Thánh Luca, lên tiếng thay cho Giáo Hội, đã dùng một bài thơ có tính cách cầu nguyện để diễn tả lại biến cố này. Lời bà Êlidabét ca tụng Ðức Maria là "mẹ của Chúa tôi" có thể coi như sự sùng kính của Giáo Hội thời tiên khởi đối với Ðức Maria. Như tất cả sự sùng kính Ðức Maria đích thực, những lời đầu tiên của bà Êlidabét (cũng như của Giáo Hội) là ca tụng Thiên Chúa vì những gì Người đã thể hiện nơi Ðức Maria. Kế đến, bà mới ca tụng Ðức Maria vì đã tín thác vào công trình của Thiên Chúa. Sau đó là kinh Ngợi Khen. Ở đây, chính Ðức Maria (cũng như Giáo Hội) đã nhận biết sự cao trọng của mình là do Thiên Chúa.

Lời Bàn
Trong Kinh Cầu Ðức Bà, có lời xưng tụng Ðức Maria là "Hòm Bia Giao Ước." Như Hòm Bia Giao Ước thời xa xưa, Ðức Maria đã giúp Thiên Chúa hiện diện trong đời sống của mọi người. Như Ðavít nhẩy múa trước Hòm Bia thì Gioan Tẩy Giả cũng nhẩy lên vì vui mừng. Như Hòm Bia giúp kết hợp 12 dòng họ Israel vì được đặt trong thủ phủ của Ðavít thì Ðức Maria cũng có sức mạnh kết hợp mọi Kitô Hữu trong Con của ngài. Hiện nay, việc sùng kính Ðức Maria đã có những chia cách, nhưng hy vọng rằng việc sùng kính đích thực sẽ dẫn đưa mọi người đến Ðức Kitô và từ đó đến với nhau.

Lời Trích
"Ðược thúc giục bởi lòng bác ái nên Ðức Maria đã đến nhà người bà con... Trong khi mọi lời của bà Êlidabét đều đầy ý nghĩa, lời sau cùng của bà dường như quan trọng hơn cả: 'Phúc cho ai tin rằng lời Chúa nói với họ sẽ được thể hiện' (Luca 1:45). Những lời này có thể liên hệ đến danh xưng 'đầy ơn phúc' mà thiên sứ đã chúc tụng. Cả hai đoạn này tiết lộ một nội dung căn bản về Thánh Mẫu Học, có thể nói là chân lý về Ðức Maria, là người đã trở nên thực sự hiện diện trong mầu nhiệm của Ðức Kitô chỉ vì ngài 'đã tin.' Ơn sủng đầy tràn mà thiên sứ loan báo có nghĩa là chính Thiên Chúa. Ðức tin của Ðức Maria, được bà Êlidabét xưng tụng trong cuộc thăm viếng, cho thấy Ðức Trinh Nữ Nagiarét đã đáp ứng thế nào với ơn sủng này" (Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, "Mẹ Ðấng Cứu Chuộc," 12).

Dongcong.net
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: CÁC NGÀY LỄ CỦA MẸ TRONG PHỤNG VỤ 12 years 2 weeks ago #3311


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Ngày 25 tháng Ba
LỄ TRUYỀN TIN
dm_truyentin2_2012-04-13.jpg

I. LỊCH SỬ PHỤNG VỤ

Lễ Truyền tin được mừng đầu tiên tại Giáo hội Đông phương vào Chúa nhật I mùa Vọng từ thế kỷ IV hay thế kỷ V để kính nhớ mầu nhiệm Nhập Thể. Đến thế kỷ VII, lễ này lan sang Giáo hội Tây phương để kỷ niệm Đức Trinh Nữ Maria chịu thai Ngôi Lời Nhập Thể, đồng thời kỷ niệm Chúa Kitô được xức dầu làm Thượng Tế và làm Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người. Đức Thánh Sergiô I lập bốn lễ: Lễ Đức Mẹ tịnh tẩy, dâng Con vào đền thờ, lễ Truyền tin, lễ Sinh nhật Đức Mẹ, và lễ Đức Mẹ lên trời. Mỗi dịp lễ này, ngài truyền dạy tổ chức cuộc rước Đức Mẹ từ nhà thờ Thánh Adrianô về đền thờ Đức Bà Cả tại Rôma. Thánh Phêrô Kim ngôn đã giảng nhiều trong lễ Truyền tin.

Thánh Augustinô đã đề nghị mừng lễ Truyền tin vào ngày 25 tháng 3 cho đúng chín tháng trước lễ Giáng sinh, nhưng Giáo hội Tây Ban Nha không đồng ý, nên Công đồng Toleđô năm 656 ấn định mừng tám ngày trước lễ Giáng sinh rồi đổi sang ngày 18 tháng Giêng để tránh mùa Chay. Đức Bênêđictô XIV ra sắc lệnh ấn định khắp Giáo hội mừng lễ Truyền tin vào ngày 25 tháng 3 theo Thánh Augustinô đã đề nghị và như ngày nay.

Năm 1884 Công đồng Baltimore quyết định lễ Truyền tin ngày 25 tháng 3 là lễ nghỉ và lễ buộc cho Giáo hội Hoa Kỳ.

II. Ý NGHĨA PHỤNG VỤ


Lịch Rôma thời xưa trọng thể mừng "lễ Ngôi Lời nhập thể" gọi là "Lễ Truyền tin của Chúa". Lễ này đã được sửa đổi lại nhưng là lễ mừng Chúa Kitô và Đức Trinh Nữ. Mừng Chúa là Ngôi Lời trở thành Con Mẹ Maria (Mc 6:3). Mừng Đức Trinh Nữ trở thành Mẹ Thiên Chúa.

* Về Chúa Kitô, Phụng vụ Đông phương và Tây phương mừng lễ trọng này để kính nhớ "lời xin vâng" của Ngôi Lời nhập thể vào trần gian đã nói: "Lạy Chúa, này con đây. Con xin đến để thực thi ý Chúa" (xem Dt 10:7; Tv 39:8-9). Lễ này cũng kính nhớ giây phút đầu tiên của ơn Cứu chuộc và mối tơ duyên kết hợp bất khả phân ly của Thiên tính với nhân tính trong một ngôi vị của Ngôi Lời.

* Về Mẹ Maria, Phụng vụ Đông phương và Tây phương mừng lễ trọng này như một lễ của Tân Evà là Đức Trinh Nữ tuân phục và trung thành. Với lời thưa "Xin vâng quảng đại", bởi phép Chúa Thánh Thần, Mẹ đã trở nên Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ chúng sinh. Và bởi nhận trong cung lòng một Đấng trung gian (1 Tm 2:5), Mẹ thật sự trở nên Hòm bia Giao ước và Đền thờ Thiên Chúa. Phụng vụ này cũng kính nhớ thời điểm cao chót của cuộc đối thoại cứu độ giữa Thiên Chúa và loài người, và kính nhớ sự tự tình chấp nhận và hợp tác của Đức Trinh Nữ trong công trình Cứu chuộc.

III. Ý NGHĨA LỜI CHÚA TRONG THÁNH LỄ

Bài đọc I: Isaia 7:10-14

Thời vua Akhaz cai trị nước Giuđêa, vua Aram và vua Ephraim định lên đánh chiếm thành Giêrusalem. Vua Akhaz hoảng sợ. Giavê sai Isaia nói với vua Akhaz: "Hãy ở yên. Đừng sợ. Lòng chớ bủn rủn". Isaia bảo vua Akhaz phải đặt lòng tin vào Giavê trong giờ nguy kịch cho triều đại Đavít. Isaia lại nói với vua Akhaz: "Hãy xin với Giavê, Thiên Chúa ngươi, một dấu". Nhưng Akhaz nói: "Tôi đâu dám xin thế. Tôi không muốn thử sức Giavê". Ngài mới nói: "Hỡi nhà Đavít, hãy nghe đây... chính Đức Chúa sẽ cho các ngươi một dấu: Này Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh Con và Bà sẽ gọi tên Con là Emmanuel". Thánh sử Matthêô giải thích lời tiên tri này nói về Trinh Nữ của lễ Truyền tin là "Chúa ở cùng chúng ta" (Mt 1:22-23).

Bài đọc II: Do thái 10:4-10

Chức tư tế thời Cựu ước tương phản chức tư tế của Chúa Kitô: Hy lễ Cựu ước không trừ được tội lỗi, nên Chúa Kitô đã đến, hiến dâng mình Ngài duy một lần mà chúng ta được ơn cứu thoát.

Phúc âm: Luca 1:26-38

Thánh sử Luca trình thuật cuộc đàm đạo giữa thiên sứ Gabrie và Trinh nữ Maria tại căn nhà Nazaréth xứ Galilêa. Thiên sứ chào chúc Trinh Nữ "đầy ơn phúc" làm Trinh Nữ xao xuyến. Thiên sứ trấn an Trinh Nữ và loan báo "Trinh Nữ sẽ thụ thai sinh con trai sẽ gọi tên là Giêsu. Ngài là Con Đấng tối cao. Ngài sẽ lên ngai Đavít, làm vua trên nhà Giacob đến đời đời. Vương quyền Ngài vô tận". Trinh Nữ thắc mắc: "Làm sao điều đó xảy ra được vì tôi giữ mình đồng trinh". Thiên sứ giải thích: "Thánh Thần sẽ đến trên tôn nương và quyền năng Đấng Tối Cao rợp bóng trên tôn nương, nên con tôn nương sẽ là Đấng Thánh là Con Thiên Chúa". Thiên sứ đưa tin bà Elizabéth già và son sẻ mà đã mang thai sáu tháng để minh chứng: "Với Thiên Chúa, không gì là không có thể". Trinh Nữ đầy lòng tin và ưng thuận.

L.m. Phêrô, CMC
CÓ TIN VUI GIỮA GIỜ TUYỆT VỌNG! (2011)


Vui - buồn, sướng - khổ, hạnh phúc - bất hạnh … Tất cả những trải nghiệm đó bất cứ ai là người và làm người đều đã hơn một lần cảm nhận trong đời mình. Với những người có kinh nghiệm thực tế gần đụng chạm đến cái chết thì sẽ thấy được tin vui ở cái giờ tuyệt vọng nó quý báu là dường nào. Gần đây nhất, đoàn khách du lịch người Nga bị tai nạn ở đèo Lò Xo, người phụ nữ cố bò lên khỏi vực sâu và cầu cứu. Càng kêu cứu thì càng vô vọng vì đoạn đường này ít người qua lại và trời đã về chiều. Đang chìm trong vô vọng ấy, cô du khách người Nga đã vẫy tay gọi một anh kỹ sư công ty Toshiba và anh này đã mang tin vui cho những người may mắn còn sót lại trong đoàn du lịch. Chắc có lẽ trong quãng đời còn lại của mình, cô du khách may mắn đó không thể nào quên được giây phút mà mình được cứu đấy. Và chỉ có mình cô mới có thể cảm nhận được cái hạnh phúc của giờ khắc ấy.

Ai đã từng sống trong giây phút tuyệt vọng mà có tin vui cứu mình, sẽ cảm thấy hân hoan, nô nức và muốn chia sẻ niềm vui ấy cho mọi người ngay. Trong dòng tâm tình vui vì được cứu, hân hoan vì được cứu độ ấy, Trầm Tử Thiêng đã bày tỏ cảm xúc của mình :

Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng.
Một vòng tay vừa mới mở ra
Cứu anh em những đời mạt vận
Đường mơ đi càng bước càng xa
Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng
Hai mươi năm tưởng đá vàng phai
Có em tôi nuốt từng giọt lệ
Ngậm oan khiên đợi mãi một ngày...
Hãy nói cho mọi người cùng nghe:
Người đã cứu người
Hãy nói cho mọi người cùng nghe:
Làng Việt Nam đang xây thêm bên ngoài Việt Nam
Hãy nói cho mọi người cùng nghe:
Người đã cứu người
Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng.
Lời cầu kinh vừa có người nghe.
Trái tim ơi, đất trời lồng lộng.
Chờ đêm đêm biển hát tình ca.
Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng
Bao sinh linh nhận phép giải oan.
Xiết tay nhau cúi đầu gạt lệ.
Tạ ơn Trên. Người vẫn thương người


Trầm Tử Thiêng muốn nói với mọi người rằng ông đã được giải thoát và Người đã cứu con người. Ông cũng không quên tạ ơn Trên, tạ ơn Đấng Cứu độ rằng Người đã, vẫn và sẽ còn thương con người.

Ngày hôm nay, toàn thể Giáo Hội mừng kỷ niệm cái ngày “có tin vui giữa giờ tuyệt vọng” đến với một con người, con người ấy tên là Maria. Giáo Hội không phải mừng vừa vừa, mừng nho nhỏ mà phải mừng lớn, mừng thật to vì lẽ tin vui đến với Đức Maria cũng là tin vui đến cho nhân loại, đến cho toàn thể Giáo Hội, đến cho tất cả những ai tin và đón nhận tin vui ấy.

Cùng trong dòng chảy của cuộc đời, Đức Trinh Nữ Maria sống đấy nhưng hằng khao khát, hằng ước mong mình được ơn cứu độ từ ơn Trên, từ Thiên Chúa. Tưởng chừng như Thiên Chúa không còn ra tay, Thiên Chúa khép lòng lại với những con người cứng đầu cứng cổ như dân Do Thái nhưng không, Thiên Chúa đã đoái thương thân phận con người mỏng dòn và yếu đuối. Thiên Chúa vẫn chạnh thương, Thiên Chúa vẫn chờ đợi con người.

Muốn lãnh nhận tin vui, tin vui cứu độ thì phải mở lòng ra để chờ đón và phải tin. Nhiều người Do Thái sống cùng thời với Đức Trinh Nữ Maria. Họ cũng mang trong mình lòng ngóng đợi ơn cứu độ đấy chứ, nhưng mà lòng của họ đã khép lại với Thiên Chúa. Họ khép lại để rồi chỉ có mình Mẹ Maria là đón nhận và đón nhận trong lòng tin, đón nhận trong sự phó thác, cho sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa.

Tin vui cứu độ không giống như những tin vui khác của cuộc đời, tin vui cứu độ được ẩn giấu hay được bọc dưới một cái vỏ bọc sần sùi, gai góc và thậm chí còn đắng cay nữa.

Bằng chứng là tin vui mà Đức Trinh Nữ Maria đón nhận ngày hôm nay đâu có đơn giản như mọi người nghĩ, mọi người thấy. Cực lắm chứ! Khổ lắm chứ! Nếu chúng ta đọc lại toàn bộ những biến cố lớn nhỏ trong cuộc đời của Đức Maria từ ngày “Tin vui” được truyền đến cho ngày “Tin vui” nhắm mắt lìa đời. Thử nhìn lại chúng ta thấy “Tin vui” ấy thật sự chẳng vui chút nào dưới con mắt của người đời. Nào là bị Giuse định tâm lìa bỏ, nào là phải sinh cái “Tin vui” ấy trong hang đá máng cỏ, nào là phải bồng bế, dắt díu cái “Tin vui” ấy trốn sang Ai Cập, nào là phải sống nghèo với “Tin vui” ấy trong làng Nagiaret nghèo. Rồi cũng chưa yên, lớn lên thì “Tin vui” lại đi rao truyền Tin Vui và bị người đời phỉ báng và cuối cùng giết chết cái “Tin Vui” của Đức Trinh Nữ Maria và còn treo cái “Tin Vui” ấy trên thập tự giá.

Thế đấy! Gọi là “Tin Vui” đến với Mẹ nhưng đâu có đơn giản theo nghĩa của người đời. Mẹ Maria có một lòng tin đủ mạnh để đón nhận “Tin Vui” của Thiên Chúa với biết bao nhiêu thăng trầm, bao nhiêu thử thách của cuộc đời. Phải có một tâm hồn đơn sơ, phải có một thái độ khiêm hạ như Mẹ thì mới đón nhận “Tin Vui” của Thiên Chúa được.

Lời đón nhận “xin vâng” ngày hôm nay chúng ta nghe Đức Trinh Nữ Maria đáp lại sau khi nghe lời của sứ thần không phải là đơn giản, không phải là ngày một ngày hai nhưng mà phải là một quá trình dài của chiêm niệm, của lắng đọng. Đức Trinh Nữ Maria đã gắn kết cuộc đời của Mẹ từ những ngày còn ấu thơ để rồi hôm nay Mẹ vui vẻ đáp lại lời xin vâng.

“Tin Vui” đã đến với chúng ta, đến với con người hơn 2000 năm qua nhưng do con người cứ loay hoay mãi với cái cõi tạm này để rồi không còn năng lực, không còn khả năng đón nhận “Tin Vui” ấy nữa. Lý do đơn giản và dễ hiểu vì lẽ “Tin Vui” mà Mẹ đón nhận không phải là “Tin Vui” theo kiểu của người đời mà là “Tin Vui” của Thiên Chúa. “Tin vui” ấy thường bị người đời khinh chê phỉ báng như những người Biệt phái và Luật sĩ ngày xưa.

Cái gì cũng vậy trong cuộc đời, có cay đắng mới có ngọt ngào, có đau khổ mới có hạnh phúc, có sống trong những giây phút tuyệt vọng mới cảm thấy quý báu khi có tin vui. Mẹ Maria cũng trải qua quá nhiều đau khổ, quá nhiều mất mát và phải chịu đựng đôi khi quá sức của một người thiếu nữ Do Thái để đón nhận “Tin Vui”, để sinh hạ “Tin Vui”, để cùng ăn cùng ở, cùng sống, cùng đồng hành với “Tin Vui” trên mọi nẻo đường đời. Sự hy sinh, chịu thương chịu khó của Mẹ đã được “Tin Vui” thưởng công xứng đáng cho Mẹ trong Nước của “Tin Vui”.

Phần chúng ta, dừng lại một chút để nhìn lại biến cố Truyền Tin, biến cố lãnh nhận “Tin Vui” của Mẹ Maria để chúng ta nhìn lại thái độ, tâm tình sống của chúng ta. Chúng ta có sống, có chiêm niệm, có sẵn sàng mở lòng ra đón nhận “Tin Vui” như Mẹ đã sống, đã đón nhận hay không ?

“Tin Vui” đã có rồi, “Tin Vui” đã đến rồi nhưng phần chúng ta, chúng ta có đón nhận một cách vui vẻ, đón nhận một cách nhưng không, đón nhận một cách tin tưởng và phó thác như Mẹ hay không đó là phần trả lời của mỗi người chúng ta trước “Tin Vui” mà Thiên Chúa đã ban xuống tự cõi Trời.

Anmai, CSsR

Nguồn: dongcong.net
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
Last Edit: 12 years 2 weeks ago by Văn Quyền.Vianney.
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1
  • 2


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012