Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: NHỮNG GIAI THOẠI VÀ ĐIỂN TÍCH TRONG KHO TÀNG VĂN CHƯƠNG - I

NHỮNG GIAI THOẠI VÀ ĐIỂN TÍCH TRONG KHO TÀNG VĂN CHƯƠNG - I 12 years 2 months ago #2686


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
NHỮNG GIAI THOẠI VÀ ĐIỂN TÍCH
TRONG KHO TÀNG VĂN CHƯƠNG
xc6b0a.jpg


Xin cống hiến ACE một số những giai thoại và điển tích trong văn hoá Việt Nam, được sưu tầm và góp nhặt đó đây trên internet.Đó là những câu nói hoặc những câu chuyện được truyền miệng trong nhân gian mà chúng ta thường hay nghe,mà đôi lúc chúng ta không được biết rõ căn nguyên cội nguồn và ý nghĩa của nó. Vì quá dài, nên xin được chia thành nhiều kỳ để ACE chúng mình từ từ nghiên cứu.
Quyền3T


Ba Que Xỏ Lá
Trong thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những "trò chơi có thưởng". Trò chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá. Mỗi lá có đính một chiếc vòng nhỏ ở cuống. Người chơi cầm cái que nhỏ xỏ vào ba vòng nàỵ Mỗi người chỉ được xỏ một lần. Người nào xỏ vào được một lúc cả ba lá và nhấc được chúng lên thì được lĩnh thưởng. Ai xỏ trật, tức xỏ không vào lá nào hoặc chỉ vào một trong ba lá, sẽ mất toi số tiền đặt cược[1].
Cũng liên quan tới trò chơi này, có người kể lại cách thức chơi của bọn chủ trò có khác chút ít. Chúng thường dùng ba que nhỏ, trong đó chỉ có một que xỏ vào chiếc lá rồi chìa cho mọi người xem. Chúng tuyên bố rằng nếu ai rút trúng que có chiếc lá khi chúng nắm tay lại thì người đó trúng thưởng. Ngược lại, người chơi sẽ mất số tiền đặt cược [1] trước. Dù chơi theo cách thức nào đi nữa, thì bọn chủ trò vẫn có nhiều mưu mẹo, khiến cho người chơi bao giờ cũng thua cuộc. Vì thế, người ta mới gọi bọn chủ trò là bọn "ba que xỏ lá" với hàm ý là bọn bịp bợm, lừa đảo, dối trá. Từ cách thức chơi thứ nhất, nhiều người cho rằng hình thức ban đầu của "ba que xỏ lá" là "xỏ lá ba que"[2].

Sở dĩ có sự thay đổi này là do việc đọc chệch cho thuận miệng, dễ đọc, dễ nhớ.

Thành ngữ "ba que xỏ lá" dần dần được mở rộng phạm vi xử dụng. Nó được dùng để chỉ tất cả những hạng người lừa lọc, bịp bợm, đểu cáng

Bá Nha Tử Kỳ
Bá Nha đời Xuân Thu là một người có tài đàn. Chung Tử Kỳ là người biết thưởng thức âm nhạc. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, bụng nghĩ đến núi, thì Chung Tử Kỳ khen: "Tiếng đàn chót vót như núi cao". Lúc Bá Nha đánh đàn, lòng nghĩ về sông nước, thì Chung Tử Kỳ nói: "Tiếng đàn cuồn cuộn như nước chảỵ"

Sau khi Chung Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn, bảo rằng: "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa".

Bá Nha Tử Kỳ, ý nói một tình bạn hữu thắm thiết.

Bát Trân
Bát Trân ý nói là những món ăn ngon.

Ngày xưa, có 8 món ăn được liệt vào hạng ngon nhất, nấu công phu và rất bổ dưỡng, chỉ có vua chúa mới có dịp ăn, ấy là:

+ Nem Công: Thịt công ăn bổ, giải trừ thứ độc trong ngườị Khi làm, người ta phải cẩn thận cắt mật vất đi, vì mật công rất độc.

+ Chả Phượng: Giống chim này sống ở núi cao, rất khó bắt. Con trống gọi là Phụng, con mái là Hoàng. Người xưa tin rằng khi nào chim phụng xuất hiện là điềm thánh nhân ra đờị

+ Da Tây Ngu: Tây Ngu còn gọi là Tê Ngưu (Tê Giác), một giống heo rừng lớn, chân có ba móng, đầu có ba sừng. Nó có hình dạng xấu xí, chỉ ăn cây rừng. Da Tây Ngu dày dao đâm không thủng, chỉ trừ da ở nách là mỏng, người ta lấy da này ngâm vào nước rồi nấu ăn.

+ Tay Gấu: Gấu có sức mạnh tập trung vào hai chân trước (tay)

+ Gân Nai: Gân nai nửa dẻo nửa giòn, ăn tráng dương bổ thận.

+ Môi Đười Ươi: Đười Ươi là giống khỉ lớn thích đùa giỡn, khi vui phát ra tiếng như cười nức nẻ

+ Thịt Chân Voi: Voi tuy lớn, nhưng chính giữa bàn chân voi lại có một lớp thịt gân rất mềm.

+ Yến Sào: Yến ăn rau câu bọt bẻ, pha trộn với nước miếng, chế thành một chất nhựa trong, nhiễu ra thành sợi để dệt tổ áp dính vào tường. Tổ yến làm rất công phu, ngon và bổ.
Bạch Diện Thư Sinh

Đời nhà Tống, ở vùng Vũ Khang thuộc Ngô Quận, có 1 người tên là Trầm Khánh Chi, từ nhỏ đã ôm chí lớn, lại có sức mạnh và giỏi về bài binh bố trận.

Niên hiệu Nguyên gia thứ 27, Tống Văn đế muốn mở mang bờ cõi về phương Bắc, sai nhóm Vương Huyền Mô đem quân Bắc phạt. Trầm Khánh Chi hết lời can ngăn, lại đưa ra trường hợp của nhiều vị vua trước, đã nhiều lần Bắc phạt nhưng đều thất bạị Tống Văn đế liền cử 2 vị quan văn ra tranh luận với Trầm Khánh Chị Trầm Khánh Chi nói :

- Giữ việc nước, cũng như lo việc nhà vậỵ Muốn bàn luận về việc cày ruộng thì phải bàn luận với 1 nông phu nhiều kinh nghiệm. Muốn bàn luận về việc canh cửi thì phải bàn luận với người đàn bà dệt vảị Nay Bệ hạ muốn mở chiến tranh với nước khác, mà lại để những người bạch diện thư sinh không 1 chút kinh nghiệm về quân sự đứng ra bàn luận, thì làm sao mà thành công được.

Tống Văn đế không nghe lời Trầm Khánh Chi, cứ cho đem quân đánh phương Bắc, và quả nhiên bại trận nặng nề.

Từ câu nói của Trầm Khánh Chi mà người đời sau rút ra thành ngữ "Bạch diện thư sinh" để chỉ người trẻ tuổi, chỉ có cái học sách vở, không có kinh nghiệm gì và không biết đối phó với thực tế ngoài đờị

Châu Về Hợp Phố

"Châu về Hợp (hiệp) Phố" ý nói trùng phùng gặp gỡ, đoàn tụ lạị

Hợp Phố xưa thuộc tỉnh Giao Châu, nay là Quảng Đông. Vào thời Bắc thuộc, miền bể ấy có rất nhiều ngọc châu (ngọc trai). Các quan Tàu cứ bắt dân phải đi mò và nộp cống. Các ngọc châu vì vậy bỏ đi nơi khác.

Về sau có một người tên là Mạnh Thường về làm quan. Mạnh Thường thanh liêm và thương dân nghèọ Những ngọc châu tự nhiên lại trở về Hợp Phố.

Chim Chắp Cánh, Cây Liền Cành

"Chim chắp cánh, cây liền cành", ý nói đẹp duyên, hai người yêu nhau được lấy nhaụ

Trong Trường Hận Ca, ngày xưa vua Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi yêu nhau, nói với nhau rằng:

"Tại thiên nguyện tác thị đực điểu,
Tại địa nguyện vi liên lý chi"
(Ở trên trời thì làm con chim liền cánh. Ở dưới đất thì làm cành cây liền thớ)

Chim Sa Cá Lặn


Ngày nay, mọi người đều hiểu thành ngữ này là một cách nói ngoa dụ để chỉ người đàn bà rất đẹp, giống như cách hiểu thành ngữ "hoa hờn nguyệt thẹn", tức đẹp tới mức hoa phải hờn vì kém sắc, trăng phải thẹn vì kém tươị Nhưng thật ra ý nghĩa ban đầu của thành ngữ này không phải vậỵ

Trang Chu, hay thường gọi là Trang Tử, người đời Chiến Quốc học thức rất uyên bác, không môn gì không biết. Trong sách "Nam Hoa Kinh", ông chép rằng: Mao Tường và Lệ Cơ là hai người đàn bà đẹp, cá thấy: chìm vào chốn hang sâu, chim thấy: bay cao (ngư kiến chi nhập thâm, điểu kiến chi cao phi). Ý Trang Chu muốn nói rằng mọi sự trên đời đều là tương đối, Mao Tường, Lệ Cơ tuy đẹp, song chỉ đẹp đối với người, chứ biết đâu trông thấy họ, cá chẳng sợ mà lặn sâu, chim chẳng sợ mà bay cao ?

Người sau hiểu khác hẳn nguyên ý ấy của Trang Chụ Sách "Thông Tục Biên" dùng thành ngữ "trầm ngư lạc nhạn" tức "chim rơi cá chìm" để chỉ nhan sắc người đàn bà cực đẹp.

Chim Xanh

Ngày xưa Hán Vũ Đế đang dạo chơi trong vườn thượng uyển, bỗng có hai con chim xanh bay đến. Đông Phương Sóc tâu rằng: Đấy là sứ giả nước Tây Vương Mẫu đem tin đi trước. Được một lát thì Tây Vương Mẫu đến thật.

Chim Xanh ý nói là kẻ đưa tin.

Công Dã Tràng

Công dã tràng, ý nói có gắng công cũng vô ích.

Tục truyền có chàng thợ săn tên Dã Tràng, một ngày kia nhìn thấy một cặp rắn. Khi con rắn cái lột da thì rắn đực đi tìm đồ ăn mang về chọ Nhưng khi rắn đực lột da thì rắn cái bèn bò đi tìm rắn đực khác. Dã Tràng bất bình bèn bắn chết rắn cáị Rắn đực đi tìm vợ, gặp Dã Tràng mới hiểu ra vợ mình xấu xạ Rắn đực bèn trả ơn Dã Tràng bằng một viên ngọc lạ, mỗi lần Dã Tràng ngậm viên ngọc này thì có thể nghe và hiểu được tiếng nói của loài vật.

Tin viên ngọc lạ có thể cho cho con người hiểu ngôn ngữ loài vật bay đến tai vuạ Vua cho đòi Dã Tràng tới, mượn viên ngọc của chàng và ban thưởng nhiều của cảị

Một hôm vua xuống thuyền, ngậm viên ngọc, nghe được các loại cá mực hát rất haỵ Vua bật cười, viên ngọc bị rơi xuống biển.

Dã Tràng tiếc viên ngọc, ngày đem ngụp lặn tìm kiếm, kiệt sức chết đị Dã Tràng biến thành một loài cua bể ngày đêm tha cát lấp biển để tìm lại viên ngọc đã mất.

Dã Tràng tha cát lấp bể, sóng biển lại đánh vàọ Cho nên trong dân gian Việt Nam có câu:

"Dã Tràng xe cát biển đông,
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì"
Công Tử Bạc Liêu

Tục truyền rằng người giàu nhất Bạc Liêu ngày xưa là ông Hội đồng Trạch, vốn là thư ký làng.

Hội đồng Trạch có cả chục ngàn mẫu ruộng. Theo lời cháu chắt ông kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu bấy giờ có 13 lô ruộng thì hết 11 lô là của ông Trạch. Ông có 3 con trai và 4 con gáị

Trong số 3 người con trai của ông Trạch có cậu ba Trần Trinh Huy là ăn chơi phung phí hơn hết.

Mỗi lần đi xem ruộng, cậu ba Huy mướn máy bay nhẹ có phi công người Pháp chở. Mỗi lần đi đòi nợ, cậu đi một chiếc xe khác. Có lần cậu đi hóng gió, dùng cả chục chiếc xe kéo, mỗi chiếc chở một món đồ của cậu như cái mũ, cây can ... Người ta còn kể nhiều truyền thuyết về cuộc sống đào hoa, phóng khoáng của cậu ba Huy nữa ...

Ngôi nhà của công tử Bạc Liêu nay trở thành bảo tàng tỉnh Minh Hảị

Ngày nay người dùng thuật ngữ "Công tử Bạc Liêu" để ám chỉ người ăn sung mặc sướng, không phải làm lụng cực nhọc.

Dây Tơ Hồng

Điển tích Tơ Hồng do chuyện ngày xưa, bên Tàu có một người tên là Vi Cố, một bữa đi chơi trăng, bắt gặp một ông già đang ngồi xe các sợi dây đỏ. Hỏi ra thì ông ta nói ông là Nguyệt Lão, chuyên coi việc xe duyên vợ chồng nhân gian. Ông nói "ta buộc dây tơ này vào chân người nào thì dù thế nào cũng phải lấy nhau". Vi Cố bèn hỏi sau này ông sẽ lấy ai, Nguyệt lão nói Vi Cố sẽ lấy một cô gái hàng rau rách rưới bẩn thỉụ Vi Cố giận lắm toan giết cô gái, nhưng rồi cuối cùng hai người cũng lấy nhaụ

Người Việt Nam tin tình duyên do tiền định trước, cho nên thành vợ thành chồng rồi thì phải tạ ơn ông Nguyệt Lão và cầu mong dây tơ hồng được cột chặt bền lâu

Đẩu Ngọc Xích Bố

"Đẩu ngọc xích bố" có nghĩa là một đấu lúa, một thước vảị
Ngày xưa Cao Tổ có hai đứa con Hán Văn Đế và Hoài Nam Vương. Hoài Nam Vương không tuân theo phép nước nên bị Hán Văn Đế đày sang đất Thục. Hoài Nam Vương uất ức nhịn đói mà chết.

Người đương thời mới đặt câu ca dao: "Nhất xích bố thương khả phùng, nhất đấu tất thương khả thung, huynh đệ nhi nhân bất tương dung", có nghĩa là một tấc vải cũng có thể may áo mặc chung, một đấu gạo cũng có thể chia nhau ăn chung, hai anh em sao lại không dung tha nhau được?.

Điển Tích Truyện Kiều - Ả Lý

Dâng thư đã thẹn nàng Oanh
Lại thua ả Lý bán mình hay sao ?

Sách "Sưu Thần ký" có chuyện nàng Lý Ký:

Thời Hán Vũ Đế, ở quận Mân Trung đất Đông Việt., trong một cái hang sâu có con rắn khổng lồ; dân chúng trong vùng rất kinh hãi, gọi là thần rắn. Hàng năm phải cung cho thần rắn một người con gái đồng trinh thì dân mới yên ổn làm ăn. Nhưng dần cũng hết, tìm đâu ra con gái.

Bấy giờ ở huyện Tương Lạc, có nàng Lý Ký, nhà nghèo xơ xác, cả cha mẹ đều bệnh năng không tiền thuốc thang. Nàng Lý đã trốn cha mẹ, đến cửa quan tự nguyện bán mình nộp mạng cho rắn, rồi nhờ chuyển tiền về cho cha mẹ.

Nàng xin quan lệnh ban cho một cây gươm bén và một con chó dữ. Vào bên trong hang, nàng thả chó dữ ra chiến đấu với rắn, và dùng gươm chém rắn từng khúc.

Dư Thiện là cháu lâu đời của Việt Câu Tiễn được Hán Vũ Đế phong vương ở đất Đông Việt. Biết được chuyện người con gái hiếu thảo, can trường, Đông Việt vương đã đón ả Lý về làm vợ.

Điển Tích Truyện Kiều - Ả Tạ


Khen tài nhả ngọc phun châu
Nàng Ban, Ả Tạ cũng đâu thế này.

Ả Tạ là Tạ Đào Uẩn, con gái quan Thái úy Tạ Công đời nhà Tấn, có nhan sắc tuyệt trần lại thông minh nhất mực. thơ phú hay lừng tiếng.

Trong cùng một vùng, có họ Vương cũng dòng giỏi gia phong, con cháu cũng thuộc vào bậc vọng tộc. Họ Tạ và họ Vương bắt thông gia với nhau, con trai con gái hai họ chỉ kết duyên vói nhau, không lấy người ngoài họ.

Khi Tạ Đào Uẩn đến tuổi cập kê, Tào Công nhờ em la Tạ An sang hà họ Vương kén rể. Được tin, tất cả nho sinh nhà họ Vương người nào cũng áo quần tươm tất, ăn nói đoan trang, muốn phô diễn mình là bậc tài hoa thế phiệt. Tạ An hồi giờ để ý từng người nhưng chưa để mắt người đàn ông nào. Một hôm, Tạ An qui tụ các nho sinh họ Vương lại để thử tài đối đáp văn chương. Mọi người đang thi thố tài năng thì Tạ An nhìn thấy về phía đông, một chàng trai tuấn tú, mặc áo để trật bụng ra ngoài, đang nằm vắt vẻo chân chữ ngũ trên giường. Tạ An hỏi dò:

- Công tử nằm ở giường phía đông tên là gì vậy?

- Chàng tên là Vương Ngưng Chi, tự Vương Hưu Quân có tiếng ham học, thông minh.

Tạ An ưng ý, về báo với Tạ Công. Quan Thái úy vỗ tay:

- Người đó mới là rể tốt của ta đó.

Vài hôm sau, Tạ Công gọi Vương Ngưng Chi đến, gả nàng Tạ Đào Uẩn. Chàng trai lơ đãng chuyện kết duyên rước nàng dâu tài sắc về rồi, thuờng ngày hay ra bờ sông Lan Chữ (tỉnh Triét Giang) ngâm vịnh, viết thư pháp, nét chữ tuyệt đẹp, người đời sau gọi là Thiếp Lan Đình. Trong Kiều còn có câu:

Khen rằng bút pháp đã tinh
So vào với Thiếp Lan Đình nào thua.

Chàng trai tuấn tú thông minh nằm vắt chân chữ ngũ trên giường phiá đông (đông sàng) mà lại được vợ đẹp. Người đời sau dùng điển tích Đông sàng là ý muốn nói chàng rể quí, xứng đôi với gái thuyền quyên.

Điển Tích Truyện Kiều - Ba Đào

Gặp cơn bình địa ba đào
Vậy đem duyên chị buộc vào duyên em.

Các văn nhân xưa có câu đối:
Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách.
Sắc bất ba đào dị nịch nhân.

Gió mưa không có then khóa mà giữ được khách.
Nhan sắc không phải sóng lớn mà dìm chết người.

Điển tích "Ba đào"- sóng lớn - trong sách Dị Văn lục: Triều Huệ Đế đời nhà Minh, tại huyện Tề Hàng, tỉnh Sơn Nam, có hai vợ chồng Trần Hoá Chiêu, Lương Tiểu Ngạ Tiểu Nga là con một gia đình thúc nho lễ giáo, nổi tiếng là một trang quốc sắc thiên hương; thuở nhỏ được cha mẹ cho theo đòi bút nghiên, mười hai tuổi đã biết làm thơ phú, đọc thông các sách thánh hiền. Hoá Chiêu là học trò của cha Tiểu Nga; cậu học trò nghèo, mồ côi cha, thông minh, ham học, mặt mày khôi ngô, được thầy thương, gả con gái và cho ở rể. Sống chung với nhau được ba năm, thì bố mẹ vơ, lần lượt qua đời, để lại cho vợ chồng một căn phố và ít vốn liéng để mở một tiệm tạp hóa.

Đời sống cũng được êm đềm. Trong vùng, các văn nhân thỉnh thoảng đến mua hàng và cùng vợ chồng Trần Hóa Chiêu xướng họa ngâm thơ. Cũng không ít khách lai vãng thường xuyên đến đó vờ vĩnh mua hàng, để được dịp chiêm ngưỡng dung nhan Tiểu Nga; có phú hộ Trát Hiếu Sắc cũng thuộc loại khách này.

Nhưng không như những mối tình câm kia, đến nhìn để rồi thầm yêu trộm nhớ, Hiiếu Sắc đã manh tâm chiếm hữu người đàn ba này cho được. Phú hộ tìm hiểu, biết vợ chồng vì ham thích thơ văn , nên buông lỏng chuyện mua bán, vốn liếng cụt dần. Phú hộ ra tay hào hiệp, cho mượn vàng bạc để gầy dựng lại. Ngại ngùng lần đầu, nhưng rồi tiếp những lần sau, Hoá Chiêu cầm vàng bạc mượn đi buôn bán xa, chuyến nào cũng lời khẫm. Lần nào, vợ chồng cũng nài nỉ hoàn lại vốn và trả lời, nhưng Hiếu Săc đều từ chối lấy lãi.

Cứ vậy, hai năm họ trở thành bạn thâm giao. Hiếu Sắc luôn tỏ ra mình là người đàng hoàng, nghiêm túc, không bao giờ đến nhà bạn trong lúc vắng mặt Hoá Chiêu; những lúc tiếp chuyện với Lương Tiểu Nga, luôn luôn giữ thái độ đứng đắn. Vợ chồng Hoá Chiêu vui mừng có được người bạn hiền, hào phóng. Khi tự xét lý lịch "nằm vùng" của mình đã đến lúc kết nạp được, Hiếu Sắc đề nghị chung vốn làm ăn lớn. Vợ chồng Hóa Chiêu hoàn toàn tin tưởng, hớn hở nhận lời ngay.

Việc buôn bán phất lên nhanh, nhưng Hiếu Sắc vẫn cương quyết không bao giờ nhận chia lãi, nại lý do để giúp vợ chồng bạn.

Một lần, Hiếu Sắc bàn với Hóa Chiêu phải đi buôn một chuyến lớn ở Hàng Châu xa xôi và thuê thuyền xong, cả hai cùng lên đường. Ròng rã cả tháng trời thuyền mới đến Hàng Châu vào một đêm trăng thanh gió mát. Hai người đem rượu ra mũi thuyền đối ẩm tâm sự Hoá Chiêu, tình thật, ngâm một câu thơ, lại ngậm một chén rượu ; Hiếu Sắc thì cứ làm động tác giả, hắt rượu qua vai. Quá nửa đêm, Hoá Chiêu rụng, người mềm nhũn. Lúc bấy giờđám gia nhân dưới thuyền cũng đã ngủ saỵ Hiếu Sắc lôi Hóa Chiêu, xô xuống sông. Đôi ba lần Hoá Chiêu ngoai ngóp trồi đầu lên, Hiếu Sắc lại dùng sào dìm xuống cho đến khi mặt nước không còn sủi bọt nữa.

Không cần phải buôn bán chi, Hiếu Sắc cho thuyền quay về Tề Hàng ngay. Mẹ Hoá Chiêu và Tiểu Nga đau lòng với nỗi bất hạnh, nhưng vần cảm kích Hiếu Sắc đã bỏ cả chuyến hàng lớn để vội vàng trở về báo hung tin.

Rồi sau đó, đều đều, Hiếu Sắc lui tới thăm viếng và cấp dưỡng cho mẹ Hoá Chiêu và cô vợ góa trẻ. Và lần nào nước mắt phú hộ hào phóng cũng đầm đìa.

Người đời càng nể trọng hơn khi thấy Hiếu Sắc ân cần chăm sóc mẹ của Hoá Chiêu chu đáo hơn vợ bạn, khiến mẹ già cũng có phần đăm chiêu\

Ba năm sau, mãn tang. Hiếu Sắc cho người đến thưa chuyện với mẹ Hóa Chiêu xin cưới Tiểu Nga lam vợ. Bà mẹ đã đăm chiêu nhiều, nên thuận tình ngay, khuyên nhủ con dâu nên bước thêm bước nữa.

Lương Tiểu Nga vốn là gái hiền thục, vẫn còn thương yêu người chồng vắn số, nhưng vẫn phải vâng lời mẹ chồng, tái giá.

Cưới được Lương Tiểu Nga rồi, Hiếu Sắc vẫn một mực chăm sóc mẹ Hoá Chiêu; bà cũng an lòng nghĩ rằng con dâu mình có được bóng mát cho cuộc đời còn lại.

Vợ chồng ăn ở vơi nhau được mười năm, sinh được hai mụn con. Đời sống an nhàn. Một đêm trăng vào hạ, vợ chồng ra ngồi hóng mát bên ao sen. Hiếu Sắc nhấm rượu, và ngấm rượu; Đương lúc đó, có con ếch nhảy lên một lá sen. Tiểu Nga đưa cây sào thọc cho con ếch nhảy đi. Sào thọc xuống thì con ếch lặn, cất sào lên, nó lại trồi lên. Tiểu Nga phải thọc vào con ếch mấy lần nữa, nó mới chịu lặn chìm mất.

Bất giác, Hiếu Sắc buột miệng ngâm:

"Hồi ức thập tam niên tiền sự
Huyên tợ hà mô lục thủy thờị.
Nhớ chuyện mươi ba năm trước đây
Mường tượng ngày nay ếch ngóp ngoai

Nghe lời thơ lạ, Tiểu Nga bảo chồng lập lại để mình họa theo. Hiếu Sắc lè nhè đọc lại rồi cao hứng nói vợ lấy giấy bút cho mình chép lại làm thủ bút. Thôi rồi, kẻ hào hiệp chung chăn gối với mình mười năm nay, thì ra là một kẻ nham hiểm thâm độc.

Không thể để cho Hoá Chiêu chết oan, Tiểu Nga đã nắ lấy vật chứng là hai câu thơ thủ bút của Hiều Sắc, đem đi trình quan.

Bị bắt tra vấn, Hiếu Sắc khai hết sự thật câu chuyện hơn mười ba năm trước, vì đã cuồng si nhan sắc của Lương Tiểu Nga nên đóng trò đạo đức, rồi bày mưu giết chồng đoạt vợ Trát Hiếu Sắc bị xử tội tử hình.

Đúng là sắc bất ba đào dị nịch nhân, nhan sắc đâu phải là sóng lớn mà cũng dìm chết người, hai người chồng đều phải tức tưởi lìa đời.

Sắc đẹp là tội lỗi, nàng đã đến công đường, xin xử tội cái nhan săc nàỵ Nhưng luật pháp có bao giờ lại tử hình một hồng nhan. Có chăng thì lạ gì bỉ sắc tư phong, hồng nhan phải tự mang lấy cái nghiệp chướng đa truân.

Quyền3T Sưu tầm.
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
Last Edit: 12 years 2 months ago by Văn Quyền.Vianney.
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012