Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: NHỮNG GIAI THOẠI VÀ ĐIỂN TÍCH TRONG KHO TÀNG VĂN CHƯƠNG - II

NHỮNG GIAI THOẠI VÀ ĐIỂN TÍCH TRONG KHO TÀNG VĂN CHƯƠNG - II 12 years 1 month ago #2767


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
NHỮNG GIAI THOẠI VÀ ĐIỂN TÍCH TRONG KHO TÀNG VĂN CHƯƠNG - II

Khe_Kh.jpg

Điển Tích Truyện Kiều - Bảy Chữ, Tám Nghề

Này con thuộc lấy làm lòng
Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề
Chơi cho liễu chán hoa chê
Cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời
Khi khóe hạnh, lúc nét ngài
Khi ngâm ngợi nguyệt, khi cười cợt hoa
Điều là nghệ - nghiệp trong nhà
Đủ ngần ấy nết mới là làng chơi

Theo truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc): Tú bà hỏi Kiều: Tiếp khách thế nào mới lưu được khách?. Kiều trả lời: ngủ với ngươì ta chớ gì?; Tú bà giẫy nẫy: con này mới ngu làm sao ! Nếu con gái nhà thổ cũng như con gái nhà lương gia thì ai buồn chơi. Nghề chơi ở trong còn lắm điều hay, khi khách lên giường, thì mày nhường khách nằm trong, mày nằm ngoài, ngoảnh mặt lại chầu khách; tay khách tất sờ vào mình mày, mày phải sờ hạ thể khách..

Bảy chữ vành ngoaì là:

1. Khốc: khóc lóc giả bộ thương yêu, khách quyến luyến không rời được

2. Tiễn: cắt tóc mày và tóc khách, se vào nhau; mỗi người buộc vào cánh tay như thề nguyện kết tóc se tơ.

3. Thích : khi đã thỏa thê tình dục rồi, lấy kim chích tên của khách lên cánh tay hay đùi mày, lấy mực xoa vàọ Khách sẽ trút hết tiền vì nghĩ rằng mày đã chết mê chết mệt nó, mới xăm tên nó lên thân thể mày như vậỵ Khách sau đến, trông thấy ắt phải nghĩ rằng: không biết người đi trước đãi mày thế nào mà mày yêu đến thế. Tất nhiên sau đó sẽ hậu đãi mày để được lòng mày, yêu hơn người trước. Nhân thể phải biết chau mày, nói: khách đi trước đã tiêu phí không biết bao nhiêu tiền mới được lạc thú tuyệt đỉnh, do đó mới xăm tên, nay muốn được thích thú hơn, tất nhiên phải quăng tiền cho mày.

4. Thiêu: là khổ nhục kế, hai đứa đều chích máu trong người ra để thề, phỏng gặp thằng ngu, mày cùng nó đốt huơng thề, như thế thì nó táng gia bại sản cũng đáng đời.

5. Giá: dùng mẹo để lừa, cứ như mong được làm vợ, suốt ngày chỉ nói chuyện mơ ươc về nhà chồng và các điều thề thốt. Hễ nó đã mê, tự nhiên bỏ của ra; tiền đã hết rồi, nó muốn cưới, mày giả đau không dậy, thế thì chẳng phải đợi mày đuổi, nó tự động cũng cút xéo.

6. Tẩu: khách chơi đã hết của, mày phải đuổi nó ra khỏi cửạ Nếu nó vẫn đeo, thì vờ hẹn nó đến một nơi nào đó, rồi nắm áo lại, dọa sẽ tri hô lên cho quan đến bắt kẻ lưu manh có ý cưỡng bức màỵ Tự khắc nó phải bỏ mày.

7. Tử: dẫu biết nó có vợ có hầu, mày vẫn thế thốt sống chết nếu không được sống chung thì tự vẫn; vậy nó có tiêu pha hết của cho mày thì cũng phải.

Bảy chữ mới chỉ là mánh khóe bên ngoài để dụ dỗ khách. Còn khi hành lạc, thì vành trong phải đủ tám nghề:

1. Với khách có hạ thân nhỏ thì dùng phép "đánh trống giục hoa" (kích cổ thôi hoa).

2. Với khách có hạ thân lớn thì dùng phép "sen vàng khóa xiết" (kim liên song tỏa).

3. Nếu khách hối hả, lụp chụp thì dùng phép "mở cờ đánh trống" (đại chiến kỳ cổ)

4. Nếu khách khoan thai thìdùng phép "đánh chậm gõ sẽ" (mạn đả khinh sao)

5. Với người mới " vỡ lòng "thì dùng phép "ba bậc đổi thế" (khẩn thuyên tam trật).

6. Gặp khách sành sỏi thì dùng phép "tỏa tâm truy hồn"

7. Gặp khách tay ngang tì dùng phép "tả chi hữu chì"

8. Đối với khách đam mê nhan sắc thì dùng phép "dềnh dàng hớp vía" (nhiếp thần phiến tỏa).


Điển Tích Truyện Kiều - Bể Dâu


Mở đầu Truyện Kiều:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Bể dâu là biển cả và bãi dâu, dịch nghĩa từ câu Thương hải tang điền , nói về những biến động đổi thay trong vũ trụ, trong đời sống con người.

Nhân sanh bách tuế chi kỳ. đời sống con người hữu hạn trăm năm, Nguyễ n Đu đã diễn ra thơ nôm :
Trăm năm trong cõi người ta.

Trong Thần tiên truyện có viết: tam thập niên vi nhất, thương hải biến vi tang điền nghĩa là cứ ba mươi năm một lần vũ trụ lại chuyển hóa, biển cả hóa thành nương dâu, nương dâu hóa thành biển cả . Chu kỳ 30 năm một lần. biển cả còn biến thàn h ruộng đất huống chi con người chỉ là hạt bụi trong vũ trụ của tạo hóa, thì sự chuyển dịch từ cõi này qua cõi khác, vận này qua vận kia là chuyện bình thường, sông có khúc, người có lúc.

Điển Tích Truyện Kiều - Bố Kinh

Đã cho vào bậc Bố kinh
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu

Bố kinh là hai chữ thu ngắn, Bố quần là chiếc quần bằng vải, kinh thoa là cái trâm cài đầu bằng gaị Bố kinh lấy từ chuyện Lương Hồng Mạnh Quang trong sách Di Uyển của Trung Quốc:

Lương Hồng là một hàn sĩ ơ Giang Nam, nhà nghèo xơ xác, hiếu học, trọng đạo đức nhân nghĩạ Nhiều người rất cảm phục nhân cách của chàng , trong đó có một phú hộ thật tâm muốn tìm cách giúp đỡ . Lần đầu tiên tìm đến gặp Lương Hồng, phú hộ muốn tặng chàng hai gói chè quí ngọn hái từ đỉnh núi Vũ Di . Lương Hồng nhẹ nhàng thưa:

- Nếu có gì cần dạy bảo xin ngài vui lòng chỉ giáo, còn lễ vật ngài cho tôi xin được phép từ chối.

Phú hộ đành cầm lễ vật ra về, trong lòng nghĩ hay là chàng nho sĩ kia vì nghĩ phận mình nghèo hèn không dám giao tiếp với người giàu sang như ta. Nghĩ vậy nên ít ngày sau, phú hộ lại tìm đến, chân đi giày cỏ, cẩn thận buộc ngưa từ ngoài xa. Trong lều tranh, Lương Hồng vẫn mải mê đọc sách; phú hộ kiên nhẫn chắp tay đứng đợi ngoài sân. Sau mấy canh giờ, Lương Hồng chợt gấp sách, nhìn ra ngoài, trông thấy vị khách đang đứng chờ. Chàng cung kính mời vào. Lần này phú hộ chỉ xin tặng một gói trà ngang, nhưng bên trong lại có mấy nén vàng, gọi là chút tiền độ nhật cho hàn sĩ. Lương Hồng nhất mực từ chối:

- Nếu ngài có ý coi trọng kẻ hèn nay thìhãy cư xử nhau bằng tình nghĩa; xin bảo trọng tình nghĩa trong sáng này, đừng để lễ vật làm hoen ố đi.

Phú hộ lại phải đem lễ vật về và vẫn không nghĩ ra cách gì để giúp đỡ con ngươì liêm khiết này. Và không những chỉ có phú hộ này, nhiều danh gia khác cũng nghe tiếng thơm Lương Hồng, muốn muốn đem gả ái nữ chọ Trong số này, có nhà họ Mạnh, giòng dõi nho gia, giàu có mấy đời, có tiểu thư Mạnh Quang, sắc nước khuynh thành, vương tôn công tử gần xa đều ngấp nghé. Nhà họ Mạnh chủ động muốn nhận Lương Hồng làm rể. Lương Hồng cũng nghe tiếng gia đình họMạnh tuy giàu có, nhưng nổi tiếng mấy đời lương thiện, nên bằng lòng kết nghĩa trăm năm với nàng Mạnh Quang.

Ngày hợp hôn, Mạnh Quang muốn làm đẹp lòng chồng, trang điểm má phấn tô son, xiêm y lộng lẫy, vàng ngọc sáng ngờị Nào ngờ, trông thấy tân nương rực rỡ như vậy, tân lang lại tiu nghỉu, suốt bảy ngày đêm ủ ê không buồn động phòng hoa chúc. Thoạt đầu, Mạnh Quang đã quá lo âu, không hiểu mình đã lời ăn tiếng nói như thế nào để chàng phải phật ý; cuối cùng thì nàng cũng nghĩ ra và đã vất bỏ hết các xiêm y, trang sức sặc sỡ đó, mà chỉ mặc quần áo vải và đầu cài thoa gai đến bên chồng. Đến đây, Lương Hồng mơi bật lên mừng rỡ, ôm chầm lấy tân nương:

- Đây mới thật là vợ của Lương Hồng. Trong phú quý', giàu sang, thường người ta không giữ được nhân nghĩạ Ta chỉ muốn sống trong thanh bần, tự mình cày ruộng mà ăn, dệt vải mà mặc, cuộc sống đạm bạc nhưng vợ chồng luôn có nhau, tương kính nhau.

Người đời sau lấy chữ Bố kinh trong điển tích này để nói đến các bà vợ hiền thục.

Trong truyện Kiều, khi giai nhân vượt thành lễ giáo tìm đến thư phòng Kim Trọng trong đêm. Đã có lúc, chàng Kim ra chiều lả lơị Kiều khoan nhặt ..

Thưa rằng: đừng lấy làm chơi
Giả chưa hết một lời đã nao
Vẻ chi một đóa yêu đào
Buồng hồng chi dám ngăn rào chim xanh
Đã cho vào bậc Bố Kinh
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu
Ra tuồng trên bộc trong dâu
Thì con người ấy ai cầu làm chi.
Điển Tích Truyện Kiều - Cầm Đài (Bá Nha Tử Kỳ)

Rằng nge: Nổi tiếng cầm đài
Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ

Cầm đài: cái đài để Tư Mã Tương Như ngồi gảy đàn. Tri âm: hiểu biết nhau qua tiếng nhạc; từ chuyện Tử Kỳ tri âm Bá Nha thời Chiến Quốc, tri âm đã là nghĩa chung của một tình bạn thiết thân, thông hiểu được ý nhau.

Theo sách Lã thị xuân thu: "Bá Nha cổ cầm, Chung Tử Kỳ tại ngoại thiết tính chi viết: nguy nguy hồ như thái sơn, dương dương hồ như lưu thủy" (Bá Nha gảy đàn, Chung Tử Kỳ ở ngoài nghe trộm , khen rằng: ngun ngút như núi Thái Sơn, cuồn cuộn như dòng nước chảy.

Vào lúc Tấn, Sở đang giao hảo nhau. Bá Nha là người nước Sở, nhưng lại làm quan đến chức Thượng đại phu của nước Tấn. Bá Nha nổi tiếng là một khách phong lưu văn mặc, lại có ngón đàn tuyệt diệu nhất đời; ngày liền đêm, Bá Nha không bao giờ rời cây Dao cầm thiết thân của mình.

Năm ấy, trên đường từ Sở về lại Tấn sau sau chuyến công cán, Bá Nha cho thuyền đỗ lại bến Hàm Dương vào một đêm trăng thanh gió mát. Bá Nha cho đồng tử đốt lư trầm trước thuyền, rồi lấy Dao cầm ra so phi'm thử dâỵ Dưới ánh trăng trong, tiếng đàn quyện lấy hương trầm đang cất vút lên cao giữa đêm thu thanh vắng, bỗng một tiếng " bựt " khô khan, dây tơ đồng đứt. Bá Nha nghĩ dây đàn đứt ắt có quân tử nào nghe lén đây, bèn sang sảng cất tiếng:

- Có cao nhân nào trên bờ lắng nghe tiếng đàn của tại hạ, xin vui lòng ra mặt.

Từ trên vách núị có tiếng vọng xuống:

- Xin đại nhân thứ lỗi cho, tiểu dân này đi kiếm củi về muộn, đi ngang qua đây, nghe tiếng đàn tuyệt diệu quá, nên cất bước đi không đành.

Bá Nha cười lớn:

- Tiều phu nào mà lại dám nói chuyện nghe đàn với ta?.

Tiếng nói từ trên núi lại đáp lại:

- Đại nhân nói vậy, kẻ hèn này trộm nghĩ là không đúng. Há đại nhân không nhớ câu nói của người xưa: "Thập nhất chi ấp tất hữu trung tín" (Trong một ấp có mười nhà ắt có người trung tín). Hễ trong nhà có quân tử thì ngoài cửa ắt có người quân tử đến...

Bá Nha có vẻ ngượng khi nghe câu nói của người tiều phu. Biết mình lỡ lời, ông tiến sát đến mũi thuyền nói lớn:

- Nếu thật là người trên bờ biết nghe đàn, thì xin cho biết lúc nãy tại hạ đã đàn khúc gì?.

Giọng trên bờ bình thản vọng xuống:

- Đó là Khổng Vọng Vi, Đức Khổng Tử khóc thầy Nhan Hồi. Hồi nãy, đại nhân đang đàn thì đứt dây, nên còn thiếu mất câu chót.

Nghe xong, Bá Nha thấy lòng phơi phới lạ, vội sai tùy tùng lên bờ rước người tiều phu xuống thuyền. Bá Nha trân trọng đón tiếp:

- Quý hữu biết nghe đàn, vậy chắc cũng rõ được xuất xứ của cây Dao cầm?

Tiều phu không ngập ngừng:

- Nghe nói, thuở xưa vua Phục Hy tình cờ trông thấy có năm sắc sao rơi xuống cụm ngô đồng và chim phượng hoàng đến đó đậụ Vua biêt cây ngô đồng là thứ gỗ quý, hấp thụ tinh hoa của trơi đất, có thể dùng để làm nhạc khí được, liền cho người hạ cây, cắt làm ba đoạn Đoạn ngọn, tiếng quá trong và nhẹ, đoạn gốc tiếng đục và nặng, chỉ có đoa,n giữa tiếng vừa trong vừa đục. có thể dùng được. Nhà vua cho ngâm đoạn giữa thân cây giữa dòng nươc, đúng bảy mươi hai ngày đêm, vớt lên phơi trong mát cho thật khô rồi gọi người thợ giỏi Lưu Tử Kỳ đẻo thành cây Dao cầm. Dao cầm dài ba thước sáu tấc, một phần án theo ba trăm sáu mươi mốt độ chu thiên, mặt trước rộng tám tấc, án theo tám tiết, mặt sau rộng bốn tấc án theo bốn mùa, bề dày hai tấc án theo lưỡng nghị Đàn gồm mười hai phi'm, tượng trưng cho mười hai tháng trong năm , lại có thêm một phi'm phụ tượng trưng cho tháng nhuận. Đàn có năm dây án theo ngũ hành tượng trưng cho năm âm: cung, thương, giốc, thủy, vũ. Xưa, vua Thuấn gảy đàn Ngũ huyền, thiên hạ thái bình. Khi vua Văn Vương bị ngồi tù nơi DũLý, Bá Âp Khảo thêm một dây oán, gọi là văn huyền (dây văn). Về sau, khi VũVương đánh nước Trụ, thêm môt dây nữa gia tăng kích động gọi là vũ huyền (dây vũ). Do đó, Dao cầm lúc đầu có năm dây, sau có bảy dâỵ Dao cầm có bốn điều kỵ là: rét lớn, nắng lớn, gió lớn và tuyết lớn; và bảy điều không nên là: không đàn ở đám tang, không đàn lúc lòng rối loạn, không đàn lúc lòng không thanh bạch, không đàn lúc bận rộn nhiều việc, không đàn lúc y trang không chỉnh tề, không đàn lúc không có trầm hương và không đàn lúc không có bạn tri âm.

Bá Nha nghe nói, biết tiều phu là bậc kỳ tài, đem lòng kính thương:

- Hiền hữu quả là người tinh thông nhạc lý. Xưa kia, Khổng Tử đang gảy đàn, thầy Nhan Hồi bước vào, nghe thanh âm sao mà u trầm, biết là trong tâm Khổng Tử đang giao động . Hỏi ra, mới hay là trong khi Khổng Tử đàn, thấy con mèo đang bắt chuột, nên tâm tư đã chùng tiếng tơ đồng. Trước kia, Nhan Hồi nghe tiếng đàn mà biết được lòng học trò, còn ngày nay, nghe tiếng đàn Bá Nha này , hiền hữu có biết lòng ta đang tư lự gì không?

- Xin đại nhân cho nghe một vài khúc nhạc nữa
Bá Nha thay dây đàn, gảy khúc Ý tại non cao.

Tiều phu ngẩng mặt mỉm cười:

- Tuyệt thay, ý chí cao vút. Ý tại non cao.

Bá Nha giật mình ngưng đàn. Một lúc sau gảy thêm khúc Ý tại lưu thủy.

Tiều phu khua tay xuống dòng nước:

- Trời nước bao lạ. Ý tại lưu thủy.

Bá Nha thất kinh, nhìn người tiều phu không ngớt mắt, sao lại có người cảm thấu được tiếng đàn của minh như vậỵ Ông sai nguời hầu dẹp trà, bày tiệc rưọụ Xong, ông đứng lên trước mặt người tiều phu, kính cẩn hỏi:
- Dám hỏi tiên sinh quý danh và quê quán.

Tiều phu vội đứng lên, chắp tay thi lễ:

- Tiện dân họ Chung, tên Tử Kỳ, người thôn Tập Hiền gần núi Mã Yên nàỵ Còn đại nhân, chẳng hay cao danh quý tánh là gì, hiện đi trấn nhậm nơi đâu mà ghé thuyền lại đây vãng cảnh.

- Tại hạ họ Du tên Thụy, là Đại phu nuớc Tấn, nhân đi sứ nước Sở về, thấy cảnh Hàm Dương trăng thanh gió mát, nên ghé thuyền thưởng lãm. Tại hạ chỉ là một kể tài hèn đức bạc mà thôị Còn như tiên sinh đây học thức uyên bác cớ sao không xuất thân lập công danh, phò vua giúp nước, mà lại sống ẩn dật chốn núi non hẻo lánh này.

- Tôi còn cha mẹ già, không có anh em, phận làm con phải lo tròn chữ hiếu, dẫu cho công hầu khanh tướng cũng không thể đổi được một ngày báo hiếu của tại hạ

Tử Kỳ hai mươi bảy tuổị Bá Nha trân trọng nói:

- Tiện chức hơn tiên sinh những mười tuổị Nếu tiên sinh không chê tôi đức mọn tài hèn thì xin kết làm anh em để khỏi phụ duyên tri âm.

Chung Tử Kỳ khiêm nhượng đáp:

- Đại nhân là bậc công khanh nơi triều đình, tại hạ là kẻ áo vải chốn sơn lâm thì làm sao kết bạn với nhau được, xin đại nhân miễn cho.

- Giá trị con người đâu ở chỗ giàu sang phú quý, mà ở đức hạnh tài năng. Nay nếu tiện sinh chịu nhận làm anh em thì thật là vạn hạnh cho tiện chức.

Bá Nha đã có thành tâm, Tử Kỳ không từ chối nữa.. Bá Nhà sai người hầu đốt lò hương mới, lập hương án trước thuyền, cùng Tử Kỳ lạy trời đất tám lạy, nhận nhau làm anh em khác họ Rồi hai bạn cùng đối ẩm chuyện trò với nhau rất chi là tương đắc.

Đến lúc ánh trăng nhạt nhòa, tiếng gà eo óc gọi ánh nắng mai, đoi bạn đành phải chia taỵ Bá Nhà giọng run run, nhìn Tử Kỳ:

- Lòng huynh quá cảm mộ, chưa nỡ rỡi hiền đệ Hiền đệ có thể cùng huynh đi thêm một đoạn đường để thêm đước một khúc chuyện trò cho thỏa mối tâm tình.

Chung Tử Kỳ cũng không dấu được xúc động:
- Theo lễ, tiểu đệ phải tiễn hiền huynh vài dặm đường mới phải, ngặt vì song thân của tiểu đệ đang trông ngóng ở nhà, xin hiền huynh thứ lỗi.

- Vậy thì hiền đệ về nhà xin với song đường qua nước Tấn thăm chơi, chắc là sẽ được nhận lời.

"Phụ mẫu tồn , bất khả viễn du", làm sao Tử Kỳ có thể rời cha mẹ để vui chơi cùng bạn đươ+.c. Cuối cùng, Bá Nha nắm tay Tử kỳ, giọng khẩn thiết:

- Sang năm, cũng vào giờ này, xin hẹn hiền đệ tại đây.

Rồi lấy ra hai nén vàng, hai tay dâng cao lên trước mặt:

- Đây là món lễ vật mọn của ngu huynh làm quà cho bá phụ, bá mẫu, đã xem nhau là cốt nhục xin hiền đệ chớ từ chối.

Cảm tình tri ngộ, Tử Kỳ không từ chốị Lưu luyến chia tay, đôi bạn bịn rịn không thốt lên nỗi lời tạm biệt.

Thấm thoắt một năm qua, ngọn gió heo may từ phương Bắc về đem mùa thu đến. Bá Nha vào triều kiến vua Tấn xin được phép về Sở thăm quê nhà. Thuyền đến bến Hàm Dương, Bá Nha cho dừng lại dưới núi Mã Yên. Lòng bồn chồn trông ngóng. Vừng kim ô đã ngả bóng xuống lòng sông, khói sóng dâng lên nghi ngút, sao mãi vẫn không thấy bạn tri âm. Bá Nha cho đồng tử đốt lò hương, rồi lấy Dao cầm đàn một khúc. Trong cơn gió nhẹ đầu thu, Bá Nha bỗng nghe tiếng đàn của mình sao mà ai oán, não nùng. Bá Nha thất kinh, ngừng tay đàn, tâm thần rối bời ; cung thương bỗng nghe sầu thảm như thế này thì chắc là Chung Tử Kỳ gặp nạn lớn rồị Cả đêm, Bá Nha trăn trở, nhớ thương và âu lo cho bạn. Trời chưa sáng, Bá Nha đã khoác cây Dao cầm lên lưng, bỏ vào túi mười nén vàng ròng rồi cùng vài tên hầu tìm đến chân núi Mã Yên . Dọc đường. gặp một ông lão, tay xách giỏ mây, tay cầm gậy trúc. Bá Nha lễ phép thưa:

- Xin lão trượng chỉ đường đi đến Tập Hiền thôn.

- Có Tập Hiền thông thượng, Tập Hiền thôn hạ. Tiên sinh cần đến thôn nào ?
- Thưa lão trượng, ngư+ời Tử Kỳ họ Chung ở thôn nào?

Vừa nghe nhắc đến tên Chung Tử Kỳ, lão ông sa sầm nét mặt, đôi mắt trũng sâu chảy dài hai hàng lệ. Lão ông sụt sùi, giọng ngắt đoạn:

- Chung Tử Kỳ là con lão. Năm ngoái cũng vào ngày này, nó đi củi về, gặp một vị quan nước Tấn tên là Bá Nha và kết nghĩa huynh đệ vì chỗ đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Lúc chia tay, vị quan có tặng cho vợ chồng lão hai nén vàng. Ở nơi núi non heo hút thế này, vợ chồng lão chưa cần đến số vàng đó, nên con lão đã dùng đổi lấy sách, đọc bất kể ngày đêm, giờ giấc , ngoài việc đốn củi mưu sinh. Có thể vì quá lao nhọc, con lão đã lâm bệnh mà qua đời...

Chưa kịp nghe hết lời, Bá Nha đã bật òa khóc, ôm chầm lấy ông lão, hậu sinh này chính là người bạn kết giao của Chung Tử Kỳ đây. Ông lão thảng thốt, trời ơi:
- Mang ơn đại nhân không chê trách cảnh bần cùng, đã cùng con lão kết nghĩa tâm giao. Lúc lâm chung, con lão đã trối trăn lại: " Sống không trọn đạo làm con, chết xin được chôn dưới chân núi Mã Yên để trọn đạo nghĩa với bạn, nằm bên triền dốc chờ đúng lời hẹn mùa thu này" Con đường mà đại nhân vừa đi quạ phía bên phải có nấm đất nhỏ là ngôi mộ của Tử Kỳ. Hôm nay đúng một trăm ngày mất, lão vừa đi viếng mộ con về thì gặp đại nhân.

Trước mộ Tử Kỳ, Bá Nha vừa lạy bạn xong, truyền đem đàn đến, ngồi trên tảng đá tấu khúc "Thiên thu trương hận". Tiếng đàn đang réo rắt bỗng trầm hẳn xuống. Tiếng gió ngàn rít mạnh, bầu trời trở màu tối sẩ?m và tiếng tiếng chim từ xa vọng vềnghe u uất não nùng. Bá Nha ngưng đàn. Gió ngừng rít, trời trong sáng trở lại, chim ai oán lặng tiếng. Bá Nha nhìn Chung lão thưa:

- Tử Kỳ đã về đây chứng giám cho lòng thành của tiểu sinh. Cháu vừa đàn khúc đoản ca để viếng người tri âm tài hoa mệnh yểu, và xin đọc thành thơ đoản ca này:

Ức tính khi niên xuân
Giang thượng tằng hội quân
Kim nhật trùng lai phỏng
Bất kiến tri ân nhân
Đản kiến nhất phân thổ
An nhiên thương ngã tâm
Bất giác lệ phân phân
Lai hoan khứ hà khổ
Giang ban khởi sầu vân.
Tử Ky, Tử kỳ hề !
Nhĩ, ngã thiên kim nghĩa
Lịch tận thiên nhai vô túc ngữ
Thử khúc chung hề bất phụ đàn
Tam xích Dao cầm vị quân tử
(Từ nhớ đến muà thu năm trước
Bến trường giang gặp bạn cố nhân
Năm nay lại đến Giang Tân
Giòng sông lạnh ngắt cố nhân đâu rồi
Buồn chỉ thấy nấm mồ bên núi
Cõi ngàn năm chia cắt đau lòng
Ôi thương tâm, ôi thương tâm
Sụt sùi lai láng bao hàng lệ rơi
Mây sầu thấp thoáng chân trời
Đêm vui đổi lấy một đời khổ đaụ
Tử Kỳ ơi, Tử Kỳ ơi
Ngàn vàng khôn chuộc được bầu tâm can
Thôi từ nay, thôi phi'm đàn
Ngàn thu thôi hết mơ mòng cố nhân...)

Lời thơ vừa dứt, Bá Nha nâng Dao cầm lên cao, đập mạnh xuống tảng đá. Dao cầm vỡ tung từng mãnh, trụ ngọc, phi'm đồng rơi lả tả. Lão ông hoảng kinh, sao đại nhân lại đập vỡ đàn quí. Bá Nha đáp lời bằng bài thơ tứ tuyệt:

Thốt đoái Dao cầm phượng vĩ hàn
Tử Kỳ bất tại, hướng thùy đàn ?
Xuân phong mãn diện giai bằng hữu
Dục mịch tri âm, nan thượng nan
(Dao cầm đập nát đau lòng phượng
Đã vắng Tử Kỳ đàn với ai
Gió xuân bốn phía bao bè bạn
Khó thay tìm được bạn tri âm

Bốn câu thơ là bài văn tế cho bạn. Bá Nha quay lại phía lão ông, sụp quỳ xuống:

- Bá Kỳ Tử Nha đã y lời hẹn đến đây rồị Nay tiểu sinh có đem theo ít nén vàng, xin thành tâm dâng lên bá phụ cùng bá mẫu để cung dưỡng tuổi già và tạo mươi mẫu ruộng làm tự cho Tử Kỳ. Bốn năm nữa hạ quan sẽ dâng biểu từ quan, về đây chung sống với bá phụ bá mẫu, với người bạn tri âm.

Chung lão không từ chốị Bá Nha lạy Chung lão, lạy tạ từ bạn rồi quay xuống cho thuyền nhổ sào, trở về nước Tấn.

Điển Tích Truyện Kiều - Chàng Tiêu

Có điều chi nữa mà ngờ
Khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu

Hững hờ chàng Tiêu chuyện được ghi trong sách Tình sử Trung Quốc:

Thời Khai Nguyên nhà Đường, có chàng Tú tài Thôi Giao, văn tài trác tuyệt, nhưng thế cô, nhà lại nghèo xơ xác nên khó bề lập thân. Tuy vậy chàng Tú vẫn thiết tha yêu đời vì có người yêu Lục Châu, một dung nhan kiều diễm đang tuổi trăng tròn, giỏi thi phú, đàn ca xướng hát.

Gia cảnh Lục Châu cũng vào thuộc loại bần hàn, nên nàng phải làm thị tỳ cho người cô của Thôi Giao. Cũng là một cơ may để cho đôi lứa có nơi chốn mà tình tự. Bà cô cũng có ý muốn tác hợp cho hai trẻ, nên cô gắng buôn bán vài chuyến lớn kiếm lãi, tổ chức hôn lễ đàng hoàng và cho đôi tân hôn chút của hồi môn.

Chẳng may, chuyến buôn này rồi chuyến buôn khác cứ bị lỗ lã nặng. Gia sản bà sa sút quá nhanh chóng, rồi sinh nợ chồng chất. Đường cùng, để khỏi bị con nợ tịch biên nhà cửạ bà cô phải bán Lục Châu cho quan Liên súy Vũ Địch, giá bốn mươi vạn tiền.

Vậy là từ đó, đôi uyên ương như chim cụt cánh, như cây cụt cành.

Quan Vũ Địch đưa nàng Lục Châu vào dinh nhưng vẫn không làm điêù chi sỗ sàng quá đáng. Còn chàng Thôi Giao thì lang thang thất thểu đó đây, tự đặt tên cho mình là Tiêu Lang. Nhưng dù có nghêu ngao ở đâu, sáng nào chàng ta cũng đứng ngấp nghé ngoài cổng dinh phủ, mong được nhìn thấy người yêu. Nhưng mỗi lần may mắn gặp mặt, Tiêu Lang lại phải nén lòng, quay mặt đi nơi khác, làm ra vẻ hờ hững. Lục Châu cũng bị xé nát tâm cang, cắn răng cúi đầu, lẫm lũi bỏ đi. Giọt châu lã chã khôn cầm.

Một hôm, vào tiết hàn thực trời rét như cắt, Lục Châu có việc ra ngoài, phải mặc đến hai áo bông; nàng chợt trông thấy Tiêu Lang đứng dưới gốc liễu rũ, thân thể gầy gò run rẩy trong trong chiếc áo rách mỏng manh. Không cầm lòng được, nàng chạy đến ôm chầm lấy chàng. Thôi thì tha hồ mà khóc, kể lễ nỗi nhớ thương. Lâm ly lắm rồi cũng phải ngậm ngùi chia tay. Lục Châu choàng áo bông ôm ấp hơi ấm cho chàng. Thôi Giao cỡi chiếc áo rách lổ chổ, viết lên đó mấy câu thơ tặng nàng:

" Công tử vương tôn trực hậu trần
Lục Châu thúy lệ thấu la cân
Hầu môn nhất nhập thâm như hải
Tòng thử Tiêu Lang thị lộ nhân "
Ngô Tất Tố dịch:
Theo chân bao kẻ ngộp mùi hương
Tầm tã khăn the lệ mấy hàng
Một tới cửa hầu sâu tợ biển
Chàng Tiêu từ đó khách qua đường.

Lục Châu ôm thơ về, đêm đêm gối đầu chờ mộng.

Trong phủ Liên Súy Vũ Địch có một tên hầu, ngày trước đã từng rắp' tâm bắn sẻ Lục Châu, nhưng đâu được toại nguyên, nên sinh thù ghét. Gặp dịp may đưa đến, hắn trộm chép bài thơ, dán gần cửa thư phòng Vũ Địch. Quan đọc được thơ, tra hỏi kẻ hầu người hạ, biết được tác giả là Tiêu Lang Thôi Giao. Vũ Địch cho lính truy tìm, đưa được Thôi Giao vào phủ đường. Tiêu Lang nghĩ rằng mạng sống sắp tiêu tùng, nhưng dù có được chết vì tình, cũng không khỏi run sợ. Nhưng khi tiếp kiến Vũ Địch, quan không bắt quì chịu tội, mà lại chỉ ghế mời ngồi. Quan bước lại gần, cầm lấy tay Tiêu Lang, cười độ lượng:

- Một tới cửa hầu sầu tợ biển, Chàng Tiêu từ đó khách qua đường. Hai câu thơ này hẳn làcủa Tiêu Lang rồi. Từ lâu ta vẫn nghe danh Tú tài Thôi Giao tài hoa. Nhưng chỉ vì tội nghèo mà không tiến thân được, lại không giữ được người yêu. Sá gì bốn mươi vạn tiền mà ta phải làm tan nát một mối tình.

Vũ Địch cho người hầu chuẩn bị một số tiền bạc, nữ trang và mộ t cổ xe ngưa, rồi cho mời Lục Châu:

- Nay ta ban tặng cho người con gái thủy chung chút vốn liếng và lễ vật. Nàng hãy lên xe cùng với Thôi Giao, về quê cũ xây tổ ấm.

Sưu tầm
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012