Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: * Nàng KIỀU nhất định ở TUỔI TEEN!!! ** Luân Lý Truyện Kiều - "CHỮ HIẾU"

Re: * Nàng KIỀU nhất định ở TUỔI TEEN!!! ** Luân Lý Truyện Kiều - "CHỮ HIẾU" 11 years 10 months ago #41213


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Này nhé : giáo sư căn cứ trên Kim Vân Kiều Lục « Năm Gia Tĩnh TAM NIÊN Triều Minh (1524) thiên hạ thái bình... Vợ Vương Viên ngọai đi cầu đảo, mộng thấy một cụ già cho 3 cành đào... Vương Viên ngọai đoán trời sẽ cho 1 trai 2 gái... Non 1 năm sau (không rõ sau sự việc nào nêu trên đây, nhưng chắc vẫn là trong năm 1524) quả nhiên bà Viên ngọai bắt đầu lần lượt sinh con : đầu tiên là 2 gái rồi 1 trai. ».

Tôi nghĩ chưa chắc nàng sinh vào năm 1524 ! Nếu Vương bà cầu đảo từ tháng 4 trở đi thì sao ? Cộng chín tháng mười ngày thì nàng Kiều hẳn sinh vào năm sau ! Vả lại, năm Gia Tĩnh thứ ba (1524) là năm Giáp Thân. Làm thế nào có thể chấp nhận người đẹp của chúng ta sinh vào năm.. con khỉ ! Vậy tôi quả quyết rằng nàng sinh ra năm Ất Dậu (1525), năm con gà hẳn dễ thương hơn biết chừng nào. Như thế, chúng ta đã bớt cho nàng được một tuổi. Tức là 20..

A1_2012-07-08.jpg


Vẫn còn già !

Vậy nàng gặp chàng Kim năm nào ? Cũng căn cứ trên Kim Vân Kiều Lục « Đến năm Gia Tĩnh 24 (1545) xẩy ra chuyện đi chơi Thanh Minh, chị em Kiều thăm mộ Đạm Tiên rồi gặp Kim Trọng. »
Chết thôi ! Viết rõ thế ! « Gia Tĩnh 24 » thì làm thế nào bây giờ ? Tôi chợt nhớ rằng các tiết trong âm lịch du di khoảng chừng 15 ngày. Tiết Thanh Minh có khi là trong tháng hai, có khi trong tháng ba. Lại nhớ câu Kiều :

«Thanh Minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp xuân ».

A ha ! Mấu chốt ở đây rồi ! Tôi lục âm lịch trên internet (mạng Lịch Trung Quốc) xem tiết Thanh Minh ở tháng nào ? Vừa lục vừa khấn như các cụ bói kiều ngày xuân :

Lạy vua Từ Hải,
Lạy vãi Giác Duyên,
Lạy tiên Thúy Kiều...
Cho con một quẻ

A đây rồi ! Quả nhiên ! Linh thế ! Năm Gia Tĩnh 24 tiết Thanh Minh là ngày 24 tháng hai ! Năm này là năm nhuận, có hai tháng giêng ! Muốn « Thanh Minh trong tiết tháng ba », ta phải lùi lại : Năm 1544, Gia Tĩnh 23, ngày 14 tháng ba. Năm 1543, Gia Tĩnh 22, ngày 2 tháng ba. Như thế, chắc hẳn Kim Vân Kiều Lục in lầm ! Thế là, ta bớt cho nàng thêm ít ra được một tuổi.

Như thế : Nàng gặp chàng Kim vào ngày 14 tháng ba, Gia Tĩnh 23, năm Giáp Thìn (1544, năm con rồng !), lúc nàng 19 chín tuổi, đầy mộng mơ ! Mười chín ! Tức tuổi teen !

Và tôi thầm khấn :
Lạy tiên Thúy Kiều,

Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn quên câu « Không bao giờ đoán tuổi một người đàn bà » và bảo cô những 21 tuổi.

Con ăn bớt được cho cô những hai tuổi !
Năm mới, cô phù hộ cho con nhé... và đừng giận bác Cẩn !

Nguyễn Lê
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 11 years 10 months ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.

Re: Nàng Kiều nhất định ở tuổi teen ! 11 years 10 months ago #41212


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
:musicband

Nàng Kiều nhất định ở tuổi teen!

Đọc bài của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn (số Tết), bạn đọc Nguyễn Lê ở San Jose quyết tâm trẻ hoá cho nàng Kiều. Chữ teen còn một chút này.
Cò kè bớt một thêm hai
Nàng Kiều nhất định ở tuổi teen !

A2_2012-07-08.jpg


Bài của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn Về chuyện tuổi tác ba chị em Thuý Kiều, Thuý Vân, Vương Quan (xem số Xuân Kỷ Sửu Diễn Đàn) thật thú vị nhưng.. tức anh ách !
Vì giáo sư suy ra nàng gặp chàng Kim năm 21 tuổi !

Ở tuổi đó, tôi sợ rằng nàng hơi bị già ! Chỉ thế hệ các cụ đầu thế kỷ 20, mười tám lấy chồng cũng đã là trễ ! Tuổi cập kê là 15, đến tuổi trăng tròn 16, giai nhân tài sắc như nàng Kiều thì hẳn vương tôn, công tử đã dập dìu đầy nhà, Vương bà đuổi đi không kịp ! Năm, sáu năm sau nàng vẫn còn kén, thì hẳn các cụ Vương lo quay lo quắt cho cô con gái rượu.. ế chồng !

Không !

Quyết chẳng phải thế ! Hãy thử.. mặc cả với giáo sư Nguyễn Tài Cẩn về tuổi tác nàng Kiều xem nào !
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 11 years 10 months ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.

Re: Luân Lý Truyện Kiều - "CHỮ HIẾU" 11 years 10 months ago #41211


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
XIN XEM TIẾP

File Attachment:

File Name: LunLTruynKiu.doc
File Size: 94 KB
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
The administrator has disabled public write access.

* Nàng KIỀU nhất định ở TUỔI TEEN!!! ** Luân Lý Truyện Kiều - "CHỮ HIẾU" 12 years 5 days ago #40192


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
*****************

Luân Lý Truyện Kiều "Chữ Hiếu"

HOÀNG THẠCH

A_2012-07-08.jpg


Truyện Kiều không phải là một tác phẩm thi văn mang chủ đề giáo dục luân lý; nhưng qua truyện Kiều người ta thấy thi hào Nguyễn Du không phê phán hành động thiếu đạo đức của các nhân vật. Ông chỉ nêu ra các hành vi không đại diện cho một nền đạo đức luân lý tốt đẹp theo phong tục ngày xưa để người đọc tự nhận xét.

Tuy nhiên, khi tạo nên hoàn cảnh gia đình Kiều bị lâm đại nạn, tác giả đã đưa nhân vật chính Kiều ra gánh nạn. Nàng hy vọng bán mình làm vợ Mã Giám Sinh với mục đích giải thoát cha và em trai khỏi cảnh bị đánh đập tàn nhẫn và tù tội. Như vậy thi hào Nguyễn Du đã đặt chữ Hiếu lên hàng đầu. Mặc dù bị lừa dối và bị bán vào lầu xanh, nhưng Kiều không bao giờ than trách cha mẹ, lúc nào nàng cũng thương nhớ và ghi ơn công ơn của các ngài. Cuối cùng nàng vẫn vâng lời cha mẹ, trở về đoàn tụ với Kim Trọng để trả nợ tình và ân nghĩa mà chàng đã dành cho gia đình nàng.

Chữ Hiếu không chỉ được coi trọng đối với Thúy Kiều; nhưng cả với Kim Trọng. Kiều và Kim Trọng chỉ mới yêu nhau và thề hứa sẽ kết duyên; nhưng hoạn nạn xẩy ra bất ngờ, nàng phải dứt tình để tròn chữ Hiếu và Kim Trọng dù chưa phải là con rể mà chàng đã đón cha mẹ Kiều về nhà mình nuôi nấng bảo bọc: "Chưa chăn gối cũng vợ chồng …Vội về sửa chốn vườn hoa, Rước mời viên ngoại ông bà cùng sang". Hành động và cách cư xử của Kim Trọng cũng chứng tỏ chữ Hiếu đã được thi hào Nguyễn Du đưa lên hàng đầu cho hậu thế soi chung.

AA_2012-07-08.jpg


Thi hào Nguyễn Du sống dưới thời Quân-chủ Nhà Nguyễn, ít hay nhiều, ông đã thấm nhuần đạo Hiếu trong phong tục Việt Nam, trong đạo đức học Khổng-giáo và Phật-giáo. Vào thời kỳ đó có lẽ chữ Hiếu trong Thiên Chúa giáo còn mới mẻ và chưa có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng của tác giả, nên chúng tôi không đề cập tới. Trong bài này chúng tôi chỉ trình bầy một cách khái quát chữ Hiếu trong truyện Kiều so với đạo lý của dân tộc Việt Nam, Khổng-giáo và Phật-giáo.
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 11 years 10 months ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012