Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: TẢN MẠN PHONG TỤC NGÀY TẾT

Re: TẢN MẠN PHONG TỤC NGÀY TẾT 11 years 4 months ago #45129


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
.
BỔN PHẬN LÀM CON TRONG BA NGÀY TẾT
tetongbajpg.jpg

Tết Nguyên Ðán Việt Nam có câu tục ngữ:
Mùng một thì ở nhà cha,
Mùng hai nhà vợ, mùng ba nhà thầy.
Câu tục ngữ này nói về bổn phận làm con đối với cha mẹ đẻ, cha mẹ và thầy dạy học.
Những người này thuộc bậc cao trọng, tôn kính nhất mà kẻ làm con phải có bổn phận đi lễ Tết theo thứ tự quan trọng của ba ngày Tết.
Mùng Một thì ở nhà Cha.
Ngày mùng một Tết, bổn phận làm con trai là phải đến lễ Tết nhà cha mẹ đẻ trước tiên, trước khi đi chúc Tết các nơi khác.
Những người con đã lập gia đình và ở riêng thì phải cùng với vợ con về nhà cha mẹ đẻ sáng mùng một Tết để làm lễ gia tiên, chúc mừng ông bà, cha mẹ.
Sau khi lễ gia tiên, con trai, con dâu và các cháu chúc mừng ông bà, cha mẹ tăng phúc tăng thọ, và tặng mỗi vị một số tiền tượng trưng, gọi là tiền mừng tuổi.
Sau khi chúc Tết và mừng tuổi, họ lạy ông bà, cha mẹ mỗi người hai lạy để tỏ lòng tôn kính.
Ông bà, cha mẹ vui vẻ chúc lại các con cháu, và cũng cho con cháu mỗi người một số tiền tượng trưng, gọi là tiền mừng tuổi hay tiền mở hàng, để “lấy may” trong năm mới.
Khi cha mẹ đã qua đời, ngôi nhà của cha mẹ ở trong lúc sinh thời nay do người anh cả (trưởng nam) ở để giữ việc thờ cúng tổ tiên, gọi là giữ việc hương khói (hương hỏa).
Mỗi năm vào ngày mùng một Tết các con cũng phải cùng với vợ con đến nhà trưởng nam để lễ Tết.
Mùng hai nhà vợ.
Sáng mùng hai Tết, con rể có bổn phận đến nhà cha mẹ vợ, hay nhà anh trưởng vợ, nơi có bàn thờ gia tiên, để lễ Tết
. Nhiều địa phương có tục mỗi người con rể làm một mâm cỗ, “cỗ đơm” gọi là đem đến cúng tổ tiên nhà vợ trong ngày này.
Tục ngữ có câu:
Con gái là con người ta,
Con dâu mới thật mẹ cha mua về.

Vì vậy ngày xưa người con gái khi bước chân về nhà chồng được coi là con của cha mẹ chồng, nên họ phải dành ngày mùng một Tết cho việc cúng lễ bên nhà chồng.
Sáng ngày mùng hai Tết họ mới được về nhà cha mẹ đẻ cùng với chồng con để lễ gia tiên nhà mình.
Mùng ba nhà thầy.
Mùng ba Tết là ngày các học trò mang đồ lễ như rượu, trà, cau, bánh mứt, hay trái cây, đến làm lễ gia tiên nhà thầy.
Nhưng học trò nói ở đây không phải là tất cả những ai là học trò đều phải đi lễ Tết nhà thầy trong ngày mùng ba Tết như nhiều người đã hiểu lầm.
Học trò nói trong câu tục ngữ trên đây là những người đã lớn tuổi đang theo học một ông thầy thuộc bậc đại khoa, tức là những ông thầy đã đậu Tiến Sĩ, hay Trạng Nguyên (thứ hạng cao nhất trong bậc đại khoa).
Những học trò này là những người sấp sửa dự kỳ thi Hương (khoa thi lấy tú tài hay cử nhân), và là những học trò cũ của thầy.
Các học trò nhỏ tuổi theo học các ông đồ thì đã có cha mẹ biếu Tết thầy trước ngày Tết, và cha mẹ đi chúc Tết thầy một trong ba ngày Tết.
Các học trò lớn nói trên có lệ đi chúc Tết thầy vào ngày mùng ba Tết vì không những họ đến lễ gia tiên nhà thầy và chúc Tết thầy, nhưng còn là dịp được thầy dành riêng cho họ phần lớn thì giờ trong ngày đó để được nói chuyện về văn chương, xướng họa, và ngâm vịnh trong không khí thân mật, đầm ấm của tình thầy trò trong buổi đầu xuân.
Chỉ có ngày đó mới thích hợp cho loại hội họp văn chương như thế này, vì thầy cũng như trò đã làm xong những bổn phận cá nhân trong ngày Tết.
Tình thầy trò không bao giờ thể hiện thắm thiết bằng khi học trò quây quần chung quanh những mâm cỗ Tết do thầy khoản đãi.
Ðây là một vinh dự lớn lao được thầy dành riêng cho các học trò nên có nhiều học trò cũ đã có địa vị trong xã hội, dù ở những làng xa, cũng phải đi chúc Tết thầy trong ngày mùng ba Tết.
Xông nhà, còn gọi là xông đất, là bước chân của người khách đầu tiên đặt vào nhà mình, hay đặt trên đất nhà mình, trong ngày mùng một Tết, từ sau lễ giao thừa trở đi.
Tục này quan trọng nhất trong năm mới vì toàn thể nhân dân ở các miền đều tin rằng trong năm mới gia đình làm ăn thịnh vượng hay không là do ảnh hưởng của người xông nhà.
Ðây là điềm báo trước sự may hay rủi sẽ đến trong gia đình trong suốt năm.
Ở miền Bắc và miền Trung, người ta đi chúc Tết từ sáng mùng một Tết, vào khoảng chín, mười giờ trở đi.
Người đến chúc Tết đầu tiên một nhà nào đó gọi là người đến xông nhà.
Người xông nhà mang lại bình yên và thịnh vượng là người khá giả, có địa vị trong xã hội, vợ chồng song toàn, có đông con cháu, đã gặp nhiều sự may mắn và làm ăn hanh thông trong năm cũ.
Nếu người đó có tuổi tác thì càng tốt. Ít khi có một người xông nhà hội đủ ngũ phúc (năm thứ hạnh phúc): phú, quý, thọ, khang, ninh.

Vì vậy người ta chỉ cần người xông nhà thuộc loại khá giả, làm ăn thịnh vượng trong năm cũ, và có gia đạo yên vui, tính tình dễ dãi.
Ðể tránh tình trạng người xông nhà có thể là người mà gia chủ không ưng ý, nhiều người có thói quen đi lễ đình, chùa, đền, hay miếu, rồi hái lộc mang về nhà sau khi giao thừa để tự xông nhà.
Như vậy, người khách đến trước tiên trong buổi sáng ngày mùng một Tết không phải là người xông nhà, không có ảnh hưởng gì đến công việc làm ăn của gia chủ trong năm mới.
Cũng có gia chủ kén trước một người hội đủ những điều kiện tốt để xông nhà.
Trước Tết, gia chủ nói với người đó đến xông nhà vào sáng sớm mùng một Tết để yên trí rằng trong năm mới không gặp xui xẻo do người xông nhà không tốt đem đến cho gia đình mình.
Xông nhà là một việc rất quan trọng, có ảnh hưởng đến vận mệnh của gia đình được xông nhà nên có người chỉ bắt đầu đi chúc Tết ngày mùng hai Tết mà không đi chúc Tết ngày mùng một.

Mọi người đều ở trong nhà ngày mùng một, không đi chúc Tết.
Từ ngày mùng hai họ tự do đi chúc Tết và tiếp khách, bất kể người khách đầu tiên là người tốt hay xấu, làm ăn khá giả hay thất bại trong năm cũ, vì ngày mùng hai và mùng ba Tết không còn là ngày thiêng liêng của Tết Nguyên Ðán.
Ngày xưa, nhiều nước trên thế giới có tục xông nhà trong ngày đầu năm. Tại nước Anh, ở Scotland và nhiều nơi khác thuộc miền Bắc, và ở Wales (miền Tây Nam) cũng có tục này.
Tại Scotland, nếu người xông nhà là đàn ông trẻ thì người này được hân hạnh ôm hôn cô con gái gia chủ ra mở cửa.
Tại xứ Wales, bất cứ người nào đến xông nhà, dù lạ hay quen, tốt hay xấu, đều được gia chủ tiếp đón niềm nở.
Người xông nhà mang theo một cục than, ném vào bếp lò hay lò sưởi để chúc ngọn lửa không bao giờ tắt, nghĩa là nhà đó sung túc, có ăn quanh năm.
ÐI CHÚC TẾT
Lễ gia tiên.

Tục thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng rất quan trọng đối với dân tộc Việt Nam.
Nghi lễ thờ cúng này được triệt để tôn trọng trong ba ngày Tết, vì dân gian tin rằng hương hồn tổ tiên trở về trần gian ăn Tết cùng với con cháu, và hiển hiện trên bàn thờ trong suốt ba ngày Tết
. Mỗi ngày con cháu có bổn phận làm cơm cúng các cụ, và trên bàn thờ có đèn hương thắp suốt ngày đêm, biểu hiệu sự hiện diện của tổ tiên. Các khách đi chúc Tết đều phải lễ gia tiên của nhà mà họ đến chúc Tết.
Lễ đây có nghĩa là chào mừng tiền nhân của gia chủ. Vì vậy, đi chúc Tết còn gọi là đi lễ Tết.
Việc trước tiên của một người khách là phải thắp hương và lễ trước bàn thờ gia tiên của chủ nhà. Việc này không được làm chiếu lệ mà phải lễ lên gối xuống gối, không được đứng vái suông.
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Thơ Sếu (Lớp Tôma)

Re: TẢN MẠN PHONG TỤC NGÀY TẾT 11 years 4 months ago #45128


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
.
Người Xưa Ăn Tết


antet.jpg

Tết Nguyên Ðán là lễ đón mừng năm mới, nhưng đối với dân tộc Việt Nam còn là ngày đón mừng mùa Xuân mới, vận hội mới, cuộc sống mới và hy vọng mới.
Cái mới đi đôi với cái đẹp thể hiện trong cảnh vật: mới từ ngoài cổng đến trong nhà, mới từ mớ tóc đến bộ quần áo; đẹp từ cây nêu đến tấm tranh Tết, từ cành hoa đến đôi câu đối, từ cử chỉ đến lời nói.
Mới và đẹp thể hiện khắp nơi, khắp chốn, từ những nơi mái tranh vách đất đến những nơi kín cổng cao tường, lầu son gác tía.
Dân tộc Việt Nam không những cử hành Tết Nguyên Ðán rất long trọng nhưng còn coi là thiêng liêng nên không dám có những cử chỉ hay lời nói sơ suất trong ba ngày Tết.
Hết thảy mọi sự thể hiện trong ngày Tết đều là những điềm tốt hay xấu báo hiệu cho cả năm mới.
Do tín ngưỡng đó mà người ta không dám nói hay làm một đìều gì xấu xa hay mất lòng người khác.
Tín ngưỡng đó đã ăn sâu vào lòng người dân Việt từ ngàn năm nên hiện nay dù người ta biết rằng có nhiều điều kiêng cữ vô ích, chỉ là mê tín, dị đoan, nhưng người ta vẫn tuân thủ.
Ngày xưa, Tết Nguyên Ðán là một lễ tiết rất nặng về tín ngưỡng. Hai tấm tranh Tết Thần Trà và Uất Lũy dán ở ngoài cổng, cây nêu trồng ở trong sân, cành đào cắm trên bàn thờ gia tiên hay ở phòng khách, đối với người xưa không phải là những vật trang trí cho đẹp mắt nhưng để trấn áp ma quỷ hiện về quấy phá.
Sáng mùng một Tết nhà nào cũng đốt pháo để khai Xuân, mừng năm mới, nhưng cũng là để chiêm nghiệm cát hung trong năm mới.
Sau khi làm lễ gia tiên, gia chủ trịnh trọng đốt một bánh pháo
. Nếu lúc mới đốt, pháo nổ thưa rồi mau dần, tiếng pháo kêu liên tiếp, bắn ra những xác pháo toàn hồng tươi thắm trên sân, đó là điềm tốt. Nếu pháo nổ rời rạc, đứt quãng, phải châm nhiều lần, pháo xịt “rụng như sung”, tiếng pháo kêu như người nghẹt mũi, đó là điềm xấu
. Ngày nay người ta đốt pháo vì vui mừng chứ không có mục đích xua đuổi ma quỷ hay để xem thời vận năm mới.
Hoa nở ngày Tết cũng là điểm rất quan trọng. Sáng mùng một Tết, cành đào hay cành mai nở nhiều hoa là điềm báo hiệu một năm mới thịnh vượng.
Nếu các nụ hoa không nở hay nở ít, là điềm xấu, không phát tài sai lộc.
Tục kiêng cữ trong ba ngày Tết làm những người xấu trở thành người tốt, có lòng độ lượng, khoan dung, nhân hậu.
Ngày Tết không phải là lúc để người ta ghét nhau, thù hằn nhau, hờn giận nhau, đánh nhau hay chửi nhau.
Vừa mới hôm qua, hai người cãi nhau ỏm tỏi, nhưng trong ngày Tết họ vui vẻ chào nhau, chúc nhau những điều tốt lành. Vì vậy tục ngữ có câu: “Giận đến chết ngày Tết cũng vui.”
Lòng nhân hậu là bản tính của dân tộc Việt Nam được thể hiện rõ ràng nhất trong ngày Tết đối với hết thảy mọi người, giữa con người với con người, và giữa con người với súc vật.
Không ai sát sinh hay đánh súc vật trong ba ngày Tết. Thời cổ xưa, người ta tỏ lòng trung hậu đối với cả gia súc.
Ngày mùng bốn Tết, người xưa có lệ làm Tết trâu bò, vì hai giống vật này giúp loài người rất nhiều trong việc làm ruộng.
Trong lễ này người ta thổi xôi, nấu chè kho, để cúng thần Thổ Ðịa, cầu xin thần phù hộ cho trâu bò của nhà họ được bình yên.

Sau khi lễ, gia chủ treo một chiếc bánh chưng nhỏ vào sừng con vật với ý nghĩa là chia lộc thần cho chúng, và nhét từng miếng bánh, xôi, chè vào miệng chúng, hay cho chúng ăn cùng với rơm, cỏ.
Tục Tết trâu bò của dân cổ Việt giống dân tộc Mường ở Hòa Bình, miền Bắc nước Việt.
Dân Mường dâHọ đặt lễ vật trên một cái chiếu trải ở trước cửa chuồng rồi đốt hương, đứng ngỏ lời cám ơn trâu bò đã giúp họ sản xuất được thóc lúa, và xin chúng giúp họ trong năm mới cũng đắc lực như trong năm cũ.
Nếu trên đất nước Việt Nam ngày nào cũng là ngày Tết thì mỗi người dân Việt có đủ các đức tính hiếu, trung, nhân, nghĩa, và không bao giờ có những thảm cảnh chia rẽ, hận thù, bất nhân, bất nghĩa, vì tâm địa của dân Việt không có những thói xấu đó trong ba ngày Tết.
Nếu ngày nào cũng là ngày Tết thì toàn thể nhân dân Việt Nam đều là thánh nhân, và đất nước Việt Nam là thiên đàng trên dương thế!

KIÊNG CỮ

-Một trong những tục lệ đặc biệt của Tết Nguyên Ðán là kiêng cữ để tránh giông cả năm. Giông nghĩa là điềm xấu, hay điểm xui xẻo, chẳng lành, sẽ xảy ra quanh năm.
Vì vậy mọi người đều thận trọng trong hết thảy mọi hành động, lời nói và cử chỉ, để giữ cho mình và cho người khác khỏi giông.
Những điều cần phải tránh trong ngày Tết mọi người tuân theo rất nghiêm túc và đã trở thành tục lệ truyền thống của dân tộc trong ngày Tết. Vì vậy người nào cũng thuộc lòng những điều kiêng cữ dưới đây:
Người có tang, còn gọi là có nế, người có nhiều sự rủi ro trong năm cũ, và người có địa vị xã hội hèn kém, thì không nên xông đất bất cứ nhà ai trong ngày mùng một Tết.
Người có tang, vận áo trắng và đội khăn trắng (khăn tang) thì không nên đi chúc Tết trong ba ngày Tết.
Không được đổ rác trong ba ngày Tết, vì rác tượng trưng của cải, đổ rác là đổ của.
Trong ba ngày Tết, khi quét nhà phải quét vào phía trong nhà, và phải vun rác vào một xó nhà để sẽ đổ sau ba ngày Tết. Quét nhà ra ngoài cửa ngõ là đổ của.
Vun rác lại là tích của. Ðây là tục kiêng đổ rác chứ không phải kiêng quét nhà như người ta thường hiểu nhầm.
Ði đứng phải khoan thai để tránh vấp ngã. Sử dụng đồ dùng phải cẩn thận để tránh đổ vỡ hay gây thương tích.
Nói năng phải từ tốn, nhã nhặn; tránh những câu nói thô tục, cau mặt, gắt gỏng, giận dữ; không được cãi nhau.
Khi tiếp khách đến chúc Tết không được nói những chuyện ốm đau, buồn phiền. Nếu trong nhà có người lâm trọng bịnh cũng không được hốt hoảng, lo âu.
Trường hợp con bịnh trở nặng hơn, có vẻ nguy kịch, cũng phải cố nán đến ngày mùng hai Tết mới được mời thầy thuốc tới chữa.
Nếu chẳng may trong nhà có người qua đời trong ngày Tết thì người nhà phải nén đau thương, cố giữ hết sức bình tĩnh, không được khóc lớn tiếng để tránh làm náo động hàng xóm.
Không cho khách đến chúc Tết biết tin buồn.
Gia chủ chỉ báo riêng cho con cháu, họ hàng, đến lo việc tang để mai táng người quá cố sau ba ngày Tết.
Nhiều làng có những tục kiêng cữ khác được áp dụng riêng ở địa phương, như làng Phú Ðiền (tên cũ là Bồ Ðiền) thuộc huyện Mỹ Hóa, tỉnh Thanh Hóa, có tục kiêng nổi lửa ở trong bếp suốt ngày mùng một Tết nên dân làng này ăn cỗ nguội làm từ hôm trước. Tục lệ này có từ gần hai ngàn năm nay
. Nguyên ngày mùng một Tết năm Mậu Thìn (248 C.N.) bà Triệu xuất quân đánh quân Ðông Ngô (Trung Quốc).
Suốt ngày hôm đó bà cùng quân sĩ chỉ ăn đồ nguội làm trong đêm ba mươi Tết.
Tối mùng một Tết, sau khi chiến thắng trở về, bà Triệu cho quân hạ trại tại làng Bồ Ðiền để nấu cỗ khao quân và ăn Tết.

Từ đó, dân Bồ Ðiền có tục nổi lửa nấu cỗ Tết vào tối mùng một Tết để kỷ niệm trận chiến thắng của vị anh thư đất Việt chống quân xâm lược Trung Quốc.
Ðó là nguyên do phát sinh tục tịnh bếp ngày mùng một Tết của dân làng Bồ Ðiền:
Ai về Hậu Lộc, Phú Ðiền,
Nhớ đây bà Triệu trận tiền tiến binh.
(Ca dao)
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Thơ Sếu (Lớp Tôma)

Re: TẢN MẠN PHONG TỤC NGÀY TẾT 11 years 4 months ago #45127


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
.
PHIẾM BÀN VỀ MÂM NGŨ QUẢ NGÀY TẾT
nguqua.jpg

Tết Nguyên Đán, hầu như nhà ai cũng có một mâm ngũ quả đặt trên mâm bồng. Đó là mâm trái cây, ít nhất là phải đủ 5 thứ quả theo thuyết Ngũ hành.
Nếu nhiều hơn, không hạn chế, xếp theo hình tháp.
Mọi gia đình Việt Nam đều có bàn thờ. Đó là nơi trang trọng và thiêng liêng nhất để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà nên thường được đặt tại gian giữa hoặc nơi cao nhất của căn nhà.
Tâm điểm của bàn thờ là chiếc bát hương hoặc còn được gọi là bình hương. Ngày Tết, bàn thờ được lau chùi, sửa soạn cẩn thận.
Tất cả đồ thờ từ bình hương, chân nến đài nước, lọ hoa đều được đánh bóng, đặt ngay ngắn, đúng chỗ.
Nếu gia đình khá giả có hoành phi câu đối, lộ bộ thì càng phải sạch sẽ, tinh tươm, sửa sang cho ngay ngắn, không một chút bụi mờ.
Chúng ta đều biết cây chuối là cây quen thuộc với mọi gia đình nông thôn (có lẽ chỉ đứng sau cây tre). Chuối là cây dễ tính, mọc trên bất cứ thứ đất nào, chỗ đầu thừa đuôi thẹo ở góc vườn.
Từ làng ra cắm đất mở trại, việc đầu tiên là đặt một vài gốc chuối, lúc đầu lá nó héo vàng nhưng sau ít ngày, sẽ vươn lên tươi tốt làm ấm lòng người.
Và ít tháng sau, có buồng chuối, nhà túng có thể đem đi chợ thêm tiền mua sắm, nhà sung túc thì để trẻ ăn chơi khỏi mua quà. Vì thế mà thứ quả đầu tiên và cơ bản là nải chuối còn nguyên màu xanh, được đặt làm giá đỡ cho mọi quả khác.
Quả thứ hai cần có là quả bưởi cũng quen thuộc không kém gì mấy so với cây chuối.
Nếu quả chuối còn nguyên màu xanh óng, màu của làng quê quen thuộc cho nhiều hi vọng, thì quả bưởi lại có màu vàng ươm như màu cánh đồng lúa chín
. Cây bưởi ra hoa thơm nức mùa xuân, tháng tám quả bưởi chín, treo la liệt như những mặt trăng khắp cành bổng cành la, làm vui mắt người trồng cây. Ngày Tết nó nằm trong mâm ngủ quả chính là ước mong hoa trái đầy vườn.
Bên cạnh hai thứ quả cơ bản đó còn có trái cam, tượng trưng cho sự ngon ngọt của đất mẹ nuôi sống đàn con từ bao đời. Trái quýt nhỏ xinh, điểm xuyết vào từng khe quả chuối, tô điểm thêm màu sắc
. Thêm vài trái ớt sừng trâu màu đỏ tươi, nó là nét duyên dáng chấm phá cho bức tranh nhỏ xíu này, cũng như ngọn lửa le lói trên nền trời xanh chen màu vàng thẫm vàng nhạt, cho vui mắt.
Ngoài ra quả táo ta, quả khế năm múi, nếu cắt ngang ta được những ngôi sao cánh to cánh nhỏ như nó sắp cất cánh bay vào nền trời mùa xuân rực rỡ.
Ở thành phố có một loài quả quý là loài chỉ mọc trên miền biên giới, núi cao nhiều sương gió lạnh giá. Vài năm nay mới thấy bán nhiều ở Hà Nội
. Đó là quả PHẬT THỦ. Gọi như thế để ví nó với bàn tay đức Phật, vì nó không tròn trịa như trái cam trái bưởi mà nó chìa ra nhiều ngón như nâng đỡ lấy bầu trời mùa xuân đang đến để dâng tặng con người niềm hạnh phúc được sống, được hưởng mùa xuân.
Quả PHẬT THỦ không phải là thứ quả để ăn mà là một vật dâng cúng, được đặt trên mâm bồng ngũ quả thờ ông bà tiên tổ, còn nơi chùa chiền đình miếu, nó cũng là để cúng thần, với hương thơm thoảng như gần như xa, gọi hồn người đến quê hương ẩn tàng trong sâu thẳm đời người.
Mâm ngũ quả có quả PHẬT THỦ thì giá trị được tăng lên nhiều lần, quý giá hơn nhiều lần.
Múi nó nhỏ xíu và chua, nhưng cái vỏ nó chứa đầy tinh dầu thơm nức, sau Tết gọt lấy ngâm rượu sẽ được một thứ rượu thơm ngon, quý giá.
Sở dĩ gọi là mâm ngũ quả vì con số 5 là con số thiêng liêng ứng với ngũ hành, quy luật đất trời tạo dựng mà chúng ta thừa hưởng di sản của tổ tiên, dân tộc để lại không biết từ bao đời.
Mâm ngũ quả là màu sắc, hình khối, hương thơm, là sản vật quanh năm người nông dân làm ra, dâng lên tổ tiên lời biết ơn về công sinh thành tạo dựng.
Theo khí xuân dương hoà ấm áp, ta dần di chuyển vào miền Nam đất nước, có nhiều thay đổi dù chỉ là chi tiết, chứ cơ bản tính dân tộc vẫn giống nhau vì cùng một mẹ.
Trong đó, mâm ngũ quả cũng có đại đồn Sản vật vườn quê miền Bắc có khác với miền Nam.
Đồng bào miền Nam thường bày mấy loại quả như niềm mong ước, hy vọng hạnh phúc cho con người.
Thường ta thấy có quả xoài (phát âm là sài), quả dừa mà miền Nam là đất của cây dừa (phát âm là vừa), quả đu đủ… có nghĩa là mong ước sang năm mới luôn luôn được sài vừa đủ. Còn thêm quả sung có ý mong luôn luôn được sung túc.
Nhưng mâm ngũ quả có khác nhau quả này quả khác thì cũng đều mang ý nghĩa nhớ ơn tổ tiên, dân tộc, và đất mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, bồi đắp cho muôn đời trường tồn bất diệt.
Ngày Tết Nguyên Đán có rất nhiều phong tục, thú vui, trò chơi nhưng với người Việt Nam thì đầu tiên là sum họp gia đình, họ tộc mà phù hợp nhất là trước bàn thờ tổ tiên.
Nên bàn thờ bao giờ cũng là nơi linh thiêng nhất. Bát hương và mâm ngũ quả qua biến thiên bao thời gian vẫn được duy trì và ngày càng phát triển hơn bao giờ hết, càng chứng tỏ dân tộc ta luôn biết giữ gìn những điều quý báu của ngàn đời xưa để lại.


Băng Sơn
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Thơ Sếu (Lớp Tôma)

TẢN MẠN PHONG TỤC NGÀY TẾT 11 years 4 months ago #45126


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
.
TẢN MẠN PHONG TỤC NGÀY TẾT
chucmungnammoiquyty.jpg

Khai Bút Tân Xuân

Sự "khai bút" này nhằm mong mỏi đón nhận được mọi sự tốt lành nhân năm mới tới. Thường thường người ta phải chọn ngày và giờ tốt để khai bút.
Nhiều khi sự khai bút cũng chỉ có tính cách tượng trưng mà thôi; chẳng hạn như viết lên giấy hồng điều vài chữ: ngày, tháng, năm.... "khai bút đại cát" hay "tân xuân đại cát" (nghĩa là đầu năm mới khai bút để gặp được những điều tốt lành lớn).

Đối với những danh sĩ thì đôi khi khai bút bằng cách làm một bài thơ đầu xuân bày tỏ nguyện vọng hoặc ý chí của mình. Những bài thơ khai bút này được viết lên giấy hồng điều (giấy màu đỏ) hoặc trên giấy hoa tiên (giấy có vẽ hoa) rồi dán bài thơ lên tường để thưởng xuân.
Những người có chức vụ lớn như Tổng Đốc, Tuần Phủ, Tri Phủ, Tri huyện.... thì có lên Khai ấn và Khai triện. Tục này cũng được thực hiện ở các bộ đường ở kinh đô Huế dưới triều Nguyễn.
Ấn và triện là những con dấu của những người giữ chức vụ chỉ huy trong chính quyền.
Các vị này nhân đầu năm làm lễ khai ấn, triện bằng cách đóng dấu vào những giấy tờ công văn để cầu mong cho "thiên hạ thái bình" và dân chúng được "an cư lạc nghiệp".
Lễ khai ấn và khai triện thường được cử hành vào ngày khai hạ mồng 7 tháng giêng âm lịch.
Đối với các quan võ thì có tục Khai kiếm nghĩa là dùng gươm chọc huyết (trâu bò) hay cắt tiết (lợn, gà, vịt) các con vật dùng trong các tế lễ....
Còn dân chúng thì tùy theo nghề nghiệp của mình cũng làm lễ Khai trương cửa hàng hay công việc của mình bằng lễ cúng các vị tổ của các nghề gọi là "lễ cúng Tiên Sư" (thường là vào ngày mồng 9 tháng Giêng âm Lịch)

Câu đối Tết


Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết.
Những câu đối này được viết bằng chữ nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên thường được gọi chung là câu đối đỏ.
Những chữ nghĩa ở các câu đối này thường là những chúc tụng nhân năm mới, chẳng hạn như:
- Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển)
- Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)
Hay là:
- Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ (Trời đất gia tăng ngày tháng ví như con người mỗi năm tăng thêm tuổi thọ)
- Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường (mùa xuân về đầy trong Trời Đất ví như hạnh phúc đầy nhà)
Câu đối cũng còn được gọi là liễn. Liễn thường là những dải giấy màu đỏ hay hồng đào, hai đầu dải giấy có làm trục bằng gỗ hay bằng tre để khi treo lên thì dải câu đối được ngay ngắn.
Cũng có khi liễn không cần có trục và chỉ là những giải giấy để tiện dán vào những nơi cần treo như ở hai bên bàn thờ, các cột nhà cửa, cổng hay ngõ...
Trước đây ở thôn quê, mỗi khi Tết đến, người ta còn cẩn thận dán liễn đỏ ở nơi các cửa chuồng lợn, trâu, bò hoặc ở thân cây dừa, nhãn, ổi, na... để ngụ ý cầu mong cho mọi sự được tốt đẹp như lợn, trâu, bò hay ăn chóng lớn, sinh đẻ đầy đàn... các cây thì sai trái.

Những nhà không có đủ khả năng và phương tiện viết câu đối ăn Tết thường phải nhờ những cụ đồ Nho chuyên viết và bán những câu đối Tết. để đem về treo trong ba ngày xuân


theo phongtucvietnam
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Thơ Sếu (Lớp Tôma)
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012