Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: TÌM HIỂU THÀNH NGỮ &TỤC NGỮ QUÊ HƯƠNG

Re: TÌM HIỂU THÀNH NGỮ &TỤC NGỮ QUÊ HƯƠNG 11 years 2 months ago #45810


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
.
"Môi hở răng lạnh"

Môi và răng là hai bộ phận của cơ thể, gắn liền với nhau, có liên quan với nhau. Hành động của người này có ảnh hưởng đến người khác. Ý nói anh em tình nghĩa ruột già, nghĩa tình đồng bào một nước nên che chở đùm bọc lấy nhau. Còn có câu: Máu chảy ruột mềm Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ...

Chuyện kể:
Một hôm, hàm răng mắng nhiếc cái môi rằng:
- Ngươi suốt ngày cứ ngậm miệng ăn tiền, nhưng hễ có miếng gì ăn được là ngươi chực sẵn thừa cơ mở miệng ra là đớp trước. Còn ta suốt ngày phải nhai đến mỏi cả hàm.
Cái môi tức giận bảo:
- Ta sinh trước, ta che chở cho mi. Mi sinh sau, chỉ có việc nhai, của ngon vật lạ mi dùng cả, còn tị nỗi gì.
Hàm răng cãi:
- Ta suốt ngày ở trong, bị ngươi che lấp cả, chỉ khi vui cười, ngươi mới mở miệng ra. Thành thử ai người ta biết được răng ta đen hay trắng.
Cái môi giận quá mới bảo:
- Mi có thích ta suốt ngày mở miệng ra cho người ta nhìn thấy mi không? Được, ta sẽ chiều theo ý mi.
Từ đấy, cái môi cứ cong lên, hở ra mà cười suốt ngày.
Mùa đông gió lạnh, cái môi càng cong lên. Nó ngày ngày buôn chuyện với mọi người.
Chỉ chờ có thế, cô gió lợi dụng lúc môi cong lên, hở hoác liền chui vào trong mồm. Hàm răng bị gió rét làm tê buốt cả chân răng. Lúc ấy, nó mới kêu:
- Chị môi ơi, ngậm miệng lại đi. Cứ thế này thì răng tôi lạnh lắm.
Người ta biết cái quy luật của đời thì cũng biết thêm cái thân phận mình, hiềm tị nhau biết đâu lại mang cái vạ vào mình. Ở đời anh em, cha mẹ, bạn bè, làng xóm, rộng ra là đồng bào phải biết yêu thương, đùm bọc nhau. Môi với răng gắn với nhau như anh em ruột thịt nên có câu: “Như môi với răng” là vậy.

Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện)

Re: TÌM HIỂU THÀNH NGỮ &TỤC NGỮ QUÊ HƯƠNG 11 years 2 months ago #45809


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
.
"Đứt đuôi con nòng nọc"


Ếch nhái ở giai đoạn mới sinh trưởng, sống dưới nước, thở bằng mang và có đuôi. Nòng nọc là cóc mới nở từ trứng ra, sống thành đàn ở đám ruộng, ao. Đến kỳ hạn, nó đứt đuôi nhảy lên bờ sống trên cạn. Còn có câu: Nòng nọc đứt đuôi, chính là giống cóc. Ý của câu này là: Rõ ràng dứt khoát, việc nào ra việc ấy, cái nào ra cái ấy.

Chuyện kể:
Ở một đám đầm nọ, cá trê mẹ vừa nở ra một đàn con, nó quanh quẩn quanh đàn, phòng kẻ khác đớp con nó. Cũng cạnh đó có con cóc, mấy hôm trước cũng đẻ một dây nhiều trứng lắm. Đẻ xong, cóc đi đớp mồi, thản nhiên, ít ngó ngàng đến trứng của mình. Đến kỳ trứng cóc nở, nòng nọc cóc giống hệt nòng nọc cá trê trườn xuống, hòa vào với nhau. Trê mẹ cho rằng mình có một đàn con đông đúc mà con nào cũng đen nhánh, đuôi chúng ve vẩy bơi đi bơi lại, lấy làm sung sướng lắm.

Một hôm, cóc về lại chỗ mình đã đẻ trứng, ngó xuống đầm, thấy cơ man nào là nòng nọc. Nó cũng chẳng thèm để ý xem đâu là con mình cả. Trê mẹ ở dưới nước thấy thế ngớp mồm lên trêu rằng:

- Chị chẳng có lộc nên như “người độc không con”. Chị phải chịu ở vậy thôi. Tôi đây có phúc nên trời cho con đầy đàn đầy đống. Thôi chị ra chỗ khác, chứ ngồi đây chị đớp con tôi bao giờ không biết.

Cóc cười:
- Ừ thì nhà chị có phúc. Nhưng chị nhớ rằng, trong đàn có cả con tôi nữa đấy. Rồi đấy chị xem.
Rồi ngày qua ngày, đàn nòng nọc đều lớn cả lên. Nòng nọc thuộc loài cóc đến kỳ đến hạn tự mà đứt cái đuôi sát đến đít. Cứ thế nó nhảy lên bờ. Cóc mẹ ngồi trên bờ chờ cho đàn con nhảy hết lên nó mới nói với trê mẹ rằng: “Đấy chị xem, đứt đuôi con nòng nọc thì nó là con tôi cả”.

Nói xong, cóc dẫn đàn con đi tìm nơi ở mới. Số nòng nọc còn lại không đứt đuôi được là loài cá trê, cá trê mẹ ngậm ngùi nhìn lại đàn con trước kia đông đúc vậy mà nay còn thưa thớt mới kêu lên trời rằng: “Trời cho đứt đuôi con nòng nọc thì nó thành cóc hết, con lấy đâu nòi giống để tồn tại hả Trời”. Rồi tức quá, nó đập đầu vào cầu ao, thành thử bây giờ đầu nó mới bị bẹp như vậy.(1)

“Đứt đuôi con nòng nọc” là câu người đời hay vận dụng để nhắc nhở mọi người bàn bạc, giải quyết vấn đề gì phải cho dứt nọc, đâu ra đấy. Nó cũng thể hiện, cách làm việc khoa học, rõ ràng. Thực tế, trong xã hội việc lôi nhôi lai rai, rải mành mành, việc nọ sọ việc kia, chẳng bao giờ dứt điểm đã xảy ra quá nhiều, thậm chí những người thừa hành còn cố tình làm ra vậy để kiếm lợi. Vì thế, việc cải cách hành chính là rất cần thiết.

Theo Đi tìm điển tích thành ngữ
của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn
(1): Dựa theo truyện Trê Cóc, Truyện cổ Việt Nam.
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: TÌM HIỂU THÀNH NGỮ &TỤC NGỮ QUÊ HƯƠNG 11 years 2 months ago #45808


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
.
"Mũ nỉ che tai"


Ý nghĩa của câu thành ngữ nói về thái độ bàng quang, tiêu cực, gác bỏ ngoài tai mọi sự đời, trốn tránh đấu tranh.

Chuyện kể:

Xưa có hai vợ chồng con chiền chiện làm tổ ở tai ông sư. Vốn tâm niệm không sát sinh nên ông sư cứ để cho chiền chiện sống ở đó. Được ít lâu chiền chiện đẻ ra một chiền chiện con.

Một hôm, chiền chiện mẹ bay đi kiếm ăn. Lúc trở về qua hồ sen, chiền chiện ngỡ trong hoa sen có sâu bọ, bèn bay vào kiếm thức ăn thì bấy giờ trời đã tối, cánh hoa sen cụp lại, chiền chiện không sao ra được, phải nương náu trong hoa.

Đêm ấy, chiền chiện bố ở tổ một mình, bị con cào cào nó đánh chiếm tổ, vô tình thế nào cào cào đè gẫy mất chân chiền chiện con.

Sáng ra, hoa sen nở, chiền chiện mẹ bay về tổ. Chiền chiện bố vừa giận, vừa ghen, quát tháo mắng ầm cả lên rằng:

- Con kia! Đêm qua mày ăn nằm với ai, để ở nhà cào cào nó vào nó phá, nó làm gẫy chân con…

Chiền chiện mẹ nghe nói vội nhảy ra đứng ở vành tai ông sư om sòm chửi cào cào rằng:

- Mày làm thế nào cho chân con bà lành lại thì làm. Nếu mày để cho chồng bà đánh mắng bà thì mày chết với bà.

Cào cào bay lại đậu lên vành tai bên kia ông sư mà mắng lại rằng:

- Mày nấu cơm không lành, canh không ngọt cho chồng mày, nó đánh mắng mày chứ việc gì đến tao.

Rồi hai con hăng lên, đánh nhau toán loạn, chửi rủa nhau đến cùng, làm ông sư đinh tai nhức óc, không sao chịu được.

Có người đến bảo ông sư rằng:

- Nhà chùa không nỡ vứt cái tổ chim đi thì chụp cái mũ lên đầu, chúng cứ cãi nhau nữa cũng chẳng hề gì.

Ông sư nghe nói phải mới nhờ bà vãi đan cho một cái mũ len có cái diềm rộng.

Bà vãi đan xong cái mũ này làm ngơ được mọi điều trong thiên hạ thì gọi nó là mũ ni.

Thế rồi mỗi lần vợ chồng chiền chiện và cào cào cãi nhau, ông sư nọ lại lấy cái mũ ra đội vào, cẩn thận che kín cả hai tai và sau gáy lại, rồi a di đà Phật, “mũ ni che tai, mũ ni che tai”.

Cũng vì không bỏ tổ chim, cứ để nó làm tổ tai mình nên chẳng bao lâu nhà sư ấy đắc đạo. (1)

Cái sự cãi nhau mà lại ở ngay tai người khác mà người ấy vẫn làm ngơ được chẳng qua là nhờ cái mũ ni che tai. Thế mới hay, thờ ơ bàng quan lại được thăng chức là điều thật vô lý. Cái thói như thế, người đời còn gọi là “dĩ hòa vi quý”.

Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn

(1) Theo truyện “Vợ chồng con chiền chiện và ông sư” Nguyễn Văn Ngọc – NXB Văn học, 2003.
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: TÌM HIỂU THÀNH NGỮ &TỤC NGỮ QUÊ HƯƠNG 11 years 2 months ago #45807


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
.
"Giậu đổ bìm leo"


Câu thành ngữ có ý muốn nói đến việc lợi dụng người ta gặp điều không hay hoặc khó khăn, hoạn nạn để lấn lướt, áp đảo.

Chuyện kể:

Hàng giậu không biết có từ bao giờ, cứ sừng sững đứng bao lấy khu vườn. Nó hãnh diện ca ngợi đôi tay khéo léo của người vì đã cắm chặt nó xuống đất, lại lấy lạt buộc chúng vào với nhau nên tin rằng chẳng bao giờ bị đổ.

Cạnh giậu có cây bìm bìm mấy lần cố ngóc cái đầu để rồi bám vào bờ giậu, hòng dựa vào đó mà leo cao một chút mong hưởng chút ít ánh nắng trời. Nhưng mỗi lần như thế, hàng giậu lại tỏ ra bực bội, không muốn cho bìm bìm phủ kín cả hàng giậu nhà mình. Vì vậy nó mách người, nó bảo:

- Bìm bìm nó sắp lấn át hàng giậu của chúng tôi. Nếu chúng tôi đổ thì chó gà vào phá hết rau.

Người nghe nó nói thế cho là phải mới phạt bìm bìm không leo lên hàng giậu nữa. Nhiều lần như thế, bìm bìm tức lắm.

Rồi thời vụ cũng qua đi, người ta thu hoạch hết rau trong vườn, không còn ngó ngàng gì đến hàng giậu. Hàng giậu đứng đấy chịu nắng khô nỏ, giờ lại bị nước mưa làm mục hết chân. Một đêm, mưa to gió lớn đùng đùng, hàng giậu bỗng xiêu vẹo. Nó nghiêng ngả xuống gần cây bìm bìm. Vụ khô hanh qua đi, giờ được nước, bìm bìm phởn phơ hẳn lên, nó thấy hàng giậu nghiêng xuống mới bám vào. Lúc đầu còn một vài dây, sau thì mấy dây khác cũng hùa nhau bám vào, làm cái giậu bị nặng quá nghiêng hẳn xuống. Cả họ nhà bìm bìm lúc đấy được đà mới nói với hàng giậu:

- Xưa giậu hắt hủi họ bìm bìm nhà ta, lúc ta cần thì chẳng cho nương tựa, giờ giậu nhà ngươi đổ kêu người nào có thấy ai. Không là hàng giậu ngăn chó, ngăn gà thì cứ để họ nhà ta leo lên, dẫu sao cũng còn có ích.

Cái sự tự nhiên là loại cây dây leo bao giờ cũng cần nương tựa vào tường, giậu hay cây khác để vươn ra ánh sáng để mà tồn tại. Cây bìm bìm là loại cây dây leo, sống dai và sức vươn mạnh mẽ. Cũng từ đặc tính này mà có câu chuyện trên, từ đó người ta liên tưởng vào cuộc sống, ám chỉ khi ai đó gặp khó khăn, hoạn nạn thì kẻ khác lợi dụng, lấn át nhằm hại thêm hoặc kiếm chác một chút gì đó. Quả thật là cuộc đời phù thịnh, ít phù suy.


Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
Last Edit: 11 years 2 months ago by Văn Quyền.Vianney.
The administrator has disabled public write access.

Re: TÌM HIỂU THÀNH NGỮ &TỤC NGỮ QUÊ HƯƠNG 11 years 2 months ago #45806


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
.
"Chuồn chuồn đạp nước"

Câu thành ngữ ý nói về việc làm ăn lớt phớt, chiếu lệ qua loa cho xong chuyện, không sâu sắc, kỹ càng.

Chuyện kể:

Có cô chuồn chuồn nước sinh ra trên mặt nước, sống ở đó hai năm rồi mà vẫn chẳng hơn gì loài bọ gậy gọng vó. Chuồn chuồn buồn lắm. Đến năm thứ ba, đôi cánh mỏng trong suốt của nó mới bắt đầu mọc ra. Chuồn chuồn lấy làm sung sướng lắm, mới nói với con gọng vó:

- Ta có đuôi dài, lại có đôi cánh đẹp. Ta chẳng thèm sống ở dưới ao tù này nữa. Ngày mai ta tạm biệt gọng vó, ta dành cả cho anh cái ao.

Gọng vó nói:

- Chị sống ở ao lâu ngày, chớ có quên nơi mình sinh ra. Mai chị bay đi, chắc cuộc đời làm chuồn chuồn của chị cũng chỉ vài ba tháng nữa. Đời ngắn ngủi, vậy chị cố mà về thăm chúng tôi.

Vào một buổi sáng đẹp trời, cô chuồn chuồn từ dưới ao bắt đầu cất cánh bay lên. Nó cứ bay lượn mãi trên cao, rồi sà vào vườn cây. Đôi cánh mỏng và nhẹ của nó lướt đi, đem theo thân hình nó với hai con mắt to và cái đuôi dài cũng nhẹ làm sao. Nó cứ bay, bay mãi, du lịch khắp đó đây. Nó vừa bay, vừa ăn thịt con mồi, hễ thấy con muỗi, con ruồi nào lảng vảng là nó há cái hàm ra mà đớp lấy.

Rồi cô chuồn chuồn cũng đến kỳ sinh nở. Trong cuộc hành trình vô định đó, chỉ có đến lúc này nó mới nhớ đến xứ sở của mình, nơi nó đã sinh ra. Nghĩ vậy, nó bèn chao mình xuống mặt nước, trong chốc lát lẹo cái đuôi xuống, đẻ ra bao nhiêu là trứng.

Có một con bọ nước thấy chuồn chuồn cứ chớp nhoáng như vậy, mới bảo:

- Chị đúng là người chẳng có tổ có tông. Đập nước như vậy thì có tích sự gì. Bằng không chị xuống đây, ao rộng, chị tha hồ mà tắm có thoải mái hơn không?

Chuồn chuồn mới nói:

- Tôi nhớ nước nhưng sà xuống đấy thì ướt hết cánh, làm sao bay được. Mặt nước vốn là nơi tôi sinh ra, bây giờ đến kỳ, tôi đẻ nhờ trên mặt nước vài quả trứng. chị trông giùm tôi với.

Nói rồi, nó lại chao xuống, chớp nhoáng, nhúng phần đít xuống mặt nước đẻ đến khi hết trứng.

Chuồn chuồn là loài sâu bọ cánh mỏng. Vòng đời không dài, chia làm hai giai đoạn, nhộng ở dưới nước ba năm, giai đoạn hóa chuồn chuồn hai đến ba tháng. Khi đẻ, nó lại đẻ xuống nước. Từ đặc tính của chuồn chuồn mà người ta vận vào đời sống. Ý nói rằng: Chẳng thiếu gì người được giao nhiệm vụ nhưng làm ăn cẩu thả tắc trách. Cái sự làm ăn được chăng hay chớ đó có khác gì con chuồn chuồn đạp nước mà dân gian đã chớp lấy ngắn cho con người.


Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: TÌM HIỂU THÀNH NGỮ &TỤC NGỮ QUÊ HƯƠNG 11 years 2 months ago #45805


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
.
"Lươn ngắn lại chê chạch dài, thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm "

Câu thành ngữ hàm ý chỉ kẻ không biết người, biết mình, chỉ biết chê người chứ không biết mình cũng có tật như người.


Chuyện kể:

Cá chép sau khi hóa rồng mới trở về vùng sông nọ tổ chức một cuộc thi sắc đẹp cho muôn loài sống dưới nước nhân vào kỳ vũ cốc. Ban tổ chức sau khi đánh giá sơ khảo, cuối cùng thì cũng tuyển chọn được con lươn và con chạch vào một cặp, con trai và con cá thờn bơn vào một cặp. Cả hai cặp thi này đều có thân hình hơi giống nhau.

Đối với cặp lươn, chạch, ban tổ chức xét đi xét lại các tiêu chí thì cái gì cũng một chín một mười, nên cuối cùng ra tuyên bó kẻ nào có thân ngắn hơn thì sẽ là kẻ trúng tuyển. Chạch sướng quá vọt lên khỏi bùn. Con lươn tuy thế không chịu bèn lươn lẹo cãi: “Con chạch mới là giống dài người, tôi đâu có đuôi, chạch nó có vây đuôi, sao tôi lại dài hơn nó được”. Hai con từ bấy cãi nhau một hồi, khiến ban tổ chức phải cầm thước đo, lươn mới chịu. Chấm đến cặp thờn bơn và trai, so đi tính lại hai con mình cũng mỏng. Con thì miệng há ra, con thì ti hí cái mồm, chẳng con nào chịu kém con nào, ban tổ chức mới tính chuyện con nào mồm miệng cân đối thì cho thắng cuộc. Lúc ấy chị thờn bơn mới nói: “Miệng tôi là cân đối nhất. Cái trai kia, mồm nó lệch hẳn một bên sao đẹp được”. Con trai và con thờn bơn lại lên diễn đàn cãi nhau, không con nào chịu con nào khiến ban tổ chức đau đầu phân định. Lúc đó cá chép vốn có kinh nghiệm phân giải mới tuyên bố: “Lươn ngắn sao chê chạch dài, thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm”. Thôi giải tán!

Câu này là cách nói hoán dụ. Con lươn dài hơn con chạch lại chê chạch dài, con cá thờn bơn mồm vẹo một bên lại chê trai lệch mồm. Như vậy cái không thể có cứ cãi là có, đó là cãi chày cãi cối. Truyện này dựa vào đặc điểm hơi giống nhau của lươn, chạch, trai, thờn bơn thành ra thành ngữ để răn đời. Thế nên mới có câu: Chuột chù chê khỉ rằng hôi, khỉ mới trả lời cả họ mày khôn! Những kẻ không hơn, thậm chí không bằng người khác mà vẫn cứ lên giọng chê người, thật đáng ghét!


Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
Last Edit: 11 years 2 months ago by Văn Quyền.Vianney.
The administrator has disabled public write access.

Re: TÌM HIỂU THÀNH NGỮ &TỤC NGỮ QUÊ HƯƠNG 11 years 2 months ago #45804


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
"Một nghề thì sống đống nghề thì chết"


Câu thành ngữ ý nói một nghề mà giỏi thì thành đạt, một nghề mà chắc chắn thì sống, đừng có hời hợt, nghề gì cũng biết nhưng không chuyên một nghề gì thì sẽ đổ vỡ không thành.

Chuyện kể:

Ở một làng nọ, có một người muốn làm giàu, chuyên học đòi, ai mách gì cũng nghe theo.

Một hôm, nghe người ta đồn ở làng Ứng Thủy có nghề làm gầu kiếm ra tiền. Anh ta bèn cất công sang Ứng Thủy để học. Ba năm sau thành nghề, anh làm được gầu rồi thì năm ấy lại mưa đều, nước dư nước dật, ruộng đồng tốt tươi, chẳng ai cần đến gầu để chống hạn cả. Có người bảo: “Mưa nhiều, thì sẽ úng. Ở làng Vạc có nghề làm guồng chống úng, anh sang đó mà học”. Anh ta nghe người ta mách lại sang làng Vạc học nghề làm guồng. Nhưng năm ấy thời tiết lại khô hạn, có nước đâu mà cần guồng chống úng. Thấy trời nắng anh ta lại quyết tâm lên đường học nghề làm nón. Lần này chắc mẩm sẽ thành. Nhưng chẳng tính toán gì, lúc anh ta học được nghề làm nón thì thiên hạ chẳng mấy ai dùng nón nữa. Người ta sử dụng mũ nỉ, mũ lưới, vừa tiện vừa gọn. Chẳng bán được hàng, chẳng ra nghề ngỗng gì, anh ta ngửa mặt lên trời than:

- Trời ơi, tôi già mất rồi. Một đống nghề như tôi mà vẫn chết đói ư!

Người ta làm nghề gì cũng muốn thành đạt, nghề tinh xảo mà phát triển. Muốn được như vậy phải tu chí đến nghề, ta gọi là “chuyên”. Vậy nên có câu “Nhất nghệ tinh” là làm một nghề cho tinh thông còn hơn chín mười nghề hời hợt, chẳng nghề gì tinh thông cả. Câu thành ngữ hàm ý ca ngợi những người biết say sưa theo đuổi nghề nghiệp của mình để đem lại cuộc sống đẹp. Đồng thời hàm ý chê bai, phê phán những người thiếu kiên trì không có được nghề nào tinh thông cả.
Dân gian có câu: “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”.
Còn “Một nghề thì sống, đống nghề thì chết”, như anh chàng truyện trên là vậy.


Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn

(1) Theo “Đông Tây ngụ ngôn” – Ôn Như Nguyễn Văn Học – NXB Văn học, 2003
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: TÌM HIỂU THÀNH NGỮ &TỤC NGỮ QUÊ HƯƠNG 11 years 2 months ago #45803


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
"Một miệng thì kín, chín miệng thì hở"

Câu thành ngữ ý nói bất cứ chuyện gì đã đến người thứ hai biết thì khó giữ được bí mật.

Chuyện kể:

Có một ông quan, một hôm, vợ quan đi vắng mới tí tóe với người hầu gái. Người hầu gái sợ quan bà nên chạy xuống bếp, chẳng may làm đổ chậu nước. Quan vừa đến đấy, quần áo lại lụng thụng, dẫm phải vũng nước nên ngã chỏng vó ra giữa bếp. Anh người làm không nhịn được mới cười chí chết. Quan ngượng quá gọi anh người làm đến dọa:

- Mày phải kín tiếng, không được nói chuyện này cho ai nghe chưa? Nếu không chết cả nhà mày đấy.

Anh người làm dạ dạ, vâng vâng. Khi hết buổi làm, anh ta về nhà nhưng nghĩ mãi đến chuyện vừa xảy ra thì cứ thế mà cười không sao nhịn được. Vợ anh ta mới hỏi, anh ta trả lời:

- Chuyện buồn cười lắm, không thể kể được.

Thấy sự lạ, vợ càng sinh nghi mới hỏi vặn anh ta mãi, sau anh ta đành kể đầu đuôi, rồi nói:

- Chuyện kín chỉ mình mình biết không được hở ra.

Câu chuyện tưởng đến đấy là dừng. Ai ngờ quan bà biết chuyện mới rày la quan ông. Quan ông cho là thằng làm mách lẻo nên tức lắm, mới gọi đến quở phạt.

Bị quở phạt, anh người làm mới gọi vợ ra trách:

- Mình rõ tệ. Câu chuyện kín đáo tôi đã nói với mình, dặn mình đừng có nói cho ai nghe. Quan bà biết chuyện là tại mình.

Anh người làm rày la vợ. Vợ chạy sang nhà Dần, đùng đùng trách cái Dần rằng:

- Cái nhà chị Dần này thật đáng trách. Tôi kể cho chị nghe, đã dặn đừng nói ai biết cơ mà. Thế mà chị tung tin ra, có chết không cơ chứ.

Dần bực lắm, mới te te chạy sang nhà Sửu mắng té tát:

- Tôi đã bảo rằng chuyện ấy không được nói cho ai hay, chỉ mình chị biết thôi. Thế mà chị cứ bô bô kể cho mọi người biết, thế là thế nào?

Trong khi người nọ tra vấn người kia rằng chẳng giữ kín chuyện, làm phiền đến nhau, mất cả chữ tín, thì anh người làm bị quan khảo cho mấy khảo rồi mắng rằng:

- Đã bảo rồi, một miệng thì kín, chín miệng thì hở. Mày kể với vợ mày, chắc vợ mày không có mồm? Bà biết chuyện tao là tại mồm vợ mày mà ra. Từ nay về sau, ông cấm mày không được vào trong bếp.

Nước ngoài có chuyện ông vua có đôi tai lừa, chỉ người cắt tóc biết. Người cắt tóc không nhịn được mới đào hố mà nói xuống hố rồi lấp đất chôn lời nói ấy đi. Nhưng “tai vách mạch rừng” nên chuyện ấy cũng giống như thành ngữ: “Một miệng thì kín, chín miệng thì hở”. Ở đời chẳng có chuyện gì là giấu kín được mãi. Chuyện quan nọ còn là chuyện nhỏ mà không giấu nổi, huống hồ những chuyện tày đình thì kín tiếng làm sao?



Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: TÌM HIỂU THÀNH NGỮ &TỤC NGỮ QUÊ HƯƠNG 11 years 2 months ago #45802


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
.
"Cốc mò cò xơi"


Câu thành ngữ nói đến việc làm uổng công, vô ích, làm cho người khác hưởng

Chuyện kể:

Con cò và con cốc chơi với nhau. Con cò thì thì lanh lợi, hay bắt nạt con cốc nhưng nó lại lười biếng, co chân ngủ suốt ngày. Con cốc thì hiền lành thật thà. Một hôm, con cò nói với con cốc:

- Cốc ơi, mày có cái mỏ dài, lại mò cá giỏi. Mày chịu khó ra ruộng bờ sông kia, mỗi buổi mò lấy vài con chúng ta cùng ăn.

Cốc hiền lành, nhưng phàn nàn nói lại:

- Chị cũng là giống cò chuyên bắt tôm cá, vậy tôi với chị cùng đi, càng được nhiều.

Con cò mới tán tỉnh rằng:

- Hai người cùng đi, ai trông nhà, lỡ có con rắn hay con quạ cắp mất trứng thì khốn.

Cốc thật thà đi mò, nhưng được con cá tép nào nó tiện mỏ xốc luôn vào ruột. Lúc về chỉ quắp được mỗi con cá nhỏ mang về cho cò. Nhiều lần như thế, cò liền nghĩ ra một mẹo bắt cốc mò được con cá nào cũng phải mang về hết cho mình, liền nịnh cốc:

- Cốc à, ta có cái vòng xinh xắn, chị sếu mới tặng cho, ta thấy cốc thật thà hiền lành, ta tặng lại cốc. Lại đây, ta đeo vào cổ cho nào.

Cốc thấy cái vòng cổ đẹp thì thích quá. Nó giục cò đeo vào cổ cho mình. Nhưng cái vòng nhỏ làm cho cò phải hết sức mới cho vòng lọt xuống cổ cốc được. Vòng đeo vào cổ rồi, cốc lấy làm mãn nguyện lắm, bèn nhanh nhảu ra ruộng bắt cá. Nhưng mỗi lần mò được con cá, nó định nuốt vào bụng thì lại cứ nghẽn ở cổ vì cái vòng ở ngoài thắt chẹn lại, nó đành quắp về cho cò. Cứ thế, cứ thế, mỗi lần nó thèm con cá nhưng không sao nuốt cho được lại thật thà đem dâng cò. Cò ăn cá no bụng mới nói:

- Mày không ăn được con to thì có con tép tôm nào nho nhỏ có nuốt lấy mà sống.

Con vạc đứng trên cây cao chứng kiến cảnh ấy mới nghển cổ ca rằng:

- Cốc mò cò xơi. Cốc mò cò xơi! (1)

Cái phép ăn chặn của cò thật tài tình. Kẻ làm ra của cải chẳng được hưởng mà kẻ ngồi chơi bắt kẻ khác mang thức ăn cho mình. Thật là bất công. Thời nay, cái chuyện “cốc mò cò xơi” chẳng lấy gì là lạ. Những ông chủ cò khoác vào cổ kẻ làm công những cái ách có khác gì cái vòng đeo cổ cốc. Có thể từ chuyện trên mà có thành ngữ: “Cốc mò cò xơi”.

Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh,
NXB Thông tấn

(1) Theo “Truyện cổ nước Nam” của Ôn Như Nguyễn Văn Học, NXB Văn Học, 2003
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
Last Edit: 11 years 2 months ago by Văn Quyền.Vianney.
The administrator has disabled public write access.

TÌM HIỂU THÀNH NGỮ &TỤC NGỮ QUÊ HƯƠNG 11 years 2 months ago #45801


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
TÌM HIỂU THÀNH NGỮ & TỤC NGỮ QUÊ HƯƠNG

cadaotucngu.jpeg

Ốc không nổi mình ốc lại mang cọc cho rêu


Câu thành ngữ ý nói về việc lo liệu cho mình chẳng xong lại còn ôm đồm, cáng đáng cho người khác.

Chuyện kể:

Một con cốc xuống ao mò cá bắt được con ốc. Ốc hổi cốc:

- Trời lạnh thế này mà anh cũng dám tắm à?

Cốc khoác loác rằng:

- Ta quản chi giá lạnh, mưa nắng, khi ta dẹp cánh lại thì ta lội khắp sông hồ. Khi ta giương cánh lên thì bay được mấy tầng cao.

Ốc nói:

- Nhà tôi ở dưới nước quen rồi. Còn anh, tôi chỉ lo anh xuống đây không khéo thì nó mọc rêu ra đầy đầu đấy.

Chuyện giữa ốc và cốc kéo dài làm cho cốc phải ở dưới nước lâu quá thành ra mỏi cánh. Cốc liền dọa ốc:

- Này ốc, mày phải cõng cái cọc dựng lên để cho ta đậu, không ta nuốt mày vào bụng.
Ốc chậm dãi van nài cốc rằng:

- Thân tôi đã thế này, anh thấy đấy, tôi mang nổi mình đã khổ lắm rồi. Vậy mà rêu còn bám đầy vào, bắt tôi phải cõng cả rêu. Bây giờ lại mang cả cọc và rêu cho ông đậu, tôi làm sao nổi. Thôi được, tôi cố mang cái cọc rêu này, ông cứ đậu vào cho đỡ mỏi cánh.

Nói rồi, con ốc cố gắng hết sức cõng cái cọc để cho cốc đậu, nhưng cọc rêu nặng quá, không chịu nổi, nó bèn ngậm miệng lại, rồi chìm xuống nước. Còn con cốc mỏi cánh phải bay lên bờ đậu. (1)

Chuyện hàm ý nhắc nhở người đời đừng làm gì vượt quá khả năng của mình. Bản thân ốc phải vác cái vỏ to hơn người nó nên đã vất vả khó nhọc lắm rồi thế mà còn phải đèo bòng thêm cái cọc rêu nữa, thử hỏi vác sao nổi. Câu thành ngữ này có ý chê bai những kẻ không hiểu được sức mình, không tự lo được cho mình lại còn ôm đồm, gánh vác cho người khác chỉ làm trò cười cho thiên hạ.




(1) Dựa theo truyện Ốc và Cốc
Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc – NXB Văn học, 2003
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012