Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: ĐẶC SAN TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHAOLO XUÂN LỘC (phần 1)

ĐẶC SAN TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHAOLO XUÂN LỘC 9 years 4 months ago #57382

Quý vị xem có rõ không ạ. Nếu muốn to hơn, xin bấm hai cái vào con chuột ở tấm hình, hình sẽ hiên lên "nguyên con" và mình có thể zoom in. Xin cho biết ý kiến để cho MHT làm hoàn thiện hơn nhé....Cám ơn!!
Last Edit: 9 years 4 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco)

ĐẶC SAN TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHAOLO XUÂN LỘC 9 years 4 months ago #57381

:respect :respect :respect :respect :respect :thankyou :thankyou :thankyou :respect :respect :respect :respect :respect
The administrator has disabled public write access.

ĐẶC SAN TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHAOLO XUÂN LỘC 9 years 4 months ago #57380

Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco) wrote:
Em đố ai có thể diễn giải hình cái bìa của Đặc san không nhỉ? Chắc chắn nó có những ý nghĩa sâu lắng mà người họa sĩ muốn nhắn gửi...Good luck !!!!

Cậu Thể đố thì tớ mượn vài hàng sau đây để bộc bạch và giải thích cái chủ ý của họa sĩ trong bức tranh vẽ hình bìa cho Đặc san SÁNG.

- Hoa hướng dương dù nở trong bất cứ hoàn cảnh nào (tối hay sáng) đều có chung một hoài bảo là hướng về ánh mặt trời. Tác giả ngụ ý chúng ta dù đang sống trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc đời nhưng phải đặt trọng tâm của đời mình là Thiên Chúa và luôn qui hướng về Ngài như 2 đóa hoa hướng dương kia.

- Chim là một loài vật có thể di dời được chứ không như hình ảnh của thảo mộc trong hình tượng hoa hướng dương ở trên. Và chính vì thế, chim từ bỏ bóng tối, tội lỗi và tìm về nguồn sáng nơi có sinh khí, có sự ấm áp của ánh nắng mặt trời. Đó chính là đường ngay lẽ thật, là sự công chính và ánh sáng cứu độ của Thiên Chúa.
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 9 years 4 months ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

ĐẶC SAN TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHAOLO XUÂN LỘC 9 years 4 months ago #57379

Cha Tân, Châu Huynh ơi! Qua bài này, mình đã biết ngày sinh của Đặc San Sáng rồi nhé..!!! Xin các anh em nhận xét bài viết trên và "bình" cho anh em nhờ...!!!! Riêng em! tuyệt chiêu!!!! Con xin cám ơn Cha Giáo Tiến. Amen.
Last Edit: 9 years 4 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco)

ĐẶC SAN TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHAOLO XUÂN LỘC 9 years 4 months ago #57378

Trang 16

16.jpg

Kết luận:

Với những bằng chứng kinh nghiệm xã hội, Công Đồng, Phúc Âm trên đây, không cho phép chúng ta sống chủ quan, khép kín, tự mãn, để vô tình hay hữu ý bảo thủ một đường hướng giáo dục "ngựa theo lối cũ", mà tự cho là vô trách nhiệm trước thế hệ ngày mai đang đòi một chân trời mới: của tự chủ, tự lập, tự cường, tự do để toàn diện con người được phát triển đồng đều, thăng bằng ở mức tối đa với những yếu tố tất nhiên của một con người trong xã hội mà kinh tế, xã hội, kỹ thuật, văn hóa, tâm lý luôn luôn biến chuyển ở cấp số nhân.

Là những người ý thức về cuộc đời, nhất là những người lãnh đạo xã hội, tôn giáo, chính trị nếu không đi trước để hướng đạo, không đi ngang để nâng đỡ, thông cảm, dìu dắt kẻ đồng hành, tức là đang lùi lại, đang bị xã hội bỏ rơi để có lẽ họ sẽ không bao giờ còn đủ thời gian tính để đuổi kịp bước tiến quá mau trong thời đại nguyên tử không gian này.

Vì thế, vấn đề biết học hỏi, tìm kiếm, đón nhận cách khôn ngoan, sáng suốt những cái hay thích đáng bên ngoài và bên trong, để luôn luôn xây dựng một đường hướng giáo dục trẻ trung, tiến bộ là điều cần vậy.

L.M.VĂN TIẾN

C.V.T.PHAOLO
Xuân Lộc
1.12.1970


Last Edit: 9 years 3 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

ĐẶC SAN TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHAOLO XUÂN LỘC 9 years 4 months ago #57377

Trang 15

15.jpg

Vị chủ chiên anh minh, khôn ngoan và can đảm do quan phòng đặt để, với kinh nghiệm thời gian lãnh đạo thấy rằng: bảo thủ hay cấp tiến đều là hai thái cực không bổ ích gì, nên cần làm việc trong hiện tại bằng cách nhìn vào quá khứ lịch sử, để hướng tất cả về ngày mai. Đó là nguyên tắc của Thầy Chí Thánh vậy, như Ngài phán: "Hết mọi sự cần phải được cải tân" (Sint omnie renova). Ngài còn nói: "Không ai lại lấy mảnh vải mới vào áo cũ, vì chúng sẽ chằng nhau mà rách", "Cũng không ai đổ rượu mới vào bình cũ, vì rượu mới sẽ làm bể bình cũ" (Mt. 9, 16-17).

Như thế vấn đề biến thiên, biến hóa, cải tân v.v....là một luật bất khả xâm phạm cho mọi sự ở đời. Những gì chống lại luật đó đều sẽ đi vào luật đào thải, kể cả tôn giáo. Bằng chứng là tôn giáo thịnh trị tu tuyệt đỉnh của Âu Mỹ thời trung cổ hiện đang xuống dốc ở một mức độ không thể không bi quan, cho những ai biết lo cho tiền đồ giáo hội với một nhãn quan bao quát. Vì thế, Chúa Ki-tô đã nhập thể để thực thi luật thích nghi, cải tân...mà chính Thiên Chúa đã đặt ra.

Vậy nền giáo dục hiện đại hơn bao giờ hết, đòi chúng ta luôn luôn biết: nghiên cứu, nhìn thẳng vào sự thực để đối thoại, đối thoại để tìm hiểu, tìm hiểu để thông cảm và thông cảm để hòa hợp, duy nhất.

Để được thế, chúng ta đòi phải có sự thành thật, cởi mở, tín nhiệm lẫn nhau trong tình huynh đệ Chúa Ki-tô. Nguyên tắc này sẽ giúp chúng ta chu toàn nhiệm vụ trong mọi tổ chức, nhất là trong vấn đề giáo dục, sẽ tránh được nhiều tệ tục lỗi thời và những bước tiến vội vã nhất thời "Thời đại mới, đường hướng mới" mà Đức Phaolo VI mới nêu ra.

Đó là một nguyên tắc tất yếu nêu cao mọi đường hướng giáo dục mới hiện đại. Nếu không, những nhận xét trong cuốn "Occident Revelle Toi" của ông R. de Laon sẽ đúng cho chúng ta: "Những người bảo thủ sống xa thực tế về những vấn đề kinh tế, tâm lý xã hội là họ vô tình hay hữu ý quên cái đà tiến vĩ đại của kỹ thuật tân kỳ, về khoa khảo cứu và sản xuất. Họ thích sống nếp sống tiểu công nghệ và họ (tức những tín hữu Ki-tô) đã để lại cho những đối thủ của họ những chìa khóa hiệu lực nhất để chiến thắng".

Lý thuyết thế, nhưng thực tế, những người bảo thủ họ lại tìm cho mình những tiện nghi tối tân của thời đại, khi khả năng kinh tế và điều kiện cho phép họ. Vì thế bảo thủ của họ trong mọi vấn đề, nhất là trong địa hạt giáo dục, phần nhiều chỉ vỉ những lý do nào đó, chủ quan hơn là sự thật có liên can đến ý thức hệ của một chiều hướng chân thật.
Last Edit: 9 years 3 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

ĐẶC SAN TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHAOLO XUÂN LỘC 9 years 4 months ago #57376

Trang 14

14.jpg

Vì thế, đứng trước một vấn đề đã trở thành phổ thông ở những nước Âu Mỹ và mỗi ngày một lan tràn khắp nơi và vì thiếu những sách vở đứng đắn, Giáo Hội cũng đã tỏ lập trường cách tích cực đễ đánh tan đi phần nào những thành kiến cổ xưa coi vấn đề đó là xấu đang khi ngược lại. Đó là vấn đề quan trọng cho sự trường tồn, thăng bằng con người và xã hội trong chương trình an bài của Tạo Hóa: "Thanh thiếu niên cần phải được thụ hưởng vấn đề giáo dục sinh lý cách tích cực và khôn ngoan trong mỗi tuổi của họ. (Posita et prudentia educatione sexuali progrediente aetate instituantur) (Gravissimum educationis momentum No. 67).

Vấn đề luân lý, Công Đồng nhấn mạnh đến giá trị và muốn thanh thiếu niên được đào tạo cho có một lương tâm tự chủ, để tự do nhận biết Thiên Chúa và yêu mến Ngài cách hoàn toàn. Đây là quyền tối thiêng liêng của con người.

Cũng theo Công Đồng, thanh thiếu niên phải được đào tạo thích ứng với những tiến triển kỹ thuật, khoa học, để họ có một nếp sống thực tế, biết tham gia trực tiếp vào sự xây dựng công ích xã hội mà họ là một phần tử.(Gravissimum educationis momentum No. 67-68).

Chính vì lý do trên đây, Giáo Hội đã tranh đấu cho quyền tự do giáo dục. Giáo Hội đòi gia đình quyền ưu tiên giáo dục con cái và chọn trường học cho chúng và yêu cầu chính quyền bảo vệ, tôn trọng, nâng đỡ quyền lợi đó.

PHÚC ÂM.

Những đường hướng mới về giáo dục Công Đồng Vatican II (1959-1964) chỉ là trở lại nguồn gốc Phúc Âm. Đức Ông Louis Soubigou nói: "Chúa Giê-su, Ngài là một nhà giáo dục hơn là một nhân chứng về Thiên Chúa. Sự thông thái của Ngài bắt nguồn từ Thiên Chúa và tràn vào đời sống thông thường. Để chúng minh điều đó, chúng ta thấy Chúa đề cập đến nếp sống thực tế xã hội liên hệ đến công bình bác ái. Trong bài giảng Tám Mối Phúc Thật, Chúa phanh phui ra những: bất công, hà lạm, tham nhũng, hằn thù, nghèo đói, tróc nã, giam cầm và thay vào đó, Ngài giảng dậy: Bác ái, công bình, yêu thương, no ấm, tự do. Đúng như Ngài phán: "Ta đến để rao giảng Tin Lành cho những kẻ nghèo khổ". Trong suốt thời gian truyền đạo của Ngài, chúng ta thấy Ngài là một nhà giáo dục rất sư phạm và tâm lý. Bằng chứng là Ngài đã hoán cải và chinh phục được rất nhiều người, những cô gái giang hồ như Mai-đệ-Liên và cả những nhà trí thức, như Ni-cô-đem, Dza-kêu, Mat-thêu.

Cùng với đường lối sư phạm, tâm lý, xã hội của Thầy Chí Thánh, Đức Phaolo VI, vị thủ lãnh tối cao của Giáo Hội, trong bài diễn văn đọc trước cộng đoàn Hồng Y ngày 22-6-1970, mới rối về cuộc hành trình của Ngài qua Viễn Đông vào ngày 27-11-1970, Ngài nói: "Thời mới phải đường hướng mới" (A temps nouveau, style nouveau). Từ khi lên ngôi 6/1963, Ngài như cố thủ nắm lại những biến chuyển quá mạnh, nhưng sau bảy năm lãnh đạo kinh nghiệm, nhận xét, Ngài cũng đã tuyên bố vào dịp trên đây: Ngài không muốn triều đại Ngài là triều đại chỉ để chống đối với những ý thức hệ, nhưng là muốn một đường hướng mới của quan phòng" (Inf.Cath. No. 371.372.15/10 và 15/11/1970).
Last Edit: 9 years 3 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

ĐẶC SAN TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHAOLO XUÂN LỘC 9 years 4 months ago #57375

Trang 13

13.jpg

Và như vậy, chúng ta thấy những yếu tố vật chất và sinh lý, luân lý và xã hội luôn giữ vai trò quan hệ đối với một đường hướng giáo dục ông J. Dewey nói: Sự phát triển là một hoạt động không ngừng, đòi những nhà giáo dục phải đào tạo con người có khả năng tự lập, tự chủ, tự do chân chính.

Đường hướng và quan niệm của ông J.Dewey đã từ nửa thế kỷ làm nền móng cho nền giáo dục học đường Hoa Kỳ hiện nay.

Triết lý giáo dục của ông J. Dewey trên đây rất tương đồng với đường hướng giáo dục của Công Đồng Vatican thứ hai.

CÔNG ĐỒNG.

Trong mục: Gravissimus eductionis momentum (Sự quan trọng đặc biệt của vấn đề giáo dục) Công Đồng tuyên bố: "Nhờ những tiến bộ lạ lùng của kỹ thuật, những nhà khảo cứu khoa học, những sự thông thương mau lẹ, con người ngày nay với lương tâm ý thức về nhân phẩm họ thấy cần phải được tích cực tham dự vào đời sống xã hội, nhất là đời sống kinh tế và chính trị. Do đó, để có thăng bằng trước những biến chuyển không ngừng, con người cần phải được đào tạo toàn diện".

Vậy chú ý đến những tiến bộ của khoa học tâm lý, sư phạm, giáo huấn, để giúp thanh thiếu niên nảy nở đồng đều về những tài năng sinh lý, tâm lý, kiến thức, nhờ đó họ sẽ có ý thức chính đáng về trách nhiệm, để tự hướng dẫn đời sống bản thân và có được một tự do đáp ứng trước những khó khăn thử thách của cuộc sống!

Rồi Công Đồng lần thứ nhất trong lịch sử Giáo Hội nhấn mạnh đến vấn đề giáo dục sinh lý, một vấn đề còn rất tế nhị ở trình độ văn hóa Việt Nam. Đang khi đó, theo ý kiến những bác sĩ chuyên môn về sinh lý, cho đó là cần thiết cho sự nảy nở thăng bằng của con người toàn diện. Bác Sĩ Makarenko nói: "Sinh lý là một khía cạnh không thể tách rời khỏi một nền giáo dục toàn diện" Bác sĩ A. Arthus: "Kiến thức về sinh lý cũng như mọi kiến thức khác cần được giảng dậy".

Bác sĩ R. Allendez và H.Lobstein: "Giáo dục sinh lý sẽ đem lại thăng bằng khi được đặt vào toàn bộ của nền giáo dục, vì bản năng sinh lý là sợi dây liên kết chặt chẽ con người với vũ trụ" Bác sĩ A. Arthus còn nói cách quyết đáp hơn: "Cần phải bóc trần sự thật về sinh lý. Phải để làm cho bí mật đó trở thành cao quý hơn. Vì bản năng sinh lý, nếu không được giải thích rõ ràng, tất nhiên con người sẽ ở mãi trong tình trạng bản năng thuần túy, mà không trở thành một bộ phận của nhân cách con người". Và kết quả của nền giáo dục sinh lý này, bác sĩ A. Gugler nói: "Giáo dục sinh lý giúp bạn biết tự chủ, biết tiết kiệm sinh lực, biết e thẹn và thanh thản. Hai cuốn phim Đức: Henga và Henga et Michel nói chu đáo điều này.
Last Edit: 9 years 3 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

ĐẶC SAN TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHAOLO XUÂN LỘC 9 years 4 months ago #57374

Trang 12

12.jpg
Hai khuynh hướng: Bảo cổ và cấp tiến, bảo thủ và tự do, thiên tả và thiên hữu luôn luôn chống đối nhau, kết án lẫn nhau một cách vô ích và nguy hại. Cả hai đều cực đoan vì: Bảo cổ chỉ là thoái hóa và đang khi đó cũng không lôi lại được bước tiến không ngừng của xã hội, còn cấp tiến thì chỉ giải quyết vấn đề nhất thời sau đó để lại một lỗ hổng khó lấp trong xã hội.

Vậy đường hướng giáo dục hiện đại cần phải có chiều hướng nào? Phải đặt nền móng đường hướng ở đâu?

JOHN DEWEY.

Ông John Dewey vẫn được dân Hoa Kỳ tôn là: Ông tổ nền giáo dục tiên tiến (Father of progressive education) và ông được coi là một triết gia lỗi lạc, một nhà tư tưởng uyên bác. Năm 1916, ông cho xuất bản cuốn: Dân chủ và giáo dục (Democracy and education). Cuốn sách này đề cao một nền giáo dục tiệm tiến, phản đối giáo dục độc quyền (Authoritarian), thụ động, nhồi sọ: "Magister dixit". Ngược lại, ông nêu cao một nền giáo dục có tính cách dân chủ: đứa trẻ phải được phát huy đồng đều, có thăng bằng, được tự do bày tỏ và phản ứng (to react and to protest). Để được thế, đứa trẻ phải được kính trọng, yêu thương, tin tưởng và do đó giám đặt tín nhiệm vào những nhà giáo dục.

Ông John Dewey đề cao vấn đề giáo dục tiệm tiến và dân chủ không có nghĩa là ông chấp nhận một lối giáo dục tự do quá khích. Bắng chứng ông đã biết điều hòa hai yếu tố tự nhiên và nhân tạo (Artificial) trong vấn đề đào tạo con trẻ. Ông cụ thể hóa vấn đề đó: Một hạt giống dù khi tự nó mọc lên, phải lệ thuộc vào môi trường: khí hậu, ánh sáng, mầu đất và một trật những sự chăm bón bên ngoài. Môi trường này nói khác: gồm những yếu tố tự nó và sức nâng đỡ bên ngoài (a kind of interaction). Thiếu một trong hai yếu tố, hạt giống sẽ khó nẩy nở.

Giáo dục cổ điển: đề cao quá nhiều yếu tố nhân tạo, bám sát vấn đề chủ chốt (matter-subject)thiếu sinh hoạt. Không bao giờ dám đi xa khỏi một khuôn khổ cố định và chủ kiến, do đó thiếu thích nghi với những biến chuyển tâm lý mỗi ngày gia tăng theo thời gian và mực sống xã hội. Còn giáo dục tân tiến chứa trong nhiều và khách quan hơn vấn đề chủ chốt: tức môi trường xã hội, mức sinh hoạt thực tế về kỹ thuật, nhân sinh, nhân bản và biến chuyển tâm lý. Vì nhận định rằng: sự biệt lập hoàn toàn không trong một khung cảnh xã hội, trong đó: sở khiếu, tâm tình, trí khôn đứa trẻ được đúc nặn cả khi chúng được đào tạo đúng hay không đúng.

Vì thế, nghiên cứu cẩn thận sự cấu tạo của bản chất con người, sự am tường nếp sinh hoạt xã hội hiện tại, biết đến giá trị vật chất biến đổi, đó là nền móng một triết lý giáo dục thật sự đúng đắn.
Last Edit: 9 years 3 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

ĐẶC SAN TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHAOLO XUÂN LỘC 9 years 4 months ago #57373

Trang 11

11.jpg
ĐƯỜNG HƯỚNG GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI

Nói đến vấn đề giáo dục là nói đến vấn đề then chốt tối quan trọng cho tương lai lành mạnh của một xã hội. Một xã hội trong đó con người tham nhũng, hà lạm, bất công, tôn thờ cá nhân chủ nghĩa, ham danh, thủ lợi, tự do quá trớn, vô trật tự...Là phản ảnh một nền giáo dục bất lực, ấu trĩ, thiển cận và lạc hậu. Ngược lại, một xã hội trong đó, con người biết tôn trọng công bình, bác ái, tình bằng hữu, vị tha, xả kỷ, biết xử dụng tự do và tôn trọng kỷ luật, đó là phản ảnh một nền giáo dục điều hòa, thích nghi, văn minh tân tiến và trưởng thành.

Xã hội ngày nay, nhất là từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, liên tiếp xẩy ra những cuộc khủng hoảng tinh thần, luân lý, ý thức hệ, nhất là ở các nước Âu Mỹ: Anh Pháp, Đức, Hòa lan, Mỹ và cả Việt Nam. Trong những năm 1967-1970 giới sinh viên học sinh tổ chức bao cuộc biểu tình rầm rộ chống đối chính quyền, gây đổ nát, máu lửa. Tình trạng bi đát này khiến chúng ta có cảm tưởng: Xã hội ngày nay giống như một đứa trẻ dậy thì, đòi hỏi một chân trời mới, một nếp sống mới, trong tự do, tự chủ, tự cường thích nghi với những tiến triển tâm lý, xã hội, kinh tế, kỹ thuật hiện thời.

Con người có hồn xác, cũng thế, nhân loại gồm con người và xã hội. Sinh lý và tâm lý có những tương quan, ảnh hưởng không thể tách rời khỏi nhau:"Sana anime in sano corpore" (hồn lành trong xác mạnh). Cũng thế, con người và xã hội có những tương quan chặt chẽ như bóng với hình. Do đó, xã hội học định nghĩa: "Con người là con vật xã hội". (L'homme est un animal social). Bởi thế, dễ hiểu tại sao những bước tiến về văn hóa, kỹ thuật, kinh tế từ một thế hệ nay đã ảnh hưởng và biến đổi sâu rộng tâm lý xã hội con người. Ảnh hưởng này không chỉ bên ngoài, nhưng là nội tại gây nên chiều hướng đối lập hoàn toàn với đường lối giáo dục cũ. Phản ứng này đã được cuốn phim Anh Quốc "Z" có giải thưởng Nobel 1967 trình bày.
Last Edit: 9 years 3 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012