Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: ĐẶC SAN TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHAOLO XUÂN LỘC (phần 2)

ĐẶC SAN TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHAOLO XUÂN LỘC (phần 2) 9 years 3 months ago #57745

Trang 66

66.jpg


TÂM TRẠNG 1 KẺ RA ĐI

Tối nay, ánh trăng ngày rằm đã chan hòa khắp thôn, một thứ ánh sáng mát dịu làm cho hồn những người dân quê cảm thấy sung sướng và dễ chịu. Khắp nơi, đâu đâu cũng thấy những bóng đen ngồi nói chuyện cười đùa trước nhà, đó là những người dân quê ra ngồi ngắm trăng. Đây là lần đầu tiên tôi về quê chơi. Cũng như mọi người, tôi ra sân ngồi "tán dóc" với mấy đứa em. Nhưng chợt nghĩ tới Hải, người bạn cùng lớp đã ra đi cách đây ba tháng, rồi tôi vội vàng dời bước...

Nhà Hải không xa lắm, nhưng phải qua một cánh đồng khá rộng, nên tôi rủ thằng em đi cho vui.

Trên đường tới nhà Hải, chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện với nhau: về việc học hành. Còn nó hỏi tôi những câu hỏi như chỉ muốn tôi ở nhà với nó, lâu hay chóng về với nó.

- Bao giờ anh đi học? - Ở đấy có lạnh hay không? - Tháng mấy anh nghỉ hè?...

Tôi trả lời xong, đã tới cổng nhà Hải. Chúng tôi im lặng đi vào.

Trong sân, thày mẹ Hải đang ngồi ngắm trăng và bàn về các việc sắp làm. Còn Hải đang ở trong nhà học bài. Khi thấy hai bóng đen lù lù đi vào, mẹ Hải cất tiếng hỏi:

- Ai đấy?

Chúng tôi bước lại gần một chút:

- Chào hai bác ạ, cháu mới về sang đây chơi thăm hai bác.

- À ra thế, bác cứ tưởng hai đứa nào vào ăn trộm chứ!

Bà phì cười rồi tiếp:

_ Cháu vào nhà chơi với thằng Hải đi. Nó đang ở trong nhà ấy.

Tôi xin phép cha mẹ Hải rồi vào nhà. Vừa đi tôi vừa nghe thấy những tiếng cha mẹ Hải xì xèo với nhau về tôi:
Last Edit: 9 years 3 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

ĐẶC SAN TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHAOLO XUÂN LỘC (phần 2) 9 years 3 months ago #57723

Trang 65

65.jpg


Rồi đây con sẽ gặp
Trên khắp nẻo bao người
Ước gì ơn Thánh Chúa
Giữ toàn vẻ thắm tươi

Những ai ngoài dân Chúa
Ước rằng gặp gỡ con
Họ tìm ra chân lý
Đời sẽ ý nghĩa hơn

NHững ai tình dang dở
Nỗi sầu muộn chứa chan
Con sẽ mang cho họ
Niềm thông cảm dịu dàng

Những người đang gian khổ
Tuổi xanh héo hắt dần
Con cầu xin cho họ
Được thấy lại mùa xuân
Ai già nua, tuổi tác
Người thất vọng, bi quan
Lại nguyện mang cho họ
Niềm phấn khởi, hân hoan

Con bước chân vào đời
Lòng chỉ ước thế thôi
Nếu Chúa thương thể hiện
Là toại ý con rồi


SƠN VINH
Last Edit: 9 years 3 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

ĐẶC SAN TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHAOLO XUÂN LỘC (phần 2) 9 years 3 months ago #57722

Trang 64

64.jpg
VÀO ĐỜI

Như cây đèn thắp sáng
Chúa gọi con vào đời
Niềm tin yêu rồi rạng
Chiếu tận ngàn biển khơi

Như một bình muối ướp
Thành trì của đức tin
Giữa cõi đời tang tóc
Vẫn son sắt một niêm

Chúa muốn con đi mãi
Đi đến tận chân trời
Dù gian lao, khổ ải
Quyết giữ trọn niềm vui

Nhưng thân con mệt mỏi
Chúa đã biết quá rồi
Xin ban niềm phấn khởi
Và ơn Thánh bùng sôi

Dù mai đây thất bại
Đừng để con ngã lòng
Đừng để con xúc phạm
"Sao Chúa Trời bất công"

Và khi con thành tựu
Xin Chúa đến chúc lành
Để niềm vui sống mãi
Để nước Người thơm danh
Last Edit: 9 years 3 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

ĐẶC SAN TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHAOLO XUÂN LỘC (phần 2) 9 years 3 months ago #57721

Lớp 1 =lớp Năm
Lớp 2 = Lớp tư
Lớp 3 = Lớp ba
Lớp 4 = lớp nhì
Lớp 5 =lớp nhất

Đệ thì chú Thể nói đúng rồi chỉ có lớp Đệ tử là lớp của các Sư Phụ Ha ha ha ha!
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco)

ĐẶC SAN TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHAOLO XUÂN LỘC (phần 2) 9 years 3 months ago #57720

:unsure

Chú thích, để cho một số quý vị biết về cách gọi tên lớp của Bộ Quốc Gia Giáo Dục thời đó.
Như trong bài viết trên, tác giả đã dùng danh từ: Đệ IV (IV = Tứ, số La mã) để gọi tên một lớp. Thật ra, theo như MHT còn nhớ, chúng ta có thể gọi bằng hai tên như sau:

Lớp 6 = Đệ Thất (VII)
Lóp 7 = Đệ Lục (VI)
Lớp 8 = Đệ Ngũ (V)
Lớp 9 = Đệ Tứ (IV)
Lớp 10 = Đệ Tam (III)
Lớp 11 = Đệ Nhị (II)
Lớp 12 = Đệ Nhất (I)

Rất mong anh chị nào biết rõ hơn, nhớ rõ hơn về hệ thống giáo dục thời này cho bà con cô bác học hỏi thêm ạ.
Last Edit: 9 years 3 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

ĐẶC SAN TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHAOLO XUÂN LỘC (phần 2) 9 years 3 months ago #57719

Trang 63



63.jpg




Rồi năm học qua đi, mùa hè lại đến, con số của Tôma cũng nhỏ đi. Những khuôn mặt còn lại bây giờ thoáng buồn trước 'cảnh' "giã từ đời tu" của những người đã hai năm cùng chung sống. Họ tiếc rẻ con số của Tôma đã hao hụt đi, cạn đi, ai lại không buồn trước cảnh chia ly !

Nhưng! Mùa hè của họ thật tai ác. Đầu mùa hè trong cảnh cô đơn vắng vẻ thiếu bạn, nơi một bệnh viện miền Vũng Tầu, Năm đã chết. Lại một đau đớn nữa đến với Tôma! Mùa hè anh em mỗi người một nơi, mỗi người một phương trời thế mà Năm đã phải nhắm mắt trong cảnh đó.

"Năm, Năm đã chết rồi, cái đi của Năm sao âm thầm quá và Năm chết trong cảnh cô đơn, "buồn tẻ" làm sao. Trước mùa hè chúng ta ca những bài ca tạm biệt chứ đâu có phải là những lời vĩnh biệt. Nhưng vĩnh biệt thật rồi Năm ạ! Chúng mình đã phải xa nhau vĩnh viễn. Bây giờ mỗi người một thế giới, mỗi người một cuộc sống. Cuộc sống của chúng tôi sẽ có lúc như Năm: hai con mắt nhắm lại, đôi tay xuôi xuống, thế là xong tất cả, thân xác rồi cũng sẽ trở về bụi tro...Trước khi nhắm mắt lìa trần, chúng tôi chắc Năm cũng buồn lắm. Không buồn sao được."

Mùa hè lại qua đi, những người còn lại trở về. Khi mới nhìn nhau, họ nói ngay đến truyện người bạn đã ra đi trong kỳ hè. Năm, Năm được họ nhắc lại với bao kỷ niệm...ngày nay còn vương lại và họ tiếp tục sống.

Năm nay sao mà sui tệ! Con số Tôma đã nhỏ bé đi. Ngay từ đầu năm họ cứ xin về, giã từ đời chủng viện. Những phút chia ly bây giờ thật buồn. Những bàn tay xiết chặt lấy nhau như không muốn rời ra. Những con mắt đối nhau chứa bao tâm tư hỗn độn.


Bao kỷ niệm êm đềm, phút chia ly này được gợi lên tất cả. Những kẻ ra đi chân bước âm thầm... Những người còn lại con mắt hướng trông buồn bã. Nhưng đệnh mệnh vẫn là đệnh mệnh, con người không thể cãi lại.

Mùa nghỉ đầu tiên năm đó, Tôma mất đi những người con yêu quí. Bây giờ cảnh chia ly đã rớt nước mắt. Người đi tiếc đời Chủng Viện. Người còn lại khóc kẻ ra đi. Nước mắt rơi xuống, chúng ta chia cách từ đây.

"Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ!"

Phải, thời gian qua đi, những kỷ niệm họ còn để lại và mỗi lần nhắc tới họ, tâm tư của những người còn lại đều quay về quá khứ với những buồn vui.

Thời gian dần trôi, đến năm Đệ IV, Tôma mất thêm một người con nữa: Quân. Quân đã ra đi trong thất vọng. Ôi! Buồn làm sao. Những con mắt của Tôma đỏ hoe lên. Những đôi môi uất nghẹn ấp úng không nói ra lời. Sau nhiều năm chung sống, giờ đây ai chết đi mà không để lại nhiều kỷ niệm.

Nam chết trong đau thương, Năm trong cô đơn, Quân trong thất vọng.

Viết lên một chút tình đời,
Thương cho số phận mấy người hẩm hiu.

Tiếc cho tuổi trẻ thương đau,
Không còn ước nguyện, còn đâu kiếp người.

Năm năm kỷ niệm vui buồn,
Năm năm còn đó, ai vui ai buồn?
Last Edit: 9 years 3 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

ĐẶC SAN TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHAOLO XUÂN LỘC (phần 2) 9 years 3 months ago #57718

Trang 62

62.jpg


NHỮNG KẺ RA ĐI

(Nhớ lại những người đã cùng tôi
chung sống mà ngày nay không còn nữa).

TÔMA, Người con đầu tiên của Chủng Viện Thánh Phao-lô. Đứa con đầu lòng ấy ngày nay đã lên năm tuổi. Theo thời gian và định luật Tôma dần dà lớn lên với những con người ra đi và những bóng hình gục ngã. Buồn, vui, sướng, khổ hằn trên nó. Ngày nay con số 88 hồi bắt đầu tu chỉ còn để lại một con số rất khiêm nhường: hai mươi chín, hai mươi chín mái đầu với những kỷ niệm buồn vui in sâu trong ký ức của họ: từ những kẻ ra đi cho đến những người đã chết.

Tôma khai sinh với 88 mái đầu xanh, đơn sơ, dễ mến và ngay từ buổi đầu con số đó đã nhỏ đi. Những kẻ ra đi đầu tiên đó hầu như không có một ảnh hưởng gì đối với họ (những người còn lại). Họ cứ vui sống và lớn lên... Rồi một năm qua đi, hơn mười người đã giã từ đời tu với một tâm tư buồn buồn và xấu hổ.

Năm thứ nhất qua đi, năm thứ hai tiếp tục Tôma đã tới tuổi dậy thì và bộ mặt có khác với năm trước. Họ đã có những giây phút buồn bã, đã biết suy tư về cuộc sống. Những người ra đi vẫn chưa có ảnh hưởng nhiều với những người còn lại.

Nhưng vào một buổi chiều thu, trời miền biển Phước Lâm chưa tắt nắng...Ầm !!! Một tiếng nổ vang lên và Nam đã gục xuống. Thân hình Nam vì sức công phá của một trái đạn M79 không còn ra hình tượng người nữa. Nam, con người ngã gục đầu tiên đã đi trong đau thương và kinh sợ. Chiều ngày hôm sau, bạn Nam đã tiễn Nam ra đi vĩnh viễn vào lòng đất. Hình ảnh của Nam đã in sâu vào ký ức những người còn lại.

"Nam, tụi mình đang tu với nhau, tuổi đời thiếu niên của chúng mình còn lên mà Nam đã vội đi...đi vĩnh viễn. Dụng cụ của cuộc chiến tranh này đã làm cho thân thể Nam không còn nguyên vẹn. Miểng đạn xâm nát mình, mang đi một cánh tay, ruột lòi ra và bao tử của Nam sau bốn ngày chúng tôi mới tìm được. Thật là một hình ảnh ghê rợn, khủng khiếp và đau thương đã in vào trí óc chúng tôi. Mỗi lần nhớ lại Nam, chúng tôi lại nhớ đến hình ảnh đó. Nguyện cho đất nước này sớm bình an."

Cái chết đau thương đó đã ảnh hưởng tới những người còn lại và cuộc sống tiếp theo đó họ đã sống có vẻ thánh hơn.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 31, FX Tống Duy Hòa (Lớp Tôma)

ĐẶC SAN TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHAOLO XUÂN LỘC (phần 2) 9 years 3 months ago #57701

Hê hê! Hóa ra mình cũng có bài lên tạp chí "Sáng". Cảm ơn chú Thể nhé.
Mấy chục năm nay chả biết đến thơ phú là gì. Ai ngờ hồi ấy lại biết làm ... thơ. Hay phết!!! Giá cứ đấy mà phát triển, giờ này có khi cũng thành nhà thơ (cỡ Trần Phùng Linh Duyên) không chừng (hic)
Hòa điếc
The administrator has disabled public write access.

ĐẶC SAN TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHAOLO XUÂN LỘC (phần 2) 9 years 3 months ago #57671

Trang 61

61.jpg


Ba Thành chậm rãi thở dài rồi lại góc nhà lấy chiếc roi mây và ra lệnh:

- Về rồi thì nằm xuống đây!

Thành quay cổ định chạy, nhưng chiếc cổng đã khóa kín.

Thành nhìn chiếc roi mây và ríu rít bước lại giường....

Sau trận đòn chí tử, Thành lại được Ba Thành dẫn lên Chủng Viện xin nhập học lại. Thành chắc rằng không được vì trước khi về, Thành đã được Cha Linh Hướng dặn dò kỹ lưỡng: " Con sẽ không bao giờ có thể trở lại Chủng Viện nếu con đồng ý ra về". Bây giờ Thành thấy hối hận quá vì bước quyết định đó.

Ngồi trên xe, hôm qua Thành mang bao hy vọng thì giờ đây chỉ còn lại hối hận và thất vọng. Thành hối hận vì đã thiếu suy nghĩ khi bước bước quyết định. Thành thất vọng vì lời Cha Linh Hướng căn dặn. Bây giờ Thành đã hiểu thấm thía câu:" Tu là cõi phúc, tình là dây oan". Chiếc xe bốn bánh chạy dài trên đường nhựa. Tiếng máy nổ dòn, phun ra từng đợt khói...

Chủng Viện đã hiện ra trước mắt, oai hùng như một con voi giữa đàn heo, hổ... Thành xuống xe theo Ba bước vào phòng khách. Thành thấy Chủng Viện ấm cúng quá. Nước mắt Thành lăn tròn trên má. Thành ao ước ở lại chủng Viện để tận hưởng những giây phút quý báu. Nhưng còn đâu nữa!!! Câu truyện dàn xếp đã xong xuôi. Thành không được nhận ở lại. Thành bước theo ba ra về. Tâm tư trống rỗng. Lòng Thành tràn ngập hối hận và thất vọng. Chiếc khăn tay của Thành đã đẫm nước mắt. Đời Thành khổ quá. Thành biết làm sao bây giờ? !! Thành vô tình để giọt nước mắt rớt xuống sàn xe. Chiếc xe nổ máy. Nó lao mình vào ánh nắng. Một đợt khói lớn phun ra, tan loãng vào không khí chẳng khác một ơn kêu gọi bị hất hủi....


15-11-1970

LEONRAD CHESCHIRE
lớp 8
Last Edit: 9 years 3 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng, Nguyễn Văn Linh (Lớp Don Bosco)

ĐẶC SAN TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHAOLO XUÂN LỘC (phần 2) 9 years 3 months ago #57670

Trang 60

60.jpg


Sự thật lại khác xa điều Thành nghĩ. Thành chán nản và thất vọng. Thành khó giữ kỷ luật. Thành ngại làm công tác. Thành tìm ý nghĩa câu "tu là cõi phúc, tình là dây oan" nhưng không thấy!

Từ chỗ chán nản và thất vọng đó, Thành tiến tới mức chán tu nhanh chóng và kết quả: Thành đã xin về.

Sau ngày tựu trường được một tuần, một cậu bé con nhà "quý phái", đẹp trai, quần áo sang trọng, xách chiếc va-li lớn khiến một bên vai chĩu xuống. Người đó chính là Thành. Vì không chịu được khuôn khổ chốn tu hành Thành đã trở về con đường cũ. Trên đường về nhà Thành nghĩ: Thành sẽ cố gắng học thật giỏi để bọn thằng Tâm lé mắt, may chẽn mấy chiếc quần rộng lại và bao nhiêu ý nghĩ khác đến với Thành. Thành mỉm cười - cái cười tràn đầy hy vọng - con đường về nhà sao dài quá ? !!!

Về đến nhà Thành được má ra đón tận ngoài cổng. Anh chị Thành xách va-li vào giúp Thành. Thành nắm tay má bước đi trong bầu khí vui vẻ. Thành chợt nghĩ: "Ở nhà mình mới có hạnh phúc thật".

Vừa bước tới cửa, thành gặp ngay cặp mắt nghiêm nghị của Ba Thành. Thành sợ sệt cúi gầm mặt xuống bước vồi vào nhà trong. Nhưng Thành cứng chân lại khi nghe câu hỏi đột ngột của Ba: "Thành, con về nhà làm gì vậy?"

Thành cúi mặt không trả lời câu hỏi. Mặt Thành tái xanh. Thành nhìn đăm đăm xuống nền nhà. Trước tình thế đó, Thành chỉ còn hy vọng vào mà và anh chị. Thành ngước mắt nhìn mà và anh chị. Nhưng khuôn mặt lo lắng của họ càng làm cho Thành luống cuống. Bầu không khí yên lặng khiến Thành khó thở. Thành vẫn không nhúc nhích. Thành muốn nói toạc ra cho Ba Má rõ nhưng lưỡi Thành cứ ríu lại. Thành chẳng thốt được lời nào cả. Ba Thành yên lặng chờ câu trả lời. Má Thành cũng dương cặp mắt lola81ng nhìn con. Thành bối rối quá. Tiếng của Ba anh đã gỡ rối phần nào cho Thành:

- Mày xuất rồi à?

Thành chỉ chờ câu nói đó. Thành định gật đầu nhưng lại lắc đầu. Bộ mặt những người trong gia đình đổi hẳn. Ba Thành hỏi lại:

- Thế con về làm gì vậy?

Thành nghĩ cách nói dối Ba, nhưng đột nhiên Thành trả lời:

- Con xuất rồi.

Một nét giận dữ thoảng qua nét mặt của Ba Thành. Má Thành há hốc miệng ngạc nhiên hỏi lại:

- Mày về thật à?

- Vâng con về rồi!

Trong khi đó, Thành còn tiếp tục được lời mỉa mai của anh Thành:

- Mày đi tu tao biết là xuất sớm.
Last Edit: 9 years 3 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012