Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1
  • 2

TOPIC: CHUẨN BỊ ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN - Tập I

Re: CHUẨN BỊ ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN - Tập I 12 years 2 months ago #2148

CÓ BÓNG HỒNG TRONG NHÀ, TỰ NHIÊN ĐỜI THẤY TƯƠI SÁNG HƠN.
NHÀ KHÔNG CÓ BÓNG HỒNG, TỰA NHƯ VƯỜN KHÔNG HOA KHÔNG LÁ.
ẤY VẬY, ANH EM ƠI, TA VẬN ĐỘNG CHO CÁC MẸ BỀ TRÊN VÔ TCVPHAOLO SINH HOẠT CHO RÔM RẢ, NOI GƯƠNG MẸ XUÂN DUNG KÌA.
The administrator has disabled public write access.

Re: CHUẨN BỊ ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN - Tập I 12 years 2 months ago #2147


  • Posts:633 Thank you received: 966
  • Thương một đời hai chữ Việt Nam thôi: Đăng Trình!
  • Xuân-Dung's Avatar
  • Xuân-Dung
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Dear Bác Văn Quyền:

Hôm qua cô em gái đưa cho cuốn sách, nhìn tựa đề thấy "oải" rồi: Người Con Gái Sắp Lấy Chồng Nên Biết (!!!)
Hôm nay vào đây "đụng": Chuẩn Bị Đời Sống Hôn Nhân.

Giời ạ! những "bài bản" này 24 năm trước ở đâu?

Sincerely,
TH's +
TH's + [Thánh Giá của Tuyết Hầy]
Tuyết Hầy - Lớp PioX - SDB 194
The administrator has disabled public write access.

Re: CHUẨN BỊ ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN - Tập I 12 years 2 months ago #2110


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Bài 17 BẢNG TRẮC NGHIỆM TÍNH TÌNH


Các bạn thân mến, sau khi đã học qua 8 loại tính tình, các bạn đã có thể biết được phần nào về tính tình của mình, cũng như của người khác. Nhưng để giúp các bạn hiểu rõ hơn, chúng tôi gởi đến các bạn bảng trắc nghiệm tính tình này.

Bảng này gồm 54 câu. Mỗi câu ghi lại một đặc điểm của tính tình. Đọc câu nào, thấy mình có đặc điểm ghi trong câu đó, thì bạn đánh dấu ở trước. Nếu còn nghi ngờ do dự, thì đừng đánh dấu. Cần nhất là bạn phải thành thật với chính mình. Có như thế, thì bảng trắc nghiệm này mới giúp bạn hiểu mình, biết người, và bạn sẽ thành công trên đường đời. Bạn có thể ghi số thứ tự câu nào đúng với bạn vào một sổ tay, để đối chiếu với bảng giải đáp tính tình sau này. Nào, mời các bạn. ...

1. Bạn có yêu thiên nhiên (ví dụ: cây cỏ, trời, mây, đồng nội. ..) hay không?

2. Bạn có những cảm giác mạnh, dễ thay đổi, bất định, tính khí bất thường không?

3. Bạn có bình tĩnh, điềm đạm, khách quan, tính tình bình thản không?

4. Bạn có ưa tô đẹp thực tề, ít thận trọng đến tính chất khách quan không?

5. Bạn có hay bị xúc động không?

6. Bạn có hăng hái thực hiện những tham vọng, hành động quả quyết và một đôi khi vội vàng không?

7. Người khác có cho bạn là lười biếng không?

8. Bạn có thích những gì trừu tượng, những gì là hệ thống, lý thuyết không?

9. Bạn có tin tưởng vào kinh nghiệm, chứ không tin vào lý thuyết không? 10. Bạn có thiên về ưu sầu buồn bã không?

11. Bạn có thường lạc quan và vui vẻ không?

12. Bạn có nhút nhát, dễ buồn tủi, không quyết định, dễ bối rối, dễ nản chí không?

13. Bạn có luôn bền tâm, kiên nhẫn không?

14. Bạn có là người vồn vã, thân mật, bồng bột, lôi cuốn trong xã hội không?

15. Bạn có nhiều óc thực tế không? 16. Bạn có ít óc thực tế không?

17. Bạn có hoang phí không?

18. Bạn có là người quan sát giỏi hay không?

19. Người khác có coi bạn là người hống hách, chuyên quyền không?

20. Người khác có coi bạn là hiền hoà, lành tính không?

21. Người khác có cho bạn là ương ngạnh, cứng đầu cứng cổ không? 22. Bạn có ham thích đời sống trần tục không?

23. Bạn có yêu thích thanh vắng không?

24. Bạn là người ít chừng mực, ít đúng giờ phải không?

25. Bạn thích ăn uống, ngủ nghỉ nhiều phải không?

26. Bạn là con người khó hoà giải, khó thuyết phục phải không?

27. Bạn luôn khép kín, bí mật, khép nép phải không?

28. Bạn có thích những cuộc chơi, giải trí không?

29. Bạn có chấp thuận dễ dàng để làm như mọi người không? 30. Bạn thích trêu chọc, mỉa mai, vì bạn sẵn có tính hoài nghi, phải không?

31. Người khác biết bạn hay có tính hài hước, trào lộng, phải không?

32. Bạn ít quan tâm đến nội giới (như cảm tình, cảm xúc. ..) phải không?

33. Người khác dễ dàng nhận biết lòng thực thà và ngay thẳng của bạn, phải không?

34. Bạn có năng lực làm việc dồi dào, phải không?

35. Bạn tôn trọng những nguyên tắc và thích nhắc nhở tới chúng, phải không?

36. Bạn say mê thơ văn và nghệ thuật, phải không?

37. Người khác coi bạn là loại người ít thích giúp đỡ, phải không?

38. Bạn khó tính với chính mình, phải không?

39. Bạn ham thích hùng biện và có tài ăn nói, phải không?

40. Bạn tập trung hành động vào một mục đích đã chọn làm chủ yếu, phải không?

41. Bạn cần hành động mãnh liệt theo nhiều chiều hướng khác nhau, phải không?

42. Người khác cho bạn là người lịch sự, phải không?

43. Bạn là người hung dữ, phải không?

44. Bạn thích nhắc lại những biến cố, kỷ niệm, phải không?

45. Bạn thờ ơ với quá khứ và tương lai, phải không?

46. Người khác thấy bạn hấp dẫn và tìm cách để làm bạn với bạn, phải không?

47. Bạn ham chuộng những gì mới lạ, phải không?

48. Bạn sống theo tập quán, thói quen, phải không?

49. Bạn hay làm việc quá độ, liều lĩnh, phải không?

50. Bạn ham thích những cái dị thường và lạ lùng, phải không?

51. Bạn thích sống đơn giản và giảm bớt những nhu cầu, phải không?

52. Bạn ham muốn làm người khác bỡ ngỡ và chú ý tới mình, phải không?

53. Người khác cho bạn là người can đảm, phải không?

54. Bạn khăng khít với đời sống gia đình, với quốc gia và với tôn giáo, phải không? Sau khi các bạn đã trả lời hết

54 câu hỏi (bằng cách đánh dấu ở đầu câu, hoặc ghi số câu mà bạn cho là đúng với mình), mời các bạn hãy nhìn vào bảng giải đáp tính tình, và ghi dấu hoa thị bên cạnh những số mà các bạn đã ghi dấu ở trên, rồi cộng lại từng cột.

Cột nào nhiều hoa thị nhất, thường đó là tính tình chính của bạn.

Cột nào nhiều hoa thị thứ nhì, thường đó là tính tình phụ của bạn. Cầu chúc các bạn hiểu rõ mình, biết rõ người, và luôn thành công trên mọi nẻo đường của cuộc đời.

BẢNG GIẢI ĐÁP VÀ XẾP LOẠI TÍNH TÌNH

Đam mê Phẫn nộ Đa cảm Thần kinh Điềm đạm Đa huyết Vô khí lực Lãnh đạm 6 13 15 19 34 38 40 5 11 14 15 32 34 39 1 10 12 16 23 26 28 2 4 16 27 36 43 46 3 8 13 18 31 23 35 3 9 15 18 22 30 32 7 10 21 23 26 28 33 3 7 16 17 20 24 25

Đam mê Phẫn nộ Đa cảm Thần kinh Điềm đạm Đa huyết Vô khí lực Lãnh đạm 40 49 51 54 39 41 43 47 28 44 48 51 46 47 20 51 35 46 51 53 32 39 42 53 33 35 37 48 25 29 52 53

Lưu ý:

- Có những số lập lại 2 lần: 7, 10, 13, 18, 23, 26, 28, 32, 33, 34, 35.

- Có những số lập lại 3 lần: 5, 15, 16, 18, 51, 52.

- Bạn hãy đánh dấu hoa thị (*) những số lập lại vừa rồi trong bảng xếp loại.
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: CHUẨN BỊ ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN - Tập I 12 years 2 months ago #2109


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Bài 16 : NGƯỜI ĐÀN BÀ KIA


Một lúc nào đó không ngờ, qua ánh mắt thương hại của bạn bè, hay qua lời nói bóng gió xa xôi của họ, hoặc qua thái độ hờ hững của chồng, bạn cảm nhận được rằng: CHỒNG MÌNH ĐÃ CÓ TÌNH NHÂN. Đúng là một tin sét đánh, một thứ ung thư hay sida gì đó trong tình yêu. Nhưng dù sao, bạn hãy bình tĩnh tìm nguyên nhân và lựa cách đối phó.

A. NGUYÊN NHÂN

1. Hôn nhân là một cộng đồng về tinh thần, tính dục, kinh tế, gia đình. Vậy bạn hãy tìm xem nguyên nhân bất hoà ở đâu?

- Về tinh thần ư? Bạn ráng tìm hiều người chồng, ráng trau dồi kiến thức để đừng tụt hậu xa chồng quá.

- Về kinh tế ư? Bạn tìm công việc gì làm thêm, để phụ thêm thu nhập trong nhà, để chồng kính trọng bạn. Nếu cần thì giảm bớt chi phí đi, đừng tiêu xài hoang phí.

- Về gia đình ư? Hãy xem hai bên có cùng lo việc nhà, cùng dạy dỗ con cái, cùng quan tâm đến mục đích chung không?

- Về tính dục ư? Có thể do không có sự hoà hợp, có thể do nhàm chán, hay do bạn thụ động quá chăng? Bạn đã lơ là chăm lo thân xác, áo quần. ..?

2. Khi chồng bạn đi tìm hạnh phúc nơi người khác, đó là dấu chỉ không còn hạnh phúc trong gia đình mình nữa. Cái khổ nhất cho một người đàn ông là luôn phải nghe những lời đay nghiến không dứt của vợ mình. Mà ông lại phải nghe sau một ngày làm việc mệt nhọc, hoặc sau những giờ phút căng thẳng để tranh đua với đời, hoặc sau một lần thất bại, thì ông chịu làm sao nổi? Tìm được nguyên nhân, ta sẽ khiêm tốn sửa chữa và đề nghị với chồng cũng tự sửa chữa, thì chắc không đến nỗi tan vỡ.

B. NHỮNG LỜI KHUYÊN

1. Hãy bình tĩnh, đừng nên ồn ào. “Cô ấy” không thành công trong việc phá vỡ gia đình đâu, nếu không có người giúp sức, mà người giúp sức chính là người vợ. Bình thường thì người chồng chỉ chán khoảng 10%, nay nếu vợ lại đánh ghen, hành hạ, làm chồng mất thể diện. .. thì chồng sẽ chán đến 90% và có nguy cơ là bỏ vợ luôn.

2. Đừng buồn sầu khóc lóc làm cho thân hình ra tiều tụy. Làm như vậy là bạn đã trúng kế của tình địch. Trái lại, hãy tạm giảm bớt những công việc nặng nhọc, để chăm lo cho sức khoẻ, để sửa sang áo quần, để tô điểm cho thân xác. .. Bạn hãy tự nhủ: “Cái ngữ lấy chồng thừa của mình thì ra cái giống gì. Để xem! Hãy đợi đấy! ”.

3. Hãy bí mật gặp thẳng cô ta xem sao. Gặp mặt thì ta mới đánh giá được địch thủ, để xem cô ta hơn mình ở điểm nào, xem chồng tại sao lại mê cô ta, xem cô ta là hạng người nào: già hay trẻ. .. Nhưng nhớ là ta đừng nổi nóng, nhưng hiền quá thì cũng thiệt thân. Hãy tuỳ cơ ứng biến, cương nhu tùy hoàn cảnh.

4. Tạo dịp để mời người ấy đến chơi luôn. Gặp nhau mãi họ cũng chán. Vả lại, “của cấm” bao giờ cũng hấp dẫn hơn: cũng vậy, thầm lén gặp nhau mới gây ấn tượng. Nay thấy rõ nhau, tất là hết hấp dẫn. Phải dĩ độc trị độc. Ai cũng có cái tốt cái xấu, do đó phải làm sao để lộ ra cái dở của “người ấy”, và khai thác cái hay cái tốt của mình. Thấy rõ bộ mặt thật, chồng sẽ chán ngay.

5. Nếu chị là người có bản lãnh, tự tin. .. thì cứ liều bỏ anh ấy để đi đâu một thời gian xem sao. Có khi vắng chị, anh ấy mới thấy là cần thiết và yêu chị hơn. Có dịp để cho anh ấy nghĩ lại.
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: CHUẨN BỊ ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN - Tập I 12 years 2 months ago #2108


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Bài 15 TRẺ TRỘM CẮP


Ngay từ hồi mới sinh, trẻ đã có một thứ bản năng gọi là bản năng sở hữu. Tay nó bám chặt lấy bầu vú, chai sữa. Nó còn đang bú mà bị ai lấy mất là có chuyện ngay. Thú vật lớn hay nhỏ thì cũng vậy. Lớn lên tí nữa, chúng muốn chiếm giữ tất cả những gì chúng muốn, chúng thích. Nhưng vì chưa quan niệm rõ rệt “cái của tôi” và “cái của anh”, nên chúng thường tranh dành và đánh nhau chí choé. Khi lên 6 tuổi, trẻ mới có quan niệm rõ ràng về quyền sở hữu. Ta đừng vội kết tội chúng ăn cắp khi trẻ còn dưới tuổi đó, mà cần kiên nhẫn giải thích cho chúng. Hãy đợi chúng quá 6 tuổi, ta hãy trừng trị tính gian dối của chúng. Muốn giúp chúng sửa chữa, ta cần biết nguyên do để chữa tận gốc.

A. TẠI SAO TRẺ ĂN CẮP?

1. Có thể là do thiếu tình âu yếm của cha mẹ. Có trẻ sinh tật ăn cắp, khi nó có em bé. Nó nghĩ rằng em bé đã ăn cắp tình thương của cha mẹ đối với nó, nên nó ăn cắp một cái gì đó để bù lại. Có khi tại cha mẹ thiếu quan tâm đến nó, nên nó ăn cắp tiền bạc, đồ đạc. .. của cha mẹ đem cho bạn bè, để mong tìm được tình thương nơi bạn hữu.

2. Có thể là như để trả thù đời. Chúng không có lỗi mà bị phạt, bị mắng oan, chúng uất ức nên tự nghĩ: “Đã bị mọi người khinh ghét thì cần gì nữa, vậy ăn cắp thật cho mà coi”. Không khéo thay vì dạy trẻ, ta lạïi đưa trẻ đến chỗ liều lĩnh. Có khi trẻ thấy bạn bè giàu có, còn mình thì nghèo, nên ăn cắp của bạn không phải vì tham, mà muốn cho bạn nghèo đi và tụt xuống, để mình ngoi lên. Có những em ngoan ngoãn mà mắc tật ăn cắp không ai ngờ.

3. Có khi vì ghen với anh em, có khi vì thù oán (ăn cắp sách vở để bạn bị phạt), có khi vì muốn tỏ ra ta đây can đảm (chịu ảnh hưởng phim kiếm hiệp, bạo lực. ..), cũng có khi vì vụng về (cất đồ giúp bạn, nhưng sợ bạn cho là ăn cắp nên dấu đi luôn. ..). Cũng có khi do người lớn không cho chúng những cái cần thiết.

B. THÁI ĐỘ CỦA CHA MẸ

1. Muốn sửa tật này cho trẻ thì phải tìm rõ nguyên nhân. Tìm được nguyên nhân mà sửa thì tự nhiên trẻ hết ăn cắp. Những trẻ được âu yếm, tin cậy thì ít khi ăn cắp. Càng tỏ ra khoan hồng, hiểu biết thì càng có kết quả. Càng la rầy đánh mắng, thì càng đẩy trẻ đi sâu vào con đường tội lỗi.

2. Phải dạy cho trẻ biết nhận định, phân biệt tài sản của mình và của người, và biết trọng tài sản của người khác. Ví dụ: trao cho chúng khu vườn để chúng chăm sóc, để khi thấy được sự vất vả, yêu quí cái mình làm ra, thì chúng biết tôn trọng cây cối, hoa quả của người, và để chúng thấy rằng phá hoại, ăn trộm là xấu, là bất lương. Khi đã chỉ cho chúng biết rõ rồi mà chúng không chịu nghe theo, lúc ấy ta có nghiêm khắc thẳng tay trừng trị, chúng cũng không phàn nàn. Ta cũng phải bắt chúng đền bồi hay trả lại những vật chúng đã ăn cắp hay phá hoại bằng chính những vật chúng yêu thích nhất. Phải tập cho chúng biết nghe theo tiếng lương tâm tố cáo, lên án. .. khi làm điều xấu.
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: CHUẨN BỊ ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN - Tập I 12 years 2 months ago #2107


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Bài 14 : TRẺ NÓI DỐI


Thông thường, ai cũng thích người thật thà, và ghét kẻ ăn gian nói dối. Bảo ai nói dối, là một câu nhục mạ nặng nề. Đặc tính của con người là “lời nói”. Nhờ nó mà có sự giao thiệp giữa người với người. Nói dối là làm sai bản chất của lời nóiù, nên cắt đứt mối liên hệ giữa người với nhau. Cha mẹ rất buồn bực khi có đứa con hay nói dối.

1. TẠI SAO TRẺ NÓI DỐI?

1/ Phần nhiều là vì sợ: sợ bị mắng, sợ bị phạt. Lý do là tại cha mẹ hay thày cô nghiêm khắc quá, hay có khi tại bản tính đứa trẻ nhút nhát quá.

2/ Có khi vì trẻ muốn làm vừa lòng người lớn. Mẹ mất tiền nên bảo con: “Con nhận đi thì khỏi bị đòn”, nên đứa trẻ nhận là mình lấy trộm, nhưng ít hôm sau lại tìm thấy tiền đã mất. Một ví dụ khác: Mẹ làm mất tiền nghi cho con nên tra khảo nó, nhưng bố thương lại dúi tiền cho con để trả cho mẹ. Thế là vô tình bố mẹ dạy cho con cái nói dối.

3/ Nói dối vì mặc cảm tự ti. Trẻ ra trường thì nhút nhát, nhưng về nhà lại nói thánh nói tướng rằng mình là tay anh chị. Nhà thì nghèo mạt rệp, nhưng lại khoe là có đủ mọi thứ.

4/ Nói dối để tự vệ: Đến tuổi dậy thì, trẻ muốn có “một khu vườn riêng” để mơ mộng và để chứng tỏ bản lĩnh của mình, nên ai hỏi tới thì sẽ nói dối là những vấn đề riêng tư. Hoặc có cảm tưởng là mình mất tự do, khi phải khai báo sự thật ngay cả với bố mẹ.

5/ Nói dối vì ghen tức, để cho người ta để ý đến nó, thương yêu nó, ví dụ: trẻ mất mẹ đang cô đơn, mà bố nó lấy dì ghẻ, nên thỉnh thoảng nó la lối lên rằng mình đau bụng, để được bố để ý chăm sóc cho nó.

2. CHA MẸ PHẢI LÀM GÌ?

Trước hết bạn đừng quá lo âu, nhưng hãy bình tĩnh đi tìm nguyên nhân để chữa trị. Bạn đừng ngạc nhiên, vì nhiều khi người lớn còn nói dối hơn cả trẻ con nữa, ví dụ như: nói dối vì lương tâm nghề nghiệp, hay vì xã giao, hoặc vì cầu lợi ( thật thà cũng thể con buôn. ..), hay vì tự ái, hoặc vì đoàn kết, và còn rất nhiều lý do khác nữa.

- Ta không nên đòi hỏi những gì không thể có được nơi đứa trẻ. Khi còn nhỏ, chúng chưa phân biệt được thế nào là hư là thực, là đúng hay là sai. Chúng chưa có đủ từ ngữ để diễn tả, chưa phân biệt được mơ và thật, chúng còn đang sống trong một thế giới mộng tưởng. Thấy con nói sai, bạn hãy bình tĩnh cắt nghĩa cho chúng. Đừng vội lên án, mắng mỏ chúng là gian dối kẻo tội cho chúng. Từ 7 tuổi trở lên, chúng mới chịu trách nhiệm về lời nói của chúng.

- Ta lại phải tuỳ tâm tình của trẻ. Đứa lanh lẹ, tinh khôn, cởi mở. .. dễ thật thà hơn đứa bản tính nhút nhát, đa nghi, dễ nói dối. Hạng sau này càng la mắng đánh đập thì nó càng nói dối. Chỉ có niềm tin, không khí thân thương cởi mở, mới cải tạo chúng được thôi.

- Cần có gương sáng trong gia đình. Trẻ vốn bản chất không biết nói dối, chỉ do xã hội tập cho nó thôi. Đừng dạy con nói dối. Đừng bao che tội lỗi cho con, vì như thế là tập cho chúng nói dối. Đừng dồn con vào thế phải nói dối (ví dụ: hỏi con thương ai, thưong bố hay thương mẹ?. .. ). Nếu thấy con nói dối, hãy tìm nguyên nhân để chữa trị. Mà nguyên nhân có khi là do ta nóng nảy, dữ tợn quá khiến chúng khiếp sợ mà phải nói dối. - Một đôi khi cũng cần phải trừng phạt, nhưng phải có đủ bằng cớ và biết rõ lý do, nếu không thì phạt mấy cũng vô ích. Tốt nhất là nên có thái độ khoan hồng, hiểu biết, và không gì bằng khuyến khích, để chúng thích sự thật và có lòng tự trọng.
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: CHUẨN BỊ ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN - Tập I 12 years 2 months ago #2106


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Bài 13 : NUÔNG CHIỀU CON CÁI


Các cụ thường bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, và “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, để chỉ cách dạy dỗ con cái, chứ đừng làm cho trẻ hư vì nuông chiều nó.

1. Thế nào là nuông chiều? Đứa trẻ được nuông chiều là đứa trẻ muốn làm gì thì làm, không ai ngăn cản cấm đoán, và thường là việc vô chủ đích, không người hướng dẫn, không cần cố gắng. Dù có làm sai, làm bậy, cũng không bị ngăn cấm, trừng phạt, lại còn được khen. Trẻ được nuông chiều thường sống trong gia đình có cha mẹ ươn hèn, nhu nhược, sống không niềm tin, không lý tưởng.

- Trẻ nhà giàu, có người để sai bảo, không phải dúng tay vào việc gì, nên đâm ra ươn hèn.

- Thích ăn miếng ngon, chỉ riêng cho nó thôi, hơi tý thì hờn dỗi, ham chơi, lười học. ..

- Ăn ngủ chẳng có giờ giấc. .. Có 2 thứ nuông chiều: nuông chiều vật chất và nuông chiều tinh thần. Trẻ được nuông chiều nhưng vẫn hư, bởi vì nó sống trong một thế giới giả tạo không đúng với thực tại. Chưa đòi đã có, làm bậy mà không bị phạt. .. nên đâm ra hoang mang, mất định hướng. Bản năng trẻ vẫn cần người lớn che chở, ngăn cản, như những cây cột an toàn, để trẻ khỏi rơi xuống vực thẳm. Nó mất niềm tin, thất vọng. .. khi không ai dám dạy dỗ, khích lệ, sửa phạt, mà mọi người đều nể sợ nó, mặc nó muốn làm gì thì làm.

2. Tại sao cha mẹ nuông chiều con? Phân tích tâm lý, ta thấy có 3 lý do:

1/ Tình yêu chiếm đoạt:
yêu con mà cứ muốn bám chặt lấy nó, không có muốn nó rời ra. Thái độ này hay có nơi các gia đình ly dị, ly thân, tính tình cha mẹ xung khắc. .. muốn mua chuộc con, để kéo nó về phía mình. Có người hồi nhỏ phải khổ, bị bỏ rơi, bị hất hủi, không tìm thấy hạnh phúc trong hôn nhân. ..nên dồn hết tình thương qua đứa con (yêu mình qua đứa con).

2/ Do những mặc cảm tộïi lỗi: con út hay được nuông chiều vì cha mẹ cho là đứa sinh sau đẻ muộn “cha già con cọc”, bị thiệt thòi hơn các anh em khác. .. Có thể là do đứa con sinh ra không phải là đứa con mong muốn (rủi nó sinh ra, nên thấy mình có tội).

3/ Vì muốn đồng hoá với nó: Trong gia đình có nhiều con trai, chỉ duy có 1 đứa con gái cưng, hay ngược lại. Nó được nuông chiều có khác nào cha mẹ được nuông chiều vậy. Có một hạng cha mẹ, hồi nhỏ cứ muốn mãi là con nít để được nuông chiều, rồi khi có con, họ muốn là đồng hoá với nó, muốn nó mãi là con nít để nâng niu chiều chuộng. Thực ra, chiều nó chính là chiều mình vậy.

3. Thái độ của cha mẹ:

- Nếu trẻ hư vì được nuông chiều, thì phải sửa đổi ngay chính sách. Nhưng từ từ, đừng xung khắc quá, kẻo gây nên xung đột.

- Phải sống theo qui luật chung trong gia đình, như: đi thưa về trình, đi về muộn qua bữa thì phải báo trước, tập ăn đủ món, khi ra đường phải ăn mặc tề chỉnh. .. Khi lên 10 tuổi, cho gia nhập sinh hoạt đoàn thể, để biết va chạm và trọng kỷ luật.

- Cho con hiểu rằng: Sống là tranh đấu, nhưng là thẳng thắn chứ không gian manh. Phải cho trẻ sống đúng với thực tại. Ở nhà có lỗi lầm thì được bỏ qua, chứ ra ngoài xã hội thì đã có luật pháp, hoặc là luật rừng. Cho con cái biết giá trị của đồng tiền, để chúng đừng phung phí vô tội vạ.

- Dù giàu có, quyền thế, cũng phải tập cho con sống khắc khổ, để rèn luyện ý chí. Cho con học nghề, để biết tự lực tự cường.
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: CHUẨN BỊ ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN - Tập I 12 years 2 months ago #2105


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Bài 12 : BÍ QUYẾT LÀM CON CÁI NGHE LỜI - CÁCH GIÚP TRẺ GIỮ KỶ LUẬT

Trong cuộc sống hàng ngày, có lúc bạn muốn nổi điên phát khùng vì trăm ngàn những nỗi khó khăn. Chính trong lúc đó, lại đổ thêm dầu vào lửa, là những nghịch ngợm, phá phách, tiếng khóc lè nhè của lũ con, thì bạn chịu sao nổi? Có người động một tí là la mắng, chửi rủa đánh đập. .. sau đó thấy mình sai quấy, lại như muốn chuộc tội bằng cách bỏ qua hay chiều chuộng thái quá. Như vậy là làm hư con đến hai lần. Làm sao để chúng vui vẻ vâng lời, tự ý làm ra kỷ luật và tuân giữ, mà vẫn quí mến, kính trọng ta. Đó mới là thượng sách. Bạn hãy thử áp dụng một trong những giải pháp sau đây:

1. Thay đổi môi trường, hay còn gọi là cất đi dịp tội. Nên áp dụng với trẻ chưa có ý thức, còn nhỏ dại, ví dụ: thay vì la hét bực dọc vì đứa bé làm bể tủ kiếng của bạn, tại sao bạn không cất búa kìm đi, để chúng không còn gì mà đập? Muốn cho chúng không ăn kẹo trước khi đi ngủ, bạn khóa tủ đựng lọ kẹo lại. Muốn cho chúng khỏi bị bỏng, bạn để bếp cao lên khỏi tầm với của chúng. La hét, đánh chửi. .. nào có ích gì? Muốn chúng khỏi lấy xe đi chơi, bạn cứ việc khoá xe lại.

2. Tập dượt cho chúng xử lý trước các tình huống. Bạn có đứa con tò mò, năng khiếu về máy móc. Thay vì cấm nó không được đụng tới, bạn hãy dần dần tập cho nó xử dụng, như vậy vừa có lợi cho nó, vì được phát huy năng khiếu, lại vừa có lợi cho bạn, vì nó sẽ biết giữ gìn bảo quản, thay vì phá hoại vì tò mò.

3. Khi chúng còn nhỏ, thì cố gắng để biến một bó buộc riêng thành một kỷ luật chung. Khi chúng lớn khôn hơn, ta cho chúng có cảm giác rằng những luật lệ chúng phải theo là do chúng quyết định (cảm giác được tự do). Có nhiều trẻ ở nhà rất bướng, nhưng đi học lại rất ngoan. Ở nhà rất lôi thôi, nhưng đi học lại rất đúng giờ. Ở trường thày cô áp dụng kỷ luật chung cho mọi đứa, còn ở nhà bố mẹ sai khiến tùy hứng. Nhiều khi bảo trẻ đi ngủ, trẻ vẫn lo chơi, mỗi tối mỗi giờ khác nhau. Ta nên ra luật chung trong gia đình, ví dụ: trẻ bé thì 8 giờ đi ngủ, trẻ lớn thì 9 giờ đi ngủ, còn người lớn thì 10 giờ. Sáng thì 5 giờ sẽ thức dậy hết. Ai cũng phải tuân theo luật chung ấy. Đừng tuỳ tiện, tuỳ hứng. Khi lớn lên, ta cũng nên cho chúng biết những chưong trình chung, những khó khăn trong gia đình, những công tác cần làm, để chúng cảm thông những lo lắng, chia sẻ những thiếu thốn, phân công cho nhau những công tác tuỳ theo khả năng.

4. Để cho trẻ quyết định lấy, tự lựa lấy cái “muốn làm và cái “phải làm”. Điều này thường có lợi cho trẻ và cho ta, và tập cho trẻ có tinh thần trách nhiệm ngay từ khi chúng còn nhỏ. Nhiều cha mẹ ra một lệnh không vui gì cho con, lại bắt nó làm ngay, thành ra làm nó khó chịu đến 2 lần. Ví dụ: ta bảo nó mỗi ngày tưới 100 cây thuốc, mỗi cây nửa thùng, tưới lúc nào thì tưới, và tưới làm sao thì tưới. Như vậy tập cho nó có sáng kiến, biết quyết định và có trách nhiệm.

5. Răn đe một cách nhẹ nhàng. Răn đe một cách bình tĩnh nhưng cương quyết. Nên răn đe bằng hành động trước khi dùng tới lời nói. Nếu nói thì nói nhẹ nhàng nhưng dứt khoát. Cực chẳng đã mới phải phạt, nhưng phạt càng nhẹ càng tốt, kẻo bạn sẽ thua khi trẻ lì đòn. Ví dụ: khi có khách, bằng 1 cái liếc mắt, bạn ra hiệu bảo đi chơi chỗ khác. Khi nó với tay lấy đồ ăn của người khác, bạn cầm tay nó đưa về chỗ của nó. Bạn đang vội đi, con gái cứ soi gương đánh phấn mãi, bạn bảo: “Mẹ đi đây, mẹ đang vội, con đi bộ sau vậy nhé”, và lần sau bạn khỏi hối, khỏi la.

6. Ra lệnh ít thôi, và lệnh cần rất rõ ràng. Cái gì cấm thì cấm hẳn, đừng lúc cấm lúc không. Không gì nguy hại cho trẻ bằng tính cách thất thường của ta, đến nỗi chúng không còn biết ý ta thế nào nữa: cái gì tốt, cái gì xấu, cái gì nên hay không nên. Khi ra lệnh gì thì cần đắn đo suy nghĩ và phải giữ mãi, cả ta và trẻ.

7. Hạn chế la mắng, tăng cường khen thưởng. Với một chút tiền còm, một phần thưởng nhỏ, một vật dụng mà đàng nào bạn cũng phải mua sắm cho trẻ, bạn có thể tập cho con cái làm những điều mà tự nhiên nó không ưa thích, ví dụ: lau nhà, rửa chén, coi em. .. Điều quan trọng là bạn phải giữ đúng. Đừng dùng nhiều quá, kẻo biến con bạn thành đứa trục lợi. Đừng dùng cho đứa lớn, kẻo hạ giá nó, làm nó có cảm tưởng bị mua chuộc. 8. Phải nhắc lại lệnh nhiều lần và tập cho nó giữ đến thành thói quen. Nói không hàng trăm lần, chưa đủ. Đích thân bạn phải chỉ dẫn tập dượt nhiều lần, ví dụ: dẫn con bạn đi học, khi qua đường phải làm sao. .. sáng dậy, chăn chiếu mùng mền phải sắp xếp thế nào. .. muốn nhờ vả ai, phải nói năng thế nào cho phải phép. ..

KẾT LUẬN Xin bạn nhớ hai nguyên tắc này trong việc giáo dục:

1. Giáo dục là “cắt cuống rốn” cho trẻ. Nghĩa là bạn phải tập cho nó tự lập, tập cho nó ý thức điều phải điều trái, tập cho nó biết quyết định và có sáng kiến. Bạn chỉ mong sao cho nó mau “đủ lông đủ cánh để bay vào đời”. Bạn đừng sợ nó hơn bạn, vì “con hơn cha là nhà có phúc”. Bạn đừng buồn vì nó yêu bạn nó hơn bạn, vì đó là luật tự nhiên: “Người nam lìa bỏ cha mẹ mà quyến luyến với vợ mình, và cả hai nên một thân thể”.

2. Chân uy quyền thì không cần phải nghiêm khắc và sức mạnh. Khi đã phải dùng đến sức mạnh, thì chứng tỏ bạn đãmất uy quyền. Có nhiều gia đình mà cha mẹ chẳng phải la mắng, đánh chửi. .. mà con cái vẫn trọng kính và ngoan ngoãn. Có nhà thì cha mẹ suốt ngày như tập trận với con cái, vậy mà con cái vẫn hư hỏng.
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: CHUẨN BỊ ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN - Tập I 12 years 2 months ago #2104


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Bài 11 TỰ DO VÀ KỶ LUẬT


Khi đặt vấn đề giáo dục con cái, thì ngay tức khắc một câu hỏi được đặt ra: Nên để cho con cái được tự do, hay nên xiết chúng vào kỷ luật? Tự do quá, chúng phá phách, đòi hỏi rồi hư hỏng. Kỷ luật quá, chúng phản đối, oán giận rồi thoát ly. LÀM SAO ĐÂY? Trước hết, cần tìm hiểu hai chữ TỰ DO.

1. Con người không khi nào hoàn toàn được tự do, nếu hiểu tự do là muốn làm gì thì làm. Luôn luôn ta bị hạn chế bởi luật thiên nhiên, bởi xã hội, bởi năng lực bản thân. Có khi ta tưởng được tự do, mà thực sự ta đang bị ràng buộc và nô lệ (ví dụ: uống rượu, bài bạc, xì ke, ma tuý...). Sự tự do chỉ có từng phần và tương đối (ví dụ: trẻ chưa đủ tuổi mà đòi học lái xe... chưa biết đi xe đạp mà đòi chạy xe gắn máy. ..).

2. Mỗi người cần phải có cảm giác là mình được tự do. Ai cũng đi tìm cái cảm giác tự do hơn là sự tự do. Nếu trẻ em và cả người lớn có cảm giác rằng họ được tự do, thì họ sẽ dễ bảo và sung sướng thực hiện những gì ta đề nghị và gợi ý. Giải pháp tốt nhất là giúp trẻ tự đặt kỷ luật rồi tự giữ đúng kỷ luật đó.

3. Muốn cho trẻ có cảm giác được tự do, ta phải tôn trọng qui luật phát triển tâm sinh lý của chúng và lựa theo cá tính của nó. Trẻ mới 3-4 tuổi, mà ta bắt ngồi im hàng giờ để thuyết pháp luân lý đạo đức, thì làm sao chúng không động đậy nghịch phá được? Trẻ thuộc loại chỉ thích máy móc kỹ thuật, ta lại bắt chúng học văn chương, triết lý. .. thì làm sao thành công được? Ngày xưa dạy dỗ trẻ mà bất cần biết trẻ, đó là dạy dỗ rập khuôn. Ngày nay tôn trọng và hiểu biết trẻ để dạy, gọi là phương pháp chủ động, dạy để giải phóng dần dần. Như vậy, trẻ có cảm giác được tự do, mà chúng được tự do thật, nhưng là tự do trong kỷ luật.
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: CHUẨN BỊ ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN - Tập I 12 years 2 months ago #2103


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Bài 10 NHỮNG NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC


Sinh con cái là chuyện tương đối dễ. Nhưng làm sao cho con trở nên người hữu dụng cho xã hội, đó mới là chuyện khó. Trước khi có một đứa con, thì vấn đề giáo dục là một nỗi lo âu. Sau khi có một đứa con hư, thì vấn đề đó trở thành một niềm đau vô cùng nhức nhối. Trong bài này, ta sẽ cùng tìm hiểu 4 vấn đề: Mục đích của giáo dục là gì? Tinh thần giáo dục làm sao? Phương pháp giáo dục thế nào? Những khó khăn, hạn chế ra sao?

I. MỤC ĐÍCH CỦA GIÁO DỤC Đó là dựa theo những quy luật phát triển về tâm lý và sinh lý của trẻ con, để hướng dẫn chúng vào đời, hầu làm cho “mỗi người trở nên một vật sung sướng cho chính mình và cho đồng loại”. Cá tính của trẻ là thiêng liêng. Nhu cầu của trẻ phải là nền tảng cho mọi chế độ giáo dục (con người phát triển theo luật trôn ốc, tự hoá và hoá tha).

II. TINH THẦN GIÁO DỤC Là yếu tố rất quan trọng, để việc giáo dục đạt kết quả. Đó là tinh thần cởi mở, hoà nhã, khoan dung, độ lượng, cương nhu. .. biểu lộ một tình yêu thương, một ý thức trách nhiệm.

- Cởi mở: Chấp nhận những hạn chế của mình, để lắng nghe tiếng nói của con cái. Đừng để con cái phải nói: “Muốn nói ngoa, làm cha mà nói”.

- Hoà nhã: Lấy sự bình tĩnh mà dẫn đường chỉ lối cho con cái. Đừng độc tài, áp bức, chuyên quyền, nóng nảy. Đừng giáo dục con cái bằng cách vô giáo dục.

- Khoan dung: biết dung hoà, mềm dẻo để uốn nắn.

- Độ lượng: chấp nhận những vụng về khó tránh được của con cái, để tha thứ cho chúng mỗi khi chúng lầm lạc.

- Cương nhu:
dùng sự nghiêm nghị, rõ ràng, cương quyết của người cha, và sự êm đềm, mềm dẻo của người mẹ, để vừa đánh vừa xoa, vừa đòi hỏi, vừa khích lệ.

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC Trong việc giáo dục, phương pháp quan trọng ngang với nội dung, vì nội dung tốt mà người học không tiếp thu được thì chỉ vô ích thôi. Trước đây trong xã hội thừơng áp dụng phương pháp thụ động, từ chương, khoa cử. Cha mẹ bảo sao, con nghe vậy: “Cứ làm đi, sai thì tao chịu”, “Trứng mà đòi khôn hơn rận à, tao đã nói là đúng”.Ông thày dạy gì, học sinh chỉ cần học thuộc lòng, không suy nghĩ, xét lại, tuyển chọn gì cả. Ngày nay người ta áp dụng phương pháp chủ động. Trong phưong pháp này, cha mẹ hay người làm thày, chỉ gợi y, giải thích. .. để con cái, học sinh thấy được cái đúng, cái hay, cái tốt, cái xấu. .. để nên làm hay nên tránh. Cách trên (thụ động) chỉ tạo ra những con người máy móc. Cách dưới (chủ động) tạo ra những con người biết tự quyết, phán đoán, có sáng kiến và trưởng thành.

IV. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ HẠN CHẾ Ảnh hưởng của giáo dục không phải là vô biên: ta chỉ có thể sửa đổi trẻ một cách nào thôi, và đến một mức độ nào đó thôi. Nếu không hiểu những giới hạn của công việc giáo dục, mà cứ tuyệt đối hoá tất cả, thì sẽ hỏng tất cả. Trong công việc giáo dục, ta không thể đi ngược lại những định luật tự nhiên về sinh lý, tâm lý. Không thể nào làm trái bản chất và cá tính của trẻ em. Mỗi trẻ mỗi khác. Ta cũng còn phải chấp nhận những xung đột không thể tránh khỏi giữa ta và chúng.
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1
  • 2


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012