Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1
  • 2

TOPIC: NGÀY HIỀN PHỤ - Bố là... GIA TÀI của CHA TÔI - Duy An

Re: NGÀY HIỀN PHỤ - Bố là... GIA TÀI của CHA TÔI - Duy An 11 years 10 months ago #40934

Nhớ về người Bố sau ngày 30/4/1975. Khi mọi người đều khuyên rằng để nó đi làm thuê làm mướn kiếm miếng mà ăn chứ học mà làm gì ! Thời bây giờ, có học cũng chỉ để cho lũ sâu bọ lên làm người nó cưỡi đầu cưỡi cổ thôi ! Thương Bố Mẹ quá nên cũng có lúc em nói rằng: "Con không đi học nữa, con có thể làm bất cứ việc gì miễn có tiền phụ giúp Bố Mẹ". Thương Bố Mẹ quá thì nói thế thôi chứ khi ấy mới mười mấy tuổi đầu thì ai mướn, mà đã biết kiếm việc gì đâu ngoài sạc cỏ, cuốc đất, gánh phân ...
Nghe thế, Bố em buồn lắm nhưng vẫn điềm đạm khuyên can, Người nói:"Di cư vào Nam, Bố vào Sàigòn kiếm việc làm, Bố nghĩ mình là một thằng mọi ! với văn hóa tiểu học trường làng ở Hưng Yên-Bắc Việt giữa nơi phồn hoa Bố cảm thấy mình như một người tiền sử. Lúc bé Bố theo Ông Nội tha hương cầu thực, lên tận Lào Cai-Yên Bái đóng gạch thuê, chỉ có mỗi chiếc quần đùi Bà Cô may cho nhân dịp Bà lên xe hoa về nhà chồng. Trời rét căm căm nhưng sợ quần rách nên Bố giấu vào đống tro bếp. Khi vác đất cho Ông Nội đóng gạch, trông thấy con cởi truồng Ông Nội hỏi Bố:
- "Quần đâu sao con không mặc vào ?".
Bố cứ nói như mình nghĩ vậy :
- "Con sợ quần bị rách nên vùi vào đống gio rồi"
Ông Nội nhìn con nói trong nước mắt đầm đìa:
- "Trời lạnh thế này làm sao con chịu được, lại ốm thôi!"
...Đến như thế nhưng Bố không thấy xấu hổ, mà vào đến đất Sàigòn Bố lại cảm thấy sự xấu hổ nhục nhã vô tả vì mình ít học.
Được bạn bè giới thiệu, Bố được nhận vào làm ở Viện Bào Chế thuốc Tây của DS Dụ thời Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Rồi Bố hạ quyết tâm : Ngày đi làm-Tối đi học. Thế là Bố học được hết lớp Đệ Tam (lớp 10), nếu không vì gia đính Ông Bà Nội già yếu, các Chú không người coi sóc bỏ bê việc học thì Bố còn học nữa...
Bây giờ em vẫn còn giữ cuốn Học Bạ Lớp Đệ Tam như một bảo vật giúp em những lúc gặp khó khăn hay bị giao động.
Bố em nói: "Cho nên dù Bố phải đi ăn xin cho con đi học Bố cũng đi !"
Thế là việc học của em lại được tiếp nối. Sau này vì hoàn cảnh xã hội nhiều điều khó nói nên khi tốt nghiệp Trung học, thi đậu Cao Đẳng nhưng địa phương không duyệt cho đi học mà phải đi NVQS. Học bắn - giết không hợp với em. Từ năm lớp 7 tcvphaolo, qua lời giải của Cha GĐ Nhu, em đã hiểu : Thay đổi được xã hội không chỉ bằng chân tay mà chính là bằng khối óc, bằng tri thức. Hòa bình hay chiến tranh không phải ở chiến trường, không phải nhờ ở quân đội, mà là ở bàn hội nghị. Tuy không được bằng người ta nhưng cũng tạm đủ để nhận ra được sâu sắc tình thương âm thầm nhưng mãnh liệt của Bố em.
Sau biến cố 75, làm rẫy tại khu vực Đồng Chùa - Đồng Lách. Đường đi phải qua gx Lai Ổn chỗ anh Vũ (Pio X), anh Xuyên (Gioan Vianey), qua làng Thổ, người dân tộc Tàu Nùng, cách Hố Nai chừng 9 - 10 cây số. Bố em cùng làm với Ông (Mỵ) Nội của Cha Tân. Đường đi phải băng qua 3 con suối thì cả 3 cây cầu người ta đều gọi là cầu Ông Bao.
Nay thấy Anh Duy An nói về người Cha của anh sao mà giống Bố em quá làm cho bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu di huấn như sống dậy. Cho đến chỉ vài phút trước khi Bố em lìa xa cõi thế, hai Bố con vẫn còn đang tâm sự, nếu không tỉnh táo thì chắc em không phát hiện được giờ khắc Bố ra đi.
Đấy, Bố cứng cỏi, âm thầm, tỉnh táo vâng nhận và ân cần hướng dẫn cách kín đáo như vậy đấy.
Hình như người Bố nào cũng là Giuse hết phải không ạ ?
The administrator has disabled public write access.

Re: NGÀY HIỀN PHỤ - Bố là... GIA TÀI của CHA TÔI - Duy An 11 years 10 months ago #40930


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
TÂM TRẠNG...
“Khi tôi... 50 tuổi, Tôi sẵn sàng đổi mọi thứ để gặp cha lúc này, để có thể trao đổi với ông.
Thật tệ, tôi không nhận ra sự thông thái của cha.
Lẽ ra, tôi đã có thể học hỏi được nhiều từ nơi Người.”
(KD):cry :search

XIN xem thêm các Bài có liên quan NGÀY HIỀN PHỤ
tcvphaolo.net/index.php?option=com_kunena&func=view&catid=40&id=40255&Itemid=109#40932
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 11 years 10 months ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.

Re: NGÀY HIỀN PHỤ - Bố là... GIA TÀI của CHA TÔI - Duy An 11 years 10 months ago #40929


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
CHÚNG TA CÙNG CẢNH NGỘ, KHÔNG CÒN CHA...
BÀI CẢM ĐỘNG VÀ HAY QUÁ.
CÁM ƠN DUY AN
:thankyou
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
The administrator has disabled public write access.

GIA TÀI CỦA CHA TÔI 11 years 10 months ago #40906


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

GIA TÀI CỦA CHA TÔI

Cầu Ông Minh (Tác giả về thăm quê - Tết Nhâm Thìn 2012)
Cha tôi không còn nữa! Cha tôi đã mất ngày 22 tháng 5 năm 1998 ở Việt Nam, để lại cho tôi một gia tài vô giá. Đó chính là niềm tin, là lý tưởng, là ý chí và nghị lực giúp tôi vững bước trên đường đời.

Ông nội mất khi cha tôi còn bé lắm! Mấy năm sau bà nội "đi thêm bước nữa" nên cha tôi phải nghỉ học để tìm kế sinh nhai nuôi dưỡng 3 người em còn nhỏ dại mặc dầu lúc đó cha tôi cũng chỉ mới 15 tuổi đầu. Cha tôi không phải là người giỏi, cũng không có tài gì đặc biệt nên đã không thể làm giàu về vật chất nhưng ý chí và nghị lực của ông thật tuyệt vời. Cha tôi luôn luôn can cảm đối đầu với sự thật, cho dẫu có phũ phàng, và sẵn sàng chấp nhận "thua một trận để thắng cả cuộc chiến!"

Lúc còn ở miền Bắc, cha tôi đã từng đi "làm thuê ở mướn", can tâm chịu nhục nhã để tìm phương tiện nuôi dưỡng các em khôn lớn, dựng vợ gả chồng cho từng người "để cô và hai chú không phải tủi thân vì ông nội chết sớm!"

Sau khi di cư vào miền Nam, ở Bình Giả một thời gian, cha tôi lại một lần nữa đưa gia đình đi dinh điền Phước Tín thuộc quận Phước Bình, tỉnh Phước Long vì sợ con cái mắc phải những cơn bệnh ngặt nghèo vì "ngã nước" nơi vùng đất đầy chướng khí lúc mới thành lập trại di cư này. Nhưng rồi thực tế quá phũ phàng, gia đình tôi lại dọn ngược trở về Bình Giả năm 1966 vì chiến tranh lan rộng trên vùng Phước Long. Một lần nữa, cha tôi đã phải bắt đầu lại từ con số không, ăn nhờ ở đậu anh em bà con, làm thuê làm mướn sống qua ngày, rồi phát rừng kiếm đất cày cấy.

Trong thời gian chạy loạn và di chuyển trở lại Bình Giả, tôi đã mất một năm học, rồi vì tuổi trẻ ham chơi, tôi phải ở lại lớp thêm một năm nữa. Tôi biết lúc đó cha tôi lo buồn nhiều lắm; tuy nhiên, vì sợ tôi chán nản bỏ bê việc học nên cha tôi chỉ ân cần nhắc nhở: "Con phải can đảm vươn lên. Con là niềm tự hào của cha. Nếu tự con không được can đảm cho lắm, thì cũng phải tỏ ra là mình can đảm. Người ta không phân biệt được một người can đảm với một người tỏ ra can đảm đâu..."

Sau năm 1975, khi biết anh em chúng tôi hầu như mất định hướng, không còn hứng thú tiếp tục học, cha tôi chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo: "Các con phải cố gắng mà học. Đời cha đã khổ vì ông nội mất sớm, không được học nhiều nên cứ phải cày sâu cuốc bẫm. Thời nào người có học cũng hơn, các con cố lên, đừng chán nản." Tôi không bao giờ quên giọng nói nghẹn ngào của cha khi tôi từ giã gia đình trở lại trường học vào một buổi sáng cuối thu năm 1975: "Cha không có một hũ vàng cũng không có một tủ sách để lại cho con. Cha chỉ biết cày sâu cuốc bẫm để nuôi con ăn học cho tới đầu tới đũa... Con đừng cầu mong của cải mà hãy cầu mong sự khôn ngoan, hiểu biết, và lòng dũng cảm."

Chính nhờ những lời khuyên dạy đó mà đầu thập niên 1980, em trai tôi đã trở thành một giáo viên ở vùng "Kinh Tế Mới Xuân Sơn" gần Bình Giả thay vì phải "thi hành nghĩa vụ quân sự" ở Campuchia như bạn bè cùng trang lứa. Và cũng chính nhờ những lời khuyên dạy đó mà sau khi tới Mỹ, tôi đã tìm mọi cách rời khỏi nông trại của người bảo trợ để tự đi tìm cho mình một tương lai qua việc học.

Những ngày đầu gian khổ ở Mỹ, tôi đã nghĩ thật nhiều về cuộc sống vất vả của gia đình đang lây lất qua ngày ở Bình giả, và thường xuyên ôn lại những lời khuyên dạy của cha tôi để làm động lực thúc đẩy mình phải vươn lên. Thời sinh viên độc thân, với tiền học bổng và làm việc trong trường, tôi cũng tạm đủ sống, nhưng đêm từng đêm tôi vẫn đi quét nhà, hút bụi, lau cầu tiêu... để kiếm thêm tiền mua quà gởi về giúp gia đình bên Việt Nam. Tôi rất vui mừng và hãnh diện vì trong gian nan khốn khó của những ngày đầu sống kiếp tỵ nạn, mặc dầu tôi không đủ khả năng để nuôi các em như cha tôi đã từng làm, nhưng tôi cũng giúp đỡ cha mẹ và các em, các cháu được phần nào qua cơn túng quẫn.

Trước Tết Nguyên Đán năm 1998 tôi vội vã dẫn theo đứa con gái đầu lòng mới 8 tuổi trở về khi nghe tin cha tôi bệnh nặng, và sợ sẽ không còn sống được bao lâu! Sau khi hoàn tất thủ tục Hải Quan và bước ra phía ngoài phi trường, tôi đã không cầm được nước mắt khi nhìn thấy cha già một tay chống gậy, một tay bám vào vai em tôi mới có thể đứng vững để nhìn lại đứa con trai sau bao nhiêu năm trời xa cách. Cha tôi gầy gò và xanh xao quá!

Hai cha con tôi ôm nhau khóc ròng, trong lúc mẹ và các em, các cháu cũng khóc như mưa. Ngày tôi âm thầm lặng lẽ cỡi xe đạp rời Bình Giả ra Láng Cát để xuống thuyền đi tìm tương lai, trời mưa như thác đổ. Chiều nay tôi trở lại, trời Sàigòn nắng chang chang, nhưng sân phi trường cũng ướt đẫm nước mắt của cha, của mẹ, của anh em và con cháu. Người ta trở về trong tiếng vui cười hớn hở, cả Việt Kiều lẫn thân nhân đi đón; chỉ riêng tôi trở về với nước mắt trong vòng tay gầy guộc, yếu đuối của cha già. Khi ôm cha vào lòng để những giọt nước mắt yêu thương nhung nhớ của cha ướt đẫm vai áo, tôi mới nghẹn ngào, nức nở thốt lên: "Cha ơi! Con đã về!" Phải, tôi đã về! Tôi đã trở về bên cha già như đứa con hoang đàng trong Phúc Âm tìm về với Người Cha Nhân Hậu... (Luca 15: 11-32).

Cha tôi vốn ít nói, bây giờ lại bệnh hoạn, đi đứng nói năng đều khó khăn, nhưng cũng không quên hỏi tôi trong nghẹn ngào: "Con có học được tới đầu tới đũa như lòng cha mong ước không?" Nước mắt tôi lại trào ra. Tôi vòng tay ôm cha tựa sát vào người. Trời nóng lắm nhưng lòng tôi lại có cảm giác buốt lạnh và đang được sưởi ấm từ từ nhờ hơi ấm của tình cha...

Chúng tôi về tới Bình Giả lúc nào tôi cũng không hay vì trời đã chập choạng tối nên tôi không nhìn rõ cảnh vật hai bên đường làng. Lúc xe đậu lại trước nhà, tôi mới chợt tỉnh cơn mơ... Anh em bà con trong làng không biết tôi trở về; do đó, khi thấy xe ngừng ở cổng, họ đoán là cha tôi từ bệnh viện trở về nên chạy đến thăm hỏi đầy nhà. Một số người khi biết nhà có Việt Kiều đã âm thầm rút lui vì sợ mang tiếng đến thăm Việt Kiều chứ không phải thăm cha tôi. Khi nghe em tôi nói thế, tôi ra sân đứng chào đón mọi người, nhưng hầu hết lấy cớ "để ông cụ nghỉ" và ra về. Cha tôi mệt lắm, nhưng cũng cố gắng đứng lên nói vài lời cám ơn mọi người rồi mới để em tôi dìu vô phòng nghỉ, sau khi quay sang dặn tôi: "Cha biết con cũng mệt, nhưng cố được thì thay cha ngồi nói chuyện và cám ơn mọi người. Ngày mai con đưa cháu đi một vòng thăm hỏi anh em bà con trong họ, trong làng cho phải phép."

Mấy ngày Tết tôi bận tối tăm mặt mày vì người vô ra liên tục. Việt Kiều nhà người khác về quê mang quà đi biếu bà con, riêng tôi lại ngồi nhà nhận quà của anh em bà con đến thăm cha tôi đang bệnh: Người mấy quả trứng, người ít trái cây, hộp sữa... Ôi! Cái tình người ở quê tôi đẹp quá! Tôi đã đi qua hơn một nửa quả địa cầu, đến thăm cả trăm thành phố khác nhau, nhưng tôi chưa tìm được ở đâu người ta có "tấm lòng yêu thương chòm xóm" như tại làng Bình Giả Quê Hương Yêu Dấu của tôi. Có những người đã dọn ra Ngãi Giao hay vào Xuân Sơn, nhưng nghe tin cha tôi đi nhà thương về cũng lặn lội đến thăm. Có người đã nói thẳng với mẹ tôi: "Nghe nói có Việt Kiều về, nhà con cũng ngại lắm, nhưng biết ông ở nhà thương về, không đến không được!"

Cha tôi chỉ là một nông dân tầm thường, nhưng mọi người trong làng đều thương mến... Tôi đã xúc động đến rơi lệ khi bà con trong làng nói cho tôi biết trên con đường nối liền Vũng Tàu và Quốc Lộ số 1, đi ngang cuối làng Bình Giả, trước khi vào tới xã Tân Lập, có một chiếc cầu mang tên cha tôi: Cầu Ông Minh.

Tôi đã chụp hình "chiếc cầu mang tên cha tôi" đưa về Mỹ, để chung vào hộp với tài liệu tôi viết lại những lời khuyên dạy của cha từ ngày còn bé... Đây chính là biểu tượng của một gia tài vô giá cha để lại cho tôi.

Cầu Ông Minh — Bình Giả, Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
Đã từ lâu lắm rồi, trên con đường mòn từ Bình Giả vào Tân Lập, có một đoạn đi qua một con suối thuộc phần đất của gia đình tôi. Chính cha tôi đã vận động bà con đốn cây xẻ gỗ làm một chiếc cầu khá tốt để giúp dân làng vận chuyển nông sản qua lại, và mọi người vẫn gọi là "Cầu Ông Minh". Khi chính phủ quy hoạch làm đường nhựa và xây cầu xi-măng, bà con trong vùng đã xin phép được chính thức đặt tên là "Cầu Ông Minh" trong bản đồ hành chính của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam.

***
Ngày mùng 6 tết tôi phải lên đường trở về Mỹ. Cuộc chia tay nào cũng buồn cả! Riêng tôi, khi nhìn thấy cha già chống gậy đứng bên cửa, nước mắt lưng tròng nhìn theo... tôi bước không đành! Tôi ra xe, ngoảnh mặt lại thấy cha giàn giụa nước mắt, tôi lại chạy vào. Ba bốn lần như vậy tôi cũng không làm sao cất bước lên xe.

Em tôi sợ trễ giờ lên máy bay nên vừa khóc, vừa nói: "Cha vô nhà đi, anh mới ra xe được!"

Không biết vô tình hay hữu ý, cha tôi nói một câu làm mọi người cùng bật khóc nức nở: "Con không cho cha nhìn anh con lần cuối được sao?"

Tôi ôm cha vào lòng thật chặt và nước mắt tuôn trào. Con gái tôi cũng ôm bà nội khóc nức nở. Cha tôi ôn tồn nói: "Con đưa cháu ra xe kẻo trễ. Đừng khóc nữa... Con đi đi, cứ để cha đứng nhìn theo."

Tôi chỉ còn biết "dạ" trong tiếng nấc và bước thụt lùi ra xe. Đó là hình ảnh cuối cùng của cha tôi còn giữ mãi trong tim cho tới giờ này. Người cha già chống gậy đứng bên cửa nhìn con ra đi, hay trông ngóng bóng con trở về? !!!

Nguyễn Duy-An
{play}media/audio/Tinh_Cha_Cho_Con.mp3|[AUTOPLAY]{/play}
“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 11 years 10 months ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.

Re: NGÀY HIỀN PHỤ - BỐ là... tất cả - CHÚC MỪNG các BỐ đạo đời... 11 years 10 months ago #40888


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
NGƯỜI CHA MẪU MỰC

File Attachment:

File Name: Mtngichamumc.doc
File Size: 31 KB
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
The administrator has disabled public write access.

Re: NGÀY HIỀN PHỤ - BỐ là... tất cả - CHÚC MỪNG các BỐ đạo đời... 11 years 10 months ago #40868


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
f7.jpg


f8.jpg


f6.jpg


f9.jpg
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 11 years 10 months ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.

Re: NGÀY HIỀN PHỤ - BỐ là... tất cả 11 years 10 months ago #40859


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
1F.jpg


2F.jpg


3F.jpg


4F.jpg


hoa.jpg


CHÚC MỪNG CÁC "BỐ" ĐỜI và "BỐ" ĐẠO
với những CÔ CẬU cùng DÂU HIỀN RỂ THẢO, và các CON CHIÊN NGOAN ĐẠO.

ĐẠI DIỆN Các Mẹ BT, Các Sơ, Các Con Cháu Chắt...của hơn nửa thế giới còn lại.
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 11 years 10 months ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.

Re: BỐ là... tất cả 11 years 10 months ago #40753


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE


b_2012-06-13.jpg


Giờ con lớn rồi, vậy mà vẫn hay khóc nhè bố nhỉ? Bố hay mắng yêu con: Bao giờ mới lớn cho bố nhờ. Con biết cứ mỗi lần con khóc là đêm ấy bố lại không ngủ được. Bố bảo vì bố thương con một mình dưới Hà Nội xa xôi, có nhiều lúc muốn phóng xe xuống với con mà không được. Mỗi lần ấy, bố lại gọi điện cho con. Cứ nghe giọng nói ấm áp ấy, nước mắt con lại rơi thật nhiều. Không phải vì con có chuyện buồn, cũng không phải vì con gặp trắc trở gì trong cuộc sống mà chỉ là vì con thấy tủi thân vô cùng. Tủi thân vì không được ở bên cạnh bố, không được ôm chặt cổ bố, không được nhõng nhẽo với bố đủ điều. Tủi thân vì mỗi lần gặp khó khăn trong cuộc sống con chỉ được nghe lời khuyên từ xa.

“Con là con của bố, là con của một người lính, con phải mạnh mẽ lên. Bố biết cuộc sống làm con mệt mỏi nhưng phải nghĩ đến bố mẹ là cố gắng lên con ạ. Con với em là niềm tự hào của bố mẹ, con có biết không? Nếu như không có 2 đứa thì cuộc sống của bố mẹ chẳng có ý nghĩa gì cả? Bố mẹ sống chỉ là để nhìn 2 đứa hạnh phúc và thành đạt. Bố yêu con. Hôn con gái của bố”.

image005_2012-06-13.jpg


Bố à, nhất định rồi! Nhất định con sẽ đứng thật vững, con sẽ hạnh phúc cho bố xem. Con biết bố luôn ở bên cạnh con. Vì thế con lúc nào cũng nhìn về phía trước. Có những lần vấp ngã trong cuộc sống, con lại đứng dậy thật mạnh mẽ, vì con biết bố đang đứng ở đằng sau cổ vũ cho con.

Bố ơi, con tự hào về bố nhiều lắm! Chẳng bao giờ con nói hết được niềm tự hào ấy trong con.
Chỉ biết rằng: đối với con, bố là tất cả!

Là niềm hạnh phúc.
Là nơi bình yên.
Là bờ vai.
Là niềm tin.
Là chỗ dựa thật chắc.
Cao hơn cả trời, con yêu bố !
Trên thế giới này, bố là tuyệt nhất.

image004_2012-06-13.jpg


Ngày con báo tin cho bố: Con gái của bố đã yêu rồi đấy. Con thấy bố nở nụ cười thật tươi. Thị Mầu nói thầm với bố là không thích vì chúng nó ở xa nhau quá. Bố cười xòa: "Mẹ mày cứ lo xa. Giờ con lớn rồi, đó là sự lựa chọn của nó". Rồi bố nháy mắt với con: "Bố tin ở con gái, bố biết con sẽ chọn cho mình một người thật tốt để làm chỗ dựa thay bố".

Bố à! Con yêu bố!
Gửi từ email Kim Ngân – kimngan.ajc

Theo VietNamNet
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 11 years 10 months ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.

Re: BỐ là... tất cả 11 years 10 months ago #40752


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Còn nhớ hồi con mới 15 tuổi đã phải xa gia đình đi học. Hồi ấy còn nhỏ, nên suốt ngày con gọi điện về cho bố khóc nhè, bố nhỉ? Bố lại được thể lên giọng cho con bài giáo huấn mà con nghe đã thuộc lòng lòng rồi: “Bố biết là con rất nhớ bố mẹ, nhưng mình đang đi học xa nhà biết làm thế nào được. Chịu chấp nhận học xa nhà thì con phải cố gắng thôi. Được cái này, mất cái kia. Đừng khóc nữa, cuối tuần này, bố lại xuống đưa con gái yêu về nhé !”.

b1_2012-06-13.jpg


Con nhớ, ngày cấp 3, con bị say xe lên xuống, thế là mỗi lần về, bọn bạn thì tự bắt xe buýt, còn con lại được bố xuống đón. Cứ cuối tháng là bố lại chờ con sẵn ở nhà trọ. Chỉ cần con đi học về, a lê hấp: “Nào bố con mình cùng lên xe máy, nào bố con mình cùng về nhà thôi”.

Con nhớ nhất là ngày cuối cùng, khi con chia tay mái trường Chuyên Hùng Vương. Hôm ấy trời mưa to ơi là to. Thế mà bố vẫn đội mưa xuống đón con. Con bảo sao bố không gọi điện ngày mai về cũng được mà. Thế là bố cười típ mắt trả lời: "Vì bố đã hứa với con gái là hôm nay xuống đón rồi nên bố không muốn thất hứa…". Con gái lúc ấy mắt xưng húp vì vừa chia tay với các bạn về, giờ lại khóc thêm lần nữa vì câu nói của bố. Bởi vì bố biết thừa rằng chia tay bạn sẽ làm con gái bố khóc. Thế nên dù trời mưa to, bố vẫn phải xuống đón.

Thế rồi, ngày con đi thi Đại học trở về. Con làm bài không được tốt. Cả tháng ở nhà chờ kết quả, bao nhiêu đêm con nằm khóc một mình. Bố vẫn thường an ủi con: "Bố luôn tin con gái yêu của bố làm được. Chưa có kết quả, con đừng buồn, phải cố gắng hi vọng chứ? Bố tin ở con".

Ngày con cầm tớ giấy đỗ Đại Học trong tay, con biết bố là người vui mừng nhất. Con thấy ánh mắt bố ánh lên niềm tự hào. Bố nói nhỏ với con khi mẹ không có nhà: “Bố đã bảo mà! Con gái bố giỏi lắm!”.

Ngày xa gia đình xuống Hà Nội nhập học, con và em đạp xe 5 cây số vào trong thị trấn để tìm mua cho bố một cái ví. Cái ví con mua cho bố hồi lớp 10 đã bị hỏng mất rồi. Bố nhận món quà 2 đứa tặng mà nghẹn ngào chẳng nói thành lời. Bởi vì lúc mở ví ra là tấm hình của 2 chị em con đang cười teo toét. Như vậy là dù bố có đi xa đến đâu đi chăng nữa thì con và em lúc nào cũng ở bên cạnh bố, bố nhỉ?

b2_2012-06-13.jpg


Vào Đại Học, con lại xa nhà thêm 100 cây số nữa. Làm sinh viên, bố biết con sẽ gặp nhiều khó khăn nên hay gọi điện an ủi con. Nhà xa con ít về, có những đêm nằm nhớ bố, chỉ vùi đầu vào chăn khóc nức nở.
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 11 years 10 months ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.

Re: BỐ là... tất cả 11 years 10 months ago #40751


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
**************

Bố - Mặt trời của con

Nếu có bất kỳ ai hỏi con rằng: Người mà con yêu nhất, người mà con tự hào nhất và người mà yêu con nhất là ai? Con sẽ dễ dàng trả lời câu hỏi ấy mà chẳng cần suy nghĩ gì? Con sẽ trả lời ngay tức khắc rằng:
Bố là người con yêu nhất!
Bố là người con tự hào và hãnh diện nhất!
Bố là người yêu con nhất trên đời!
Và cả thế giới này, chẳng có điều gì có thể thay thế nổi bố của con!

b3_2012-06-13.jpg


Còn nhớ từ ngày con còn nhỏ xíu, bố hay dạy con hát bài: “Bố là tất cả”. Bài hát ấy con sẽ không bao giờ quên. Sau này khi con của con lớn lên, bài hát đầu tiên con dạy nó sẽ là bài hát ấy:
“Bố là tàu lửa.
Bố là xe hơi.
Bố là con ngựa, con cưỡi con chơi.
Bố là thuyền nan cho con vượt sóng.
Bố là sông rộng cho thuyền con bơi.
Bố, bố là bờ đê, cho con nằm ngủ.
Bố, bố là phi thuyền, cho con bay vào không gian.
Bố, bố là tất cả, bố ơi bố ơi, bố là tất cả.
Bố, bố là tất cả, bố ơi bố ơi, bố là tất cả.
Những lúc bố mệt, bố là bố thôi…”.

Con đảm bảo khi nghe con hát bài này, bố sẽ cười phá lên cho mà xem. Vì bố toàn chê con hát dở thôi. Ai bảo con là con gái của bố chứ? Ay ui, thế nào bố cũng véo con một cái khi con nói như vậy cho mà xem, rồi nói: “Tôi không là bố của cô thì ai nữa hả?”.

Bố à! Lúc này, con đang rất buồn và người con nghĩ đến đầu tiên là bố. Ước gì lúc này không phải là 12 giờ đêm, con sẽ thật nhanh gọi điện về cho bố, để được nghe giọng bố, để được vỡ òa ra trong tình yêu thương của bố, để con cảm nhận được rằng: Con chẳng có gì phải buồn khi con còn có bố luôn bên cạnh. Nếu con gọi điện về thì sẽ sao nhỉ?
- Alo, bố à?
- Ừ, con gái yêu của bố à?
- Vâng, bố đang làm gì đấy ?

Thế rồi, bố sẽ lại rối rít hỏi con xem, con có chuyện buồn gì thế? Nghe thấy giọng con đầy nấc nghẹn, bố lại lo lắm phải không? Thế rồi, bố im lặng, nghe con khóc. Và bố chỉ lên tiếng khi nào con đã khóc gần xong:
- Nào, giờ thì nói cho bố nghe có chuyện gì hả con?
- Chỉ là, chỉ là con nhớ bố thôi.
- Hừm, lại làm nũng đấy à?
- Bố ơi. Con nhớ bố thật mà.

Thế rồi bố lại được thể đoán già đoán non cho mà xem:
- Có phải lại bị điểm kém không?
– Không ạ.
- Có phải cãi nhau với bạn trong phòng không?
– Không ạ.
- Hay con lại giận dỗi linh tinh với người yêu chứ gì?
– Không ạ.
- À, hay là hết tiền, mới gọi điện cho bố làm nũng chứ gì?
– Không ạ.

Cuối cùng thì bố chẳng thể đoán ra được nguyên nhân vì sao con khóc đâu mà. Bởi vì được nghe thấy giọng nói của bố, được cảm nhận hơi ấm từ bố, được cảm nhận tình yêu thương bao la ấy là mọi nỗi buồn trong con đều tan biến hết rồi. Vì thế, bố hỏi gì cũng chỉ nhận được câu trả lời: "Không ạ" - đầy ngang bướng của con.

b4_2012-06-13.jpg


Nhưng có những lần, khóc mãi con vẫn chưa thôi. Bố luống cuống không biết làm thế nào? Lúc ấy lại phải nhờ đến vị cứu tinh là mẹ: Hay con nói chuyện với Thị Mầu nhé. Biệt danh Thị Mầu là cả nhà mình đặt riêng cho mẹ, bố nhỉ? Dù mẹ có phản đối kịch liệt nhưng vẫn phải ngậm ngùi chấp nhận. Ai bảo bố con mình chiếm số đông hơn.
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 11 years 10 months ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1
  • 2


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012