Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: Mô chi lạ

Mô chi lạ 8 years 11 months ago #59301

Canada là đất nước mà tiếng Anh và Tiếng Pháp là official languages. Nhiều vùng nói tiếng Anh và nhiều vùng nói tiếng Pháp.
Một Mệ Việt Nam người Huế đứng đón xe ở trạm xe búyt hỏi một thanh niên miền Trung Bình Định:
-Rứa xe ni đi mô ri?
Anh thanh niên trả lời:
-Dạ thưa Bóac,cháu không biết nóai tiếng Phóap!
:grin :grin

Năm 1972 sau mùa hè đỏ lửa.Tư Ếch làm thông dịch viên cho một Đại tá VN xin Cố vấn Quân sự Hoa Kỳ tăng thêm máy bay trực thăng:
-Xơ! wi nịt troen ty ệt hê li cọp te hỉ.Íp du đông sụp lai thì wi phải gô bai phút.Íp du đông sụp lai,wi đai đó tề!
(Sir, we need twenty eight helicopters,if you don't supply,we have to go by foot.If you don't supply,we shall die.!)
Last Edit: 8 years 11 months ago by Hoàng Văn (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng, Nguyễn Văn Linh (Lớp Don Bosco)

Mô chi lạ 8 years 11 months ago #59293

.
HANOI -- Có một đề thi văn lớp 7 chắc chắn sẽ đánh rớt rất nhiều ngừơi lớn...

Báo Pháp Luật kể rằng trong những ngày qua, nhiều phụ huynh và học sinh không ngừng bình luận về một đề thi học

kỳ môn văn lớp 7 ở tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu học sinh hãy “dịch” hai câu thơ tiếng Hà Tĩnh sang tiếng phổ thông:


“Mô rú mô ri mô nỏ chộ

Mô rào mô bể chộ mô mồ”.

Đây là đề thi do Phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) ra.


:unsure :wink

Bản tin báo PL nói, nhiều học sinh đọc xong đề cũng bỡ ngỡ vì… hơi khó.

Phụ huynh chia sẻ trên cộng đồng mạng cho rằng nếu học sinh không am hiểu tiếng địa phương thì sẽ gặp khó khi làm bài. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng đề thi thú vị. Một số người lớn ở Nghệ An, Hà Tĩnh sau khi đọc đề cho biết thấy khó để “dịch” hai câu thơ trên. Có người phải “dịch” từng chữ rồi mới “dịch” hoàn chỉnh hai câu thơ trên.

Trong ngôn ngữ địa phương vùng Nghệ Tĩnh,

“mô” là đâu, ý là ở đâu;

“rú” là núi; “mô ri” là ở đâu;

“nỏ” là không; “nỏ chộ” là không thấy, chẳng thấy;

“rào” là sông;
“bể” là biển;
“mô mồ” là đâu nào…

Sau đó ghép lại thành câu: “Đâu núi đâu rừng đâu chẳng thấy/ Đâu sông đâu biển thấy gì đâu”.

Bản tin PL ghi thêm:

“Ông Phan Thanh Dân, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà, cho biết đáp án của đề thi là:

“Đâu núi đâu non đâu chẳng thấy
Đâu sông đâu biển thấy đâu nào”.

Theo ông Dân, việc ra đề trên là bình thường, không đánh đố học sinh. Đây là chương trình tiếng địa phương được đưa vào đề thi nhằm kiểm tra phần văn hóa địa phương của học sinh.”

Có cần học tiếng địa phương kiểu như thế không? Hay là nên để thì giờ học những kiến thức và kỹ năng có thể giúp các em ganh đua ở tầm mức quốc gia hay quốc tế?


:smile :grin :smile
Last Edit: 8 years 11 months ago by Đinh Cường [ Tôma ].
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012