Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: Thương xót và nhân hậu - Dung mạo của lòng thương xót

Thương xót và nhân hậu - Dung mạo của lòng thương xót 6 years 11 months ago #62367

Sứ điệp mùa Chay của Đức Thánh Cha Phanxicô



Anh chị em thân mến,

Mùa Chay là thời gian canh tân đối với toàn giáo hội, mỗi cộng đoàn và mỗi tín hữu. Trước hết đó là thời gian ân sủng. Thiên Chúa không đòi hỏi chúng ta diều gì mà chính Ngài lại không ban cho chúng ta trước. Chúng ta yêu thương vì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước. Chúa không dửng dưng với chúng ta. Mỗi người trong chúng ta đều là có chỗ trong lòng của Ngài. Ngài biết đích danh chúng ta, chăm sóc và đi tìm chúng ta mỗi khi chúng ta bỏ Ngài. Chúa quan tâm đến mỗi người chúng ta. Thường khi chúng ta khỏe mạnh và dễ chịu, chúng ta quên mất những nguời khác, chúng ta không quan tâm đến những vấn đề của họ, những nỗi đau và bất công họ đang chịu. Tâm hồn chúng ta trở nên lạnh lùng. Bao lâu tôi còn tương đối mạnh khỏe và dễ chịu thì tôi chẳng nghĩ đến những người không được mạnh khỏe.

Ngày nay thái độ vô cảm ích kỷ này mang một chiều kích toàn cầu, đến độ chúng ta có thể nói đó là một thứ toàn cầu hóa thói vô cảm. Đây là một vấn đề mà người Kitô hữu chúng ta cần phải đương đầu. Vô cảm đối với tha nhân và với Thiên Chúa cũng là một cám dỗ thực sự đối với các Kitô hữu chúng ta. Vì thế hằng năm vào mùa Chay chúng ta cần nghe lại lời các ngôn sứ lên tiếng thức tỉnh lương tâm chúng ta.

Nếu chúng ta khiêm tốn cầu xin ơn Chúa và chấp nhận những giới hạn của mình thì chúng ta sẽ tin tưởng vào những khả năng vô biên mà tình yêu của Thiên Chúa dành sẵn co chúng ta. Và chúng ta có thể chống lại cám dỗ của ma quỷ khi tưởng mình có thể cứu thoát bản thân và thế giới bằng sức riêng mình.

Để thắng được thói vô cảm và ảo tưởng tự lập của chúng ta, tôi muốn mời gọi mọi người sống mùa Chay này như một dịp huấn luyện tâm hồn theo cách nói của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI (thông điệp Deus Caritas est 31).

Một con tim không biết thương xót không có nghĩa là một con tim yếu đuối. Ai muốn tỏ lòng thương xót thì phải có một con tim mạnh mẽ, vững vàng, đóng lại trước satan, nhưng mở rộng cho Thiên Chúa, một con tim để cho Thánh Linh xuyên thấu và dẫn đi trên những nẻo đường tình yêu đến với anh chị em mình, và cuối cùng, một con tim nghèo nhận ra sự nghèo hèn của chính mình và sẵn sàng trao tặng cho người khác.

Anh chị em thân mến, vì thế mùa Chay này chúng ta hãy cầu xin Chúa : xin uốn lòng chúng con nên giống trái tim Chúa (kinh cầu rất thánh Trái Tim Đức Chúa Giê su) để có được một con tim mạnh mẽ và biết yêu thương, ân cần và quảng đại, một con tim không thu mình lại, không vô cảm hay rơi vào cám dỗ của nạn nhân toàn cầu hóa thói vô cảm.

Tôi ước mong và cầu nguyện cho mùa Chay này đem lại hoa trái thiêng liêng cho mỗi tín hữu và mỗi cộng đoàn giáo hội. Xin anh chị em cũng cầu nguyện cho tôi. Nguyện xin Chúa chúc lành cho anh chị em và xin Đức Mẹ gìn giữ anh chị em.


:music
The administrator has disabled public write access.

Thương xót và nhân hậu - Dung mạo của lòng thương xót 6 years 11 months ago #62363

ĐGH Phanxicô nói rằng tình yêu chân thật phải bắt nguồn từ Thiên Chúa
.

Vào hôm thứ Tư ngày 15 tháng Ba, trong buổi tiếp kiến chung các khách hành hương tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ĐGH đã cảnh báo chống lại quan niệm đạo đức giả cho rằng chúng ta có khả năng để yêu người khác một cách chân thật bằng chính những cố gắng hay sự tốt lành của chúng ta mà quên rằng khả năng đó chính là món quà và luôn là món quà đến từ Thiên Chúa.

“Chúng ta được mời gọi để yêu thương, để bác ái. Đây là lời mời gọi cao quý nhất, tuyệt vời nhất của chúng ta. Nhưng làm sao chúng ta dám quả quyết rằng tình yêu của chúng ta là chân thật, lòng bác ái của chúng ta không vị lợi?

Đằng sau những việc kia có thể hàm chứa một lối đạo đức giả khi chúng ta nói, chúng ta yêu bởi vì chúng ta tốt lành như thể là việc bác ái ấy là do chúng ta tạo nên, một sản phẩm của con tim mình. Nhưng thực ra, bác ái trước hết và trên hết là một ân sủng, một món quà; biết yêu thương là món quà của Thiên Chúa mà chúng ta cầu xin, và Chúa đã ban cho chúng ta theo ý của Ngài.

Biểu lộ tình yêu thương đối với tha nhân không phải là cái gì đó để đánh bóng mình hay nhắm mục đích gì, nhưng để phản ánh rõ nét khuôn mặt của Thiên Chúa và những hồng ân Ngài thương ban cho chúng ta.

Và cách duy nhất chúng ta có thể biểu lộ tình yêu với tha nhân là việc đầu tiên chúng ta gặp được dung nhan dịu dàng và nhân hậu của Chúa Giêsu. Nếu không gặp được Chúa, thì những việc bác ái của chúng ta có nguy cơ là một sự đạo đức giả.

ĐGH đã chia sẻ đoạn tin mừng trích từ thư của Thánh Phaolô gởi tín hữu Roma “Hãy yêu chân thành, gớm ghiếc điều dữ, tha thiết với điều lành. Thương mến nhau trong tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình. Hãy nhiệt thành, không trễ nải; lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa. Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng, cứ kiên nhẫn lúc gặp gian truân và chuyên cần cầu nguyện. Hãy chia sẽ với những người trong dân thánh đang lâm cảnh túng thiếu và ân cần tiếp đã khách đến nhà.”

ĐGH nói rằng chúng ta không dễ gì để thực hiện những lời khuyên này. Việc nhắc lại lời của Thánh Phaolô hôm nay không có nghĩa là để chúng ta buồn trách về những lần chúng ta đã sa ngã hay không sống với những huấn lệnh đó. Thực ra những lời này là một ân huệ giúp chúng ta nhận ra rằng tự bản thân mình chúng ta không thể có tình yêu trọn vẹn, nhưng chúng ta cần Chúa tiếp tục canh tân món quà này trong lòng chúng ta qua việc trải nghiệm lòng thương xót vô bờ của Ngài.

Thánh Phalô mời gọi chúng ta nhận biết mình là kẻ có tội và vì thế cách yêu thương của chúng ta cũng vương tội lỗi. Tuy nhiên ngài cũng cho chúng ta một hy vọng là : Thiên Chúa luôn mở ra cho chúng ta con đường giải thoát, con đường cứu độ.”

Trên hết mọi sự là chúng ta có niềm hy vọng bởi vì ngay cả khi chúng ta thất bại chúng ta biết rằng “Thiên Chúa không bao giờ thất bại” và nếu chúng ta cầu xin thì Ngài sẽ ban ơn để chúng ta có thể yêu trọn vẹn hơn.

Thiên Chúa Phục Sinh đang sống với chúng ta…để chữa lành tâm hồn chúng ta. Nếu chúng ta cầu xin thì Ngài sẽ thực hiện. Chính Thiên Chúa là Đấng cho phép chúng ta, mặc dù thân phận nhỏ bé và nghèo hèn, cảm nhận được tình thương của Chúa Cha và để vui mừng với sự tuyệt vời của tình yêu Thiên Chúa.

Thực ra, Thiên Chúa đang sống với chúng ta và ở trong tâm hồn mỗi người chúng ta để tiếp tục gần gũi và phục vụ những người chúng ta gặp gỡ mỗi ngày trên hành trình đức tin.

Khi chúng ta mở lòng đón Chúa ngự vào tâm hồn mình là chúng ta được ngụp lặn trong tình yêu của Chúa và chỉ như vậy thôi chúng ta mới có thể thực hiện giới răn của Ngài là “trở thành công cụ yêu thương của Thiên Chúa.”

Và như thế chúng ta sẽ nhận ra giá trị của những việc nhỏ, đơn giản và bình thường; và chúng ta mới có thể yêu tha nhân như Chúa yêu, mong ước cho họ những điều tốt lành; coi là những vị thánh, bạn của Thiên Chúa.

Kết thúc bài chia sẻ ĐGH đã nói rằng làm được như vậy, chúng ta sẽ cảm thấy “hạnh phúc khi có cơ hội đến với người nghèo khổ, thấp hèn, như Chúa Giêsu đến với mỗi người chúng ta khi chúng ta lạc đường, để cúi xuống với người anh em mình, như người Samaritan Nhân Lành, đã yêu thương chúng ta với lòng xót thương và tha thứ của Ngài.”


Giuse Thẩm Nguyễn
Last Edit: 6 years 11 months ago by Đinh Cường [ Tôma ].
The administrator has disabled public write access.

Thương xót và nhân hậu - Dung mạo của lòng thương xót 7 years 5 months ago #61681

thuong-xot-nhu-chua-cha.jpg


Tông sắc công bố năm Thánh Ngoại Thường (8-12-2015 đến 20-11-2016)Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta mở lòng để nhận ra dung mạo của Thiên Chúa. Như thế, dung mạo của Thiên Chúa được biểu lộ qua trái tim của Người. Trái tim dàh cho người nghèo khổ và tội nhân. Và quả thật là như thế, có ai trong thế giới mà không là tội nhân và không gặp đau khổ. Vì thế, mỗi cá nhân đều trở nên đối tượng trực tiếp cho lòng thương xót của Thiên Chúa Đấng giầu tình thương và lòng thành tín.

Hơn ai hết, chính ta cần biết thương xót và cảm thông với chính mình, một thân phận con người bị giằng co đấu tranh quyết liệt giữa ánh sáng và bóng tối, giữa sự thiện và sự ác, giữa điều mình muốn và không muốn, giữa tinh thần và thể xác. Hai thế lực này luôn xung khắc trong chính bản thân của ta và làm cho ta bị thúc dục làm điều mình dù không muốn nhưng mà lại cứ làm.

Có ai muốn nói xấu đâu, thế mà cứ vẫn nói xấu. Ai ai cũng muốn làm điều tốt, nói điều tốt, thế mà mỗi ngày ta vẫn làm điều xấu, nói điều xấu. Ai cũng muốn yêu thương, nhưng lại cư xử là sự thù hận, ai cũng muốn kính trọng cha mẹ, thế mà mở miệng vẫn là sự chua chát kể lể, so đo. Đó chính là con người tội nghiệp của ta. Ta đáng thương lắm và cần được sự thương xót.

Sự thương xót ấy cần được khởi sự từ chính bản thân của ta - một con người nhận ra sự hoàn toàn bất lực khi đương đầu với bóng tối và tội lỗi.

Sự thương xót ấy cần khởi sự từ chính Thiên Chúa là Đấng luôn luôn giầu lòng thương xót và yêu thương ta. Sự thương xót ấy cần bắt đầu từ niềm hy vọng và cậy trông vì biết rằng một Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về chính con người của ta - Ngài luôn hi vọng vào chúng ta.

Thương xót và nhân hậu trở thành chiếc cầu nối dẫn từng bước chân ta gần lại với Thiên Chúa, với người khác và với chính mình. Ai đã đặt nền móng cho chiếc cầu ấy ? Thưa đó là Đức Kitô đã hạ mình khiêm tốn biểu lộ Dung Mạo Thương Xót trên chiếc cầu Thánh Giá.

Người sẽ ở trên thiên đàng với ta. Đó chính là dung mạo thật của Thiên Chúa - bất chấp tất cả những gì ta đã xúc phạm đến Ngài miễn là ta biết nhận ra sự bất lực để van xin. Xin Ngài nhớ đến con khi về nước của Ngài.

Lời Chúa củng cố lòng tin và tín thác của ta vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Chắc một điều Thiên Chúa sẽ không thể làm ngơ khi ta gục đầu van xin lòng thương xót của Ngài.

Xin Chúa thêm đức Tin cho chúng con để chúng con lãnh nhận được lòng thương xót của Chúa.

Last Edit: 7 years 5 months ago by Bác Phan T. Thái.
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012